Câu 1: Trường hợp nào dưới đây có thể coi vật là chất điểm?
A. Trái Đất trong chuyển động tự quay quanh mình nó. C. Người nhảy cầu lúc đang rơi xuống nước.
B. Hai hòn bi lúc va chạm với nhau. D. Giọt nước mưa lúc đang rơi.
Câu 2: Cách chọn hệ tọa độ nào dưới đây là thích hợp nhất để xác định vị trí của một máy bay đang bay?
A. Khoảng cách đến sân bay xuất phát C. Kinh độ, vĩ độ địa lý và độ cao của máy bay
B. Khoảng cách đến sân bay gần nhất D. Kinh độ, vĩ độ địa lý
3 trang |
Chia sẻ: lephuong6688 | Lượt xem: 543 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Bài giảng môn học Vật lý lớp 10 - Đề cương ôn tập kiểm tra 45 phút, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP KIỂM TRA 45’ MÔN VẬT LÝ
Câu 1: Trường hợp nào dưới đây có thể coi vật là chất điểm?
A. Trái Đất trong chuyển động tự quay quanh mình nó.
C. Người nhảy cầu lúc đang rơi xuống nước.
B. Hai hòn bi lúc va chạm với nhau.
D. Giọt nước mưa lúc đang rơi.
Câu 2: Cách chọn hệ tọa độ nào dưới đây là thích hợp nhất để xác định vị trí của một máy bay đang bay?
A. Khoảng cách đến sân bay xuất phát
C. Kinh độ, vĩ độ địa lý và độ cao của máy bay
B. Khoảng cách đến sân bay gần nhất
D. Kinh độ, vĩ độ địa lý
Câu 3: Chuyển động của một vật là sự thay đổi
A. vị trí của vật đó so với các vật khác theo thời gian
C. hình dạng của vật đó theo thời gian
B. vị trí và hình dạng của vật đó theo thời gian
D. vị trí của vật đó so với một vật khác
Câu 4: Vật nào trong những trường hợp dưới đây không thể coi như chất điểm.
A. Viên đạn bay trong không khí loãng.
C. Viên bi rơi từ cao xuống đất.
B. Trái Đất quay xung quanh Mặt Trời.
D. Bánh xe đạp quay quanh trục.
Câu 5: Quỹ đạo chuyển động trong những trường hợp nào sau đây là đường thẳng?
A. Quả cam ném theo phương ngang
C. Viên bi rơi tự do
B. Con cá bơi dưới nước
D. Chiếc diều đang bay bị đứt dây
Câu 6: Trong chuyển động thẳng đều
A. quãng đường đi được s tỉ lệ thuận với tốc độ v.
B. tọa độ x tỉ lệ thuận với tốc độ v.
C. tọa độ x tỉ lệ thuận với thời gian chuyển động t.
D. quãng đường đi được s tỉ lệ thuận với thời gian chuyển động t.
Chọn đáp án đúng.
Câu 7: Vật nào có thể chuyển động thẳng đều?
A. Hòn bi lăn trên máng nghiêng
C. Pittông chạy đi, chạy lại trong xilanh
B. Xe đạp đi trên đoạn đường nằm ngang
D. Hòn đá nhỏ được ném thẳng đứng lên cao
Câu 8: Chỉ ra câu sai. Chuyển động thẳng đều có những đặc điểm sau:
A. Quỹ đạo là một đường thẳng.
B. Vật đi được những quãng đường bằng nhau trong những khoảng thời gian bằng nhau bất kì.
C. Tốc độ trung bình trên mọi quãng đường là như nhau.
D. Tốc độ không đổi từ lúc xuất phát đến lúc dừng lại.
Câu 9: Câu nào đúng?
