1. Về kiến thức:
- HS phải nắm được đặc điểm phân bố của các mạng lưới và các đầu mối giao thông vận tải chính của nước ta , cũng như các bước tiến mới trong hoạt động giao thông vận tải.
- HS phải nắm được các thành tựu to lớn của ngành bưu chính viễn thông và tác động của các bước tiến này đến đời sống kinh tế xã hội của đất nước.
2. Về kĩ năng:
4 trang |
Chia sẻ: lephuong6688 | Lượt xem: 959 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Bài giảng môn học Địa lý lớp 9 - Tuần 7 - Tiết 14 - Bài 14: Giao thông vận tải và bưu chính viễn thông (tiếp), để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần: 7
Tiết ppct: 14
Ngày soạn: 17 tháng 9 năm 2008
Ngày dạy: 3 tháng 10 năm 2008
BÀI 14: GIAO THÔNG VẬN TẢI VÀ BƯU CHÍNH VIỄN THÔNG
I. MỤC TIÊU BÀI HỌC:
1. Về kiến thức:
- HS phải nắm được đặc điểm phân bố của các mạng lưới và các đầu mối giao thông vận tải chính của nước ta , cũng như các bước tiến mới trong hoạt động giao thông vận tải.
- HS phải nắm được các thành tựu to lớn của ngành bưu chính viễn thông và tác động của các bước tiến này đến đời sống kinh tế xã hội của đất nước.
2. Về kĩ năng:
- Đọc và phân tích lược đồ giao thông vận tải ở nước ta
- Phân tích mối quan hệ giữa sự phân bố mạng lưới giao thông vận tải với sự phân bố các ngành kinh tế khác
3. Về tư tưởng:
- Giáo dục ý thức thực hiện luật an toàn giao thông.
II/ CHUẨN BỊ:
1. Tài liệu tham khảo:
- Sách địa lý kinh tế Việt Nam, SGK, SGV.
2. Phương pháp:
- Phương pháp trực quan, phương pháp hỏi đáp, thảo luận nhóm, phương pháp tích hợp.
3. Đồ dùng dạy học:
- Bản đồ giao thông vận tải Việt Nam.
- Lược đồ giao thông vận tải nước ta.
- Một số hình ảnh về các công trình giao thông vận tải.
III/ TIẾN TRÌNH LÊN LỚP:
1. Ổn định:
9A1 9A4 .......................
9A2 9A5 .
9A3 9A6 .
2. Kiểm tra bài cũ:
- Tại sao Hà Nội, TP Hồ Chí Minh là hai trung tâm dịch vụ lớn nhất và đa dạng nhất nước ta?
3. Bài mới:
* Ngành GTVT và Bưu chính viễn thông phát triển rất nhanh. Các loại hình dịch vụ này hoạt động ngày càng đa dạng và hiệu quả. Gía trị mà hai ngành này mang lại là rất lớn. Ở nước ta hai ngành này phát triển như thế nào?.
Hoạt động của thầy và trò
Nội dung
GV cho HS đọc tóm tắt nhanh về ý nghĩa giao thông vận tải
CH: Tại sao khi tiến hành đổi mới, chuyển sang nền kinh tế thị trường giao thông vận tải được chú trọng đi trước một bước?
- Không thể thiếu đối với các ngành sản xuất. Mạch máu trong cơ thể. Là ngành có vị trí quan trọng trong kết cấu hạ tầng kinh tế xã hội của đất nước, có tác động lớn đến sự phát triển kinh tế xã hội của đất nước
HS Làm việc theo nhóm: (trọng tâm của bài)
Nhóm 1: Kể tên các loại hình giao thông vận tải nước ta? Xác định các tuyến đường này trên bản đồ?
Nhóm 2: Dựa vào bảng 14.1 hãy cho biết loại hình vận tải nào có vai trò quan trọng nhất trong vận chuyển hàng hoá? Tại sao?
