Kiến thức:
*HS nắm được ngành dịch vụ ở nước ta có cơ cấu rất phức tạp , ngày càng đa dạng .
*Biết được các trung tâm dịch vụ lớn của nước ta. Thấy được ngành dịch vụ có ý nghiã ngày càng tăng trong việc đảm bảo sự phát triển của các ngành kinh tế khác ,trong hoạt động của đời sống xã hội và tạo việc làm cho nhân dân , đóng góp vào thu nhập quốc dân.
* Hiểu sự phân bố của ngành dịch vụ nước ta phụ thuộc vào sự phân bố dân cư và sự phân bố của các ngành kinh tế khác .
44 trang |
Chia sẻ: lephuong6688 | Lượt xem: 814 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Bài giảng môn học Địa lý lớp 9 - Tuần 7 - Tiết 13 - Bài 13: Vai trò, đặc điểm phát triển và phân bố của ngành dịch vụ, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn: 4/10/2009
Ngày dạy:
Tuần: 7
Tiết: 13
Bài 13
Vai trò, đặc điểm phát triển và phân bố
của ngành dịch vụ
I. Mục tiêu bài học :
Kiến thức:
*HS nắm được ngành dịch vụ ở nước ta có cơ cấu rất phức tạp , ngày càng đa dạng .
*Biết được các trung tâm dịch vụ lớn của nước ta. Thấy được ngành dịch vụ có ý nghiã ngày càng tăng trong việc đảm bảo sự phát triển của các ngành kinh tế khác ,trong hoạt động của đời sống xã hội và tạo việc làm cho nhân dân , đóng góp vào thu nhập quốc dân.
* Hiểu sự phân bố của ngành dịch vụ nước ta phụ thuộc vào sự phân bố dân cư và sự phân bố của các ngành kinh tế khác .
Kĩ năng:
*HS được rèn luyện kĩ năng làm việc với sơ đồ . Kĩ năng vận dụng kiến thức để giải thchs sự phân bố ngành dịch vụ .
Thái độ:
*HS có thái độ đúng đắn về những hiểu biết về đặc điểm của ngành dịch vụ nước ta.
II. Chuẩn bị của thầy và trò:
Thầy:Sơ đồ về cơ cấu ngành dịch vụ ở nước ta
-Trò: tập bản đồ địa lí
III.Các phương tiện dạy học
Sơ đồ về cơ cấu các ngành dịch vụ ở nước ta.
Tài liệu, hình ảnh về các hoạt động dịch vụ hiện nay của nước ta.
IV Hoạt động của thầy và trò:
1. Kiểm tra bài cũ :
? Hãy chứng minh rằng cơ cấu công nghiệp nước ta khá đa dạng ?
? Điền vào lược đồ trống VN các mỏ than, dầu khí đang được khai thác , các nhà máy thủy điện , nhiệt điện lớn.
2.Giới thiệu bài
Nếu như công nhiệp và nông nghiệp là 2 ngành kinh tế quan trọng trực tiếp sx ra của cải vật chất cho xã hội thì dịch vụ là một ngành có vai trò đặc biệt là làm tăng thêm giá trị của hàng hóa sx ra. ở nước ta cơ ấu và vai trò dịch vụ trong nền kinh tế , cũng như đặc điểm phts triển và phân bố các ngành dịch vụ ntn? , đó là những nội dung mà chúng ta cùng tìm hiểu trong bài hôm nay.
3. Bài mới
Hoạt động của thầy và trò
Nội dung chính
Hoạt động 1
GV: Y/ c HS đọc thuật ngữ “ dịch vụ” .
? Dựa vào H 13.1 cho biết dịch vụ là các hoạt động gì ? Nêu cơ cấu của ngành dịch vụ ?
? Cho ví dụ chứng minh rằng nền kinh tế càng phát triển thì các hoạt động dịch vụ cũng trỏ nên đa dạng .
Gợi ý : ? Hiện nay ở khu vực nông thôn được nhà nước đầu tư mô hình đường – trường – tram. Đó là loại dịch vụ gì? ( dv công cộng )
? Ngày nay việc đi lại giữa Bắc _ Nam , Miền núi- đồng bằng , trong nước , ngoài nước rất thuận tiện đủ mọi loại phương tiện từ hiện đại đến đơn giản ? Vởy đó là dịch vụ gì? ( Dịch vụ sx)
? Nêu một số các nhà đầu tư nước ngoài đầu tư vào ngành dv khách sạn , khu vui chơi , giải trí , bán hàng .
