I. MỤC TIÊU
1. Kiến thức : - Nắm được các khái niệm về : chuyển động cơ; chất điểm; quỹ đạo của chuyển động.
- Biết cách: xác định vị trí của vật trong không gian; thời gian trong chuyển động .
- Phân biệt được : thời điểm và thời gian ; hệ toạ độ và hệ quy chiếu,.
2. Kỹ năng : - Xác định được vị trí của một chất điểm trên một quỹ đạo thẳng hoặc cong.
- Biết cách chọn hệ quy chiếu thích hợp trước khi giải bài toán chuyển động cơ.
3. Thái độ : - Có được cách nhìn, cách nghĩ rõ ràng và chính xác về chuyển động cơ.
- Mong được vận dụng hiểu biết chuyển đông cơ để khảo sát những tình huống chuyển động trong thực tế.
3 trang |
Chia sẻ: lephuong6688 | Lượt xem: 584 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Bài giảng môn học Vật lý lớp 10 - Tiết 1 : Bài 1: Chuyển động cơ (tiết 11), để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
PHẦN I : CƠ HỌC
Chương I. ĐỘNG HỌC CHẤT ĐIỂM
Tiết 1 :Bài 1. CHUYỂN ĐỘNG CƠ
I. MỤC TIÊU
1. Kiến thức : - Nắm được các khái niệm về : chuyển động cơ; chất điểm; quỹ đạo của chuyển động.
- Biết cách: xác định vị trí của vật trong không gian; thời gian trong chuyển động .
- Phân biệt được : thời điểm và thời gian ; hệ toạ độ và hệ quy chiếu,.
2. Kỹ năng : - Xác định được vị trí của một chất điểm trên một quỹ đạo thẳng hoặc cong.
- Biết cách chọn hệ quy chiếu thích hợp trước khi giải bài toán chuyển động cơ.
3. Thái độ : - Có được cách nhìn, cách nghĩ rõ ràng và chính xác về chuyển động cơ.
- Mong được vận dụng hiểu biết chuyển đông cơ để khảo sát những tình huống chuyển động trong thực tế.
II. CHUẨN BỊ
1. Giáo viên: - Thiết kế bài giảng theo SGK và các tài liệu có liên quan đến bài dạy.
- Một số dụng cụ cần thiết phục vụ bài giảng( phiếu câu hỏi và bài tập củng cố bài học,thước kẽ ).
2. Học sinh : - Đọc trước bài mới; Ôn lại các kiến thức liên quan đã học ở Vật lí 6 và Vật lí 8
III. TIẾN TRÌNH DẠY – HỌC
Hoạt động 1( 3 phút):Giới thiệu sơ lược nội dung chương trình Vật lí 10
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
Nội dung ghi bảng
C1: Trong chương trình vật lí 6 các em đã học được các nội dung kiến thức nào?
C2: Trong chương trình vật lí 8 các em đã học được các nội dung kiến thức nào?
-Thầy xin giới thiệu với các em, chương trình vật lí 10 mà chung ta sẽ tìm hiểu trong thời gian tới đây cũng chỉ 2 nội dung là Cơ học và nhiệt học, tuy nhiên cấp độ sẽ rộng và sâu hơn. Trong học kì 1 các em sẽ tìm hiểu phần cơ học với 4 chương kiến thức. Chương I là ĐHCĐ-khảo sát chuyển động chưa đề cập đến yếu tố lực. bài mở đầu chương là Chuyển động cơ.
TL1: Cơ học và nhiệt học
TL2: Cơ học và nhiệt học
Cơ học/Nhiệt học
10
6
8
-lắng nghe, tiếp thu, ghi đề bài
PHẦN I : CƠ HỌC
Chương I. ĐỘNG HỌC CHẤT ĐIỂM
Tiết 1 :Bài 1. CHUYỂN ĐỘNG CƠ
Hoạt động2 (12 phút) : Tìm hiểu khái niệm chuyển động cơ, chất điểm và quỹ đạo.
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
Nội dung ghi bảng
C3: Khi các em đi xe từ nhà đến trường thì vị trí của xe so với nhà có thay đổi theo thời gian không?
=>khi đó ta nói xe(vật) đã tham gia một chuyển động cơ
C4:Vậy chuyển động cơ là gì?
C5:Giả sử các em đi đến trường bằng ô-tô con(2m) trên đoạn đường dài 100km thì kích thước giữa ô-tô con và độ dài đoạn đường đi như thế nào?
C6:Nếu như ta muốn vẽ ô-tô con (cùng tỉ lệ) lên bảng đồ đường đi thì vẽ như thế nào?
-Chính vì lí do đó mà trong vật lí người ta gọi ô-tô con là chất điểm.
