Bài giảng môn học Vật lý lớp 10 - Bài 44: Thuyết động học phân tử chất khí - Cấu tạo chất

. MỤC TIÊU

1. Kiến thức:

- Có khái niệm về chất; hiểu rõ ràng và chính xác khái niệm số mol, số Avogadro, có thể tính toán ra một số hệ quả trực tiếp.

- Nắm được nội dung cơ bản của thuyết động học phân tử về chất khí và sơ lược về chất lỏng và chất rắn.

2. Kỹ năng:

- Biết tính toán một số đại lượng của chất khí: số mol, số phân tử, khối lượng,

- Giải thích được các tính chất của chất khí.

 

doc14 trang | Chia sẻ: lephuong6688 | Lượt xem: 762 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Bài giảng môn học Vật lý lớp 10 - Bài 44: Thuyết động học phân tử chất khí - Cấu tạo chất, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
PHẦN HAI NHIỆT HỌC CHƯƠNG VI CHẤT KHÍ Bài 44. THUYẾT ĐỘNG HỌC PHÂN TỬ CHẤT KHÍ - CẤU TẠO CHẤT I. MỤC TIÊU 1. Kiến thức: - Có khái niệm về chất; hiểu rõ ràng và chính xác khái niệm số mol, số Avogadro, có thể tính toán ra một số hệ quả trực tiếp. - Nắm được nội dung cơ bản của thuyết động học phân tử về chất khí và sơ lược về chất lỏng và chất rắn. 2. Kỹ năng: - Biết tính toán một số đại lượng của chất khí: số mol, số phân tử, khối lượng, - Giải thích được các tính chất của chất khí. II. CHUẨN BỊ 1. Giáo viên: - Dụng cụ thí nghiệm như hình 44.4. - Hình vẽ 44.2. 2. Học sinh: Ôn các kiến thức về cấu tạo chất đã học ở lớp 8. 3. Gợi ý ứng dụng CNTT: Đây là một bài học có nhiều thuận lợi để ứng dụng CNTT. Giáo viên có thể sưu tầm các đoạn phim về chuyển động Brown, minh họa các tính chất của chất khí, hoặc mô phỏng chuyển động của các phân tử bằng Flash, III. TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC Hoạt động 1: Kiểm tra bài cũ Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh Bài ghi của HS - Đặt câu hỏi về cấu tạo của các chất - Nhận xét câu trả lời của HS. - Trình bày kiến thức về cấu tạo chất đã biết ở lớp 8. - Nhận xét câu trả lời của bạn. Hoạt động 2: Tính chất của chất khí và một số khái niệm cơ bản Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh Bài ghi của HS - Yêu cầu HS đọc SGK để tìm hiểu tính chất và cấu trúc của chất khí. - Yêu cầu HS so sánh với chất lỏng. - Yêu cầu HS đọc sách tìm hiểu khái niệm mol, khối lượng mol, thể tích mol. - Hướng dẫn HS suy ra công thức tính khối lượng một phân tử, số mol và số phân tử chứa trong khối lượng m của một chất. - Nêu và hướng dẫn HS làm một số bài tập đơn giản tính số mol, số nguyên tử, trả lời câu hỏi C1. - Đọc phần 1 và 2 SGK tìm hiểu tính chất và cấu trúc của chất khí. - So sánh với chất lỏng. - Đọc phần 3 SGK tìm hiểu các khái niệm mol, khối lượng mol, thể tích mol. - Suy luận ra công thức tính khối lượng một phân tử, số mol và số phân tử chứa trong khối lượng m của một chất. - Làm bài tập, trả lời câu hỏi, trình bày đáp án. - Nhận xét bài giải của bạn. 1. Tính chất của chất khí - Bành trướng: chiếm toàn bộ thể tích của bình chứa. Do tính chất này mà hình dạng và thể tích của một lượng khí là hình dạng và thể tích của bình chứa nó. - Dễ nén. - Có khối lượng riêng nhỏ so với chất lỏng và chất rắn. 2. Cấu trúc của chất khí Mỗi chất khí được tạo thành từ các phân tử giống hệt nhau. Mỗi phân tử có thể bao gồm một hay nhiều nguyên tử. 3. Các