GV: Y/c HS đọc kênh chữ và cho biết vai trò của ngành dv?
? Dựa vào kiến thức đã học và sự hiểu biết của bản thân , hãy phân tích vai trò của ngành bưu chính, viễn thông trong sx và đời sống ?
GV: P/t : Trong sx : phục vụ thông tin kinh tế giữa các nhà kinh doanh ,các cơ sở sản xuất , dv giữa nước ta với thế giới .
VD: Trong nền kinh tế thị trường , kinh doanh sx cần thông tin cập nhật . Nừu thiếu sẽ gây khó khăn , thậm chí thất bại ,.
Trong đời sống : đảm bảo chuyển thư từ , bưu phẩm điện báo , cứu hộ cứu nạn và các dv khác .
I. Cơ cấu và vai trò của dịch vụ trong nền kinh tế .
1. Cơ cấu ngành dịch vụ .
* Dịch vụ là các hoạt động đáp ứng nhu cầu sx và sinh hoạt của con người .
* Cơ cấu ngành bao gồm : Dịch vụ têu dùng , dịch vụ sản xuất và dịch vụ công cộng .
Kinh tế càng phát triển dv càng đa dạng .
2. Vai trò của dịch vụ trong sản xuất và đời sống .
* Cung cấp nguyên liệu , vật tư sx cho các ngành kinh tế .
* Tiêu thụ sản phẩm , tạo ra mối liên hệ giữa các ngành sx , trong nước và ngoài nước .
* Tạo ra nhiều việc làm , nâng cao đời sống nhân dân , tạo nguồn thu nhập lớn .
Hoạt động 2:
? Dựu vào H13.1 , tính tỉ trọng của các nhóm dv tiêu dùng, dv công cộng và nêu nhận xét .
( - dịch vụ tiêu dùng 51% , dv sx 26,8% , dv công cộng 22,2% , 2 ngành quan trọng tỉ trọng còn thấp -> DV chưa thật phát triển .
? Y/c HS đọc doạn từ “Sự phân bố ..nghèo nàn”.
? Cho biết tại sao các hoạt động dv nước ta phân bố không đều ?
( Do đặc điểm phân bố dân cư không đều , nên ảnh hưởng đến sự phân bố dv) .
? Tại sao HN, tp HCM là 2 trung tâm dv lớn và đa dạng nhất ?
( Hà Nội – thủ đô trung tâm kinh tế khoa học, chính trị.; tp HCM trung tâm kinh té lớn nhất phía nam .
II. Đặc điểm phát triển và phân bố các ngành dịch vụ ở nước ta.
1. Đặc điểm phát triển
* Trong điều kiện mở cửa nền kinh té , các hoạt động dv phát triển khá nhanh và ngày càng có nhiều cơ hội để vươn ngang tầm khu vực quốc tế .
* Khu vực dv mới thu hút 25% lao động , nhưng lại chiếm tỉ trọng lớn trong cơ cấu GDP .
2. Đặc điểm phân bố .
* Hoạt động dv tập trung ở những nơi đông dân cư và kinh tế chậm phát triển .
V. Đánh giá:
? Trình bày cơ cấu ngành dv theo sơ đồ SGK / bài tập 1 .
? Lấy vd chứng minh rằng ở đâu có đông dân cư ở đó tập trung nhiều hoạt động dv/ ?
VI. Hoạt động nối tiếp:
Làm bài 1,2,3 SGK/50.
Tìm hiểu những tuyến đường của đất nước ta . Loại đường nào chở được nhiều hành khách nhất ; tìm hiểu các thong tin về ngành bưu chính viễn thông ; viẹc ứng dụng công nghệ thông tin qua phương tiện thông tin đại chúng .
* Rút kinh nghiệm:
................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................*************************************
Ngày soạn: 4/10/2009
Ngày dạy:
Tuần: 7
Tiết: 14
Bài 14
Giao thông vận tải và bưu chính viễn thông
I. Mục tiêu bài học .
*Kiến thức:
* HS nắm được đặc điểm phân bố các mạng lưới và các đầu mối giao thông vận tải chính của nước ta , cũng như các bước tiến mới trong ngành giao thông vận tải .
