I. MỤC TIÊU BÀI HỌC :
1. Kiến thức :
Sau bài học hs cần :
- Biết được nước ta có vùng biển rộng lớn, trong vùng biển có nhiều đảo và quần đảo.
- Biết được đặc điểm các ngành kinh tế biển: đánh bắt nuôi trồng hải sản khai thác và chế biển khoáng sản, du lịch giao thông vận tải biển đặc biệt thấy sự cần thiết phải phát triển các ngành kinh tế biển một cách tổng hợp.
- Thấy được sự giảm sút của tài nguyên biển vùng ven bờ nước ta và các phương hướng chính để bảo vệ tài nguyên và môi trường biển.
- Biết một số phương hướng chính để bảo vệ tài nguyên và môi trường biển.
4 trang |
Chia sẻ: lephuong6688 | Lượt xem: 588 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Bài giảng môn học Địa lý lớp 9 - Tuần 29 - Tiết 48 - Bài 38: Phát triển tổng hợp kinh tế biển bảo vệ tài nguyên, môi trường biển đảo, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần: 29
Tiết:48
NS: 03/03/2010
ND: 16/03/2010
Baøi 38: PHAÙT TRIEÅN TOÅNG HÔÏP KINH TEÁ BIEÅN BAÛO
VEÄ TAØI NGUYEÂN, MOÂI TRÖÔØNG BIEÅN ÑAÛO
I. MỤC TIÊU BÀI HỌC :
1. Kiến thức :
Sau bài học hs cần :
Biết được nước ta có vùng biển rộng lớn, trong vùng biển có nhiều đảo và quần đảo.
Biết được đặc điểm các ngành kinh tế biển: đánh bắt nuôi trồng hải sản khai thác và chế biển khoáng sản, du lịch giao thông vận tải biển đặc biệt thấy sự cần thiết phải phát triển các ngành kinh tế biển một cách tổng hợp.
Thấy được sự giảm sút của tài nguyên biển vùng ven bờ nước ta và các phương hướng chính để bảo vệ tài nguyên và môi trường biển.
Biết một số phương hướng chính để bảo vệ tài nguyên và môi trường biển.
2. Kĩ năng :
Nắm vững hơn cách đọc và phân tích các sơ đồ bản đồ lược đồ.
Phân tích được mối quan hệ giữa phát triển kinh tế biển với việc bảo vệ tài nguyên và môi trường biển.
3 Thái độ :
Có niềm tin vào sự phát triển của các ngành kinh tế biển ở nước ta có ý thức bảo vệ tài nguyên và môi trường biển đảo.
Không đồng tình với các hành vi làm suy giãm tài nguyên, gây ô nhiễm môi trường biển, đảo.
II. CÁC PHƯƠNG TIỆN DẠY HỌC :
Hình 38.1 phóng to.
Bản đồ giao thông vận tải và du lịch Việt Nam.
III. HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC:
1. Ổn định:
2. Kiểm tra bài cũ :
- Trả bài kiểm tra 1t
3. Bài mới :
Giới thiệu: Việt Nam có vùng biển rộng với nhiều đảo và quần đảo. Nguồn tài nguyên biển đảo phong phú của nước ta là tiền đề để phát triển nhiều ngành kinh tế biển đánh bắt nuôi trồng và chế biến hải sản du lịch biển và giao thông vận tải biển.
Hoạt động của GV và HS
Phần ghi bảng của HS
Hoạt động 1: Tìm hiểu biển và đảo Việt Nam.
* Kiến thức:
- Biết được nước ta có vùng biển rộng lớn, trong vùng biển có nhiều đảo và quần đảo.
* Kĩ năng:
- Nắm vững hơn cách đọc và phân tích các sơ đồ bản đồ lược đồ.
* Phương tiện:
- Hình 38.1 phóng to.
- Bản đồ giao thông vận tải và du lịch Việt Nam.
* Thời gian: (19’)
* Cách thực hiện: Cá nhânNhóm.
HS xác định vị trí biển VN.
- Biển VN có tên gọi là gì? thuộc vùng biển của đại dương nào?
