Mục tiêu
Sau bài học, HS cần biết được:
1. Kiến thức
Học sinh cần củng cố lại các kiến thức đã học về cơ cấu kinh tế theo ngành sản xuất của cả nước.
2.Kĩ năng
- Rèn kĩ năng vẽ biểu đồ thể hiện cơ cấu bằng vẽ biểu đồ miền.
4 trang |
Chia sẻ: lephuong6688 | Lượt xem: 481 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Bài giảng môn học Địa lý lớp 9 - Tuần 9 - Tiết 16 - Bài 16: Thực hành: Vẽ biểu đồ thay đổi cơ cấu kinh tế, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 9
Tiết 16
Bài 16: THỰC HÀNH:
VẼ BIỂU ĐỒ THAY ĐỔI CƠ CẤU KINH TẾ
I. Mục tiêu
Sau bài học, HS cần biết được:
1. Kiến thức
Học sinh cần củng cố lại các kiến thức đã học về cơ cấu kinh tế theo ngành sản xuất của cả nước.
2.Kĩ năng
- Rèn kĩ năng vẽ biểu đồ thể hiện cơ cấu bằng vẽ biểu đồ miền.
II. Chuẩn bị
1.GV
- Hình vẽ phóng to
- Soạn kỹ giáo án.
2. HS
Chuẩn bị các dụng cụ cần thiết: bút chì, bút màu, sáp
III. Chuẩn bị các hoạt động
1. Ổn định lớp
2. Kiểm tra bài cũ(không kiểm tra).
3. Dạy bài thực hành
Bài tập 1
a. Hướng dẫn học sinh cách vẽ biểu đồ miền(5’)
Bước 1: Nhận biết trong trường hợp nào thì có thể vẽ biểu đồ đường, biểu đồ miền.
- Vẽ biểu đồ miền khi chuỗi số liệu là nhiều năm liền trong ít năm (2,3 năm) thì thường dùng biểu đồ hình tròn.
- Không vẽ biểu đồ miền khi chuỗi số liệu không phải là theo các năm, vì trục hoành trong biểu đồ miền biểu diễn năm.
Bước 2: Vẽ biểu đồ miền.
- Cách vẽ biểu đồ miền hình chữ nhật.
- Trục tung có trị số 100%.
- Trục hoành là các năm.
- Vẽ lần lượt theo từng chỉ tiêu.
- Vẽ tới đâu tô màu tới đó.
- Thiết lập bảng chú giải.
b. Giáo viên tổ chức cho học sinh vẽ biểu đồ.(37’)
* Nhận xét
- Sự giảm mạnh tỷ trọng nông, lâm, ngư nghiệp từ 40,5% xuống còn 23% nói lên: nước ta đang chuyển dần từng bước từ nông nghiệp sang công nghiệp.
- Tỷ trọng của khu vực công nghiệp – dịch vụ tăng nhanh nhất, thực tế này phản ánh quá trình công nghiệp hóa – hiện đại hóa đang phát triển ?
IV: Củng cố/ đánh giá(2’)
Giáo viên chốt lại toàn bộ cách vẽ, cách nhận biết và nhận xét các biểu đồ tròn, biểu đồ cột chồng, biểu đồ miền.
V: Dặn dò (1’)
Yêu cầu học sinh xem lại các bài chuẩn bị ôn tập.
VI. Rút kinh nghiệm.
Tuần 9
Tiết 17
ÔN TẬP
I. Mục tiêu
1. Kiến thức
- Hệ thống lại kiến thức đã học từ đầu bài đến bài 12, chuẩn bị cho tiết kiểm tra .
- Củng cố kiến thức về mối quan hệ giữa các nhân tố: Tự nhiên, kinh tế - xã hội với sự phát triển và phân bố các ngành kinh tế với nhau.
2. Kỹ năng
- Củng cố thêm kỹ năng tư duy địa lý trong mối quan hệ giữa tự nhiên với kinh tế - xã hội, giữa các ngành kinh tế với nhau.
- Đọc bản đồ: Nhận biết và phân tích được các đối tượng địa lý có liên quan đến nội dung kiến thức đã học.
- Biết cách thể hiện một số dạng biểu đồ, cách lập sơ đồ.
II.Chuẩn bị
1. Giáo viên:
Các bản đồ treo tường Việt Nam: Phân bố dân cư và đô thị, địa lý tự nhiên, kinh tế chung.
2. Học sinh
Ôn bài, SGK, vở ghi
III. Hoạt động dạy và học
1. Ổn định lớp
2. Kiểm tra bài cũ(không)
3. Giới thiệu bài ôn tập
Giáo viên y/c HS dựa vào kiến thức đã học và một số bản đồ GV đã chuẩn bị hoàn thành đề cương sau:
Câu 1. Nhận xét về sự phân bố dân cư ở nước ta. Sự phân bố đó có mối liên hệ với điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội như thế nào ?
Câu 2. Phân tích những thuận lợi của tài nguyên đất và tài nguyên khí hậu để phát triển nông nghiệp ở nước ta ?
Câu 3. Chứng minh rằng cơ cấu công nghiệp nước ta khá đa dạng ?
Câu 4. Cơ cấu ngành dịch vụ, nêu tên một số trung tâm dịch vụ lớn nhất ở nước ta ?
Câu 5. Đọc hình 14.1 Nêu ý nghĩa kinh tế xã hội của quốc lộ 1A, đường sắt thống nhất, đường biển, đường hàng không, đường sông?
Câu 6: Việc phát triển dịch vụ điện thoại và Internet tác động đến đời sống kinh tế - xã hội nước ta như thế nào ?
Câu 7: Hà Nội và Thành phố Hồ Chí Minh có những điều kiện thuận lợi nào để trở thành các trung tâm thương mại dịch vụ lớn nhất cả nước ? Vì sao nước ta lại buôn bán nhiều nhất với khu vực Châu Á – Thái Bình Dương ?
IV: Củng cố/ đánh giá(2’)
GV củng cố lại nội dung ôn tập và lưu ý cho HS phần trọng tâm.
V: Dặn dò(1’)
Y/c HS về học bài để làm bài kiểm tra.
VI. Rút kinh nghiệm.
File đính kèm:
- TUẦN 9.TIẾT 16-17.DOC