Bài giảng môn học Vật lý lớp 10 - Tiết 14: Ôn tập bài 38

. Về kiến thức:

- Ôn lại cho các em kiến thức b ài 38. Ngoài ra còn khắc sâu cho các em ôn tập học kỳ II để chuẩn bị cho thi HK II.

2. Về kĩ năng:

- Rèn luyện cho các em kĩ năng các ct đã học để làm BT.

3. Về thái độ:

- Tập trung tư duy tìm hiểu kiến thức, tích cực giải BT.

 

docx4 trang | Chia sẻ: lephuong6688 | Lượt xem: 548 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Bài giảng môn học Vật lý lớp 10 - Tiết 14: Ôn tập bài 38, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn: /04/2011 Ngày dạy: Tiết,Lớp,Thứ..Ngày.Tháng.Năm 2011 Tiết....,Lớp,Thứ..Ngày.Tháng.Năm 2011 Tiết 14: Ôn tập bài 38 I. MỤC TIÊU BÀI HỌC: 1. Về kiến thức: - Ôn lại cho các em kiến thức b ài 38. Ngoài ra còn khắc sâu cho các em ôn tập học kỳ II để chuẩn bị cho thi HK II. 2. Về kĩ năng: - Rèn luyện cho các em kĩ năng các ct đã học để làm BT. 3. Về thái độ: - Tập trung tư duy tìm hiểu kiến thức, tích cực giải BT. II. PHƯƠNG PHÁP – PHƯƠNG TIỆN DẠY HỌC: 1.Về phương pháp: - Sử dụng phương pháp dạy học truyền thống gồm: đàm thoại, thuyết trình, nêu vấn đề, tạo tình huống có vấn đề và khơi dậy nhu cầu giải quyết tình huống có vấn đề ở các em. 2. Về phương tiện dạy học – chuẩn bị của GV – chuẩn bị của HS: a. Về phương tiện dạy học: - Giáo án, sgk, phấn, thước kẻ, đồ dùng dạy học b. Chuẩn bị của GV: - Nhắc lại kiến thức cũ có liên quan, trả lời các câu hỏi của HS. - Chuẩn bị 1 số BT liên quan. c. Chuẩn bị của HS: - Ôn lại các kiến thức đã học. III. TIẾN TRÌNH TỔ CHỨC BÀI HỌC: 1.Ổn định tổ chức: - Kiểm tra sĩ số của hs và ổn định trật tự lớp. Ghi tên những Hs vắng mặt vào sổ đầu bài: Lớp Tổng số Vắng: 10A . 10A . 2. Kiểm tra bài cũ: 3. Bài mới : a. Vào bài mới: b.Tiến trình tổ chức bài học và nội dung cần đạt: Hoạt động 1: Giải đáp thắc mắc của Hs: Hoạt động 2: Ôn tập học kỳ II: Trợ giúp của GV Hoạt động của HS Nội dung cần đạt Giao đề cương ôn tập cho Hs: Chép đề cương ôn tập vào vở, về nhà nghiên cứu. Có vấn đề gì vướng mắc giờ sau gv sẽ giải đáp. I/ LÝ THUYẾT: Câu 1: Nêu đặc điểm hoạt động khác nhau giữa động cơ phản lực của máy bay và tên lửa. Vai trò của tên lửa vũ trụ quan trọng như thế nào? Câu 2: Hai vật cùng khối lượng, chuyển động cùng vận tốc, nhưng theo phương ngang và phương thẳng đứng. Hai vật có cùng động năng hay không? Cùng động lượng hay không? Câu 3: Hãy cho biết khả năng sinh công của các vật sau đây: Cánh cung khi bị uốn cong. Lò xo bị nén. Cầu nhảy trên bể bơi khi vận động viên làm nhún cong. Cây sào mềm được uốn cong do vận động viên nhảy sào. Câu 4: Buộc một vật vào đầu một sợi dây, cầm đầu kia quay cho vật chuyển động tròn. Lực căng của dây có thực hiện công không? Tại sao? Câu 5: Chứng tỏ rằng trong hiện tượng va chạm mềm giưa hai vật, động năng của hệ không bảo toàn. Câu 6: Một người ngồi trên toa tàu chuyển động với vận tốc v1 thì ném viên sỏi tới trước (theo hướng chuyển động của