A. Gia tốc của chuyển động thẳng nhanh dần đều bao giờ cũng lớn hơn gia tốc của chuyển động thẳng chậm dần đều.
B. Chuyển động thẳng nhanh dần đều có gia tốc lớn hơn chuyển động thẳng chậm dần đều.
C. Chuyển động thẳng nhanh dần đều có gia tốc tăng, giảm đều theo thời gian.
D. Gia tốc trong chuyển động thẳng nhanh dần đều có phương, chiều và độ lớn không đổi.
Câu 10: Trong công thức tính vận tốc của chuyển động thẳng nhanh dần đều v = v0 + at thì:
A. v luôn luôn dương.
C. a luôn luôn cùng dấu với v.
B. a luôn luôn dương.
D. a luôn luôn ngược dấu với v.
Chọn đáp án đúng.
Câu 11: Trong công thức tính vận tốc của chuyển động thẳng chậm dần đều v = v0 + at thì:
A. v luôn luôn dương.
C. a luôn luôn cùng dấu với v.
B. a luôn luôn dương.
D. a luôn luôn ngược dấu với v.
Chọn đáp án đúng.
Câu 12: Công thức nào dưới đây là công thức liên hệ giữa vận tốc, gia tốc và quãng đường đi được của chuyển động thẳng nhanh dần đều?
A. v+v0=2as
C.v2+v02=2as
B. v-v0=2as
D. v2-v02=2as
Câu 13: Chuyển động của vật nào dưới đây sẽ được coi là tự do nếu được thả rơi?
A. Một cái lá cây rụng.
C. Một chiếc khăn tay.
B. Một sợi chỉ.
D. Một mẩu phấn.
Câu 14: Chuyển động nào dưới đây có thể coi như là chuyển động rơi tự do?
A. Chuyển động của một hòn sỏi được ném lên cao.
B. Chuyển động của một hòn sỏi được ném theo phương nằm ngang.
C. Chuyển động của một hòn sỏi được ném theo phương xiên góc.
D. Chuyển động của một hòn sỏi được thả rơi xuống.
Câu 15: Chuyển động nào dưới đây không thể coi là chuyển động rơi tự do?
A. Một viên đá nhỏ được thả rơi từ trên cao xuống đất
B. Các hạt mưa nhỏ rơi gần tới mặt đất
C. Một chiếc lá rụng đang rơi từ trên cây xuống đất
D. Một viên bi bằng chì đang rơi trong ống thủy tinh đặt thẳng đứng và đã được hút chân không
Câu 16: Chuyển động của vật nào dưới đây là chuyển động tròn đều?
A. Chuyển động của một con lắc đồng hồ.
B. Chuyển động của một mắt xích xe đạp.
C. Chuyển động của cái đầu van xe đạp đối với người ngồi trên xe, xe chạy đều.
D. Chuyển động của cái đầu van xe đạp đối với mặt đường, xe chạy đều.
Câu 17: Chuyển động của vật nào dưới đây không phải là chuyển động tròn đều?
A. Ghế của chiếc đu quay khi đu quay hoạt động ổn định
B. Một điểm nằm trên vành bánh đà của một động cơ đang hoạt động ổn định
C. Đầu van của bánh xe máy khi xe đang hãm phanh
D. Đầu cánh quạt khi quạt đang quay ổn định.
Câu 18: Chỉ ra câu sai. Chuyển động tròn đều có các đặc điểm sau:
A. Quỹ đạo là đường tròn.
C. Tốc độ góc không đổi.
B. Véctơ vận tốc không đổi.
D. Véctơ gia tốc luôn hướng vào tâm.
Câu 19: Một hành khách ngồi trong toa tàu H, nhìn qua cửa sổ thấy toa tàu N bên cạnh và gạch lát sân ga đều chuyển động như nhau. Hỏi toa tàu nào chạy?
A. Tàu H đứng yên, tàu N chạy.
C. Cả hai tàu đều chạy
B. Tàu H chạy, tàu N đứng yên.
D. Các câu A, B, C đều không đúng.
Câu 20: Công thức liên hệ giữa tốc độ dài (v) và tốc độ góc (ω), công thức tính gia tốc hướng tâm (aht) trong chuyển động tròn đều là:
A. v=r.ω; aht=v2r
C. v=r.ω;aht=v2r
B. v= ωr;aht=v2r
D. v=ωr;aht=v2.r
File đính kèm:
- ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP KIỂM TRA 45.docx