Kiến thức
-Nêu được từ trường tồn tại ở đâu, có tính chất gì: Từ trường tồn tại trong không gian có các điện tích chuyển động (xung quanh dòng điện hoặc nam châm).
-Tính chất cơ bản của từ trường là nó gây ra lực từ tác dụng lên một nam châm hay một dòng điện đặt trong nó.
-Nêu được các đặc điểm của đường sức từ của thanh nam châm thẳng, của nam châm chữ U, của dòng điện thẳng dài, của ống dây có dòng điện chạy qua.
Đặc điểm các đướng sức từ của nam châm thẳng :
3 trang |
Chia sẻ: lephuong6688 | Lượt xem: 908 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Bài giảng môn học Vật lý lớp 10 - Chương IV: Từ trường (tiếp), để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ĐỀ CƯƠNG VẬT Lí LỚP 11 THI LẠI
TT GDTX CHƠN THÀNH
Chương IV. Từ TRƯờNG
Kiến thức
-Nêu được từ trường tồn tại ở đâu, có tính chất gì: Từ trường tồn tại trong không gian có các điện tích chuyển động (xung quanh dòng điện hoặc nam châm).
-Tính chất cơ bản của từ trường là nó gây ra lực từ tác dụng lên một nam châm hay một dòng điện đặt trong nó.
-Nêu được các đặc điểm của đường sức từ của thanh nam châm thẳng, của nam châm chữ U, của dòng điện thẳng dài, của ống dây có dòng điện chạy qua.
ã Đặc điểm các đướng sức từ của nam châm thẳng :
+ Bên ngoài nam châm, đường sức từ là những đường cong, có hình dạng đối xứng qua trục của thanh nam châm, có điểm đi ra từ cực Bắc và đi vào ở cực Nam.
+ Càng gần đầu thanh nam châm đường sức càng mau hơn (từ trường càng mạnh hơn).
ã Đặc điểm các đướng sức từ của nam châm chữ U :
+ Bên ngoài nam châm, đường sức từ là những đường cong khép kín, có hình dạng đối xứng qua trục của thanh nam châm chữ U, đi ra từ cực Bắc và đi vào ở cực Nam.
+ Càng gần đầu thanh nam châm, đường sức càng mau hơn (từ trường càng mạnh hơn).
+ Đường sức từ của từ trường trong khoảng giữa hai cực của nam châm hình chữ U là những đường thẳng song song cách đều nhau. Từ trường trong khu vực đó là từ trường đều.
ãĐặc điểm đường sức từ của dòng điện thẳng: là các đường tròn đồng tâm nằm trong mặt phẳng vuông góc với dòng điện. Tâm của các đường sức từ là giao điểm của mặt phẳng đó và dây dẫn.
+ Chiều của các đường sức từ được xác định theo quy tắc nắm tay phải : Giơ ngón cái của bàn tay phải hướng theo chiều dòng điện, khum bốn ngón kia xung quanh dây dẫn thì chiều từ cổ tay đến các ngón là chiều của đường sức từ.
ãĐặc điểm đường sức từ của ống dây: Bên trong ống dây, các đường sức từ song song với trục ống dây và cách đều nhau. Nếu ống dây đủ dài (chiều dài rất lớn so với đường kính của ống) thì từ trường bên trong ống dây là từ trường đều. Bên ngoài ống, đường sức từ có dạng giống đường sức từ của nam châm thẳng.
+ Chiều các đường sức từ trong lòng ống dây được xác định theo quy tắc nắm tay phải: Khum bàn tay phải sao cho chiều từ cổ tay đến ngón tay chỉ chiều dòng điện chạy qua ống dây, thì ngón tay cái choãi ra chỉ chiều của đường sức từ trong lòng ống dây.
-Phát biểu được định nghĩa và nêu được phương, chiều của cảm ứng từ tại một điểm của từ trường. Nêu được đơn vị đo cảm ứng từ: ã ĐN:Trong thí nghiệm trên ta thấy rằng thương số chỉ phụ thuộc vào vị trí đặt đoạn dây trong từ trường. Người ta dùng B để đặng trưng cho từ trường và gọi là cảm ứng từ.
ã Ta gọi vectơ cảm ứng từ tại một điểm đặc trưng cho từ trường về phương diện tác dụng lực lên dòng điện là một vectơ :
+ Có hướng (phương, chiều) trùng với hướng của đường sức từ trường tại điểm đó ;
+ Có độ lớn là , trong đó l là chiều dài của một đoạn dây dẫn ngắn có cường độ dòng điện I đặt tại điểm xác định trong từ trường và vuông góc với các đường sức từ tại điểm đó.
+ Trong hệ SI, lực từ F đo bằng N, cường độ dòng điện I đo bằng A, chiều dài đoạn dây điện l đo bằng m, thì đơn vị của cảm ứng từ là tesla (T).
- Viết được công thức tính cảm ứng từ tại một điểm của từ trường gây bởi dòng điện thẳng dài vô hạn, tại tâm của dòng điện tròn và tại một điểm trong lòng ống dây có dòng điện chạy qua hay .
-Viết được công thức tính lực từ tác dụng lên một đoạn dây dẫn thẳng có dòng điện chạy qua đặt trong từ trường đều. Một đoạn dây dẫn có chiều dài l và dòng điện I chạy qua, được đặt trong từ trường đều thì chịu tác dụng của lực từ có điểm đặt tại trung điểm đoạn dây, có phương vuông góc với đoạn dây và đường sức từ, có chiều tuân theo quy tắc bàn tay trái, và có độ lớn tính bằng công thức:
F = BIl sina
trong đó, a là góc tạo bởi đoạn dây dẫn và đường sức từ; I là cường độ dòng điện chạy trong đoạn dây. B là hệ số tỉ lệ ( cảm ứng từ) chỉ phụ thuộc vào vị trí đặt đoạn dây.
