Bài giảng môn học Vật lý lớp 10 - Tiết 1: Chuyển động cơ (Tiếp theo)

I. MỤC TIÊU:

1. Kiến thức:

- Hiểu và trả lời các câu hỏi:

+ Chuyển động là gì?

+ Quỹ đạo của chuyển động là gì?

- Nêu được những ví dụ cụ thể về: chất điểm, vật làm mốc, mốc thời gian.

- Phân biệt được hệ toạ độ và hệ quy chiếu.

- Phân biệt được thời điểm và thời gian.

2. Kỹ năng:

 

doc129 trang | Chia sẻ: lephuong6688 | Lượt xem: 534 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Bài giảng môn học Vật lý lớp 10 - Tiết 1: Chuyển động cơ (Tiếp theo), để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
SỞ GIÁO DỤC & ĐÀO TẠO NGHỆ AN TRƯỜNG THPT HỮU NGHỊ ----™&˜---- GIÁO ÁN Vật lí 10 Tổ: KHTN Giáo viên: PHAN TIẾN HÙNG Năm học: 2010 - 2011 Vinh, tháng 8 năm 2010 Phần 1 CƠ HỌC - ĐỘNG HỌC CHẤT ĐIỂM - ĐỘNG LỰC HỌC CHẤT ĐIỂM - CÂN BẰNG VÀ CHUYỂN ĐỘNG CỦA VẬT RẮN - CÁC ĐỊNH LUẬT BẢO TOÀN CHƯƠNG I ĐỘNG HỌC CHẤT ĐIỂM Tiết 1: CHUYỂN ĐỘNG CƠ I. MỤC TIÊU: 1. Kiến thức: - Hiểu và trả lời các câu hỏi: + Chuyển động là gì? + Quỹ đạo của chuyển động là gì? - Nêu được những ví dụ cụ thể về: chất điểm, vật làm mốc, mốc thời gian. - Phân biệt được hệ toạ độ và hệ quy chiếu. - Phân biệt được thời điểm và thời gian. 2. Kỹ năng: - Chọn hệ quy chiếu, mô tả chuyển động. - Chọn mốc thời gian, xác định thời gian. - Trình bày được cách xác định vị trí của một điểm trên một đường cong và trên một mặt phẳng. - Giải được bài toán đổi gốc thời gian. II. CHUẨN BỊ: Giáo viên: - Xem lại phần tương ứng trong sách giáo khoa lớp 8 để biết được học sinh đã học được những gì? - Chuẩn bị tranh về chuyển động cơ. - Chuẩn bị một số ví dụ thực tế về việc xác định vị trí của một điểm để cho học sinh thảo luận. Học sinh: - Nhắc lại những vấn đề đã học ở lớp 8: thế nào là chuyển động, thế nào là độ dài đại số của một đoạn thẳng. III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC: 1. Ổn định tổ chức lớp. 2. Giới thiệu chương trình vật lí lớp 10. 3. Bài mới. HƯỚNG DẪN CỦA GIÁO VIÊN HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH 1) Nhận biết chuyển động cơ, chất điểm, quỹ đạo trong chuyển động - Yêu cầu học sinh xem tranh và nêu câu hỏi về kiến thức lớp 8 để học sinh trả lời. - Gợi ý cho học sinh một số chuyển động cơ học điển hình. - Nhận xét các câu trả lời của học sinh. - Xem tranh, trả lời câu hỏi. + Chuyển động cơ là gì? Vật mốc? Cho ví dụ? + Chất điểm là gì? Khi nào một vật được coi là chất điểm? + Trả lời câu hỏi C1. + Quỹ đạo là gì? Cho ví dụ? - Đọc sách giáo khoa. Trả lời câu hỏi. - Tìm cách mô tả vị trí của chất điểm trên quỹ đạo. - Vẽ hình. - Trả lời câu hỏi C2. 2) Vật làm mốc, thước đo và hệ toạ độ - Gợi ý: điểm mốc, chiều dương, thước đo chiều dài để đo khoảng cách từ vật mốc đến vị trí đang xét. - Gợi ý: điểm mốc và hệ trục toạ độ vuông góc - Gợi ý: vẽ hình 1.4 lên bảng, xác định O, Ox, Oy. - Muốn xác định vị trí của một điểm trên quỹ đạo tối thiểu cần phải biết những gì? Biểu diễn chúng như thế nào? Trả lời câu hỏi C2. - Muốn xác định vị trí của một chất điểm trên mặt phẳng tối thiểu chúng ta cần phải biết những gì? Biễu diễn chúng như thế nào? Trả lời câu hỏi C3 3) Mốc thời gian, thời điểm, thời gian. - Giới thiệu cách đo thời gian, đơn vị - Hướng dẫn cách biểu diễn, cách tính thời gian. - Yêu cầu học sinh trả lời câu hỏi C4. - Đo thời gian dùng đồng hồ như thế nào? - Cách chọn gốc thời gian, biểu diễn trên trục số. - Khai thác ý nghĩa bảng giờ tàu 1.1 sách giáo khoa. - Trả lời câu hỏi C4. 