Giáo án Địa lí Lớp 9 - Bài 2: Dân số và gia tăng dân số

* Hoạt động cá nhân

- Năm 2002, dân số VN có gần 80 triệu người: 79,7

- So với thế giới, VN là quốc gia có diện tích trung bình nhưng dân số lại đông.

* Cả lớp quan sát H2.1

- Cột màu xanh thể hiện số dân bằng tỉ lệ tuyệt đối là triệu người.

Các cột cao dần từ 1954 -> 2003 cho thấy số dân VN tăng nhanh liên tục

- Đường màu đỏ biểu diễn tỉ lệ gia tăng tự nhiên %

+ Từ 1954 – 1960, tỉ lệ gia tăng dân số tự nhiên của nước ta tăng đột biến, cao nhất là 3,9% năm 1960. Đây là thời kỳ hoà bình ở miền Bắc, đời sống được nâng cao, tỉ lệ tử giảm và do nhu cầu phát triển nhân lực bù đắp thiếu hụt do chiến tranh gây ra, nên tỉ lệ sinh cao.

+ Từ năm 1960 - 1989, tỉ lệ gia tăng luôn cao, trên 2,1% - mức độ bùng nổ dân số.

+ Từ 1989 đến nay, tỉ lệ giảm dần và giữ ổn định dưới 1,5% nhờ thực hiện tốt chính sách kế hoạch hoá dân số.

- Do bản thân dân số nước ta vốn đông, dù giảm tỉ lệ gia tăng tự nhiên nhưng vẫn tăng thêm mỗi năm khoảng 1 triệu người.

 