Biển Đông có diện tích 3.447.000 km2 thuộc vùng biển kín.
Vùng biển VN là 1 bộ phận của biển Đông.
HS quan sát H38.2 trang 136.
- Quan sát bản đồ em có nhận xét gì về đường bờ biển và diện tích vùng biển VN?
- Vậy với đường bờ biển dài như vậy trên lãnh thổ nước ta có bao nhiêu đơn vị hành chính giáp biển? Kể tên?
29 tỉnh thành.
Vùng biển VN chiếm 1 triệu km2 là vùng biển rộng.
HS quan sát H38.1 SGK.(Thảo luận nhóm)
- Vùng biển nước ta bao gồm những bộ phận nào? Giới hạn từng bộ phận?
- Em hiểu gì về các bộ phận này trên vùng biển VN?
- Nội thuỷ:
Là vùng nước phía trong đường cơ sở.
- Đường cơ sở:
Là đường nối liền các điểm như ra xa nhất của bờ biển và các điểm ngoài cùng của các đảo ven bờ.
- Lãnh hải:
Ranh giới phía ngoài còn được gọi là biên giới quốc gia trên biển.
- Vùng đặc quyền KT . Lãnh hảI rộng 200 hảI lí. Vùng này nước ta có chủ quyền hoàn toàn về KT.
=> Nhưng vẫn để các nước khác đặt ống dẫn dầu hoặc cáp ngầm, tàu thuyền, máy ra đa.
- Thềm lục địa: Nước ta có chủ quyền hoàn toàn về thăm dò, khai thác, bảo vệ và quản lí tài nguyên.
HS quan sát H38.2.
- Em có nhận xét gì về số lượng đảo trong vùng biển VN?
- Đảo của vùng biển nước ta chia làm mấy phần? Vậy đảo tập trung nhiều ở phần nào? phân bố nhiều ở các tỉnh nào?
2 phần ven bờ có khoảng 2800 đảo.
Quảng Ninh, Hải Phòng, Khánh Hoà, Kiên Giang.
- Xa bờ có khu đảo lớn nào? Hãy xác định? Cho biết biển và đảo Việt Nam có giá trị về những mặt nào?
Hoạt động 2: Tìm hiểu Phát triển tổng hợp kinh tế biển.
* Kiến thức:
- Biết được đặc điểm các ngành kinh tế biển: đánh bắt nuôi trồng hải sản khai thác và chế biển khoáng sản, du lịch giao thông vận tải biển đặc biệt thấy sự cần thiết phải phát triển các ngành kinh tế biển một cách tổng hợp.
- Thấy được sự giảm sút của tài nguyên biển vùng ven bờ nước ta và các phương hướng chính để bảo vệ tài nguyên và môi trường biển.
- Biết một số phương hướng chính để bảo vệ tài nguyên và môi trường biển.
* Kĩ năng:
- Phân tích được mối quan hệ giữa phát triển kinh tế biển với việc bảo vệ tài nguyên và môi trường biển.
* Phương tiện:
- Bản đồ giao thông vận tải và du lịch Việt Nam.
* Thời gian: (20’)
* Cách thực hiện: Cá nhân.
- Em hiểu gì về việc phát triển tổng hợp KT biển?
- Phát triển nhiều ngành kinh tế và các ngành kinh tế có mối quan hệ qua lại lẫn nhau.
- Vậy vùng biển VN có thể phát triển ngành KT nào?
- Vậy có loài cá, loài tôm nào có giá trị KT cao?
Cá thu, cá mực, tôm, bào ngư....
- Với số lượng hải sản như vậy vùng biển nước ta có trữ lượng hải sản như thế nào? Tại sao ?
- Vùng biển rộng trên 1 triệu km2.
- Vùng biển ấm.
- Nhiều dòng hải lưu gặp nhau và nhiều cửa sông đổ ra biển đem lại nguồn thức ăn dồi dào.
GV: Với những điều kiện trên dẫn đến vùng biển nước ta có trữ lượng hải sản rất lớn và tạo ra nhiều bãi cá, bãi tôm.
HS quan sát H39.2 trang 141.