4) Hệ quy chiếu - Gợi ý: vật mốc, trục toạ độ biểu diễn vị trí, trục biểu diễn thời gian. - Nêu định nghĩa hệ quy chiếu. - Nêu câu hỏi. Nhận xét câu trả lời của các nhóm. - Yêu cầu học sinh ghi kết quả vào tập. - Đánh giá, nhận xét kết quả giờ dạy - Đọc sách giáo khoa phần hệ quy chiếu. - Thảo luận nhóm, trả lời câu hỏi 1 đến 4 sách giáo khoa. - Thảo luận nhóm trả lời các câu hỏi trắc nghiệm từ 5 đến 7 sách giáo khoa. - Ghi nhận kiến thức về những khái niệm cơ bản. 6) Hướng dẫn về nhà - Nêu câu hỏi và bài tập về nhà. - Yêu cầu học sinh chuẩn bị bài sau. - Ghi câu hỏi và bài tập về nhà. - Những việc cần chuẩn bị cho bài sau. IV. RÚT KINH NGHIỆM Tiết 2 CHUYỂN ĐỘNG THẲNG ĐỀU I. MỤC TIÊU: 1. Kiến thức: - Tốc độ trung bình vtb=S/t - Định nghĩa chuyển động thẳng đều. - Công thức quãng đường s = vt. - Phương trình chuyển động của chuyển động thẳng đều: x = x0 + vt. - Chỉ xét trường hợp chuyển động theo chiều + của trục toạ độ. - Đồ thị của chuyển động thằng đều. 2. Kỹ năng: - Tính được vtb - Nhận biết được chuyển động thẳng đều qua bài toán cho các dữ kiện suy ra được vtb. - Áp dụng được s = vt trong BT. - Lập được phương trình chuyển động. Vận dụng phương trình chuyển động trong bài hai xe gặp nhau trường cùng chiều. - Vẽ được đồ thị khi cho phương trình chuyển động. Thấy và xác định được sự gặp nhau trên đồ thị. II. CHUẨN BỊ: - Thí nghiệm ảo: có hai chuyển động một thẳng đều, một biến đổi cùng vtb trên cả đoạn đường. - Thí nghiệm giọt nước rơi trong dầu như sách giáo khoa III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC: 1. Ổn định tổ chức lớp. 2. Kiểm tra bài cũ: Chất điểm là gì? Nêu cách xác định vị trí của một vật trên một mặt phẳng 3. Bài mới. Hướng dẫn của giáo viên Hoạt động của học sinh 1) Chuyển động thẳng đều: s = vt - Trình bày thí nghiệm ảo: so sánh chuyển động đều và chuyển động thẳng biến đổi. - Yêu cầu học sinh tính vtb và so sánh chúng trong các đoạn đường khác nhau - Nhận xét và rút ra định nghĩa. - Giáo viên nêu thêm các chuyển động thẳng đều trong thực tế. - Học sinh nghe, làm thí nghiệm minh hoạ, nêu ví dụ ngoài thực tế. - Hoạt động nhóm. - Trả lời kết quả. - Ghi nhận vào tập. - Học sinh làm thí nghiệm sách giáo khoa và kết luận chuyển động thẳng đều, tính được vtb = 3cm/s 2) Quãng đường trong chuyển động thẳng đều - Giáo viên đặt câu hỏi tìm công thức tính s. - Học sinh tự rút ra công thức S = vtb.t - Ghi nhận vào tập. 3) Với KT phương trình chuyển động a) Toạ độ của vật chuyển động thẳng: - Giáo viên chỉ nêu lại vì vừa kiểm tra bài cũ. b) Phương trình chuyển động của chuyển động thẳng đều: - Giáo viên vẽ hình kết hợp đàm thoại rút ra công thức xác định x. Sau đó định nghĩa phương trình chuyển động thẳng đều và ví dụ một phương trình cụ thể. - Giáo viên nêu ý nghĩa của phương trình chuyển động. - Làm việc theo nhóm 4) Với đồ thị - Ôn lại đồ thị của hàm số: y = ax + b. - Liên hệ với phương trình chuyển động rút ra dạng và vẽ một