Bài giảng môn học Vật lý lớp 10 - Ôn tập kiến thức về các định luật bảo toàn

A/ MỤC TIÊU:

- Củng cố kiến thức về các định luật bảo toàn

- Hướng dẫn h/s vận dụng các định luật bảo toàn vào giải bài tập

 B/CHUẨN BỊ:

 1) Giáo viên:

 -Hệ thống lí thuyết kiến thức

-. đề bài tập và đáp án

 2) Học sinh:

 ôn kĩ lí thuyết và làm trước bài tập ở nhà

 

doc3 trang | Chia sẻ: lephuong6688 | Lượt xem: 808 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Bài giảng môn học Vật lý lớp 10 - Ôn tập kiến thức về các định luật bảo toàn, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn : 10/3/08 Giáo án tự chọn buổi 5 Gv: Đỗ Quang Sơn ôn tập kiến thức về các định luật bảo toàn A/ Mục tiêu: - Củng cố kiến thức về các định luật bảo toàn - Hướng dẫn h/s vận dụng các định luật bảo toàn vào giải bài tập B/Chuẩn bị: 1) Giáo viên: -Hệ thống lí thuyết kiến thức -. đề bài tập và đáp án 2) Học sinh: ôn kĩ lí thuyết và làm trước bài tập ở nhà C/Tiến trình Dạy- Học: Hoạt động 1: Hướng dẫn h/s ôn tập lí thuyết ........ Hoạt động của thầy Hoạt động của trò -. Đặt câu hỏi yêu cầu h/s trả lời +.Nêu định nghĩa và công thức tính động lượng của một vật và của một hệ vật ? +. Nêu định luật bảo toàn động lượng ? +. Nêu công thức tính công và công suất ? +. Nêu nội dung và viết biểu thức của định lí động năng? +. Nêu công thức tính công của trọng lực , Tính thế năng trọng trường ? + Khái niệm lực thế ? + Nêu công thức tính thế năng đàn hồi / +. Nêu nội dung định luật bảo toàn cơ năng +. Nêu định nghĩa va chậm đàn hồi và va chạm mềm _. Yêu cầu học sinh nhận xét câu trả lời của bạn - Nhận xét phần trả lời của h/s - Nhớ lại kiến thức , trả lời câu hỏi của g/v - Thảo luận và nhận xét câu trả lời của bạn Củng cố kiến thức chuẩn bị vận dụng vào giải bài tập Hoạt động 2: Hướng dẫn làm tập củng cố ........ Hoạt động của thầy Hoạt động của trò - Giới thiệu đề bài (Qua phát đề phô tô ) -. Yêu cầu h/s : +. Đọc kĩ đề bài , phân tích nội dung đề, Tóm tắt , vẽ hình minh hoạ +. Vận dụng các công thức , địng lí , định luật có liên quan để lập phương trình , hệ phương trình +. Giải phương trình và hệ phương trình tìm đại lượng ẩn - Yêu cầu h/s nhận xét bài giải của bạn -. Nhận xét bài giả của h/s và nêu kết luận chuẩn kiến thức - NC kĩ đề bài - Vận dụng kiến thức để giải bài - Thảo luận và nhậnh xét bài làm của bạn Ghi nhận kiến thức Hoạt động 3: Hướng dẫn bài về nhà ........ Hoạt động của thầy Hoạt động của trò - Yêu cầu học làm tiếp các bài tập trong tờ đề và bài tập tương tự trong sbt Ghi nhớ công việc và làm bài tập ở nhà đề bài tập - tự chọn buổi 5 Vận dụng Các định luật bảo toàn Bài 1 Một quả bóng có khối lượng m=200gam đang bay với vận tốc 20m/s thì đập vào một bức tường thẳng đứng . Biết rằng véc tơ vận tốc của bóng ngay trước khi đập vào tường hợp với tường góc 450 .Ngay sau khi bật trở ra véc tơ vận tốc của quả bóng hợp với tường góc 300và có độ lớn 15m/s ( H.Vẽ ) 1) Tính độ biến thiên động lượng của quả bóng do va chạm với tường 2) Nếu thời gian va chạm giữa tường với bóng là 0,04s Xác định lực trung bình tương tác giữa tường với bóng Bài 2 Một viên đạn đang bay theo phương ngang , cách mặt đất 200m với vận tốc 300m/s thì nổ và vỡ thành hai mảnh . Mảnh 1có khối lưọng 10kg bay lên theo phương thẳng đứng với vận tốc 500 m/s so với đất . Mảnh hai có khối lượng 20kg .Lấy g=9,8m/s2 1) Xác định vận tốc của mảnh thứ hai ngay sau khi đạn nổ 2)Xác định vận tốc của hai mảnh ( so với đất ) ngay trước khi chạm đất Bài 3( 10.1/tr29/GTVTNT2-VL10) Một ôtô có khối lượng 1tấn , bắt đầu chuyển động