khái niệm cơ bản a. Mol: 1 mol là lượng chất trong đó có chứa một số phân tử hay nguyên tử bằng số nguyên tử chứa trong 12 gam Cacbon 12. b. Số Avogadro: Số nguyên tử hay phân tử chứa trong 1 mol của mọi chất đều bằng nhau và gọi là số Avogadro NA NA = 6,02.1023 mol-1 c. Khối lượng mol: Khối lượng mol của một chất (ký hiệu µ) được đo bằng khối lượng của một mol chất ấy. d. Thể tích mol: Thể tích mol của một chất được đo bằng thể tích của một mol chất ấy. Ở điều kiện chuẩn (0oC, 1atm), thể tích mol của mọi chất khí đều bằng 22,4 lít/mol hay 0,0224 m3/mol. Hoạt động 3: Thuyết động học phân tử chất khí và các chất Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh Bài ghi của HS - Yêu cầu HS đọc phần 4 SGK và trình bày tóm tắt các lập luận theo cách hiểu của mình. - Yêu cầu HS đọc phần 5 SGK và trình bày tóm tắt những nội dung cơ bản của thuyết động học phân tử chất khí. - Yêu cầu HS đọc phần 6 SGK và đặt các câu hỏi để HS trình bày cấu tạo phân tử của các chất. - Nhận xét câu trả lời của HS. - Đọc, hiểu và trình bày tóm tắt các lập luận về cấu trúc phân tử của chất khí. - Tóm tắt nội dung thuyết động học phân tử của chất khí. - Đọc SGK tìm hiểu cấu tạo phân tử của các chất. 4. Thuyết động học phân tử chất khí: - Chất khí gồm các phân tử có kích thước rất nhỏ (có thể coi như chất điểm). - Các phân tử chuyển động nhiệt hỗn loạn không ngừng. Nhiệt độ càng cao thì vận tốc chuyển động nhiệt càng lờn. - Khi chuyển động, các phân tử va chạm với nhau làm chúng bị thay đổi phương và vận tốc chuyển động, hoặc va chạm với thành bình tạo nên áp suất của chất khí lên thành bình. 5. Cấu tạo phân tử của chất: Chất được cấu tạo từ những phân tử (hoặc nguyên tử) chuyển động nhiệt không ngừng. - Ở thể khí, các phân tử ở xa nhau, lực tương tác giữa các phân tử yếu nên chúng chuyển động về mọi phía nên một lượng khí không có thể tích và hình dạng xác định. - Ở thể lỏng thể rắn, các phân tử ở gần nhau, lực tương tác giữa chúng mạnh, nên các phân tử chỉ dao động quanh một vị trí cân bằng. Do đó khối chất lỏng và vật rắn có thể tích xác định. Ở thể rắn, các vị trí cân bằng của phân tử là cố định nên vật rắn có hình dạng xác định. Ở thể lỏng thì các vị trí cân bằng có thể di chuyển nên khối chất lỏng không có hình dạng xác định mà có thể chảy. Họat động 4: Vận dụng, củng cố Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh Bài ghi của HS - Hướng dẫn HS tóm tắt nội dung cơ bản của bài học. - Nêu các câu hỏi và nhận xét câu trả lời của HS. - Đánh giá, nhận xét kết quả giờ dạy. - Tóm tắt nội dung cơ bản của bài học. - Trả lời các câu hỏi trong SGK. - Làm bài tập 2 SGK. - Nhận xét bài giải của bạn. Hoạt động 5: Hướng dẫn làm việc ở nhà Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh Bài ghi của HS - Nêu các câu hỏi và bài tập về nhà. - Những việc cần chuẩn bị cho bài sau. Ghi câu hỏi và các công việc cần chuẩn bị. ------------------------------------------ Bài 45. ĐỊNH LUẬT BOYLE – MARIOTTE A. MỤC TIÊU 1. Kiến thức Hiểu định luật Boyle – Mariotte và vẽ được đường biểu diễn sự phụ thuộc của áp suất theo nhiệt độ trên đồ thị. 2. Kỹ năng - Quan sát và theo dõi thì nghiệm, từ đó rút ra định luật Boyle – Mariotte. - Vận dụng được định luật để giải thích các hiện tượng thực tế và giải các bài toán liên quan. - Biết vẽ đồ thị biểu diễn quá trình đẳng nhiệt trên các hệ trục tọa độ khác nhau. - Có thái độ khách quan, kiên nhẫn khi theo dõi và tiến hành thí nghiệm. B. CHUẨN BỊ 1. Giáo viên: - Dụng cụ thí nghiệm như hình 45.1 hoặc các thí nghiệm khác để dẫn tới định luật Boyle – Mariotte. - Đồ thị đẳng nhiệt. 