ã Quy tắc bàn tay trái: Để bàn tay trái sao cho đường sức từ hướng vào lòng bàn tay, chiều từ cổ tay đến ngón giữa là chiều của dòng điện trong dây dẫn, khi đó chiều ngón cái choãi ra chỉ chiều của lực từ.
Kĩ năng:
Xác định được độ lớn cảm ứng từ tại một điểm trong từ trường gây bởi dòng điện thẳng dài, tại tâm của dòng điện tròn và tại một điểm trong lòng ống dây có dòng điện chạy qua
Chương V. CảM ứNG ĐIệN Từ
Kiến thức:
- Mô tả được thí nghiệm về hiện tượng cảm ứng điện từ: Thí nghiệm gồm một nam châm và một ống dây có mắc một điện kế nhạy để phát hiện dòng điện trong ống dây. Khi ống dây và nam châm đứng yên thì trong ống dây không có dòng điện. Khi ống dây và nam châm chuyển động tương đối với nhau thì trong thời gian chuyển động, trong ống dây có dòng điện.
+Dòng điện trong mạch kín chỉ xuất hiện trong thời gian mà số đường sức qua mặt giới hạn bởi mạch kín biến thiên. Dòng điện xuất hiện trong mạch kín khi có sự biến thiên rừ thông qua mạch điện kín gọi là dòng điện cảm ứng.
- Viết được công thức tính từ thông qua một diện tích và nêu được đơn vị đo từ thông. Nêu được các cách làm biến đổi từ thông: F = BScosa đơn vị từ thông là vêbe, kí hiệu là Wb
Có ba cách làm biến đổi từ thông :
+ Thay đổi độ lớn B của cảm ứng từ ;
+ Thay đổi độ lớn của diện tích S ;
+ Thay đổi giá trị của góc a (góc hợp bởi vectơvới vectơ cảm ứng từ ).
- Phát biểu được định luật Fa-ra-đây về cảm ứng điện từ và định luật Len-xơ về chiều dòng điện cảm ứng.
- Nêu được từ trường trong lòng ống dây có dòng điện chạy qua và mọi từ trường đều mang năng lượng.
Kĩ năng
- Vận dụng được công thức F = BScosa.
- Xác định được chiều của dòng điện cảm ứng theo định luật Len-xơ và theo quy tắc bàn tay phải.
Chương VI. KHúC Xạ áNH SáNG
Kiến thức
-Phát biểu được định luật khúc xạ ánh sáng:
+ Tia khúc xạ nằm trong mặt phẳng tới.Tia tới và tia khúc xạ nằm ở hai bên pháp tuyến tại điểm tới.
+ Đối với hai môi trường trong suốt nhất định, tỉ số giữa sin của góc tới và sin của góc khúc xạ là một hằng số :
= n21 hay n1 sin i = n2 sin r
Hằng số n tuỳ thuộc vào môi trường khúc xạ (môi trường chứa tia khúc xạ) và môi trường tới (môi trường chứa tia tới).
Nếu n > 1 thì sini > sinr hay i > r, môi trường khúc xạ chiết quang hơn môi trường tới.
Nếu n < 1 thì sini < sinr hay i < r, môi trường khúc xạ chiết quang kém môi trường tới.
- Nêu được chiết suất tuyệt đối, chiết suất tỉ đối là gì và mối quan hệ giữa các chiết suất này với tốc độ của ánh sáng trong các môi trường. Hằng số n21 là chiết suất tỉ đối của môi trường khúc xạ đối với môi trường tới.
+Chiết suất tỉ đối bằng tỉ số giữa các tốc độ v1 và v2 của ánh sáng trong môi trường tới và môi trường khúc xạ :
n = n21 =
+ Chiết suất tuyệt đối của một môi trường là chiết suất tỉ đối của môi trường đó đối với chân không.
Chiết suất tuyệt đối của môi trường 1 và của môi trường 2 là:
n1 = ; n2 =
- Nêu được tính chất thuận nghịch của sự truyền ánh sáng
- Mô tả được hiện tượng phản xạ toàn phần và nêu được điều kiện xảy ra hiện tượng này.
ã Điều kiện xảy ra hiện tượng phản xạ toàn phần: Khi ánh sáng đi từ môi trường có chiết suất lớn hơn sang môi trường có chiết suất nhỏ hơn và có góc tới i lớn hơn hoặc bằng góc giới hạn igh (i ³ igh), thì sẽ xảy ra hiện tượng phản xạ toàn phần, trong đó mọi tia sáng đều bị phản xạ, không có tia khúc xạ.
- Mô tả được sự truyền ánh sáng trong cáp quang và nêu được ví dụ về ứng dụng của cáp quang và tiện lợi của nó.
Kĩ năng
- Vận dụng được hệ thức của định luật khúc xạ ánh sáng.
- Giải được các bài tập về hiện tượng phản xạ toàn phần.
Chương VII. MắT Và CáC DụNG Cụ QUANG
- Mô tả được lăng kính là gì. Lăng kính là một khối trong suốt, đồng chất, được giới hạn bởi hai mặt phẳng không song song. Trong thực tế, lăng kính thường là một khối lăng trụ tam giác. Góc A hợp bởi hai mặt bên của lăng kính gọi là góc chiết quang hay góc ở đỉnh của lăng kính.
- Nêu được lăng kính có tác dụng làm lệch tia sáng truyền qua nó. Tia ló ra khỏi lăng kính bao giờ cũng lệch về phía đáy lăng kính so với tia tới.
- Vận dụng được các công thức về lăng kính để tính được góc ló, góc lệch.
HẾT
File đính kèm:
- De cuong on thi lai lop 10 mon Li.doc