đồ thị cụ thể. - Giáo viên nêu và dùng đàm thoại tìm ra cách giải bằng phép toán và đồ thị. 4. Củng cố bài tập về nhà - Giáo viên yêu cầu học sinh nhớ lại tiết học này đã học những vấn đề gì? - Giáo viên yêu cầu học sinh về nhà học bài, làm 10 bài trong sách giáo khoa và ôn lại về véctơ. Chú ý: Sửa một chỗ dòng 17 trang 13 trong sách giáo khoa: thay vận tốc bằng tốc độ. IV. RÚT KINH NGHIỆM Tiết 3: CHUYỂN ĐỘNG THẲNG BIẾN ĐỔI ĐỀU I. MỤC TIÊU: 1. Kiến thức: - Viết được công thức, định nghĩa, vẽ vectơ biểu diễn vận tốc tức thời, nêu được ý nghĩa vật lý của các đại lượng trong công thức. - Nêu được định nghĩa của chuyển động thẳng biến đổi đều, nhanh dần đều, chậm dần đều. - Viết được phương trình vận tốc của chuyển động thẳng nhanh dần đều, chậm dần đều, nêu được ý nghĩa vật lý của các đại lượng trong công thức, mối tương quan về dấu và chiều của vận tốc và gia tốc trong các chuyển động đó. - Viết được công thức tính và nêu được đặc điểm về phương, chiều, độ lớn của gia tốc trong chuyển động thẳng nhanh dần đều, chậm dần đều. - Viết được công thức tính quãng đường đi được và phương trình chuyển động của chuyển động thẳng nhanh dần đều và chậm dần đều, nói đúng dấu của các đại lượng trong các công thức và phương trình đó. - Xây dựng được công thức tính gia tốc theo vận tốc và quãng đường đi được trong chuyển động thẳng biến đổi đều. 2. Kỹ năng: - Vẽ được đồ thị vận tốc - thời gian trong chuyển động thẳng biến đổi đều. - Giải được các bài tập đơn giản về chuyển động thẳng biến đổi đều. II. CHUẨN BỊ: Dụng cụ để làm thí nghiệm chứng minh về chuyển động thẳng biến đổi gồm có: - Một máng nghiêng dìa 1m. - Một hòn bi xe đạp hoặc viên bi ve. - Một đồng hồ bấm giây. III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC: 1. Ổn định tổ chức lớp. 2. Kiểm tra bài cũ: Nêu công thức tính tốc độ trung bình của một chuyển động thẳng, đơn vị. Nêu định nghĩa, công thức quảng đường đi trong chuyển động thẳng đều. Viết phương trình chuyển động trong chuyển động thẳng đều. 3. Bài mới. Hướng dẫn của giáo viên Hoạt động của học sinh 1) Tạo tình huống học tập - Gọi khoảng 3 học sinh lên quan sát thí nghiệm. - Đặt câu hỏi: + Tốc độ chuyển động của hòn bi trên máng như thế nào?. + Có nhận xét gì về tốc độ của hòn bi tại mỗi điểm trên máng? - Biểu diễn hình vẽ minh hoạ cho chuyển động của hòn bi trên máng nghiêng trên bảng. - Đặt vấn đề: vậy muốn biết tại M hay N hay P hòn bi đang chạy nhanh hay chậm hơn so với các điểm còn lại phải làm gì? - Gợi ý cho học sinh (nếu cần) để các em biết mình phải tìm tốc độ của hòn bi tại M, N, P. - Vào bài với mục tiêu 1. - Quan sát chuyển động thẳng của hòn bi trên ba phần của máng nghiêng đã chia sẵn. - Các học sinh còn lại nhận xét và bổ sung câu trả lời của bạn. - Phán đoán điều phải làm. Đưa ra ý kiến của mình. 2) Tìm hiểu các khái niệm: a) Độ lớn của vận tốc tức thời và vectơ vận tốc tức thời. - Ghi tựa bài đề mục I.1 - Vẽ hình lên bảng. - Yêu cầu học sinh viết công thức tính tốc độ trung bình của xe đi từ M à M’. - Ghi công thức: V = Δs/Δt V: độ lớn vận tốc tức thời tại M. - Liên hệ thực tế phần tốc kế của xe máy, yêu cầu học sinh trả lời câu C1. - Yêu cầu học sinh nhận xét quãng đường tìm được