2. Học sinh: Vẽ hình mô tả thí nghiệm. 3. Gợi ý ứng dụng CNTT: Mô phỏng chuyển động nhiệt của các phân tử chất khí trong thí nghịêm. C. TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC Hoạt động 1: Kiểm tra bài cũ Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh Bài ghi của HS - Nêu câu hỏi kiểm tra kiến thức bài học trước. - Nhận xét câu trả lời của học sinh. - Trình bày nội dung cơ bản của thuyết động học phân tử và các khái niệm cơ bản. - Nhận xét câu trả lời của bạn. Hoạt động 2: Tiến hành thí nghiệm Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh Bài ghi của HS - Giới thiệu với HS mục đích thí nghiệm và các dụng cụ thí nghiệm. - Hướng dẫn các nhóm thực hiện thí nghiệm và ghi kết quả. - Gợi ý HS nhận xét kết quả thí nghiệm. - Làm thí nghiệm và ghi kết quả. - Nhận xét kết quả: Tích pV là một hằng số. 1. Thí nghiệm: a) Thí nghịêm (đọc SGK) b) Kết luận: Khi nhiệt độ khối khí không đổi thì ta có: Hoạt động 3: Tìm hiểu định luật và vận dụng Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh Bài ghi của HS - Yêu cầu HS đọc phần 2 SGK để nắm được nội dung định luật và điều kiện áp dụng định luật. - Yêu cầu HS làm bài tập vận dụng và nhận xét kết quả. - Đọc SGK. - Phát biểu định luật Boyle – Mariotte và công thức. - Làm bài tập vận dụng ở mục 3 SGK. 2.ĐịnhluậtBoyle–Mariotte: Ở nhiệt độ không đổi, tích của áp suất p và thể tích V của một lượng khí xác định là một hằng số. pV = hằng số Hoạt động 4: Vận dụng, củng cố Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh Bài ghi của HS - Yêu cầu HS trả lời các câu hỏi 1-5 SGK và nêu thêm một số câu hỏi khác. - Nhận xét câu trả lời của HS. - Đánh giá, nhận xét giờ dạy. - Trả lời các câu hỏi và nhận xét câu trả lời của bạn. Hoạt động 5: Hướng dẫn làm việc ở nhà Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh Bài ghi của HS - Nêu câu hỏi và bài tập về nhà. - Yêu cầu HS đọc trước bài sau. - Ghi câu hỏi và BTVN. - Chuẩn bị cho bài sau. Bài 46. ĐỊNH LUÂT CHARLES – NHIỆT ĐỘ TUYỆT ĐỐI A. MỤC TIÊU 1. Kiến thức - Nắm được khái niệm khí lý tưởng, nhiệt độ tuyệt đối. Hiểu được khái niệm nhiệt độ. - Biết vận dụng khái niệm nhiệt độ tuyệt đối để phát biểu định luật Charles. 2. Kỹ năng - Quan sát và theo dõi thí nghiệm , rút ra nhận xét rằng trong phạm vi biến thiên nhiệt độ của thí nghiệm thì tỉ số không đổi. Thừa nhận kết quả đó trong phạm vi biến thiên nhiệt độ lớn hơn, từ đó rút ra . - Giải thích được định luật bằng thuyết động học phân tử. - Vận dụng được định luật để giải bài tập và giải thích các hiện tượng liên quan. B. CHUẨN BỊ 1. Giáo viên - Dụng cụ thí nghiệm. - Đồ thị đường đẳng áp. 2. Học sinh Ôn lại thuyết động học phân tử và định luật Boyle – Mariotte. 