* Nắm được các thành tựu to lớn của ngành bưu chính viễn thông và tác động của những bước tiến này đến đời sống kinh tế xã hội của đất nước
*Kĩ năng:
*HS biết đọc và phân tích lược đồ giao thông vận tải của nước ta.
* Biết phân tích mqh giữa sự phân bố mạng lưới giao thông vận tải , với sự phân bố các ngành kinh tế khác .
*Thái độ:
*Hs có thái độ khi tiếp cận các lạo hình giao thông vận tải.
II.Chuẩn bị của thầy và trò:
-Thầy: Bản đồ giao thông vận tải Việt Nam, Sách giáo viên, tư liệu tham khảo
-Trò: Tập bản đồ
III. các phương tiện dạy học
Bản đồ giao thông vận tải VN
Lược đồ mạng lưới giao thông .
Một số hình ảnh về các công trình giao thông vận tải hiện đại mới xây dựng , về hoạt động của ngành giao thông vận tải .
Tư liệu về sự phát triển tăng tốc của ngành bưu chính viễn thông
IV. Hoạt động của thầy và trò:
1. Kiểm tra bài cũ :
? ? Lập sơ đồ các ngành dịch vụ theo mẫu SGK trang 50 ? tại sao Hà Nội và thành phố HCM là 2 trung tâm dv lớn nhất và đa dạng nhất nứơc ta.
2. Giới thiệu bài
Giao thông vận tải là ngành sx quan trọng đứng hàng thứ tư sau công nghiệp khai thác , công nghiệp chế biến và sx nông nghiệp . Một ngành tuy không sx ra của cải vật chất , nhưng lại được ví như mạch máu trong cơ thể . để hiểu rõ hơn vai trò đặc biệt quan trọng và sự phát triển của ngành giao thông vận tải của nước ta ta
3. Bài mới.
Hoạt động của thầy và trò
Nội dung chính
Hoạt động 1:
GV: Khi chuyể sang nền kinh tế thị trường , giao thông vận tải được chú trọng phát triển đi trước một bước . để hiểu được ý nghĩa quan trọng của ngành GTVT , y/c HS đọc SGK mục 1.
? Quan sát biểu đồ cơ cấu ngành giao thông vận tải và Bảng 14.1 hãy cho biết các loại hình vận tải nào có vai trò quan trọng nhất trong vận chuyển hàng hóa ? Tại sao ?
? Dựa vào H 14.1 hãy xác định các tuyến đường xuất phát từ Hà Nội và HCM ( theo dõi bản đồ quốc lộ 1 A cắt qua các dòng sông lớn – nhiều cầu , dì nhất nước ta )
GV: Tham khảo phụ lục nhấn mạnh vai trò của 2 trục đường bộ xuyên Việt quốc lộ 1A và dự án đường HCM .
? Cho biết loại hình vận tải nào có tỉ trọng tăng nhanh nhất ? Tại sao ?
( Hàng không có ưu điểm lớn nhất là đáp ứng nhu cầu vận chuyển nhanh , nhưng tỉ trọng còn nhỏ .)
? hãy kể tên các cầu lớn thay qua phà qua sông mà em biết ? ( Cỗu Mĩ Thuận , cầu Tân Đệ. )
? Dựa vào hình 14.1 hãy kể tên các tuyến đường sắt chính ? ( Đường sắt Thống Nhất .)
? Xác định các cảng biển lớn nhất ở nước ta? ( Hải Phòng , Vinh ., Cảng Sài Gòn ..)
GV: Giới thiệu vận tải đường ống :
Phát triển từ chiến tranh chống Mĩ .
Ngày nay vận chuyển dầu mỏ khí từ biển vào đất liền .
Chuyển ý : Bưu chính viễn thông là chìa khóa của sự phát triển và tiến bộ của việc chóng nguy cơ tụt hậu trong sự cạnh tranh khốc liệt của thị trưòng .
Sự phát triển của ngành bưu chính viễn thông đã tác động, góp phần đưa VN hòa nhập với thế giới và khu vực ntn? Ta cùng tìm hiểu mục II.
I. Giao thông vận tải
1, ý nghĩa.
2. Giao thông vận tải nước ta phát triển đầy đủ các loại hình.
* Vận tải đường bộ có tỉ trọng lớn nhất trong cơ cấu hàng hóa vận chuyển, đảm đương chủ yếu nhu cầu vận tải trong nước .