trong câu C1 và thời gian trong câu C1 => Δt,Δs rất nhỏ. - Yêu cầu học sinh đọc mục I.2 và trả lời câu C2. - Ghi bảng phần in nghiêng màu xanh sau khi yêu cầu học sinh đọc to trước lớp. - Yêu cầu học sinh lên bảng biểu diễn vectơ vận tốc tức thời theo ví dụ mà giáo viên cho thêm. b) Chuyển động thẳng biến đổi đều: - Yêu cầu học sinh nhắc lại chuyển động thẳng đều. - Đặt câu hỏi: vậy khi tốc độ trung bình của chuyển động thay đổi trên quãng đường đó gọi là gì? Gi đề mục I.3. - Yêu cầu đọc I.3. - Đặt câu hỏi: . Ta chỉ xét loại chuyển động nào? . Trong chuyển động đó có đặc điểm gì? - Trong chuyển động thẳng đều, để xác định xem xe nào chạy nhanh hơn hay chậm hơn ta so sánh tốc độ tối đa của hai xe. Vậy bây giờ tốc độ của mỗi xe đều thay đổi. Như vậy trong chuyển động thẳng biến đổi đều, muốn xem xe nào chạy nhanh hơn ta phải dùng đại lượng nào để so sánh. c) Gia tốc, vectơ gia tốc trong chuyển động thẳng nhanh dần đều - Ghi đề mục I.1.a lên bảng. Ta biết trong chuyển động thẳng biến đổi đều, tốc độ của chuyển động thay đổi (vận tốc tức thời) nhưng chúng thay đổi những lượng bằng nhau theo thời gian. Cho nên ta sẽ so sánh lượng thay đổi đó của hai xe trong cùng một khoảng thời gian (phần này có thể dùng số liệu cụ thể để làm sáng tỏ hơn). Xét trường hợp tổng quát: giả sử xét xe 1 có vận tốc tại thời điểm t0 là V0, ở thời điểm t là V. ΔV = V - V0 gọi là độ biến thiên vận tốc. a = và ta thấy giá trị đó không đổi. Nếu a của xe nào lớn hơn thì xe đó thay đổi vận tốc nhanh hơn và a được gọi là gia tốc. - Yêu cầu học sinh đọc to phần in nghiêng xanh mục II.1a. - Ghi phần định nghĩa công thức gia tốc lên bảng. - Dựa vào công thức yêu cầu học sinh đưa ra đơn vị của gia tốc. - Yêu cầu học sinh nhận xét xem a là đại lượng vô hướng hay đại lượng vectơ (gợi mở cần thiết). - Yêu cầu học sinh nhận xét phương, chiều của và của , . - Ghi phần in nghiêng lên bảng. - Đọc mục I.1 đồng thời xem hình vẽ trên bảng. - Thực hiện yêu cầu của giáo viên. - Trả lời câu C1 (10cm/s). - Thực hiện yêu cầu của giáo viên. - Thực hiện yêu cầu của giáo viên. Trả lời câu C2. - Ghi vào tập phần trên bảng và các câu trả lời của C1, C2. - Thực hiện yêu cầu của giáo viên. - Trả lời câu hỏi. - Đọc mục I.3. - Trả lời câu hỏi. - Ghi nhận phần định nghĩa chuyển động thẳng nhanh dần đều, chậm dần đều. - Học sinh theo dõi để trả lời các yêu cầu của giáo viên. - Học sinh tính toán và đưa ra nhận xét. - Học sinh thực hiện theo yêu cầu của giáo viên và ghi nhận phần trên bảng vào tập. - Học sinh đọc mục I.1b để trả lời câu hỏi. 4. Củng cố và bài tập về nhà - Đặt lại các câu hỏi cho học sinh nhằm cũng cố lại các ý trong bảng tóm tắt. Nhấn mạnh dấu của a và V trong các công thức. - Yêu cầu học sinh về nhà làm các bài tập và câu hỏi trong sách giáo khoa. IV. RÚT KINH NGHIỆM Tiết 4: CHUYỂN ĐỘNG THẲNG BIẾN ĐỔI ĐỀU (tiếp) I. MỤC TIÊU: 1. Kiến thức: - Viết được công thức tính và nêu được đặc điểm về phương, chiều, độ lớn của gia tốc trong chuyển động thẳng nhanh dần đều, chậm dần đều. - Viết được công thức tính quãng đường đi được và phương trình chuyển động của chuyển động thẳng nhanh dần đều và chậm dần đều, nói đúng dấu của các đại lượng trong các công thức và