3. Gợi ý ứng dụng CNTT - Mô phỏng chuyển động của các phân tử khí trong quá trình thí nghiệm. - Mô phỏng chuyển động của các phân tử khí khi nhiệt độ giảm dần đến độ không tuyệt đối. C. TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC Hoạt động 1: Kiểm tra bài cũ Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh Bài ghi của HS - Nêu câu hỏi và nhận xét câu trả lời của HS. - Phát biểu định luật Boyle – Mariotte, điều kiện áp dụng. Vẽ đường đẳng nhiệt trên hệ trục (p,V). - Nhận xét câu trả lời của bạn. Hoạt động 2: Tìm hiểu định luật Charles Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh Bài ghi của HS - Nêu mục đích thí nghiệm, cho HS nghiên cứu, đề xuất phương án thí nghiệm. - Hướng dẫn HS tiến hành thí nghiệm và rút ra kết quả. - Yêu cầu HS đọc phần 4 SGK, phát biểu định luật và rút ra biểu thức. - Phân tích để học sinh hiểu rõ định luật. - Đọc SGK, tìm hiểu phương án thí nghiệm. - Tiến hành thí nghiệm. - Đọc SGK, phát biểu định luật và ghi nhận công thức. 1. Thí nghiệm (đọc SGK) 2. Định luật Charles: Với một lượng khí có thể tích không đổi thì áp suất p phụ thuộc vào nhiệt độ t của khí như sau: trong đó có giá trị như nhau đối với mọi chất khí, mọi nhiệt độ và bằng độ-1. Hoạt động 3: Hình thành mô hình khí lý tưởng, khái niệm nhiệt độ tuyệt đối. Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh Bài ghi của HS - Yêu cầu HS đọc SGK tìm hiểu mô hình khí lý tưởng (theo quan điểm vĩ mô). - Nhắc lại mô hình khí lý tưởng theo quan điểm vi mô (ở bài 44). - Từ biểu thức định luật Charles, đặt vấn đề: khi p = 0 thì t bằng bao nhiêu? - Phân tích cho HS biết đó là nhiệt độ thấp nhất, không thể đạt được trong thực tế. - Hướng dẫn HS xây dựng biểu thức định luật Charles theo nhiệt độ tuyệt đối. - Đọc SGK và trình bày khái niêm về khí lý tưởng. - Trả lời câu hỏi của GV, và tìm hiểu ý nghĩa của giá trị . - Từ khái niệm nhiệt độ tuyệt đối, xây dựng biểu thức định luật Charles theo nhiệt độ tuyệt đối. 3. Khí lý tưởng Khí lý tưởng (theo quan điểm vĩ mô) là khí tuân theo đúng hai định luật Boyle-Mariotte và Charles. Ở áp suất thấp, có thể coi khí thực như là khí lý tưởng. 4. Nhiệt độ tuyệt đối - Nhịêt giai Kelvin là nhiệt giai trong đó không độ (0 K) tương ứng với nhiệt độ -273oC và khoảng cách nhiệt độ1kelvin (1K) bằng khoảng cách 1oC. - Nhiệt độ đo trong nhịêt giai Kelvin được gọi là nhiệt độ tuyệt đối, ký hiệu T. T = t +273 - Trong nhiệt giai Kelvin, định luật Charles được viết như sau: Hoạt động 4: Vận dụng, củng cố Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh Bài ghi của HS - Nêu và hướng dẫn HS trả lời các câu hỏi trong SGK và các câu hỏi thực tế khác. - Nhận xét câu trả lời của HS. - Đánh giá, nhận xét giờ dạy. - Trả lời các câu hỏi. Nhận xét câu trả lời của bạn. Hoạt động 5: Hướng dẫn làm việc ở nhà Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh Bài ghi của HS - Nêu câu hỏi và bài tập về nhà. - Yêu cầu HS đọc bài sau. - Ghi câu hỏi và BTVN. - Chuẩn bị cho bài sau. Bài 47. PHƯƠNG TRÌNH TRẠNG THÁI CỦA KHÍ LÝ TƯỞNG. ĐỊNH LUẬT GAY LUSSAC A. MỤC TIÊU 1. Kiến thức - Biết tổng hợp kiến thức của định luật Boyle-Mariotte và định luật Charles để tìm ra sự phụ thuộc lẫn nhau của ba đại lượng nhiệt độ, áp suất, thể tích của một lượng khí nhất định. - Biết cách suy ra quy luật phụ thuộc của thể tích vào nhiệt độ khi áp suất không đổi dựa vào phương trình trạng thái. 2. Kỹ năng - Từ phương trình trạng thái suy ra các phương trình ứng với các quá trình đẳng nhiệt, đẳng áp, đẳng tích. - Vận dụng phương trình trạng thái của khí lý tưởng để giải các bài toán liên quan. B. CHUẨN BỊ 1. Giáo viên - Đồ thị các quá trình đẳng nhiệt, đẳng tích, đẳng áp. 2. Học sinh - Ôn lại các định luật Boyle – Mariotte và Charles. 