C7: Vậy vật chuyển động được xem là chất điểm khi nào?
- Khi một vật được coi là chất điểm thì khối lượng của vật coi như tập trung tại chất điểm đó.
-Khi ô tô chuyển động thì nó sẽ vạch ra trong không gian một đường nhất định-đường này gọi là quỹ đạo của chuyển động(còn gọi là tập hợp các vị trí của vật chuyển động vạch ra)
-Giới thiệu khái niệm quỹ đạo
C7a: Cho ví dụ một số dạng quỹ đạo chuyển động của vật?
TL3: có
TL4: là sự thay đổi vị trí của vật đó so với các vật khác theo thời gian.
TL5: 2m <<< 100000m:kích thước vật rất nhỏ so với độ dài đường đi.
TL6: Chỉ có thể vẽ bằng một điểm.
TL7: khi vật chuyển động có kích thước rất nhỏ so với độ dài đường đi.
- Tiếp thu, ghi nhận khái niệm quỹ đạo
TL7a: thẳng, cong, tròn
I. Chuyển động cơ . Chất điểm
1. Chuyển động cơ
Chuyển động cơ của một vật là sự thay đổi vị trí của vật đó so với các vật khác theo thời gian.
2. Chất điểm
Chất điểm là vật chuyển động có kích thước rất nhỏ so với độ dài đường đi.
3. Quỹ đạo
Quỹ đạo của chuyển động là đường mà chất điểm chuyển động vạch ra trong không gian
Hoạt động3 (12 phút) : Tìm hiểu cách xác định vị trí của vật trong không gian.
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
Nội dung ghi bảng
-Khi các em đi xe từ nhà đến trường thì vị trí của xe được xác định như thế nào?
- Giới thiệu cách xác định
- Ta xét trường hợp vật chuyển động thẳng. Muốn xác định vị trí của xe tại M, ta chọn 1 vật làm mốc(Nhà) và gắn vào nó một trục tọa độ Ox. Thường người ta chọn trục Ox trùng với đường đi, chiều dương là chiều chuyển động, gốc O tại vị trí xuất phát.
C8: Khi đó tọa độ của xe tại M bằng gì?
-Ta xét trường hợp xe chuyển động cong trong mặt phẳng. Muốn xác định vị trí của xe tại M, ta chọn 1 vật làm mốc(Nhà) và gắn vào nó một trục tọa độ Oxy.
C9: Khi đó tọa độ của xe tại M bằng gì?
-Lắng nghe, ghi nhận
- Ghi nhận cách xác định vị trí của vật trong chuyển động thẳng
TL8: xM =
- Ghi nhận cách xác định vị trí của vật trong chuyển động cong trong mặt phẳng
TL9: Tọa độ của vật tại M là :
XM = ; YM =
II. Cách xác định vị trí của vật trong không gian.
1. Cách xác định vị trí
Để xác định vị trí của vật, ta chọn một vật làm mốc, gắn vào đó một hệ tọa độ, vị trí của vật được xác định bằng tọa độ của nó trong hệ tọa độ này
2. Trường hợp cụ thể:
a)Khi vật chuyển động trên một đường thẳng:
-Chọn trục Ox trùng với đường đi, chiều dương cùng chiều chuyển động của vật,gốc O trùng với vị trí xuất phát
-Chọn vật làm mốc trùng với vị trí xuất phát
=>Vị trí của vật tại M có toạ độ :xM =
b)Khi vật chuyển động trên một đường cong trong một mặt phẳng
-Chọn hệ trục Oxy
-Gốc O(chọn làm vật mốc) trùng với vị trí xuất phát
=>Vị trí của vật tại M có toạ độ :
XM =
YM =
Hoạt động 4 (8 phút) : Tìm hiểu cách xác định thời gian trong chuyển động.
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
Nội dung ghi bảng
-Nếu các em đi xe từ Nhà lúc 6h và đến Trường lúc 7h cùng ngày, thì 6h/7h người ta gọi là thời điểm(đi/đến),khoảng cách thời gian (7h-6h=)1h được gọi là thời gian.
C10: Vậy thời điểm là gì?
C11: Vậy thời gian là gì?
C12:Nếu các em đi xe từ Nhà lúc 0h và đến Trường lúc 1h cùng ngay thì thời điểm đến? thời gian chuyển động?
-Điều này cho thấy nếu vật xuất phát lúc 0h thì thời gian trùng thời điểm.
-Giới thiệu cách xác định thời gian chuyển động: ta chọn một mốc thời gian, dùng đồng hồ đo thời gian giữa 2 thời điểm
-lắng nghe, ghi chép
TL10: là chỉ số thời gian trên đồng hồ.
