MỤC TIÊU BÀI HỌC: Giúp học viên:
1. Về kiến thức:
- Viết đc công thức cộng vận tốc: v ⃗_13=v ⃗_12+v ⃗_23
2. Về kĩ năng:
- Vận dụng đc công thức cộng vận tốc để giải đc các BT đơn giản.
3. Về thái độ:
- Có ý thức vận dụng những hiểu biết vật lí vào đời sống nhằm cải thiện điều kiện sống.
II. PHƯƠNG PHÁP – PHƯƠNG TIỆN DẠY HỌC:
1. Về phương pháp:
4 trang |
Chia sẻ: lephuong6688 | Lượt xem: 742 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Bài giảng môn học Vật lý lớp 10 - Tiết 10 – Bài 6: Tính tương đối của chuyển động - Công thức cộng vận tốc, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn:/06/2012
Ngày dạy: Tiết, Lớp 10BT, ...., Ngày..Tháng..Năm 2012
Tiết 10 – Bài 6:
Tính tương đối của chuyển động - Công thức cộng vận tốc
I. MỤC TIÊU BÀI HỌC: Giúp học viên:
1. Về kiến thức:
- Viết đc công thức cộng vận tốc: v13=v12+v23
2. Về kĩ năng:
- Vận dụng đc công thức cộng vận tốc để giải đc các BT đơn giản.
3. Về thái độ:
- Có ý thức vận dụng những hiểu biết vật lí vào đời sống nhằm cải thiện điều kiện sống.
II. PHƯƠNG PHÁP – PHƯƠNG TIỆN DẠY HỌC:
1. Về phương pháp:
- Sử dụng phương pháp thuyết trình kết hợp với đàm thoại nêu vấn đề(máy chiếu nếu có thể).
2. Về phương tiện dạy học – chuẩn bị của GV – chuẩn bị của HV:
a. Về phương tiện dạy học:
- Giáo án, sgk, thước kẻ, đồ dùng dạy học,
b. Chuẩn bị của GV:
- Hình vẽ 6.3, 6.4 phóng to để HV xây dựng công thức cộng vận tốc.
- Đọc lại SGK vật lí 8 để xem HV đã được học gì về tính tương đối của chuyển động và đứng yên.
c. Chuẩn bị của HV:
- Đọc lại SGK vật lí 8 để nhớ lại các kiến thức đã được học.
III. TIẾN TRÌNH TỔ CHỨC BÀI HỌC:
1. Ổn định tổ chức:
- Kiểm tra sĩ số của hv & ổn định trật tự lớp, ghi tên những hv vắng mặt vào SĐB:
2. Kiểm tra bài cũ:
Hoạt động của GV
Hoạt động của HV
- Đ/n gia tốc hướng tâm và viết ct tính gia tốc hướng tâm?
- GV nhận xét câu trả lời của HV & cho điểm:
...
- HV lên bảng trả lời câu hỏi kiểm tra.
3. Bài mới:
a. Vào bài mới:
Hoạt động của GV
Hoạt động của HV
Một người đứng trên ô tô bảo rằng tôi không chuyển động còn người kia đứng dưới lề đường bảo anh đang chuyển động đấy ? Theo em người nào nói đúng ? Để trả lời câu hỏi này ta nghiên cứu bài mới.
HV: Suy nghĩ trả lời và liên tưởng đến tính tương đối của chuyển động.
- Nhận thức vấn đề bài học đặt ra.
b. Tiến trình tổ chức bài học và nội dung cần đạt:
Hoạt động 1: Tìm hiểu về tính tương đối của chuyển động.
Hoạt động của HV
Trợ giúp của GV
Nội dung cần đạt
C1 (Nhóm):
+ Thấy đầu van chuyển động tròn quanh trục bánh xe.
+ Thấy đầu van chuyển động theo quỹ đạo cong lúc lên cao lúc xuống thấp.
+T1: Quỹ đạo có hình dạng khác nhau.
+T2:
- Đối với ôtô hành khách đó là đứng yên => vận tốc của hành khách đối với ôtô bằng 0.
- Đối với người đứng dưới đường thì hành khách đó chuyển động. Vận tốc hành khách đối với đất là 40km/h.
C2 (cá nhân). Nêu ví dụ.
GV: Yêu cầu HV quan sát hình 6.1 SGK Cho biết :
C1 (Nhóm):
+ Người ngồi trên xe thấy đầu van xe chuyển động theo quỹ đạo thế nào quanh trục bánh xe ?
+ Đối với người đứng bên đường thấy đầu van xe chuyển động theo quỹ đạo thế nào?
H1: Vậy quỹ đạo chuyển động đối với hệ qui chiếu khác nhau thì thế nào ?
ĐVĐ : Vận tốc có giá trị như nhau trong các hệ qui chiếu khác nhau không ?!
H2: Hành khách ngồi trên ôtô đang chuyển động với vận tốc 40km/h.
- Đối với ôtô hành khách đó là chuyển động hay đứng yên => vận tốc của hành khách đối với ôtô ?
- Đối với người đứng dưới đường thì hành khách đó chuyển động hay đứng yên ? Vận tốc hành khách đối với đất là bao nhiêu ? (cá nhân).
C2 (cá nhân)
Nêu ví dụ khác về tính tương đối ?