phương trình đó. - Xây dựng được công thức tính gia tốc theo vận tốc và quãng đường đi được trong chuyển động thẳng biến đổi đều. 2. Kỹ năng: - Vẽ được đồ thị vận tốc - thời gian trong chuyển động thẳng biến đổi đều. - Giải được các bài tập đơn giản về chuyển động thẳng biến đổi đều. II. CHUẨN BỊ: Dụng cụ để làm thí nghiệm chứng minh về chuyển động thẳng biến đổi gồm có: - Một máng nghiêng dài 1m. - Một hòn bi xe đạp hoặc viên bi ve. - Một đồng hồ bấm giây. III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC: 1. Ổn định tổ chức lớp. 2. Kiểm tra bài cũ: Nêu công thức tính gia tốc của một chuyển động thẳng, biến đổi. Viết phương trình chuyển động trong chuyển động thẳng đều. 3. Bài mới. Hướng dẫn của giáo viên Hoạt động của học sinh d) Vận tốc tức thời của chuyển động thẳng nhanh dần đều - Đặt vấn đề: xác định vận tốc trong chuyển động thẳng nhanh dần đều. - Ghi lên bảng đề mục 2. - Yêu cầu học sinh đọc mục 2 => Công thức 3.2. - Yêu cầu nhận xét công thức 3.2 => dạng đồ thị vận tốc - thời gian. - Ghi lên bảng công thức 3.2 và hình 3.5. e) Quãng đường đi được của chuyển động thẳng nhanh dần đều - Ghi đề mục 3 lên bảng. - Yêu cầu học sinh đọc mục 3 và trả lời câu hỏi. - Ghi công thức 3.3. f ) Công thức liên hệ giữa a, V, S trong chuyển động thẳng nhanh dần đều. - Yêu cầu học sinh đọc mục 4 rồi thiết lập công thức 3.4. - Yêu cầu một học sinh lên bảng xây dựng công thức 3.4. - Nhắc lại học sinh phần dấu của a và V trong công thức g) Xây dựng phương trình chuyển động của chuyển động thẳng nhanh dần đều - Ghi đề mục 5 lên bảng. - Vẽ hình 3.7 lên bảng. - Dựa vào hình vẽ và cách xây dựng phương trình chuyển động thẳng đều thiết lập công thức 3.5. - Chia thành 12 nhóm. - Yêu cầu các nhóm xem lại công thức 3.5 và ý nghĩa các đại lượng trong công thức đó. Ví dụ : số liệu cụ thể. - Sau 5 phút, đề nghị nhóm trưởng của các nhóm trình bày kết quả nhóm mình, các nhóm còn lại nhận xét và đánh giá mức độ đúng sai. - Chỉnh sửa và đưa ra nhận xét cuối cùng. Lưu ý học sinh cách chọn mốc thời gian và gốc tọa độ. h) Gia tốc, vận tốc, quãng đường đi được trong chuyển động thẳng chậm dần đều - Tổng kết lại toàn bộ các công thức 3.2, 3.3, 3.4, 3.5 đồng thời nhấn mạnh: . . a cùng dấu với V. . Chiều dương là chiều chuyển động của vật. . Gốc thời gian tại thời điểm t0. - Đặt vấn đề: các công thức trên nếu trong chuyển động thẳng chậm dần đều thì có thay đổi gì? - Ghi đề mục III.1 a.b lên bảng. - Yêu cầu đọc mục 1. - Cho học sinh nhận xét về dấu của a so với dấu của vận tốc. Giải thích tại sao? - Nhấn mạnh lại nhận xét cuối cùng. - Ghi bảng phần in nghiêng xanh. - Yêu cầu học sinh đọc mục 2. Cho biết trong chuyển động thẳng chậm dần đều V tăng hay giảm theo thời gian. - Từ công thức 3.2 kết hợp nhận xét ở trên, yêu cầu học sinh nhận xét dấu của a so với dấu của vận tốc => hình dạng đồ thị. - Yêu cầu học sinh đọc mục 3. - Yêu cầu học sinh nhận xét công thức tính quãng đường đi được trong chuyển động thẳng chậm dần đều có khác gì so với chuyển động thẳng nhanh dần đều không? Chỉ ra điểm giống và khác nhau. - Yêu cầu học sinh trả lời câu C7, C8. - Học sinh ghi phần trên bảng. - Học sinh đọc mục 2 => trả lời yêu cầu của giáo viên. - Trả