TL11: là khoảng cách thời gian giữa hai thời điểm
TL12: thời điểm đến 1h, thời gian chuyển động (1h-0h=) 1h
-Ghi nhận chú ý trường hợp thời gian trùng thời điểm.
III. Cách xác định thời gian trong chuyển động .
1.Phân biệt thời điểm và thời gian
a. Thời điểm: là chỉ số thời gian trên đồng hồ.
b. Thời gian: là khoảng cách thời gian giữa hai thời điểm
* Chú ý: nếu vật xuất phát lúc 0h thì thời gian trùng thời điểm.
2.Cách xác định thời gian
Ta chọn một mốc thời gian(thường là thởi điểm xuất phát), dùng đồng hồ đo thời gian giữa 2 thời điểm
Hoạt động 5 (3 phút) : Xác định hệ qui chiếu
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
Nội dung ghi bảng
Khi chúng ta muốn xác định cả vị trí và thời gian chuyển động của vật thì chúng ta cần phải chọn trước các yếu tố: Một vật làm mốc, một hệ toạ độ gắn với vật làm mốc. Một mốc thời gian và một đồng hồ
-chúng được gọi là hệ quy chiếu
Lắng nghe ,ghi nhận khái niệm hệ qui chiếu.
IV. Hệ quy chiếu.
Muốn xác định cả vị trí và thời gian chuyển động của vật trước hết ta chọn hệ quy chiếu gồm :
+ Một vật làm mốc, một hệ toạ độ gắn với vật làm mốc.
+ Một mốc thời gian và một đồng hồ
Hoạt động 6 (7 phút) : Củng cố, dặn dò về nhà.
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
1/Củng cố: Cho học sinh trả lời câu hỏi( kèm theo)
2/Dặn dò : + Học thuộc lí thuyết, trả lời câu hỏi 1=>7/11sgk và làm bài : 1.1=>1.7/5,6sbt
+ Ôn lại vận tốc và chuyển động đều ở Vật lí 8; Hàm số bậc nhất y = ax +b ở Toán 9
+ Trả lời các câu hỏi
+ Ghi nhận dặn dò
GV: Nguyễn Thành Minh Giáo án Vật lí 10 Ngày soạn :
(Chỉ xin lời góp ý hay cho bài giảng về địa chỉ e-mail: thanhminh283@gmail.com)
CÂU HỎI VÀ BÀI TẬP CỦNG CỐ_CHUYỂN ĐỘNG CƠ_Vật lí 10_GV: Nguyễn Thành Minh
1.Chỉ ra phát biểu sai, phát biểu đúng. Nếu sai, sửa lại cho đúng.
1.1.Chuyển động cơ của vật là sự thay đổi khoảng cách của vật so với vật khác theo thời gian.
1.2. Chất điểm là vật chuyển động có kích thước rất lớn so với độ dài đường đi.
1.3. Con kiến và ô tô tải đi trên đoạn đường dài 10m đều xem là chất điểm.
1.4. Quỹ đạo của chuyển động là đường mà chất điểm chuyển động vạch ra trong không gian hay là tập hợp các vị trí chuyển động của vật tạo ra.
1.5. Để xác định vị trí của vật, ta chọn một vật làm mốc, gắn vào đó một hệ tọa độ.
1.6. Thời gian: là chỉ số thời gian trên đồng hồ.
1.7. Thời gian và thời điểm không bao giờ trùng nhau
1.8. Cách xác định thời gian chuyển động của vật là ta chọn vật làm mốc, dùng đồng hồ đo thời gian giữa 2 mốc
1.9. Hệ quy chiếu gồm có: Một vật làm mốc, một hệ toạ độ gắn với vật làm mốc. Một mốc thời gian và một đồng hồ.
2.Yêu cầu về nhà và chuẩn bị cho tiết học sau :
+ Học thuộc lí thuyết, trả lời câu hỏi 1=>7/11sgk và làm bài 1.1=>1.7/5,6sbt.
+ Ôn lại vận tốc và chuyển động đều ở Vật lí 8; Hàm số bậc nhất y = ax +b ở Toán 9.
CÂU HỎI VÀ BÀI TẬP CỦNG CỐ_CHUYỂN ĐỘNG CƠ_Vật lí 10_GV: Nguyễn Thành Minh
1.Chỉ ra phát biểu sai, phát biểu đúng. Nếu sai, sửa lại cho đúng.
1.1.Chuyển động cơ của vật là sự thay đổi khoảng cách của vật so với vật khác theo thời gian.
1.2. Chất điểm là vật chuyển động có kích thước rất lớn so với độ dài đường đi.
1.3. Con kiến và ô tô tải đi trên đoạn đường dài 10m đều xem là chất điểm.
1.4. Quỹ đạo của chuyển động là đường mà chất điểm chuyển động vạch ra trong không gian hay là tập hợp các vị trí chuyển động của vật tạo ra.