* Đường hàng không đã được hiện đại hóa , mơ rộng mạng lưới quốc tế và nội địa .
các tuyến đường được đầu tư nâng cấp ngày càng được mở rọng , các cầu mới thay thế dần cho các phà trên sông lớn .
Hoạt động 2:
GV: Chia lớp thành 3 nhóm , mỗi nhám thảo luận một câu hỏi sau:
* ? 1 Dựa vào SGK và vốn hiểu biết em hãy cho biết những dịch vụ cơ bản của BCVT?
( điện thoại , điện báo , In tơ net , báo chí ,.)
? Những tiến bộ của BCVT hiện đại thể hiện ở những dịch vụ gì ? ( chuyển phát nhanh .)
* ? 2 Chỉ tiêu đặc trưng cho sự phát triển Viễn thông của nước ta là gì ? ( mật độ điện thoại )
? Cho biết tình hình phát triển của mạng điện thoại nước ta tác động ntn tới đời sống và kinh tế – xã hội nước ta ntn ?
* ? 3 Việc phát triển In tơ net tác động ntn đén dời sống kinh tế xã họi nước ta ?
GV: Y/c các nhóm trình bày kết quả , nhóm khác nhận xét bổ sung , chuẩn xác kiến thức .
II.Bưu chính viễn thông
BCVT :
Là phương tiện quan trọng để tiếp thu các tiến bộ khoa học kĩ thuật .
Cung cấp kịp thời các thông tin cho việc điều hành các hoạt động knh tế xã hội
Phục vụ vui chơi giải trí và học tập của nhân dân .
Góp phần dưa nước ta nhanh chóng hòa nhập với khu vực và thế giới .
V.Đánh giá:
Trả lời các câu hỏi sau bằng cách đánh dấu vào ý đúng :
Câu 1: Đặc điểm của ngành GTVT là :
A, không tạo ra sản phẩm vật chất mới
B, Làm tăng giá trị sản phẩm nhờ di chuyển vị trí .
C, tạo điều kiện cho đời sống và sản xuất có cơ hội để phát triển .
D, các đáp án trên đều đúng .
Câu 2; Loại hình vận tải nào có vai trò quan trọng nhất trong vận chuyển hàng hóa nước ta hiện nay:
A, Đường hàng không
B, Đường bộ .
C, Đường ssông , đường biển .
D, Đường sắt .
Câu 3 : Yừu tố nào không gây trở ngại đối với việc xây dựng các tuyến đường bộ Bắc – Nam ở nước ta :
A, Có nhiều sông , suối đổ ra biển .
B, Có nhiều dãy núi chạy theo hướng Đông – Tây .
C, Ven biển chỉ có những đồng bằng hẹp .
D, Địa hình với ắ dt là đồi núi .
Câu 4; Hơn nửa thế kỉ xây dựng và cải tiến kĩ thuật , đến nay tỏng chiều dài đường sắt nước ta là :
A, 3260 km.
B, 3560km.
C, 2830 km
D, 2632 km.
Câu 5: Ba cảng lớn nhất nước ta là :
A, Hải Phòng , Cam Ranh ,Sài Gòn .
B, Vũng Tàu , Sài Gòn, Đà Nẵng .
C, Sài Gòn, Đà Nẵng , Hải Phòng .
D, Nha trang , Dung Quất , Hải Phòng .
Câu 6: Loại hình thông tin nào giúp cho mọi người có thể học tập , nghiên cứu tự mình tiếp cận nhanh nhất với những thông tin của thời đại mới :
A, Vô tuyến truyền hình .
B, mạng In tơ net.
C, Vệ tinh và trạm mặt đất .
D, mạng điện thoại tự động .
Đáp án: 1-d; 2-b; 3-c; 4-d; 5-c; 6-b.
VI. Hoạt động nối tiếp:
** Tìm hiểu các chợ lớn ở địa phương em về một số vấn đề sau :
Lượng mua hàng hóa nhiều hay ít , phong phú hay đơn giản về mặt hàng
Sức mua , sức bán
Hiẹn nay nước ta có những mặt hàng xuất khẩu gì nhiều .
