Bài giảng môn học Toán lớp 11 - Tiết: 08 - Bài 7 : Hình chiếu phối cảnh

Mục tiêu:

1.Kiến thức:

- Biết được khái niệm về hình chiếu phối cảnh.

- Biết cách vẽ phác hình chiếu phối cảnh của vật thể đơn giản.

2.Kĩ năng:

- Vẽ đươc một số hình chiếu đơn giản.

- Nhận biết và xác định được đâu là hình chiếu phối cảnh.

3. Thái độ:

- Hiểu được một cách đơn giản về hình chiếu phối cảnh.

II. Chuẩn bị:

 

doc4 trang | Chia sẻ: lephuong6688 | Lượt xem: 1478 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Bài giảng môn học Toán lớp 11 - Tiết: 08 - Bài 7 : Hình chiếu phối cảnh, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn: 10/10/2008 Tiết: 08 Bài 7 : HÌNH CHIẾU PHỐI CẢNH I.Mục tiêu: 1.Kiến thức: Biết được khái niệm về hình chiếu phối cảnh. Biết cách vẽ phác hình chiếu phối cảnh của vật thể đơn giản. 2.Kĩ năng: - Vẽ đươc một số hình chiếu đơn giản. - Nhận biết và xác định được đâu là hình chiếu phối cảnh. 3. Thái độ: - Hiểu được một cách đơn giản về hình chiếu phối cảnh. II. Chuẩn bị: 1.Giáo viên: Tranh vẽ các hình bài 7.2 SGK công nghệ 11. Nghiên cứu nội dung bài trong SGK, SGV và kiến thức liên quan ( SGK công nghệ 8 và bài 5 công nghệ 11) 2.Học sinh: Dụng cụ vẽ: bút chì , thước kẻ, tẩy Ôn lại kiến thức hình chiếu xuyên tâm công nghệ 8. III Tiến trình tổ chức tiết dạy: 1. Ổn định tổ chức :1’ Kiểm tra sĩ số. 2. Kiểm tra bài cũ: Không kiểm tra. 3. Nội dung bài mới: * Giới thiệu bài: (1’) Các em quan sát thấy trướt các công trình đang xây dựng luôn có mô hình của công trình. Các mô hình đó người ta xây dựng bằng phương pháp hình chiếu phối cảnh. Vậy phương pháp đó được thực hiện như thế nào? (vào nội dung bài mới) TL Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh Nội dung Hoạt động 1: Tiàm hiểu khái niệm về hình chiếu phối cảnh. 8’ 4’ 7’ Cho HS quan sát hình 7.1 SGK Hỏi: Các em cho biết hình vẽ biểu diễn nội dung gì? Hỏi: Có nhận thấy gì về kích thước các bộ phận của ngôi nhà? Gv nhận xét: Hình 7.1 SGK chính là hình chiếu phối cảnh của ngôi nhà. Nhắc lại hình chiếu xuyên tâm. Hỏi: Hình chiếu phối cảnh là gì? Gv: Cho hs quan sát hình 7.2 sgk. Đặt các câu hỏi sau: + Điểm nhìn là gì? + Mặt phẳng tầm mắt là gì? + Mặt tranh là gì? - Giới thiệu một vài ứng dụng của HCPC. -Yêu cầu HS quan sát tiếp hình 7.3 SGK. Gv: Hình 7.3 là HCPC 1 điểm tụ. Hình 7.1 là HCPC hai điểm tu. Hỏi: HCPC một điểm tụ và hai điểm tụ giống và khác nhau ở những điểm nào? Quan sát hình 7.1 SGK và trả lời các câu hỏi của giáo viên: Cho biết hình vẽ không gian của một ngôi nhà. Các bộ phận ngôi nhà ở càng xa càng nhỏ, Các đường thẳng song song trong thực tế lại hội tụ. Nhớ lại kiến thức đã học lớp 8, đọc thônh tin sgk trả lời câu hỏi của GV. Quan sát hình vẽ 7.2 SGK và trả lời câu hỏi của GV. Lắng nghe một vài ứng dụng HCPC và tự liên hệ thực tế. - Quan sát hình vẽ 7.3 SGK và trả lời câu hỏi của gv. I . Khái niệm 1.Hình chiếu phối cảnh (HCPC) là gì? Hình chiếu phối cảnh là hình biểu diễn được xây dựng bằng phép chiếu xuyên tâm. + Tâm chiếu là mắt người quan sát. + Mặt tranh là mặt phẳng tưởng tượng thẳng đứng. + Mặt phẳng vật thể là mặt phẳng nằm ngang đặt vật biểu diễn. + Mặt phẳng tầm mắt là mp nằm ngang đi qua điểm nhìn. + Đường chân trời(tt) làgiao của mp tầm mắt và mặt tranh. 2 .Ứng dụng HCPC: Biểu diễn công trình có kích thước lớn như nhà cửa, cầu đường, đê đập 3 .Các loại HCPC: + HCPC 1 điểm tụ: mặt tranh được chọn song song với một mặt của vật thể. + HCPC 2 điểm tụ: mặt tranh không song song với mặt nào của vật thể. Hoạt động 2: Tìm hiểu phương pháp vẽ phác HCPC một điểm tụ của vật thể đơn giản 20’ Đặt bài toán: Cho vật thể có dạng hình chữ L. Hãy vẽ phác HCPC một điểm tụ của vật thể. Yêu cầu học sinh đọc kĩ phần các bước vẽ phác HCPC một điểm tụ. Thực hiện và giải thích các bước trên bảng. Đọc phần các bước vẽ phác HCPC một điểm tụ.. Nghe nội dung trình bày của gv và vẽ theo. II. Phươngb pháp vẽ phác hình chiếu phối cảnh. Các bước vẽ HCPC một điểm tụ: Bước 1: Vẽ đường chân trời (tt; chỉ định độ cao của điểm nhìn). Bước 2: Chọn điểm tụ F. Bước 3: Vẽ hình chiếu đứng của vật thể. Bước 4: Nối điểm tụ với một số điểm trên hình chiếu đứng. Bước 5: Xác định chiều rộng của vật thể. Bước 6: Dựng các cạnh còn lại của vật thể. Bước 7: Tô đậm cạnh thấy của vật thể. (Hình vẽ cuối bài) Hoạt động 3: Tổng kết, đánh giá 4’ Nêu các câu hỏi củng cố bài: + định nghĩa các khái niệm: điểm nhìn, mặt tranh, mp tầm mắt, mp vật thể, đường chân trời, điểm tụ? + So sánh việc vẽ phác HCPC với việc vẽ bức tranh phong cảnh? Gv: Yêu cầu một hs trả lời Tổng hợp hướng dẫn hs trả lời câu hỏi. Trả lời câu hỏi của gv Học sinh khác lên nhận xét IV. Rút kinh nghiệm, bổ sung:

File đính kèm:

  • doct8.doc