- Dựa vào những điều kiện thuận lợi trên. Cho biết tình hình ngành khai thác, nuôi trồng và chế biến hải sản ở nước ta?
Trong đó vùng biển gần bờ chỉ có khả năng khai thác khoảng 500 nghìn tấn/ năm. Còn lại là vùng biển xa bờ.
- Khai thác rất lớn.
Gv: Có thể nói rằng tàu bè qua lại ở các cảng cá rất tấp nập.
- Hạn chế của ngành là gì ?
- Phương hướng đầu tư khai thác hải sản ở nước ta như thế nào?
- Vùng biển nước ta có những đk thuận lợi gì để phát triển hoạt động dịch vụ du lịch biển- đảo?
+ Bờ biển dài 3200km.
+ Bờ biển nhiều vùng vịnh và ..
+ Nhiều đảo và quần đảo.
GV: Dọc bờ biển nước ta suốt từ B vào N có trên 120 bãi cát rộng.
- Dựa vào kiến thức đã học cho biết tình hình phát triển du lịch biển- đảo trong những năm gần đây?
- Du lịch biển của nước ta hiện nay tập trung khai thác hoạt động du lịch nào? vì sao?
Tắm biển, có nhiều bãi biển đẹp
Các hoạt động khai thác còn ít được khai thác, mặc dù có tiềm năng rất lớn.
- Ngoài tắm biển ra vùng biển nước ta có khả năng phát triển các hoạt động du lịch biển nào khác?
Du lịch sinh thái, du lịch thể thao, lặn biển
I. Biển và đảo Việt Nam:
1. Vùng biển nước ta:
- Đường bờ biển dài 3260 km.
- Vùng biển rộng khoảng 1 triệu km2.
- Gồm các bộ phận: nội thuỷ, lãnh hải, vùng tiếp giáp lãnh hải, vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa.
2. Đảo và quần đảo:
- Biển nước ta có hơn 3000 đảo lớn nhỏ với tổng diện tích 1720 km2.
=> Giá trị: kinh tế, an ninh quốc phòng và môi trường sống.
II. Phát triển tổng hợp kinh tế biển:
1. Khai thác, nuôi trồng và chế biến hải sản:
- Vùng biển nước ta có 2000 loài cá và trên 100 loài tôm.
- Tổng trữ lượng khoảng 4 triệu tấn.
- Hàng năm cho phép khai thác 1,9 triệu tấn.
- Hạn chế :
+ Đánh bắt xa bờ chưa phát triển
+ Hải sản nuôi trồng chiếm tỉ trọng nhỏ
- Phương hướng :
+ Ưu tiên phát triển khai thác xa bờ.
+ Đẩy mạnh nuôi trồng hải sản trên biển, ven biển và ven các đảo.
+ Phát triển đồng bộ và hiện đại CN chế biến hải sản.
2. Du lịch biển- đảo:
- Du lịch biển- đảo trong những năm gần đây phát triển nhanh.
- Hiện nay tập trung khai thác hoạt động du lịch tắm biển vì có nhiều bãi biển đẹp.
- Khả năng phát triển Du lịch sinh thái, du lịch thể thao, lặn biển
4. ĐÁNH GIÁ: (5’)
-Tại sao phải phát triển tổng hợp ngành kinh tế biển?
- Khoanh tròn ý đúng: Vùng biển nước ta có đường bờ biển dài và rộng bao nhiêu km2?
a. Đường bờ biển dài 3360 km và bờ biển rộng 1 triệu km2.
b. Biển rộng 1,5 triệu km2 và đường bờ biển dài 3260 km.
c. Đường bờ biển dài 3260 km và biển rộng 1 triệu km2.
5. HOẠT ĐỘNG NỐI TIẾP: (1’)
- Hướng dẫn Hs về nhà học bài.
- Chuẩn bị trước bài 39:
? Vùng biển nước ta có tài nguyên K-S nào?
? Tình hình phát triển ngành khai thác và chế biến K-S ntn?
? Tình hình phát triển giao thông biển trên vùng biển nước ta ntn?
? Vấn đề bảo vệ tài nguyên và môi trường biển như thế nào?
File đính kèm:
- BAI 38n.doc