* Rút kinh nghiệm:
.......................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
*************************************
Ngày soạn:
Ngày dạy:
Tuần: 8
Tiết: 15
Bài 15
Thương mại và du lịch
I. Mục tiêu bài học .
*Kiến thức:
*HS nắm được các đặc điểm phát triển và phân bố của ngành thương mại và du lịch của nước ta .
* Chứng minh và giải thích tại sao Hà Nội và TP HCM là các trung tâm thương mại , du lịch lớn nhất nước ta .
* Nắm được tiềm năng du lịch và ngành du lịch đang trở thành ngành kinh tế quan trọng .
*Kĩ năng:
*HS rèn kĩ năng đọc và phân tích biểu đồ .
* Kĩ năng phân tích bảng số liệu
*Thái độ:
*Hs có thái độ khi tiếp cận với thương mại và dịch vụ.
II.Chuẩn bị của thầy và trò:
-Thầy: SGV, tài liẹu tham khảo
-Trò: SGK, tập bản đồ
III. Các phương tiện dạy học
Bản đồ hành chính thế giới .
Bản độ du lịch VN
Biểu độ hình 15.1 ( phóng to0
Tài liệu , tranh ảnh về xuất nhập khẩu và các điại điểm du lịch nổi tiếng của nước ta .
IV Hoạt động của thầy và trò:
1. Kiểm tra bài cũ :
?Trong các loại hình giao thông ở nước ta , laọi hình nào có vai trò quan trọng nhất trong vận chuyể hàng hóa ? Tại sao?
? Việc phát triển các dịch vụ điện thoại và In tơ nét tác động ntn đến đời sống kinh tế xã hội nước ta?
2. Giới thệu bài:
GV: Buôn bán đem lại lợi ích cho tất cả các quốc gia , góp phần vào sự phân công lao động quốc tế . Thậm chí ngay đối với từng cá nhân , việc buôn bán cũng đem lại lợi ích cho từng gia đình , như xưa kia ông cha ta đã từng tổng kết : phi thương bất phú . Lợi ích từ thương mại từ lâu đã được nhà nước quan tâm , phát triển đặc biệt nhờ vào công cuộc đổi mới mà các hoạt động thương mại nước ta phát triển ntn ? chúng ta cùng tìm hiểu phần I
3,Bài mới.
Hoạt động của thầy và trò
Nội dung chính
Hoạt động 1
? Dựa vào SGK và hiểu biết của mình cho biết : Hiện nay các hoạt động nội thương có sự chuyển biến ntn?
( Thay đổi căn bản , thị trường thống nhất lượng hàng nhiều ..)
? Thành phần kinh tế nào giúp nội thương phát triển mạnh nhất ? Biểu hiện ?
( Kinh tế tư nhân, tập thể chiếm 81% trong cơ cấu từng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dv 2002)
? Quan sát biểu đồ hình 15.1 cho nhận xét sự phân bố theo vùng của ngành nội thương ?
( rất chênh lệch)
? Tại sao nội thương Tây Nguyên kém phát triển?
( dân cư rất thưa , kinh tế chưa phát triển )
? ? Hà Nọi và TPHCM có những điều kiện thuận lợi nào để trở thành các trung tâm thương mại dv lớn nhất nước ta /
GV: Giới thiệu : Nội thương hiện nay còn những hạn chế :
Sự phân tán manh mún , hàng thật hàng giả cùng tồn tại tren thị trường .
Lợi ích của người kinh doanh chân chính và của người tiêu ùng chưa được bảo vệ đúng mức .
Cơ sở vật chất còn chạm đỏi mới .
Chuyển ý : Ngày nay sx đã được quốc tế hóa , không một quốc gia nào có thể tồn tại và phát triển mà laik không thm gia vào phân công lao động quốc tế và trao đỏi hàng hóa với bên ngoài . ta cùng tìm hiẻu vấn đề này ở nước ta.
? cho biết vai trò quan trọng nhát của hoạt động ngoại thương đối với nền kinh tế mở rộng thị trường ở nước ta ?
( - Giải quyết đầu ra cho các sản phẩm ; Đổi mới cong nghệ mở rộng sx ; cải thiện đời sống .)
? Quan sát hình 15.6 kết hợp hiểu biết thực tế , hãy cho biết nhận xét biểu đồ và kể tên các mặt hàng xk chủ lực nước ta mà em biêt /
( Gạo , cá tra, cá ba sa, tôm.; hàng may mặc , giầy da thêu, mây, te dân, gốm.; than đá, dầu thô)
GV: Nhán mạnh cho HS: Hiện nay nước ta có xk lao động -> nêu lợi ích của vấn đề này với việc phát triển kinh tế
? Hãy cho biết các mặt hàng nhập khẩu chủ yếu của nước ta hiện nay?
