Bài giảng môn học Địa lý lớp 9 - Tuần 6 - Bài 10: Thực hành: Vẽ và phân tích biểu đồ về sự thay đổi cơ cấu diện tích gieo trồng phân theo các loại cây, sự tăng trưởng đàn gia súc, gia cầm

Mục tiêu

Sau bài học, HS cần:

1. Kiến thức.

 Biết cách xử lí số liệu

2. Kĩ năng

- Rèn kĩ năng vẽ biểu đồ đường thể hiện tốc độ tăng trưởng .

- Rèn luyện kĩ năng đọc biểu đồ , rút ra các nhận xét và giải thích .

- Củng cố và bổ sung kiến thức lí thuyết về ngành trồng trọt và ngành chăn nuôi .

 

doc4 trang | Chia sẻ: lephuong6688 | Lượt xem: 500 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Bài giảng môn học Địa lý lớp 9 - Tuần 6 - Bài 10: Thực hành: Vẽ và phân tích biểu đồ về sự thay đổi cơ cấu diện tích gieo trồng phân theo các loại cây, sự tăng trưởng đàn gia súc, gia cầm, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 6 Tiết * BÀI 10: THỰC HÀNH: VẼ VÀ PHÂN TÍCH BIỂU ĐỒ VỀ SỰ THAY ĐỔI CƠ CẤU DIỆN TÍCH GIEO TRỒNG PHÂN THEO CÁC LOẠI CÂY, SỰ TĂNG TRƯỞNG ĐÀN GIA SÚC, GIA CẦM I. Mục tiêu Sau bài học, HS cần: 1. Kiến thức. Biết cách xử lí số liệu 2. Kĩ năng - Rèn kĩ năng vẽ biểu đồ đường thể hiện tốc độ tăng trưởng . - Rèn luyện kĩ năng đọc biểu đồ , rút ra các nhận xét và giải thích . - Củng cố và bổ sung kiến thức lí thuyết về ngành trồng trọt và ngành chăn nuôi . II. Chuẩn bị Thước kẻ, máy tính bỏ túi III. các hoạt động. 1. Kiểm tra 15’ 2. Giới thiệu bài thực hành. 3. Dạy thực hành. Bài tập 2.(28’) - GV hướng dẫn HS vẽ biểu đồ đường. + Trục tung trị số %. Có vạch số lớn hơn chuỗi số liệu(217.2) - Gốc tọa độ lấy trị số o. + Trục hoành (năm) gốc tọa độ ghi năm 1990 khoảng cách là 5 năm cuối là 2 năm. - Các đường kẻ khác nhau. - Hướng dẫn học sinh lập bảng chú giải. a. Vẽ biểu đồ. Chú giải. - Trâu. - Bò. - lợn . - Gia cầm b. Nhận xét. - Đàn trâu không tăng do sức kéo trong nông nghiệp giảm xuống. nhờ cơ giới hóa trong nông nghiệp. - Lợn và gia cầm tăng do nhu cầu về thực phẩm IV: Củng cố/ đánh giá(1’) V: Dặn dò(1’) - Nghiên cứu bài mới VI. Rút kinh nghiệm. Tuần: 6 Tiết: 11 Bài 11: CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG TỚI SỰ PHÁT TRIỂN VÀ PHÂN BỐ CÔNG NGHIỆP I. Mục tiêu Sau bài học, HS cần: 1. Kiến thức - Nắm được vai trò của các nhân tố tự nhiên và nhân tố KT-XH đối với sự P/T và phân bố công nghiệp ở nước ta. - Hiểu việc lựa chọn cơ cấu ngành và cơ cấu lãnh thổ công nghiệp phải xuất phát từ việc đánh giá đúng tác động của các nhân tố này. 2. Kĩ năng - Có kĩ năng đánh giá ý nghĩa k/t của tài nguyên thiên nhiên. - Có kĩ năng sơ đồ hóa các nhân tố ảnh hưởng đến sự phát triển và phân bố công nghiệp. II. Chuẩn bị 1. GV - Bản đồ địa chất khoáng sản VN. - Bảng phụ. 2. HS Đọc bài trước khi đến lớp. III. Hoạt động dạy và học 1. Ổn định lớp 2. kiểm tra bài cũ (không kt)(1’) 3. Giới thiệu bài. HĐ của GV HĐ của HS Nội dung ghi bảng Hoạt động 1(17’) *Cách tiến hành: GV dùng sơ đồ H11.1vẽ sẵn và để trống các ô bên phải và bên trái. GV tổ chức cho HS thảo luận theo câu hỏi: ? Dựa vào K/T đã học cho biết các tài nguyên chủ yếu của nước ta?