Bài giảng môn học Vật lý lớp 10 - Qui tắc hợp hai lực song song điều kiện cân bằng của vật rắn có trục quay cố định

- H/S vận dụng qui tắc tìm hợp lực , qui tắc mô men và giải bài tập về tìm hợp lực và cân bằng của vật rắn

-. Rèn kĩ năng biểu diễn lực trên hình vẽ

 B/CHUẨN BỊ:

 1) Giáo viên:

 Đề bài , đáp án và hệ thống câu hỏi hướng dẫn h/s làm bài ôn tập kiến thức

 2) Học sinh:

 Ôn kĩ nội dung lí thuyết và làm trước bài về nhà

 

doc3 trang | Chia sẻ: lephuong6688 | Lượt xem: 739 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Bài giảng môn học Vật lý lớp 10 - Qui tắc hợp hai lực song song điều kiện cân bằng của vật rắn có trục quay cố định, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn : 1/2/08 Tiết : buổi 4 g/v: Đỗ Quang Sơn Nội dung : qui tắc hợp hai lực song song điều kiện cân bằng của vật rắn có trục quay cố định A/ Mục tiêu: - H/s vận dụng qui tắc tìm hợp lực , qui tắc mô men và giải bài tập về tìm hợp lực và cân bằng của vật rắn -. Rèn kĩ năng biểu diễn lực trên hình vẽ B/Chuẩn bị: 1) Giáo viên: Đề bài , đáp án và hệ thống câu hỏi hướng dẫn h/s làm bài ôn tập kiến thức 2) Học sinh: Ôn kĩ nội dung lí thuyết và làm trước bài về nhà C/Tiến trình Dạy- Học: Hoạt động 1: Hướng dẫn h/s ôn tập lí thuyết ........ Hoạt động của thầy Hoạt động của trò - Đặt câu hỏi yêu cầu h/s trả lời +. Nêu qui tắc tổng hợp hai lực có giá song song ? +. Nêu qui tắc tổng hợp hai lực giá song song cùng chiều . và hai lực giá song song ngược chiều ? +. Nêu công thức tính mô men ? +. Nêu qui tắc mô men ? - Nhận xét câu trả lời của h/s - Nhớ lại kiến thức trả lời câu hỏi của g/ v - Thảo luận và nhận xét câu trả lời của bạn củng cố kiến thức Hoạt động 2: . Hướng dẫn h/s làm bài tập vận dụng . ( Đề bài tập vận dụng cụ thể ở phần dưới của giáo án ) .... Hoạt động của thầy Hoạt động của trò Bài 1 - Giới thiệu đề bài - Yêu cầu h/s : +.N/C kĩ đề bài , vẽ hình minh họa , tóm tắt bài +. Vận dụng kiến thức để làm bài + . Nhận xét bài làm của bạn - Nhận xét bài làm của h/s Các bài tập khác hướng dẫn h/s làm tương tự như với bài tập 1 - Ghi nhận đề bài -. Vận dụng kiến thức để làm bài -. Thảo luận , nhận xét bài làm của bạn Ghi nhận kiến thức Các bài tập khác vận dụng kiến thức để làm bài như với bài tập 1 - Ghi nhận đề bài -. Vận dụng kiến thức để làm bài -. Thảo luận , nhận xét bài làm của bạn Ghi nhận kiến thức Hoạt động 3: Hướng dẫn bài về nhà ........ Hoạt động của thầy Hoạt động của trò yêu cầu h/s làm các bài tập tương tự trong sbtvl10 NC ghi nhớ bài về nhà đề bài tập - buổi tự chọn số 4 Bài 1 ( bài 3.4 /tr34/BTVL10NC) Một hình trụ bằng nhôm có chiều cao 20 cm , bán kính 1cm ,được treo vào đầu một lực kế R. biết khối lượng riêng của nhôm là 2700 kg/m3. Lấy g= 10m/s2 Từ từ nhúng chìm hình trụ hoàn toàn vào trong một bình nước sao cho trục của lò xo nằm trong phương thẳng đứng . Xác định số chỉ của lực kế khi khối trụ đứng cân bằng Bài 2( 3.7/tr35/BTVL10 NC) Hai lực có giá song song và có độ lớn lần lượt là F1=20 N và F2=30N. khoảng cách từ giá của hợp lực đến giá của lực F2 bằng 0,8m . Tìm khoảng cách giữa hai lực đó trong hai trường hợp sau : 1) Hai lực cùng chiều 2) Hai lực ngược chiều Bài 3 (3.14/tr37/BTVL10NC) Một thanh thẳng đồng chất tiết diện đều ( có trọng tâm nằm đúng giữa thanh ) và có trọng lượng P=1N, và có chiều dài AB=1m, được đặt nằm ngang . A B có thể quay quanh một trục cố định tại Avà B được treo vào móc của một lực kế có trục nằm trong đường thẳng đứng (H vẽ ) Người ta treo vào M vật m1=0,5 kg , vào N vật m2= 0,2 kg Biết AN=80cm, AM=20cm. Lấy g= 10m/s2 bỏ qua ma sát 1) Xác định số chỉ của lực kế 2) Xác định lực do trục quay tác dụng lên A Bài 4 ( TD3.175/VTKVL10NC) Thanh thẳng AB có trọng tâm nằm đúng giữa thanh và có chiều dài AB=90 cm và khối lượng m=2kg. Người ta đặt AB lên điểm tì tại 0 và treo vào A vật m1= 4kg , vào B vật m2=6 kg thì thấy AB nằm cân bằng trong mặt phẳng nằm ngang . Lấy g=10m/s2. Tính khoảng cách A0 Bài 5 Một thanh thẳng AB dài 1m, có khối lượng m1= 5kg và trọng tâm nằm đúng giữa thanh, được đặt nằm ngang trên hai diểm tì tại Avà B. Treo vào C có AC=60cm vật m2= 10 kg . Lấy g= 10m/s2. Xác định lực nén của AB lên hai giá đỡ Bài 6 Cho một cơ hệ như hình vẽ : AB là thanh thẳng có trọng tâm đúng giữa thanh , có khối lượng m=1kg và có thể quay quanh bản lề tại B , R là ròng rọc nhỏ không khối lượng không ma sát , AB cân bằng trên mặt phẳng nằm ngang m1=5kg, m2=1,5kg, AC=80cm , g=10m/s2 Tính chiều dài của thanh AB

File đính kèm:

  • docGATC-B4 VL10NC.doc