3. Gợi ý ứng dụng CNTT - Mô phỏng chuyển động của các phân tử khí trong các đẳng quá trình. C. TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC Hoạt động 1: Kiểm tra bài cũ Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh Bài ghi của HS - Nêu câu hỏi về định luật Charles, khí lý tưởng và nhiệt độ tuyệt đối. - Nhận xét câu trả lời của HS. - Phát biểu định luật Charles; khái niệm khí lý tưởng, nhiệt độ tuyệt đối. - Nhận xét câu trả lời của bạn. Hoạt động 2: Phương trình trạng thái khí lý tưởng, định luật Gay Lussac Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh Bài ghi của HS Đặt vấn đề: Với một khối khí xác định thì ba đại lượng p, V, T liên hệ với nhau như thế nào? - Hướng dẫn học sinh xây dựng mối liên hệ p, V, T giữa hai trạng thái thông qua trạng thái trung gian. Từ đó đi đến phương trình trạng thái. - Nhận xét cách làm của HS. - Từ phương trình trạng thái, hướng dẫn HS rút ra định luật Gay Lussac. - Hướng dẫn HS trả lời câu hỏi C1. - Thiết lập phương trình trạng thái theo hướng dẫn của GV. - Áp dụng phương trình trạng thái cho quá trình đẳng áp, rút ra định luật Gay Lussac. - Trả lời câu hỏi C1. 1.Phương trình trạng thái khí lý tưởng: Xét một khối khí biến đổi từ trạng thái 1 (p1, V1, T1) sang trạng thái 2 (p2, V2, T2). Chia quá trình thành hai đẳng quá trình: đẳng nhiệt (1-2’) và đẳng tích (2’-2). Trong quá trình (1-2’), định luật Boyle-Mariotte cho ta: (1) Trong quá trình (2’-2), định luật Charles cho ta: hay (2) Từ (1) và (2): Vì các trạng thái 1 và 2 được chọn bất kỳ nên ta có thể viết: Đây là phương trình trạng thái của khí lý tưởng. 2. Định luật Gay Lussac: Trong quá trình đẳng áp (p = const) thì phương trình trạng thái cho ta: Phát biểu định luật: Thể tích V của một lượng khí có áp suất không đổi thì tỉ lệ với nhiệt độ tuyệt đối của khí. Hoạt động 3: Vận dụng, củng cố Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh Bài ghi của HS - Hướng dẫn HS trả lời các câu hỏi trong SGK và các câu hỏi thực tế liên quan đến định luật, làm bài tập ở phần 3 SGK. - Trả lời câu hỏi và làm bài tập vận dụng. Hoạt động 4: Hướng dẫn làm việc ở nhà Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh Bài ghi của HS - Nêu câu hỏi và bài tập về nhà. - Hướng dẫn HS chuẩn bị bài sau. - Ghi câu hỏi và bài tập về nhà. - Chuẩn bị bài sau. ---------------------------------------------------- Bài 48. PHƯƠNG TRÌNH CLAPEYRON – MENDELEEV I. MỤC TIÊU 1.Kiến thức - Nắm được cách tính hằng số bên vế phải của phương trình trạng thái, từ đó thu được phương trình Clapeyron – Mendeleev. 