( KS, thủy năng,tài nguyên đất, nước, rừng, khí hậu, nguồn lợi sinh vật biển. GV y/c HS trả lời và điền vào bên trái sơ đồ. GV chốt K/T. Kết luận. ? Dựa vào bản đồ địa chất k/s và k/t đã học nhận xét ảnh hưởng của phân bố k/s tới phân bố một số ngành công nghiệp? ( HS trả lời GV chuẩn xác kiến thức theo bảng phụ đã chuẩn bị) ? Ý nghĩa của của các nguồn tài nguyên có trữ lượng lớn đối với sự P/T và phân bố công nghiệp? - GV phân tích thêm Hoạt động 2(24’) * Cách tiến hành: Yêu cầu HS thảo luận theo nhóm: + Dân số nước ta đông đời sống đang được cải thiện đó là thuận lợi hay khó khăn cho việc tiêu thụ hàng công nghiệp? Vì sao? ( Thuận lợi, vì hàng hóa cần thị trường tiêu thụ mới phát triển được) + Lao động nước ta có đặc điểm gì? Đặc điểm ấy có tác dụng thúc đẩy công nghiệp phát triển như thế nào? ( Lao động dồi dào, tạo đ/k cho ngành CN cần nhiều LĐ) Y/C đại diện các nhóm báo cáo K/Q, có sự nhận xét bổ sung của nhóm khác. - Chuẩn xác K/T Chuyển ý ? Nhận xét trình độ công nghệ và sự phân bố cơ sở vật chất? ? Việc cải thiện hệ thống đường giao thông có Y/N NTN với việc P/T công nghiệp? - HS nối liền các ngành,các vùng sx, giữa sx với tiêu dùng. - Thúc đẩy chuyên môn hóa SX và hợp tác KT công nghiệp. Chuyển ý ? Giai đoạn hiện nay chính sách p/t công nghiệp ở nước ta có định hướng lớn như thế nào? Chuyển ý ? Hiện nay thị trường trong nước và thị trường xuất khẩu đang chịu những sức ép nào? ? Thị trường có ý nghĩa NTN đối với việc p/t công nghiệp? - Quy luật cung cầu giúp công nghiệp điều tiết sx. - Tạo môi trường cạnh tranh, giúp các ngành cải tiến mẫu mã GV tổng kết bài học. Cá nhân/nhóm - HS thảo luận. - HS điền vào sơ đồ. - HS thảo luận trả lời. - Trả lời: Cá nhân - HS chia nhóm thảo luận theo hướng dẫn của giáo viên. - Đại diện nhóm báo cáo k/qnhận xét Cá nhâ/nhóm - HS nhận xét theo hướng dẫn của giáo viên - Trả lời: Cá nhân/nhóm - HS suy nghĩ trả lời Cá nhân Trả lời: - Thảo luận trả lời 1. Các nhân tố tự nhiên. - TNTN da dạng của nước ta là cơ sở nguyên liệu, nhiên liệu và năng lượng để phát triển công nghiệp đa ngành. - Sự phân bố các loại tài nguyên khác nhau tạo ra thế mạnh khác nhau của từng vùng. II. Các nhân tố kt-xh. 1. Dân cư và lao động. - Thị trường trong nước rộng lớn. - Thuận lợi cho nhiều ngành công nghiệp cần nhiều lao động 2. Cơ sơ-vc-kt trong công nghiệp và cơ sở hạ tầng. - Trình độ công nghệ còn thấp. - Cơ sở hạ tầng được cải thiện. 3. Chính sách phát triển công nghiệp. - Thay đổi qua các thời kì. - Gắn liền việc p/t kt nhiều thành phần. 4. Thị trường. - Hàng ngoại nhập cạnh tranh. - Hàng xuất khẩu còn hạn chế về mẫu mã. IV: Củng cố/ đánh giá(2’) Nếu còn thời gian GV cho HS làm bài tập 1 trang 41 SGK: V: Dặn dò(1’) Làm bài tập vở bài tập.xem trước bài 12. VI. Rút kinh nghiệm.

File đính kèm:

  • docTUẦN 6.TIẾT SAO - 11.DOC
Giáo án liên quan