? Hiện nay ta quan hệ buôn bán nhiều nhất với thị trường nào ?
? Tại sao nước ta lại quan hệ buôn bán nhiều với những thị trường trên ?
( - Do vị trí địa lí thuận lợi cho việc vận chuyển giao nhận hàng hóa .
các mối quan hệ có tính truỳen thống .
Thị hiếu tiêu dùng có nhiều điểm tương đồng nên dễ xâm nhập thị trường .
Tiêu chuẩn hàng hóa không cao -> phù hợp với trình độ sx còn thấp của VN)
Chuyể ý: Du lịch đã và đang trở thành nhu cầu không thể thiếu trong đời sống văn hóa – xã hội và phát triển mạnh mẽ với tư cách là một ngành kinh tế quan trọng của nhiều nước trên thế giới . ở nước ta thời gian gần đây thu nhập từ du lịch tăng lên rõ rệt . Vậy Vn có những tiềm năng du lịch gì > ta cùng tìm hiểu mục II
I. Thương mại .
1. Nội thương
* Nội thương phát triển với hàng hóa phong phú đa dạng .
* Mạng lưới lưu thông hóa có khắp các địa phương .
* Hà Nọi và TPHCM là 2 trung tâm thương mại , dịch vụ lớn , đa dạng nhất nước ta . .
2. Ngoại thương .
* Ngoại thương là hoạt động kinh tế đối ngoại quoan trọng nhát nước ta .
* Những mặt hàng xk: hàng nông – lâm – thủy sản , hàng công nghiẹp nhẹ , tiểu thủ công nghiệp, khoáng sản .
* Nước ta đang nhập khảu máy móc thiết bị , nguyên liệu, nhien liệu , và một só mặt hàng tiêu dùng .
* Hiện nay nước ta quan hệ buôn bán nhiều nhất với thị trường khu vực Chau á Thái bình dương .
Hoạt động 2
GV: Chia lớp thành 4 nhóm , y/c @ nhóm một cùng tìm hiểu về 2 nhóm tài nguyên du lịch của nước ta?
Tài nguyên du lịch tự nhiên – liên hệ tìm hiểu ở địa phương
Tài nguyên du lịch nhân văn – liên hệ tìm hiểu ở địa phương
Tài nguyên du lịch tự nhiên :
+ Phong cảnh đẹp : Hạ Long , Hoa Lư, Phong Nha- Kẻ Bàng , Sa pa, Hương Sơn, Tam Đảo, Đà Lạt, Non Nước ( Đà Nẵng ) < Hồ Ba Bể ,.
+ Bãi tắm tốt : Trà Cổ, Đồ Sơn , Sầm Sơn , Cửa Lf, Thiên Cầm , Nha Trang, Lăng Cô , Vũng Tàu , Vân Phong , Ninh chử
+Khí hạu tốt : Khí hậu nhiệt đới gói mùa , khí hậu núi cao-> du lịc quanh năm , đặc biệt mùa hè .
+ tài nguyên động vật quý hiếm : Các sân chim Nam Bộ , 27 vườn quốc gia, 44 khu bảo tồn tự nhiên .
Tài nguyên du lịch nhân văn :
+ Các công trình kiến trúc : Chàu Tây Phương , Tháp Chàm Pôna ga , Tòa Thánh Tây Ninh , Phố Cổ Hà Nội , Cố Đô Huế ,.
+ Lễ họi giân gian : Chùa Hương , Đền Hùng , Hội Lim , Hội Gióng, Chọi Trau, Ka tê,
+ Di tích lichj sử : Cố Đô Huế, Phố cổ Hội An. Tháp Chàm Mĩ Sơn, Hội trường Thống Nhất , Ba Đình , Nhà tù Côn Đảo , Cảng Nhà Rồng .
+ Làng nghề truyề thống : Lụa Hà Đông , gốm Bát Tràng , sơn mài , tram khắc , đúc đồng.
+ Văn hóa dân gian : + Các món ăn dân tộc độc đáo ở các miền . Hát đối đáp , hát quan họ , hát chèo , tuồng , cải lương, hát then, hát trường ca Tây Nguyên..
