1. Về kiến thức:
- Khắc sâu cho học sinh những kiến thức đã học từ bài 1 đến bài 15. Đồng thời kiểm tra khả năng nắm bắt và ghi nhớ kiến thức của các em, từ đó GV có biện pháp bổ sung và củng cố cho hs để bước sang tiếp thu phần kiến thức mới.
2. Về kĩ năng:
- Đọc và phân tích lược đồ thông qua át lát địa lý để làm bài tập.
- Khả năng tự lập suy nghĩ và phân tích vấn đề theo hướng đề mở.
3. Về tư tưởng:
- Giáo dục ý thức học tâp tự lập và tích cực, trung thực trong kiểm tra.
II/ CHUẨN BỊ:
1. Tài liệu tham khảo:
4 trang |
Chia sẻ: lephuong6688 | Lượt xem: 732 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Bài giảng môn học Địa lý lớp 9 - Tuần 9 - Tiết 18: Kiểm tra 1 tiết, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần: 9
Tiết ppct: 18
Ngày soạn: 7 tháng 10 năm 2008
Ngày dạy: tháng năm 2008
KIỂM TRA 1 TIẾT
I/ MỤC TIÊU BÀI HỌC:
1. Về kiến thức:
- Khắc sâu cho học sinh những kiến thức đã học từ bài 1 đến bài 15. Đồng thời kiểm tra khả năng nắm bắt và ghi nhớ kiến thức của các em, từ đó GV có biện pháp bổ sung và củng cố cho hs để bước sang tiếp thu phần kiến thức mới.
2. Về kĩ năng:
- Đọc và phân tích lược đồ thông qua át lát địa lý để làm bài tập.
- Khả năng tự lập suy nghĩ và phân tích vấn đề theo hướng đề mở.
3. Về tư tưởng:
- Giáo dục ý thức học tâp tự lập và tích cực, trung thực trong kiểm tra.
II/ CHUẨN BỊ:
1. Tài liệu tham khảo:
- Sách địa lý kinh tế Việt Nam, SGK, SGV.
2. Phương pháp:
- Phương pháp đặt vấn đề.
3. Đồ dùng dạy học:
- Át lát địa lý.
- Máy tính cá nhân.
- Đề.
III/ TIẾN TRÌNH LÊN LỚP:
1. Ổn định:
9A1 9A4 .......................................
9A2 9A5 .
9A3 9A6 .
2. Kiểm tra bài cũ:
- Tiến hành trong quá trình thực hiện bài mới.
3. Bài mới:
* Đề bài:
Phần 1: Trắc nghiệm: (3điểm)
* Hãy khoanh tròn vào những ý đúng nhất trong các câu sau:
Câu 1: Nguyên nhân chủ yếu làm sản lượng cây trồng nước ta thường không được ổn đinh:
a. Giống cây trồng. c. Thời tiết, khí hậu.
b. Độ phì của đất trồng. d. Cả 3 yếu tố trên.
Câu 2: Các loại cây công nghiệp lâu năm thường được tập trung chủ yếu ở:
a. Đắk lắk – Tây nguyên. c. Đông Nam Bộ và Tây Nguyên.
b. Đông Nam Bộ và Lâm Đồng d. Tất cả đều sai.
Câu 3: Sự phát triển và phân bố công nghiệp chịu tác động trước hết bởi các nhân tố kinh tế - xã hội nhưng các nhân tố tự nhiên vẫn đóng vai trò quan trọng ttrong các nghành công nghiệp khai thác.
a. Đúng b. sai
* Hãy nối các thông tin của ô A và B.
A (Nhà máy)
B (Sản phẩm)
a. Bắc Giang
a’. Phân lân
b. Lâm Thao
b’. Phâm đạm
c. Văn Điển
c’. Phân xu - pe phốt phát
Phần 2: Tự luận : (7điểm)
Câu 1 : (2,5điểm) Bằng những kiến thức đã học em hãy giải thích sự phân bố vùng trồng lúa ở nước ta ? Lấy dẫn chứng cụ thể.
Câu 2 : (2,5điểm) Tại sao công nghiệp chế biến lương thực, thực phẩm là nghành công nghiệp chiếm tỷ trọng cao trong cơ cấu công nghiệp của cả nước ?
Câu 3 : (2điểm) Vẽ sơ đồ mối quan hệ 2 chiều của nghành dịch vụ và giải thích vai trò của nghành.
* Đáp án :
Nội dung
Điểm
Phần 1 : Trắc nghiệm : (3điểm)
* Khoanh tròn các ý đúng :
Câu 1 : c
Câu 2 : c
Câu 3 : a
* Nối cột A và B.
a -> b’
b -> c’
c -> a’
Phần 2: Tự luận: (7điểm)
Câu 1:
- Lúa là cây lương thực chính được trồng ở khắp mọi nơi ở các vùng đồng bằng châu thổ.
- Hai vùng lua lớn nhất là Đồng bằng sông hồng và đồng bằng sông cửu long.
- Các khu vực đồng bằng châu thổ là nơi cung cấp đầy đủ nhu cầu sống của cây lúa.
- VD: Sản lượng lúa cả năm nước ta năm 2002 là 34,4 triệu tấn.
Câu 2:
- Tài nguyên nông, lâm, thủy sản phong phú.
- Lực lượng lao động dồi dào.
- Dân số đông tạo ra thị trường tiêu thụ trong nước rộng lớn.
- Thị trường ngoài nước rộng lớn và ưa chuộng sản phẩm của Việt Nam.
Câu 3:
Các nghành Dịch vụ
Kinh tế Vận chuyển Thị trường
- Thúc đẩy sản xuất phát triển.
- Tạo ra mối quan hệ thông thương trong và ngoài nước.
- Tạo việc làm cho 25% lao động.
- Góp phần tăng tỷ trọng GDP 38,5%.
0,5
0,5
0,5
0,5
0,5
0,5
0,75
0,5
0,75
0,5
0,75
0,5
0,75
0,5
1
0,25
0,25
0,25
0,25
4. Củng cố:
- GV nhận xét về ý thức làm bài của học sinh trong tiết kiểm tra.
- Tuyên dương những bạn đã có ý thức tốt trong việc làm bài và nhắc nhở những bạn còn chưa chủ động và tự giác tìm tòi suy nghĩ để làm bài.
5. Hướng dẫn bài về nhà:
- Chuẩn bị Bài 17: Vùng trung du và miền núi Bắc bộ.
6. Rút kinh nghiệm:
File đính kèm:
- bai 18 Trung du va Mien Nui Bac Bo.doc