2. Kỹ năng - Tính toán với các biểu thức tương đối phức tạp. - Vận dụng phương trình Clapeyron – Mendeleev để giải bài tập. B. CHUẨN BỊ 1. Giáo viên 2. Học sinh - Ôn lại các khái niệm lượng chất và mol đã học ở bài đầu chương. - Ôn lại ba định luật về khí lý tưởng, phương trình trạng thái. C. TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC Hoạt động 1: Kiểm tra bài cũ Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh Bài ghi của HS - Yêu cầu HS viết phương trình trạng thái và từ đó suy ra các định luật về khí lý tưởng. - Nhận xét câu trả lời của HS. - Viết PTTT và áp dụng cho các đẳng quá trình. - Nhận xét câu trả lời của bạn. Hoạt động 2:Thiết lập phương trình Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh Bài ghi của HS Đặt vấn đề: Phương trình trạng thái cho biết sự phụ thuộc lẫn nhau giữa ba thông số trạng thái của khí lý tưởng: p, V, T. Hằng số ở vế phải của phương trình phụ thuộc vào khối lượng (hay số mol) của chất khí. Ta sẽ xác định hằng số này để tìm mối liên quan giữa p, V, T với khối lượng (số mol) khí. Hướng dẫn HS xác định hằng số ở vế phải của PTTT, xác định hằng số R. Từ đó viết thành phương trình Clapeyron – Mendeleev. Chú ý học sinh về đơn vị của các đại lượng trong biểu thức. - Tiến hành theo hướng dẫn của GV để tìm ra pt Clapeyron - Mendeleev. 1. Thiết lập phương trình Xét một khối khí có khối lượng m và khối lượng mol µ. Khi đó, số mol khí là: Nếu xét trong điều kiện chuẩn (áp suất p0 = 1atm = 1,013.105 Pa và nhiệt độ T0 = 273K) thì thể tích lượng khí trên là: Thay p0, T0 và V0 vào phương trình trạng thái, ta tính được ằhng số C ở vế phải ứng với lượng khí đang xét: Trong đó: Chú ý: Pa.m3 = (N/m2).m3 = N.m = J Vậy: R = 8,31 J/mol.K R có cùng giá trị với mọi chất khí và được gọi là hằng số chất khí. Thay vào vế phải của PTTT: PT này gọi là phương trình Clapeyron – Mendeleev. Hoạt động 3: Vận dụng, củng cố Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh Bài ghi của HS - Hướng dẫn HS làm bài tập vận dung trong SGK. - Đặt câu hỏi vận dụng kiến thức của bài học. - Làm bài tập vận dụng và trả lời câu hỏi. 2. Bài tập vận dụng (giải các bài tập vận dụng trong SGK vào vở) Hoạt động 4: Hướng dẫn làm việc ở nhà Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh Bài ghi của HS - Nêu câu hỏi và bài tập về nhà. - Yêu cầu HS ôn lại các bài đã học trong chương để chuẩn bị cho tiết bài tập. - Ghi câu hỏi và bài tập về nhà. - Chuẩn bị bài sau. Hoạt động 2 (...phút ): BÀI TẬP VẬN DỤNG ĐỊNH LUẬT BEC-NU-LI Hoạt động của học sinh Hoạt động của giáo viên Nội dung Bài 3/205 SGK Sđm = 3cm2 vđm = 30cm/s Smm = 3.10–7 cm2 vmm = 0,05cm/s Tìm số mao mạch? Bài tập 2 (vận dụng định luật Bec-nu-li) Gọi HS tóm tắt và giải bài toán - Lưu lượng máu đưa từ tim ra A = vđm.Sđm = 30.3 = 90cm3/s - Lưu lượng máu trong mỗi mao mạch A’ = vmm.Smm = 0,05. 3.10–7 A’ = 15.10–9 cm3/s - Ta biết máu từ tim ra sẽ chảy vào trong các mao mạch nên A = n.A’ (n : số lượng mao mạch) Þ (mao mạch) Bài 4/205 SGK Tại S1 = S có v1 = 2m/s p1 = 8.104 Pa Tại S2 = S/4 thì có v2 và p2 bao nhiêu? Bài tập 3 Gọi HS tóm tắt và giải bài toán Trong ống dòng, tốc độ chất lỏng tỉ lệ nghịch với tiết diện ống nên tại nơi có tiết diện S2, tốc độ nước sẽ là v2 = v1 . S1/S2 = 2´4 = 8 m/s Theo định luật Bec-nu-li, áp suất toàn phần của chất lỏng tại một điểm bất kỳ là một hằng số nên p1 + ½ rv12 = p2 + ½ rv22 Áp suất của chất lỏng tại nơi có tiết diện S2 = S/4 là Þ p2 = p1 + ½ rv12 – ½ rv22 Þ p2 = 8.104 + ½ .4200.22 – ½ .4200.82 Þ p2 = 5.104 (Pa) ---------- o0o ----------

File đính kèm:

  • docGiao an 10 nang cao(3).doc