thẳng nhanh dần đều trên đường nằm ngang , đi được quãng đường 100m thì vận tốc đạt 72km/h. Biết hệ số ma sát lăn giữa bánh xe với mặt đường là 0,05 Tính công do lực kéo của động cơ thực hiện trên quãng đường đó Tính công suất trung bình của động cơ trên quãng đường đó Tính công suất tức thời của động cơ ở cuối giây thứ năm kể từ khi xe bắt đầu chuyển động Bài 4(bài 1/tr40/BTVL10NC) Hai xe lăn được nối với nhau bằng một sợi dây để ép chặt một lò so đặt giữa hai xe . thoạt đầu cả hai xe nằm yên trên mặt đất . Khi đốt dây lò xo bung ra ,đẩy hai xe chuyển động theo hai hướng ngược nhau . Xe một có khối lượng m1=100g chuyển động được 18m thì dừng lại . Hỏi xe hai có khối lượng m2=300g đi được quãng đường bao nhiêu thì dừng lại ? coi hệ số ma sát giữa hai xe với mặt đất là Bài 5 (TD1.ÔTVL10) Một vật có khối lượng m=1kg bắt dầu trượt không vận tốc ban đầu từ dỉnh một mặt phẳng nghiêng cao 1m và dài 10m , khi tới chân của mặt phẳng nghiêng nó có thể trượt tiếp trên mặt phẳng nằm ngang . Biết rằng hệ số ma sát giữa vật với mặt trượt luôn bằng 0,05, lấy g=10m/s2 .Tính Động năng và vận tốc của vật khi xuống tới chân dốc Quãng đường vật trượt được trên đường nằm ngang tới khi dừng hẳn Bài 6 ( 10.8/tr34/GT&TNT2-VL10) Cho cơ hệ như hình vẽ m1=2kg , m2=3kg ,=300, R là ròng rọc nhỏ không khối lượng và không ma sát . Bỏ qua khối lượng của dây Lúc đầu hai vật ở ngang nhau , và cách chân mặt phẳng nghiêng độ cao h0=3m. Chọn gốc thế năng tại chân mặt phẳng nghiêng . Lấy g=10m/s2 Buông tay để hai vật trượt , sau một thời gian thấy hai vật đi được quãng đường 1m Bỏ qua mọi ma sát . a)Hãy xác định chiều chuyển động của các vật b).Tính độ biến thiên thế năng , độ biến thiên động năng , vận tốc của hai vật ở cuối đoạn đường 1m đó 2) Nếu ma sát giữa m2 với mặt phẳng nghiêng là 0,1. Tính độ biến thiên thế năng , độ biến thiên động năng , vận tốc của hai vật ở cuối đoạn đường 1m đó Bài 7 Một con lắc đơn có dây treo dài 1m , quả nặng khối lượng 0,1 kg . Người ta kéo con lắc lệch khỏi vị trí cân bằng để dây treo hợp với đường thẳng đứng góc 450, rồi đẩy cho nó chuyển động với vận tốc ban đầu 2m/s hướng về vị trí cân bằng . Bỏ qua ma sát và sức cản của không khí . Lấy g=10m/s2, lấy gốc thế năng tại vị trí cân bằng 1) Tính độ cao cực đại mà con lắc đạt tới so với VTCB 2) Tính vận tốc của quả nặng khi nó đi qua vị trí cân bằng 3)Tính vận tốc của quả nặng khi dâytreo con lắc hợp với đường thẳng đứng góc 300 Bài 8 Một con lắc đơn có dây treo dài 1m , quả nặng có khối lượng (m ), được treo vào điểm I trên tường thẳng đứng để có thể chuyển động không ma sát trong mặt phẳng thẳng đứng song song với tường . Người ta kéo con lắc lệch với phương thẳng đứng góc 600 rồi đẩy nó chuyển động với vận tốc (v) hướng về vị trí cân bằng Lấy g= 10 m/s2 Xác định giá trị nhỏ nhất của (v) mà con lắc có thể quay hết một vòng mà không bị rơi Bài 9 Quả cầu có khối lượng m1=100 gam , một đĩa cân có khối lượng m2= 50 gam gắn vào đầu trên một lò xo thẳng đứng tạo thành hệ dao động , đầu dưới của lò xo được gắn cố định . Ban đầu m2 đang đứng yên ở vị trí cân bằng , đưa m1 đến vị trí cao hơn đĩa cân 10 cm buông nhẹ không vận tốc ban đầu , m1 rơi xuống đĩa cân và va chạm hoàn toàn mềm ngay sau va chạm m1 dính vào đĩa cân và chuyển động cùng vận tốc . biết lò xo có độ cứng k=75 N/m N/m , lấy g=10m/s2 1) Tính vận tốc của hệ hai vật ngay sau va chạm 2) Tính phần cơ năng đã chuyển thành nhiệt năng khi va chạm 3) Tính độ biến dạng cực đại của lò xo trong quá trình hệ dao động

File đính kèm:

  • docGATC- B5VL10NC.doc