docx8 trang | Chia sẻ: thuongad72 | Lượt xem: 402 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Địa lí Lớp 9 - Bài 2: Dân số và gia tăng dân số, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 1 Tiết 2 - Bài 2: dân số và gia tăng dân số A. Mục tiêu CẦN ĐẠT: 1. Kiến thức : + Biết được dõn số nước ta năm 2002 . + Tỡnh hỡnh gai tăng dõn số , nguyờn nhõn và hậu quả . + Biết xu hướng và sự thay đổi cơ cấu dõn số , nguyờn nhõn của sự thay đổi 2. Kỹ năng : + Rốn luyện , phõn tớch bản thống kờ và một số biểu đồ dõn số . 3. Thỏi độ : + Giỳp HS hiểu biết về quy mụ gia điỡnh hợp lý . 4. Hỡnh thành, phỏt triển năng lực: (1) Năng lực chung: Hợp tỏc; Tự quản lớ; Giao tiếp; Đọc hiểu văn bản; Giải quyết vấn đề; Thu thập và xử lớ thụng tin. (2) Năng lực chuyờn biệt: Tư duy tổng hợp theo lónh thổ; Sử dụng bản đồ; Sử dụng tranh ảnh, videoclip II. CHUẨN BỊ : 1. Chuẩn bị của giỏo viờn : SGK, bài soạn, sỏch GV, tranh SGK 2. Chuẩn bị của học sinh : SGK, bài soạn III. TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY- HỌC: 1. Ổn định tổ chức : (1’) 2. Kiểm tra bài cũ : Lồng ghộp trong bài mới. 3. Bài mới : A. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG (6’) Hoạt động giỏo viờn Hoạt động học sinh Ghi bảng GV Chiếu phim về sự gia tăng dõn số ở Việt Nam =>GV dẫn vào bài học Không chỉ là quốc gia nhiều dân tộc, Việt Nam còn là quốc gia đông dân. Sự đông dân có ảnh hưởng gì, chúng ta nghiên cứu trong bài hôm nay. A. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG HOẠT ĐỘNG HèNH THÀNH KIẾN THỨC (28’) Hoạt động giỏo viờn Hoạt động học sinh Ghi bảng * Hoạt động 1: Tỡm hiểu về dõn số - Nêu số dân của Việt Nam? Thế giới có gần 200 quốc gia và vùng lãnh thổ, em nhận xét gì về thứ hạng diện tích và dân số Việt Nam? Hoạt động 2 : Tỡm hiểu về gia tăng dõn số Hỡnh thức tổ chức: Nhúm - Nhận xét tình hình biến đổi dân số của nước ta? - Quan sát cột màu xanh và nhận xét? - Nhận xét đường màu đỏ – biểu diễn? - Vì sao tỉ lệ gia tăng tự nhiên giảm nhưng số dân vẫn tăng nhanh? - Thảo luận câu hỏi SGK theo 2 nhóm? - Nhóm 1: Dân số đông và tăng nhanh gây ra hậu quả gì? - Nhóm 2: Lợi ích của sự giảm tỉ lệ gia tăng tự nhiên? - Chúng ta đã tìm hiểu tình hình gia tăng dân số chung của VN. Nhưng tỉ lệ này có sự khác nhau giữa các vùng, miền, vì sao? - Do tỉ lệ gia tăng tự nhiên cao trong thời gian dài nên nước ta có cơ cấu dân số trẻ. Thế nào là cơ cấu dân số trẻ? - Cơ cấu dân số trẻ có ảnh hưởng gì? Lấy ví dụ? - Cơ cấu dân số VN ngày nay có thay đổi như thế nào? Nguyên nhân? *GV:Ngoài cơ cấu dân số theo độ tuôir, còn có cơ cấu dân số theo giới tính – rất quan trọng đối với việchoạch định phát triển kinh tế. - Nhận xét tỉ lệ hai nhóm dân số nam, nữ thời kỳ 1979-1989? - Vậy, tỉ số giới tính là gì? có ý nghĩa như thế nào đối với sự phát triển kinh tế? - Ngoài nguyên nhân chiến tranh, tỉ số giới tính còn chịu ảnh hưởng của yếu tố nào? * Hoạt động cá nhân - Năm 2002, dân số VN có gần 80 triệu người: 79,7 - So với thế giới, VN là quốc gia có diện tích trung bình nhưng dân số lại đông. * Cả lớp quan sát H2.1 - Cột màu xanh thể hiện số dân bằng tỉ lệ tuyệt đối là triệu người. Các cột cao dần từ 1954 -> 2003 cho thấy số dân VN tăng nhanh liên tục - Đường màu đỏ biểu diễn tỉ lệ gia tăng tự nhiên % + Từ 1954 – 1960, tỉ lệ gia tăng dân số tự nhiên của nước ta tăng đột biến, cao nhất là 3,9% năm 1960. Đây là thời kỳ hoà bình ở miền Bắc, đời sống được nâng cao, tỉ lệ tử giảm và do nhu cầu phát triển nhân lực bù đắp thiếu hụt do chiến tranh gây ra, nên tỉ lệ sinh cao. + Từ năm 1960 - 1989, tỉ lệ gia tăng luôn cao, trên 2,1% - mức độ bùng nổ dân số. + Từ 1989 đến nay, tỉ lệ giảm dần và giữ ổn định dưới 1,5% nhờ thực hiện tốt chính sách kế hoạch hoá dân số. - Do bản thân dân số nước ta vốn đông, dù giảm tỉ lệ gia tăng tự nhiên nhưng vẫn tăng thêm mỗi năm khoảng 1 triệu người. * Nhóm 1: - Kinh tế: không đáp ứng đủ nhu cầu, thiếu lương thực, thiếu các phương tiện sinh hoạt - Môi trường: ô nhiễm do quá đông, chật chội. - Giáo dục – y tế: quá tải - An ninh trật tự: thất nghiệp vô gia cư, chợ người, chuyển cư bất hợp pháp, các tệ nạn xã hội khác. * Nhóm 2: - Kinh tế: do giảm chi phí chăm sóc y tế nên tăng đầu tư phát triển kinh tế. - Môi trường: được đảm bảo, không vì đói nghèo mà chặt phá rừng không quá chật chội mà thải rác bừa bãi. - Văn hoá - giáo dục: được chú trọng, chất lượng cuộc sống được nâng cao, tệ nạn xã hội giảm. * Phân tích bảng 2.1 - Thứ tự từ cao xuống thấp 1. Tây Bắc: 2,19% 2. Tây Nguyên: 2,11% 3. Bắc Trung