II. Du lịch .
- Nguồn lợi thu nhập lớn, mở rộng giao lưu, cải thiện đời sống nhân dân.
-Tiềm năng phong phú
-Phát triển nhanh.
IV. Đánh giá:
? Đánh dấu vào câu trả lời đúng ?
Câu 1: Thành phàn kinh tế nào đặc biệt giúp nội thương nước ta phát triển mạnh mẽ .
A, Thành phần kinh tế nhà nước .
B, Thành phần kinh tế tư nhân.
C, Thành phần kinh tế tập thể .
D, Thành phần kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài .
Câu 2: Yừu tố nào dưới đây đã tạo nên mức độ tập trung của các hoạtđộng thương mại giữấcc vùng trong nước :
A, Sự phát triển của các hoạt động kinh tế.
B, Sức mua của người dân tăng lên.
C, Quy mô dân số .
D, Tất cả các yếu tố trên .
Câu3: Hoạt động ngoại thương tập trung nhièu nhất ở vùng nào dưới đây:
A, Hai đồng bằng : SH và Sông cửu long.
B, Duyên Hải nam Trung Bộ .
C, Đông Nam Bộ d, Tây Nguyên
Câu 4: hoạt động ngoại thươg là động lực thúc đẩy việc cải thiện đời sống nhân dân được biểu hiện rõ là :
A, tạo điều kiện khai thác hợp lí nguồn lực tài nguyên và lao động b, tạo việc làm tăng thu nhập cho người dân.
C, Kích thích quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế
D, Phân công lao động theo lãnh thổ hợp lí.
Câu 5; Để hàng xk nông sản nước ta không bị thua thiệt trên thị trường thế giới , yếu tố cần được quan tâm hàng đầu là gì ?
A, Chất lượng hàng chế biến .
B, Sự am hiểu pháp luật và thông lệ quốc tế .
C, Thông tin về tình trạng cung cầu và giá cả thị trường thế giới .
D, tất cả các yếu tố trên.
Câu 6: Cơ cáu xuất nhập khẩu hiện naycủa nước ta tập trung nhiều với thị trường nào :
A, Khu vực châu Âu và Bắc Mĩ .
B, Khu vực châu á Thái Bình Dương .
C, Khu vực châu phi .
D, ở tất cả các thị trường trên thế giới
Đáp án :
VI. Hoạt động nối tiếp:
* Chuẩn bị dụng cụ giờ sau thực hành .( bút màu , thước kẻ , ) ôn lại cách vẽ biểu đồ tròn , cột chồng
* Rút kinh nghiệm;
................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
*************************************
Ngày soạn:
Ngày dạy:
Tuần: 8
Tiết: 16
Bài 16 Thực hành
Vẽ biểu đồ về sự thay đổi cơ cấu kinh tế .
I. Mục tiêu bài học .
Kiến thức:
* HS cần củng cố lại các kiến thức đã học về cơ cấu kinh tế theo ngành sx của cả nước .
Kĩ năng:
Rèn kĩ năng vẽ biểu đồ thể hiện cơ cấu bằng biểu đồ miền .
Thái độ:
HS có thái độ tìm hiểu về cơ cấu kinh tế.
II.Chuẩn bị của thầy và trò:
-Thầy: SGV, Tài liệu tham khảo
-Trò: SGK, tập bản đồ
III. Các phương tiện dạy học
Hình vẽ phóng to : Bài tập thực hành trang 33SGK .
Biểu đồ hình tròn thể hiện cơ cấu dt gieo trồng các nhóm cây ( bài thực hành 10/ SGK )
* Thước kẽ, phấn màu .
IV. Hoạt động của thầy và trò:
1. Kiểm tra bài cũ :
Kiểm tra trong khi học bài mới.
2. Giới thiệu bài:
Các em đã làm quen với phương pháp vẽ các biểu đồ thể hiện cơ cấu , đó là biểu đồ hình tròn , biểu đồ hình cột . Khi ta tưởng tượng các cột chồng trong biểuđồ hình cột thu thật nhỏ bề rộng bằng 1 đường kẻ nhỏ và nối các đoạn cột chồng với nhau thì chính là biểu đồ miền , hay nói cách khác là biểu đồ miền là một biến thể từ biểu đồ cột chồng . Bài thực hành hôm nay , hướng dẫn các em vẽ biểu đồ miền thể hiện sự thay đổi cơ cấu kinh tế.