lời câu C3. - Ghi vào vở phần trên bảng và phần trả lời câu C3. - Thực hiện yêu cầu của giáo viên. - Ghi phần trên bảng. - Trả lời câu C4, C5. - Ghi trả lời C4, C5 vào vở sau khi giáo viên chỉnh sửa hoàn chỉnh. - Đọc mục 4 - Thực hiện yêu cầu của giáo viên. - Theo dõi trên bảng và trả lời các câu hỏi do giáo viên đặt ra. - Hoạt động nhóm: . Các nhóm thực hiện theo yêu cầu của giáo viên, bàn bạc, thảo luận với nhau đối với từng nhóm và đưa ra kết quả. . Cử đại diện nhóm trưởng. - Đọc các công thức theo yêu cầu của giáo viên và trả lời câu hỏi của giáo viên đặt ra. - Đọc mục III.1 - Trả lời câu hỏi của giáo viên. - Ghi lại nội dung trên bảng vào vở. - Đọc mục III.2. - Thực hiện yêu cầu của giáo viên. - Đọc mục 3. - Thực hiện theo yêu cầu của giáo viên. Trả lời câu C7, C8. - Ghi vào vở câu trả lời. - Trả lời câu hỏi của giáo viên đặt ra. - Ghi bài về nhà làm Hướng dẫn làm bài tập Bài: 4. Củng cố và bài tập về nhà - Đặt lại các câu hỏi cho học sinh nhằm cũng cố lại các ý trong bảng tóm tắt. Nhấn mạnh dấu của a và V trong các công thức. - Yêu cầu học sinh về nhà làm các bài tập và câu hỏi trong sách giáo khoa. IV. RÚT KINH NGHIỆM Tiết 5. BÀI TẬP I. MỤC TIÊU 1. Kiến thức. Thông qua chữa bài tập giúp học sinh nắm rõ hơn về chuyển động thẳng biến đổi đều. Viết được PT chuyển động và lấy dấu các đại lượng trong các công thức đó. Từ đó hs vận dụng làm các bài tập tương tự. 2. Kỹ năng. Vận dụng thành thạo các công thức để giải các bài tập SGK và bài tập tương tự II. CHUẨN BỊ. 1. Giáo viên. Hệ thống câu hỏi và bài tập tự luận và trắc nghiệm 2. Học sinh. Ôn tập các công thức đã học và giải các bài tập được giao III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC 1. Ổn định tổ chức lớp học 2. Kiểm tra bài cũ 3. Hướng dẫn làm bài tấpSGK & SBT Hướng dẫn của giáo viên Hoạt động của học sinh 1. Các bài trắc nghiệm Hãy giải thích về phương án trả lời Bài 6/15 Chọn đáp án D Bài 7/15 Chọn đáp án DBài 6/15 Chọn đáp án D Bài 8/15 Chọn đáp án A Bài 9/22 Chọn đáp án D Bài 10/22 Chọn đáp án C Bài 11/22 Chọn đáp ánĐC 2. Các bài tập tự luận trong SGK Bài 12 tr22 Yêu cầu hs đọc và tóm tắt bài, gv ghi bảng Tóm tắt: V0 = 0. t = 1ph V = 40km/h a, a = ? b, S = ? c, t’ = ? V = 60km/h Yêu cầu hs đổi các đơn vị tính của thời gian sang giây, vận tốc sang m/s và nêu công thức tính gia tốc Giải a, Áp dụng công thức tính gia tốc theo đ/n a = b, áp dụng công thức liên hệ V, a, S ta co S=V2/2a = 11,112/2.0,185 = 333m c, từ công thức a = t = /a= 0,185/(16.67-11,11) = 30s Đ/S Bài 13/22 Tóm tắt: V0=40km/h = 11,11m/s S = 1km = 1000m V = 60km/h = 16,67m/s a = ? Giải áp dụng công thức liên hệ V, a, S ta có V2-V02 = 2aS a =(V2-V02)/2S = 16,672 – 11,112)/2.1000 = 0,077 m/s2 Đ/s Bài 14/22 Tóm tắt: V0=40km/h = 11,11m/s t = 2ph =120s V = 0 a = ? S = ? Giải Áp dụng công thức tính gia tốc theo đ/n áp dụng công thức liên hệ V, a, S ta có S = V2 – V02/2a = 667m Đ/s Bài 15/22 Tóm tắt: V0 = 36km/h =10m/s L = S = 20m V = 0 a = ? t = ? Giải áp dụng công thức liên hệ V, a, S ta có V2-V02 = 2aS a =(V2-V02)/2S = (0-100)/2 . 