1.5. Để xác định vị trí của vật, ta chọn một vật làm mốc, gắn vào đó một hệ tọa độ.
1.6. Thời gian: là chỉ số thời gian trên đồng hồ.
1.7. Thời gian và thời điểm không bao giờ trùng nhau
1.8. Cách xác định thời gian chuyển động của vật là ta chọn vật làm mốc, dùng đồng hồ đo thời gian giữa 2 mốc
1.9. Hệ quy chiếu gồm có: Một vật làm mốc, một hệ toạ độ gắn với vật làm mốc. Một mốc thời gian và một đồng hồ.
2.Yêu cầu về nhà và chuẩn bị cho tiết học sau :
+ Học thuộc lí thuyết, trả lời câu hỏi 1=>7/11sgk và làm bài 1.1=>1.7/5,6sbt.
+ Ôn lại vận tốc và chuyển động đều ở Vật lí 8; Hàm số bậc nhất y = ax +b ở Toán 9.
.
CÂU HỎI VÀ BÀI TẬP CỦNG CỐ_CHUYỂN ĐỘNG CƠ_Vật lí 10_GV: Nguyễn Thành Minh
1.Chỉ ra phát biểu sai, phát biểu đúng. Nếu sai, sửa lại cho đúng.
1.1.Chuyển động cơ của vật là sự thay đổi khoảng cách của vật so với vật khác theo thời gian.
1.2. Chất điểm là vật chuyển động có kích thước rất lớn so với độ dài đường đi.
1.3. Con kiến và ô tô tải đi trên đoạn đường dài 10m đều xem là chất điểm.
1.4. Quỹ đạo của chuyển động là đường mà chất điểm chuyển động vạch ra trong không gian hay là tập hợp các vị trí chuyển động của vật tạo ra.
1.5. Để xác định vị trí của vật, ta chọn một vật làm mốc, gắn vào đó một hệ tọa độ.
1.6. Thời gian: là chỉ số thời gian trên đồng hồ.
1.7. Thời gian và thời điểm không bao giờ trùng nhau
1.8. Cách xác định thời gian chuyển động của vật là ta chọn vật làm mốc, dùng đồng hồ đo thời gian giữa 2 mốc
1.9. Hệ quy chiếu gồm có: Một vật làm mốc, một hệ toạ độ gắn với vật làm mốc. Một mốc thời gian và một đồng hồ.
2.Yêu cầu về nhà và chuẩn bị cho tiết học sau :
+ Học thuộc lí thuyết, trả lời câu hỏi 1=>7/11sgk và làm bài 1.1=>1.7/5,6sbt.
+ Ôn lại vận tốc và chuyển động đều ở Vật lí 8; Hàm số bậc nhất y = ax +b ở Toán 9.
..
CÂU HỎI VÀ BÀI TẬP CỦNG CỐ_CHUYỂN ĐỘNG CƠ_Vật lí 10_GV: Nguyễn Thành Minh
1.Chỉ ra phát biểu sai, phát biểu đúng. Nếu sai, sửa lại cho đúng.
1.1.Chuyển động cơ của vật là sự thay đổi khoảng cách của vật so với vật khác theo thời gian.
1.2. Chất điểm là vật chuyển động có kích thước rất lớn so với độ dài đường đi.
1.3. Con kiến và ô tô tải đi trên đoạn đường dài 10m đều xem là chất điểm.
1.4. Quỹ đạo của chuyển động là đường mà chất điểm chuyển động vạch ra trong không gian hay là tập hợp các vị trí chuyển động của vật tạo ra.
1.5. Để xác định vị trí của vật, ta chọn một vật làm mốc, gắn vào đó một hệ tọa độ.
1.6. Thời gian: là chỉ số thời gian trên đồng hồ.
1.7. Thời gian và thời điểm không bao giờ trùng nhau
1.8. Cách xác định thời gian chuyển động của vật là ta chọn vật làm mốc, dùng đồng hồ đo thời gian giữa 2 mốc
1.9. Hệ quy chiếu gồm có: Một vật làm mốc, một hệ toạ độ gắn với vật làm mốc. Một mốc thời gian và một đồng hồ.
2.Yêu cầu về nhà và chuẩn bị cho tiết học sau :
+ Học thuộc lí thuyết, trả lời câu hỏi 1=>7/11sgk và làm bài 1.1=>1.7/5,6sbt.
+ Ôn lại vận tốc và chuyển động đều ở Vật lí 8; Hàm số bậc nhất y = ax +b ở Toán 9.
File đính kèm:
- Giao an chuyen dong co.docx