Bộ 4. Duyên hải Nam Trung Bộ 5. Đồng bằng sông Cửu Long: 1,39% 6. Đông Nam Bộ: 1,37% 7. Đông Bắc 1,30% 8. Đồng bằng sông Hồng 1,11% + Khu vực đồng bằng là nơi kinh tế phát triển, đô thị hoá cao, trình độ dân trí cao, công tác kế hoạch hoá dân số thực hiện tốt nên tỉ lệ gia tăng thấp. + Khu vực miền núi: trình độ dân trí còn thấp, tồn tại nhiều hủ tục lạc hậu, dân cư sống tản mát, du canh du cư nên việc thực hiện kế hoạch hoá dân số gặp nhiều khó khăn. * Phân tích bảng 2.2 - Nhóm 0 – 14 tuổi: dưới độ tuổi lao động. 15-59: trong độ tuổi lao động 60 trở lên: trên độ tuổi lao động - 1979: Nhóm 1 và 2 cao, tương đương nhau 42,5% và 50,4% Nhóm 3 thấp: dưới 10% - 1989: Nhóm 1 giảm nhanh 3,5%, còn 39% nhưng vẫn ở mức độ cao. Nhóm 2 tăng nhanh 3,4% đạt 53,8% -> Nhóm 1 tăng chậm 0,1%, đạt 7,2% nhưng vẫn thấp (dưới 10%)-> Nhóm 1 chiếm tỉ lệ cao nên cơ cấu dân số VN thuộc loại trẻ. - Đặt ra những vấn đề cấp bách về văn hoá, y tế, giáo dục, việc làm. + Thiếu phòng học, lớp học chật chội, không đảm bảo. + Thiếu bác sĩ, bệnh viện phục vụ làm nảy sinh nhiều bệnh tật. - Ngày nay với chính sách KHHGD, tỉ lệ trẻ em đang có xu hướng giảm. * Phân tích bảng 2.2 - 1979: + Nhóm 1: nam cao hơn nữ 1,1% + Nhóm 2: nam thấp hơn nữ 2,8% + Nhóm 3: nam thấp hơn nữ 1,3% - 1989: + Nhóm 1: nam cao hơn nữ 1,2% + Nhóm 2: nam thấp hơn nữ 2,6% + Nhóm 3: nam thấp hơn nữ 1,2% - 1999: + Nhóm 1: nam cao hơn nữ 1,3% + Nhóm 2: nam thấp hơn nữ 1,6% + Nhóm 3: nam thấp hơn nữ 1,3% -> Tỉ lệ nam 0-14t thường cao do ý thích sinh con trai và thuận theo tự nhiên: trẻ em trai có khả năng sống khoẻ hơn. Tỉlệ nam từ 15 tuổi trở lên thấp hơn nhiều so với với nữ do tác động của chiến tranh kéo dài, nam giới thường tham gia các công việc nặng nhọc, vất vả hơn. - Hiện nay tỉ lệ nam-nữ đang tiến dần tới cân bằng. - Là số nam so với 100 nữ, cứ 100 nữ có bao nhiêu nam ít hơn: tỉ số giới tính thấp; nam nhiều hơn: tỉ số giới tính cao. - Tỉ số giới tính thấp, lao động nữ nhiều, cần chú trọng trong phát triển ngành kinh tế phù hợp: may mặc, chế biến lương thực (công nghiệp nhẹ), các yếu tố quản lý khác như: chăm sóc sức khoẻ sinh sản cho nữ lao động` chế độ nghỉ – làm việc. - Phụ thuộc hiện tượng chuyển cư do nam giới có khả năng đi xa đến các vùng đất mới. + Tỉ số giới tính thấp: đồngbằng sông Hồng, vì đông dân nên phải di dân đến vùng kinh tế mới. + Tỉ số giới tính cao: trung du miền núi Bắc Bộ, Tây Nguyên, Đông Nam Bộ. I. Số dân - Số dân: - Nhận xét: II- Gia tăng dân số (13’) - Dân số VN tăng nhanh liên tục - Hiện tượng bùng nổ dân số từ giữa TK XX. - Chính sách kế hoạch hoá dân số - Tỉ lệ gia tăng tự nhiên các vùng + Thấp: đồng bằng + Cao: miền núi III. Cơ cấu dân số (10p) * Cơ cấu dân số theo độ tuổi: - Thuộc loại cơ cấu dân số trẻ. - Đang có sự thay đổi theo cơ cấu giảm tỉ lệ trẻ em. * Cơ cấu dân số theo giới tính. - Tỉ số giới tính chung của VN: + Thời kì chiến tranh + Thời kì hoà bình - Tỉ số giới tính ở các địa phương + Cao + Thấp C. HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP (4 phỳt) Chọn ý đúng: 1. Tỉ lệ gia tăng tự nhiên của dân số ở miền núi cao. Trình độ dân trí thấp, lạc hậu Tồn tại nhiều hủ tục Sống du canh, du cư nên khókiểm soát việc thực hiện kế hoạch hoá dân số Tất cả đều đúng Tỉ số giới tính thấp thể hiện ở: Số nam và số nữ tương đương nhau Số nam ít hơn số nữ Số nữ ít hơn số nam Cả số nam và số nữ đều thấp Cơ cấu dân số theo độ tuổi ở VN đang thay đổi theo chiều hướng sau A. Tỉ lệ trẻ em giảm, tỉ lệ người trong độ tuổi lao động và trên độ tuổi lao động tăng lên B. Tỉ lệ trẻ em giảm, tỉ lệ người trong độ tuổi lao động tăng và tỉ lệ người trên lao động giảm Tỉ lệ trẻ em và người trong độ tuổi lao động giảm, tỉ lệ trên độ tuổi lao động tăng Cả ba tỉ lệ cùng giảm Học sinh bỏo cỏo kết quả làm việc với GV. C. HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP D. HOẠT ĐỘNG VẬN DỤNG (Thời gian: 3 phỳt) Trả lời câu hỏi trong SGK ; Làm bài tập trong SBT - BT3 SGK + Tính tỉ lệ tăng tự nhiên: tỉ suất sinh – tỉ suất tử (1979:25,3% 1999: 14,3%)+ Vẽ hai đường biểu diễn tỉ suất sinh và tử trên cùng một toạ độ, khoảng cách giữa hai đường đó chính là tỉ lệ gia tăng tự nhiên của dân số. Học sinh bỏo cỏo kết quả làm việc với GV. D. HOẠT ĐỘNG VẬN DỤNG E. HOẠT ĐỘNG TèM TềI, MỞ RỘNG (Thời gian: 2 phỳt) Sưu tầm tranh ảnh làng mạc, đô thị VN Học sinh bỏo cỏo kết quả làm việc với GV. E. HOẠT ĐỘNG TèM TềI, MỞ RỘNG *Tự rỳt kinh nghiệm:

File đính kèm:

  • docxĐ9_TIẾT 2 BÀI 2 DÂN SỐ VÀ GIA TĂNG DÂN SỐ- TRANG W2(1).docx
Giáo án liên quan