20 = - 2,5m/s2 Áp dụng công thức tính gia tốc theo đ/n a = t = /a = 4s Đ/s 4. Dặn dò BTVN 3.8 - 3.10; 3.13 – 3.15 Sách Bài tập IV. RÚT KINH NGHIỆM Tiết 6 SỰ RƠI TỰ DO I. MỤC TIÊU: 1. Kiến thức: - Trình bày, nêu ví dụ và phân tích được khái niệm về sự rơi tự do. - Nêu được những đặc điểm của sự rơi tự do. 2. Kỹ năng: - Giải được một số bài tập đơn giản về sự rơi tự do. - Đưa ra được những ý kiến nhận xét về hiện tượng xảy ra trong các thí nghiệm sơ bộ về sự rơi tự do. II. CHUẨN BỊ: Giáo viên: - Chuẩn bị những dụng cụ thí nghiệm đơn giản trong 4 thí nghiệm ở mục I.1 gồm: . Một vài hòn sỏi nhỏ. . Một vài tờ giấy phẳng nhỏ, kích thước 15cm x 15cm. . Một vài hòn bi xe đạp (hoặc hòn sỏi nhỏ) và một vài miếng bìa phẳng có trọng lượng lớn hơn trọng lượng của các hòn bi. - Chuẩn bị một số sợi dây dọi và một vòng kim loại có thể lồng vào sợi dây dọi để làm thí nghiệm về phương và chiều của chuyển động rơi tự do. - Vẽ lại ảnh hoạt nghiệm trên giấy khổ to theo đúng tỉ lệ và đo trước tỉ lệ xích của hình vẽ đó. Học sinh: - Ôn bài: Chuyển động thẳng biến đổi đều. III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC: 1. Ổn định tổ chức lớp. 2. Kiểm tra bài cũ - Viết công thức tính vận tốc của chuyển động thẳng nhanh dần đều. Nói rõ dấu của các đại lượng tham gia vào công thức đó. - Viết công thức tính quãng đường đi được của chuyển động thẳng nhanh dần đều. Nói rõ dấu của các đại lượng tham gia vào công thức đó 3. Bài mới. Hướng dẫn của giáo viên Hoạt động của học sinh 1) Tạo tình huống học tập - Đọc to câu hỏi và gọi học sinh trả lời. - Dẫn vào bài mới: nhiều người cho rằng sở dĩ có hiện tượng đó là do trọng lực của trái đất tác dụng lên hòn đá lớn hơn trọng lực mà trái đất tác dụng lên chiếc lá. Nguyên nhân đó có đúng không? Để tìm hiểu câu trả lời, ta phải biết được yếu tố nào đã ảnh hưởng đến sự rơi nhanh, chậm của các vật khác nhau trong không khí. - Nghe và trả lời câu hỏi: “Ở cùng một độ cao, hòn đá hay chiết lá rơi xuống đất nhanh hơn”? 2) Tìm hiểu sự rơi trong không khí - Lần lượt ghi tựa bài, đề mục I, mục 1. lên bảng. - Trình bài về sự rơi của vật. - Ghi lại các nhận xét sơ bộ của học sinh lên bảng nháp. - Lần lượt nêu cac thí nghiệm 1, 2, 3, 4 trong sách giáo khoa. - Yêu cầu học sinh nhận xét về hình dạng khối lượng của các vật trong từng thí nghiệm. - Lần lượt tiến hành thí nghiệm. - Ghi câu trả lời C1 lên bảng. - Kết luận về sự rơi của các vật trong không khí. Yếu tố nào có thể ảnh hưởng đến sự rơi nhanh hay chậm của các vật trong không khí? - Nghe giáo viên trình bài về sự rơi của vật. - Nhận xét sơ bộ về sự rơi của các vật khác nhau trong không khí. - Nhận xét và dự đoán trước kết quả của các thí nghiệm xem vật nào rơi đến đất trước. - Quan sát giáo viên làm thí nghiệm, ghi nhận các yếu tố ảnh hưởng đến sự rơi của các vật trong không khí (khối lượng, hình dạng của các vật). - Học sinh trả lời câu hỏi C1. - Thảo luận về các kết luận của C1. - Học sinh suy nghĩ 3) Tìm hiểu sự rơi trong chân không - Ghi mục 2. lên bảng. - Đặt câu hỏi: Niu-tơn và Ga-li-lê đã loại bỏ ảnh hưởng của không khí trong thí nghiệm như thế nào? - Yêu cầu học sinh trả lời câu hỏi đã nêu ra trong phần kết luận (Yếu tố nào) - Ghi câu trả lời của học sinh lên bảng. - Định nghĩa sự rơi tự do. - Đọc phần mô tả các thí nghiệm và dự đoán sự rơi của các vật khi không có ảnh hưởng của không khí. - Nhận xét về cách loại bỏ ảnh hưởng của không khí trong thí nghiệm của Niu-tơn và Ga-li-lê. - Trả lời - Trả lời câu C2. - Học sinh ghi bài. 4) Chuẩn bị phương án tìm đặc điểm của chuyển động rơi tự do. - Gợi ý: sử dụng công thức đường đi của chuyển động thẳng nhanh dần đều cho các khoảng thời gian bằng nhau Δt để tính được Δs = a.