3. Bài mới.
. Bài tập 1 : Vẽ biểu đồ miền thể hiẹn cơ cấu GDP thời kì 1991 – 2002
a.Hướng dẫn cách vẽ biểu đồ miền :
* Bước 1: Đọc , xử lí số liệuvà chọn biểu đồ .
* Bước 1: Đọc y/c , nhận biết các số liệu trong đề bài .
+ Trong trường hợp số liệu của ít năm thì thường vẽ biểu đồ hình tròn .
+ Trong trường hợp khi chuỗi số liệu là nhiều năm -> dùng biểu đồ miền .
+ Không vẽ biểu đồ miền khi chuỗi số liẹu không phải là theo các năm .Vì trục hoành trong biểu đồ miền chỉ biểu diễn năm .
Bước 2: Vẽ biểu đồ :
- Cách vẽ biểu đồ miền hình chữ nhật ( Bảng số liệu đã cho trước là tỉ lệ phần trăm )
Bước 2: Vẽ biểu đồ miền :
+ Trục tung : có trị số là 100% ( tổng số )
+ Trục hoành : là các năm . Khoảng cách giữa các điểm thể hiện các thời điểm( năm) , dài hay ngắn tương ứng với khoảng cách năm .
Y/c: Vẽ lần lượt theo từng chỉ tiêu chứ không phải lần lượt theo các năm . Cách xác định các điểm vẽ giống như khi vẽ biểu đồ cột chồng .
Vẽ đến đâu tô màu hay kẻ vạch ngay đén đó , đồng thời thiết lập bảng chú giải ( vẽ riêng bảng chú giải)
b. Tổ chức cho HS vẽ biểu đồ miền .
Bài tập 2: Nhận xét biểu đồ Về sụ chuyển dịch cơ cấu GDP trong thời kì 1992- 2002.
Phương pháp chung khi nhận xét biểu đồ :
Y/c: trả lời các câu hỏi sau:
* Như thế nào ? (Hiện trạng , xu hướng biến đổi hiện tượng , diễn biến của hiện tượng , diễn biến quá trình ).
VD: Xu hướng chuyển dịch cơ cấu kinh tế giai đoạn .như thế nào ?
* Tại sao? ( nguyên nhân dẫn đến sự thay đổi trên )
* ý nghĩa của sự thay đổi .
b. Nhận xét biểu đồ cơ cấu GDP của nước ta thời kì 1991- 2002 (%)
Sự giảm tỉ trọng của nông – lâm – ngư nhiệp từ 40,5^ xuống còn 23% nói lên : nước ta đang chuyển dần từng bước từ nước nông nghiệp sang nước công nghiệp .
Tỉ trọng của khu vực kinh tế công nghiệp – xây dựng tăng lên nhanh nhất . Thực tế này phản ánh quá trình công nghiệp hóa và hiện đại hóa đang phát triển .
V.Đánh giá:
GV: Chốt lại toàn bộ cách vẽ nhận xét các biểu đồ tròn , biểu đồ cột chồng , biểu đồ miền thể hiện cơ cấu các yếu tố kinh tế .
? Câu 1: Hãy điền vào chỗ trống những kiến thức đúng để nói lên sự thay đổi cơ cấu kinh tế thể hiện rõ trong cơ cấu GDP của nước ta thời kì 1991- 2002 :
Tỉ trọng của .không ngừng giảm thấp hơn khu vực ..( từ năm 1993) , rồi thấp hơn ( từ năm 1994 và đến đầu năm 2002 chỉ còn hơn ..% . Chứng tó nước ta đang chủyên dần từ nước sang nước ..
Câu 2: Đánh dấu X vào câu đúng :
Cho đến năm 1999 vị trí của các ngành kinh tế được xác lập :
Ngành dịch vụ dẫn đầu chiếm 42,1% giá trị GDP .
Ngành nông nghiệp vẫn là ngành mũi nhọn .
Ngành công nghiệp – xây dựng đã vượt nông nghiệp và chiếm hơn 1/3 giá trị GDP.
Tất cả các ý trên .
Câu 3: Quá trình thay đổi cơ cá
File đính kèm:
- dia 9 tuan 7891011 tinh Nam Dinh.doc