I. Tính tương đối của chuyển động :
1. Tính tương đối của quỹ đạo :
Quỹ đạo chuyển động của một vật đối với các hệ qui chiếu khác nhau là khác nhau.
2. Tính tương đối của vận tốc :
Vận tốc của một vật đối với các hệ qui chiếu khác nhau là khác nhau.
Hoạt động 2: Tìm hiểu hệ qui chiếu đứng yên và hệ qui chiếu chuyển động.
Hoạt động của HV
Trợ giúp của GV
Nội dung cần đạt
+ HV: Ghi nhận thông tin.
+T3: HV nêu ví dụ về hệ qui chiếu đứng yên và hệ qui chiếu chuyển động.
GV: Thông tin :
Trong ví dụ trên hệ qui chiếu gắn với ôtô : Hệ qui chiếu chuyển động.
Hệ qui chiếu gắn với người đứng trên đường: Hệ qui chiếu đứng yên.
H3: Hãy nêu ví dụ về hệ qui chiếu đứng yên và hệ qui chiếu chuyển động ?
II. Công thức cộng vận tốc :
1. Hệ qui chiếu đứng yên và hệ qui chiếu chuyển động :
+ Hệ qui chiếu đứng yên : Gắn với đất hoặc vào vật đứng yên đối với đất.
+ Hệ qui chiếu chuyển động : Gắn với vật chuyển động so với đất.
Hoạt động 3: Xây dựng công thức cộng vận tốc..
Hoạt động của HV
Trợ giúp của GV
Nội dung cần đạt
a) Trường hợp các vận tốc cùng phương cùng chiều.
+ HV: Ghi nhận khái niệm vận tốc tuyệt đối, vận tốc tương đối, vận tốc kéo theo.
+T4:vtb: Vận tốc tuyệt đối.
vtn: Vận tốc tương đối.
vtb
vtn
vnb
vnb: Vận tốc kéo theo.
+T5: HV biểu diễn
+T6: Thuyền xuôi dòng nhanh hơn so với khi nước không chảy,
vtb = vtn+vnb
Nếu: vtn⇈vnb
Thì: vtb = vtn + vnb
vtn
vnb
vtb
b) Trường hợp các vận tốc cùng phương ngược chiều.
+T7: vtn↑↓vnb
- Khi đó : vtb = vtn – vnb
+ HV: Ghi nhận công thức tổng quát khi viết đưới dạng véctơ.
C3 (cá nhân).
vtb = s/t = 20km/h.
vtb = vtn – vnb => vtn = vtb + vnb = 22km/h
GV: Thông tin khái niệm vận tốc tuyệt đối, vận tốc tương đối, vận tốc kéo theo dựa vào ví dụ trên.
GV: Xét CĐ thuyền xuôi dòng nước:
H4: Xác định vận tốc tuyệt đối, vận tốc tương đối, vận tốc kéo theo ?
H5: Hãy biểu diễn các vận tốc đó trên một trục toạ độ dọc theo dòng nước chảy ? giả thiết vtn > vnb.
H6: Thuyền xuôi dòng nhanh hay chậm so với khi nước không chảy ? => quan hệ các vận tốc ?
Hướng vtn & vnb
=> Quan hệ vtb, vtn và vnb ?
Trường hợp các vận tốc cùng phương ngược chiều.
H7: - Khi thuyền ngược dòng thì hướng của vtn&vnb thế nào ?
- Biểu diễn các véctơ : vtn, vnb và vtb?
- Khi đó vtb = ? (cá nhân)
GV: Thông tin : Tổng quát khi viết dưới dạng véctơ :
v13 = v12+v23
C3 (cá nhân).
Thuyền ngược dòng đi s = 20km,
t = 1h. vnb = 2km/h. vtn = ?
2. Công thức cộng vận tốc :
v13 = v12 + v23
Trong đó : Số 1 ứng với vật chuyển đông. Số 2 ứng với hệ qui chiếu chuyển động. Ứng với hệ qui chiếu đứng yên.
* Trường hợp :
v12⇈v23 thì :
v13 = v12 + v23
v12↑↓v23thì:
v13 = |v12 - v23|
4. Củng cố:
Hoạt động của HV
Trợ giúp của GV
BT 4 SGK : Đáp án D.
BT 6 SGK. Đáp án B.
Thêm : Đáp án C.
BT 4 SGK. Chọn câu khẳng đúng.
BT 6 SGK. Toa tàu nào chạy ?
Thêm : Nếu xét trạng thái của vật trong các hệ qui chiếu khác nhau thì điều nào sau đây là không đúng ?
A. Vật có thể đứng yên hoặc chuyển động.
B. Vật có thể chuyển động với quỹ đạo khác nhau.
C. Vật có thể có hình dạng khác nhau.
D. Vật có thể có vận tốc khác nhau.
5. Dặn dò:
Hoạt động của HV
Trợ giúp của GV
Nhận nhiệm vụ học tập.
Và làm theo lời dặn của giáo viên.
- Về nhà học phần ghi nhớ cuối bài, làm7, 8 (SGK) và hoàn thành những bài tập chưa làm, buổi sau chữa BT và nếu có vướng mắc cần giải đáp thì về nhà chuẩn bị câu hỏi để giờ sau giải đáp.
Rút kinh nghiệm sau giờ dạy
Phê duyệt của BGĐ
.
.
.
.
.
.
Hoàng Văn Tuyến
File đính kèm:
- Tiet 10 - Bai 6.docx