tàu) với vận tốc v2 Để tính động năng của viên sỏi so với mặt đất, có hai cách sau: Cách 1: Do ở trên tàu, viên sỏi có động năng 12mv22 so với tàu, động năng của nó so với mặt đất là: 12mv12+12mv22 Cách 2: Vận tốc của viên sỏi so với đất là: v1 + v2 nên động năng là: 12m(v1+v2)2=12mv12+12mv22+ mv1v2 Câu 7: Quan sát dòng nước chảy chậm từ vòi nước xuống dưới, ta thấy nước bị “thắt lại”, tức là ở gần vòi tiết diện của dòng nước lớn hơn tiết diện ở phía dưới. Hãy giải thích tại sao? II/ BÀI TẬP: Bài tập chương VI và VII. Hoạt động 3: Giải BT ôn tập: Trợ giúp của GV Hoạt động của HS Nội dung cần đạt Bài 1: Một vật nặng khối lượng 500g ở -20oC được bỏ vào một nhiệt lượng kế bằng đồng có khối lượng 300g, chứa 280g nước ở 15oC. Tính nhiệt độ sau cùng của hệ thống. Biết rằng nhiệt dung riêng của vật là 0,1 cal/gđộ; của đồng là 0,09 cal/gđộ, của nước là 1 cal/gđộ. + Gợi ý: Yêu cầu Hs đọc đầu bài, tóm tắt đầu bài và phân tích hiện tượng bài toán. Xác định xem đâu là vật tỏa nhiệt? đâu là vật thu nhiệt? Tính nhiệt lượng tỏa ra và nhiệt lượng thu vào? Khi cân bằng ta có điều gì? Tính t theo yêu cầu bài toán. Tóm tắt: mv = 500g t1 = tv = - 20oC mCu = 300g mnc = 280g t2 = tCu = tnc = 15oC cv = 0,1 cal/gđộ cCu = 0,09 cal/gđộ cnc = 1 cal/gđộ Tính t = ? - Vật thu nhiệt là vật. - Vật tỏa nhiệt là: nước & Cu Bài giải: - Nhiệt lượng thu vào là: Qthu = Qv = mv.cv.(t – t1) - Nhiệt lượng tỏa ra là : + Nhiệt lựợng Cu tỏa ra là: QCu = mCu.cCu.(t2 – t) + Nhiệt lựợng Nước tỏa ra là: Qnc = mnc.cnc.(t2 – t) → Qtỏa = mCu.cCu.(t2 – t) + mnc.cnc.(t2 – t) = (t2 – t) (mnc.cnc+ mCu.cCu) - Khi có sự cân bằng: Qthu = Qtỏa ↔ mv.cv.(t – t1) = (t2 – t).(mnc.cnc+ mCu.cCu) → t ≈ 11,7oC Bài 1: Tóm tắt: mv = 500g t1 = tv = - 20oC mCu = 300g mnc = 280g t2 = tCu = tnc = 15oC cv = 0,1 cal/gđộ cCu = 0,09 cal/gđộ cnc = 1 cal/gđộ Tính t = ? Bài giải: - Nhiệt lượng thu vào là: Qthu = Qv = mv.cv.(t – t1) - Nhiệt lượng tỏa ra là : + Nhiệt lựợng Cu tỏa ra là: QCu = mCu.cCu.(t2 – t) + Nhiệt lựợng Nước tỏa ra là: Qnc = mnc.cnc.(t2 – t) → Qtỏa = mCu.cCu.(t2 – t) + mnc.cnc.(t2 – t) = (t2 – t) (mnc.cnc+ mCu.cCu) - Khi có sự cân bằng: Qthu = Qtỏa ↔ mv.cv.(t – t1) = (t2 – t).(mnc.cnc+ mCu.cCu) → t ≈ 11,7oC 4. Củng cố: Các bước để giải một bài toán vận dụng ct tính Q gồm: + Đọc kĩ đề bài và phân tích hiện tượng bài toán, xác định đâu là vật thu nhiệt, đâu là vật tỏa nhiệt. + Tính nhiệt lượng thu vào, tỏa ra. Nếu có 2 vật thu nhiệt thì nhiệt lượng thu vào bằng tổng của 2 nhiệt lượng của 2 vật thu nhiệt; với 2 vật tỏa nhiệt ta cũng làm tương tự + Xét xem khi có sự cân bằng thì như thế nào? + Rút ra đại lượng cần tính toán theo yêu cầu BT. 5. Dặn dò: Hoạt động của GV Hoạt động của HS - GV nhắc nhở Hs về làm các câu hỏi trong đề cương ôn tập, nếu có vướng mắc gì giờ sau giải đáp. Hs về làm theo yêu cầu của GV. Phê duyệt của tổ trưởng CM: Đồng Thị Mến

File đính kèm:

  • docxTC tuần 33 (2).docx
Giáo án liên quan