- Quan trọng nhất là ngành vận tải đường bộ vì ngành này chiếm tỉ trọng lớn nhất trong vận chuyển hàng hoá, hành khách.
Nhóm 3: Ngành nào chiếm tỉ trọng tăng nhanh nhất? Tại sao?
Nhóm 4: Vai trò của quốc lộ 1A, đường săt Thống Nhất, cảng Sài Gòn, Hải Phòng, Đà Nẵng, sân bay Nội Bài, Tân Sân Nhất?
GV cần nhấn mạnh vai trò của quốc lộ 1A và dự án đường Hồ Chí Minh tạo nên trục đường xuyên Việt. GV cho HS xem bản đồ thấy quốc lộ 1 cắt qua nhiều sông lớn, nhiều cầu.
GV yêu cầu học sinh lên xác định trên bản đồ tuyến đường sắt Thống nhất Hà Nội -Thành phố Hồ Chí Minh?
- Dựa vào hình 14.2 Hãy kể tên các tuyến đường sắt chính?
CH: Quan sát bản đồ nhận xét về mạng lưới đường sông ở nước ta?
GV nhấn mạnh vai trò của đường sông ở đồng bằng sông Cửu Long.
CH: Tìm các cảng biển lớn nhất trên bản đồ?
CH: Nhâïn xét về đường hàng không Việt Nam?
CH: Nêu vai trò của đường ống nước ta?
HS làm việc cá nhân:
CH: Bưu chính viễn thông có ý nghĩa như thế nào trong quá trình công nghiệp hoá?
CH: Kể tên những dịch vụ cơ bản của bưu chính viễn thông?
CH: Dựa vào hình 14.3 Hãy nhận xét mật độ điện thoại cố định ở nước ta?
CH: Việc phát triển các dịch vụ điện thoại và Inte net tác động như thế nào đến đời sốâng kinh tế xã hội?
I. Giao thông vận tải:
1. Ý nghĩa:
- Giao thông vận tải có vai trò đặc biệt trong mọi ngành kinh tế:
+ Thúc đẩy sản xuất phát triển
+ Thực hiện mối quan hệ trong nước và ngoài nước.
2. Giao thông vận tải ở nước ta đã phát triển đầy đủ các loại hình:
* Đường bộ:
- Cả nước có gần 205 nghìn km đường bộ. Trong đó có 15 nghìn km đường quốc lộ. Quốc lộ 1A chạy từ Lạng Sơn đến Cà Mau.
* Đường sắt: Tổng chiều dài là 2632 km. Đường sắt Thống nhất chạy gần song song với quốc lộ 1A.
* Đường sông: Mạng lưới đường sông nước ta mới được khai thác ở mức đọ thấp.
* Đường biển: Bao gồm vận tải ven biển và vận tải biển quốc tế
* Đường hàng không là ngành có bước tiến nhanh. Ba trục chính Hà Nội (Nội Bài) Thành phố Hồ Chí Minh (Tân Sơn Nhất) Đà Nẵng
* Đường ống:Đang ngày càng phát triển.
II. Bưu chính viễn thông
- Bưu chính viễn thông có ý nghĩa chiến lược trong quá trình công nghiệp hoá
- Việt Nam là nước có tốc độ phát triển điện thoại đứng thứ hai trên thế giới.
4. Củng cố:
- Trong các loại hình giao thông ở nước ta loại hình nào mới xuất hiện trong thời gian gần đây?
- Xác định trên bản đồ các cảng biển, các quốc lộ chính ở nước ta?
- Việc phát triển các dịch vụ điện thoại và Inte net tác động như thế nào đến đời sống kinh tế –xã hội nước ta?
5. Dặn dò:
- Chuẩn bị bài sau: Bài 15 Thương mại và dịch vụ
6. Rút kinh nghiệm:
o0o
File đính kèm:
- bai 14 Giao thong van tai va buu chinh vien thong.doc