(Δt)2. - Chứng minh dấu hiệu nhận biết một chuyển động thẳng nhanh dân đều: hiệu quãng đường đi được giữa hai khoảng thời gian bằng nhau liên tiếp là một hằng số. 4. Củng cố dặn dò. - Nêu câu hỏi và bài tập về nhà (câu 1, 2, 7, 8/27 sách giáo khoa) - Yêu cầu học sinh xem trước đề mục II. IV. RÚT KINH NGHIỆM Tiết 7 SỰ RƠI TỰ DO (Tiếp) I. MỤC TIÊU: 1. Kiến thức: - Trình bày, nêu ví dụ và phân tích được khái niệm về sự rơi tự do. - Nêu được những đặc điểm của sự rơi tự do. 2. Kỹ năng: - Giải được một số bài tập đơn giản về sự rơi tự do. - Đưa ra được những ý kiến nhận xét về hiện tượng xảy ra trong các thí nghiệm sơ bộ về sự rơi tự do. II. CHUẨN BỊ: Giáo viên: - Chuẩn bị những dụng cụ thí nghiệm đơn giản trong 4 thí nghiệm ở mục I.1 gồm: . Một vài hòn sỏi nhỏ. . Một vài tờ giấy phẳng nhỏ, kích thước 15cm x 15cm. . Một vài hòn bi xe đạp (hoặc hòn sỏi nhỏ) và một vài miếng bìa phẳng có trọng lượng lớn hơn trọng lượng của các hòn bi. - Chuẩn bị một số sợi dây dọi và một vòng kim loại có thể lồng vào sợi dây dọi để làm thí nghiệm về phương và chiều của chuyển động rơi tự do. - Vẽ lại ảnh hoạt nghiệm trên giấy khổ to theo đúng tỉ lệ và đo trước tỉ lệ xích của hình vẽ đó. Học sinh: - Ôn bài: Chuyển động thẳng biến đổi đều. III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC: Ổn định tổ chức lớp. Kiểm tra bài cũ Hướng dẫn của giáo viên Hoạt động của học sinh 1) Kiểm tra bài cũ - Yếu tố nào ảnh hưởng đến sự rơi nhanh, chậm của các vật khác nhau trong không khí? - Nếu loại bỏ được ảnh hưởng của không khí thì các vật sẽ rơi như thế nào? - Học sinh làm bài tập 7, 8/27 sách giáo khoa. 2) Tìm hiểu đặc điểm của chuyển động rơi tự do - Ghi đề mục II, tiểu mục 1. lên bảng. - Yêu cầu học sinh xem sách giáo khoa trang 26. - Hướng dẫn học sinh xác định phương thẳng đứng bằng dây dọi - Giới thiệu phương pháp chụp ảnh hoạt nghiệm. - Gợi ý dấu hiệu nhận biết chuyển động thẳng nhanh dần đều (đã chuẩn bị ở tiết trước). - Ghi tóm tắt các đặc điểm của chuyển động rơi tự do - Nhận xét về các đặc điểm của chuyển động rơi tự do (phương, chiều). - Làm câu C3 (tìm cách xác định phương của chuyển động rơi tự do). - Làm việc nhóm trên ảnh hoạt nghiệm để rút ra tính chất của chuyển động rơi tự do là chuyển động thẳng nhanh dần đều. 3) Xây dựng và vận dụng công thức của chuyển động rơi tự do - Gợi ý áp dụng công thức của chuyển động thẳng nhanh dần đều cho vật rơi tự do không có vận tốc đầu - Ghi các công thức lên bảng. - Hướng dẫn: từ công thức tính S suy ra t. - Xây dựng công thức tính vận tốc và đường đi trong chuyển động rơi tự do. - Đọc sách giáo khoa trang 26 về gia tốc rơi tự do. - Làm bài tập 9, 11/27 sách giáo khoa. 4) Giao nhiệm vụ về nhà - Nêu câu hỏi và bài tập về nhà. - Yêu cầu học sinh chuẩn bị bài sau. IV. RÚT KINH NGHIỆM Tiết 8 CHUYỂN ĐỘNG

File đính kèm:

  • docGA Ly 10CB.doc