Bài giảng môn học Vật lý lớp 10 - Tiết 2: Chuyển động thẳng đều

KIẾN THỨC:

- Phát biểu được các định nghĩa về tốc độ trung bình và chuyển động thẳng đều.

- Viết được các công thức về tốc độ trung bình, quãng đường đi được và phương trình chuyển động của chuyển động thẳng đều.

2. KỸ NĂNG:

- Vẽ được đồ thị toạ độ – thời gian của CĐTĐ.

 

doc3 trang | Chia sẻ: lephuong6688 | Lượt xem: 748 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Bài giảng môn học Vật lý lớp 10 - Tiết 2: Chuyển động thẳng đều, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày Soạn:28/8/2007 2 chuyển động thẳng đều Tiết: 2 I/ Mục tiêu bài học: 1. Kiến thức: - Phát biểu được các định nghĩa về tốc độ trung bình và chuyển động thẳng đều. - Viết được các công thức về tốc độ trung bình, quãng đường đi được và phương trình chuyển động của chuyển động thẳng đều. 2. Kỹ năng: - Vẽ được đồ thị toạ độ – thời gian của CĐTĐ. - Giải được những bài toán đơn giản về CĐTĐ. II/ Chuẩn bị: - GV: + Một bình chia độ đựng dầu ăn. + Một cốc nước nhỏ và vài cái tăm. + Một chiếc đồng hồ đeo tay. - HS: + Ôn lại công thức, định nghĩa tốc độ trung bình ở lớp 8. + Nghiên cứu trước bài mới. III/ Tiến trình lên lớp: 1. ổn định lớp. 2. Kiểm tra bài cũ (5 phút). - Nêu cách xác định chính xác vị trí của một chiếc ô tô trên đường quốc lộ?. - Một HQC bao gồm những gì?. 3. Tiến trình bài dạy. HOạT Động giáo viên HOạT Động học sinh Nội dung - Làm thí nghiệm như trong SGK - Chỉ ra cho HS chuyển động của giọt nước trong dầu là chuyển động thẳng đều và đặt câu hỏi: Thế nào là CĐTĐ? - GVđặt vấn đề vào bài mới như SGK i. chuyển động thẳng đều 1. tốc độ trung bình -Vận tốc trung bình của chuyển động cho biết gì? công thức tính vận tốc trung bình? đơn vị của vận tốc ? -Khi không nói đến chiều chuyển động mà chỉ muốn nhấn mạnh đến độ lớn của vận tốc thì ta dùng khái niệm tốc độ trung bình. -Tốc độ trung bình là giá trị số học của vận tốc trung bình. - Cho biết công thức xác định tốc độ TB? đơn vị của tốc độ TB? -Y/c HS trả lời C1 SGK. 2. chuyển động thẳng đều -Chuyển động có tốc độ không đổi nhưng có phương chuyển động thay đổi thì có thể coi đó là chuyển động đều được không? Ví dụ: như chuyển động của đầu kim đồng hồ. -Quỹ đạo của chuyển động này có dạng như thế nào? -Trong chuyển động thẳng đều, để đơn giản, người ta chỉ sử dụng thuật ngữ tốc độ, kí hiệu v. -Cho ví dụ về chuyển động thẳng đều? 3. quãng đường đI được trong chuyển động thẳng đều -Quãng đường đi được của chuyển động thẳng đều có đặc điểm gì? -Nếu v là một đại lượng không đổi thì s như thế nào so với t -Viết CT liên hệ giữa quãng đường đi được và tốc độ trong CĐTĐ? II. phươg trình chuyển đông và đồ thi toạ độ-thời gian của chuyển động thẳng đều 1. phương trình chuyển động thẳng đều -Đọc SGK để tìm hiểu về phương trình của chuyển động thẳng đều? -Viết phương trình chuyển động của chất điểm? -Cho biết ý nghĩa các giá trị trong phương trình? +Chọn điểm bắt đầu xuất phát trùng với gốc toạ độ ( x0 = 0 ). Gốc thời gian (t =0 ) lúc chất điểm bắt đầu chuyển động. Chiều chuyển động theo chiều dương của chuyển động. 2. đồ thị toạ độ -thời gian của chuyển động thẳng đều -Phương trình x = xo + vt có dạng tương tự như hàm nào trong toán học? -Trong toán học, để vẽ đồ thị của một hàm bậc nhất ta phải tiến hành lần lược những công việc gì? -Việc vẽ đồ thị toạ độ – thời gian của chuyển động thẳng đều cũng tương tự. -Đoạn thẳng thu được có thể kéo dài thêm về phía bên phải. Hãy giải thích lý do? -Từ đồ thị toạ độ – thời gian của chuyển động thẳng đều ta có thể biết được điều gì? - Quan sát sự rơi của giọt nước trong dầu. - HS trả lời câu hỏi dựa vào kết quả quan sát thí nghiệm. -Nhớ lại kiến thức cũ về vận tốc trung bình. - HS theo dõi SGK và nhắc lại CT xác định vận tốc TB, đơn vị vận tốc TB. -Trả lời C1. - C1: Vtb= = 52,3h - Có thể xem đó là chuyển động đều -Là một đường thẳng - Chuyển động thẳng đều là chyển động trên một đường thẳng có tốc độ không đổi. -Có dạng là một đoàn thẳng. -s tỉ lệ thuận với t S = v. t - HS theo dõi VD SGK và viết PT chuyển động. - HS dựa vào kiến thức toán học đưa ra dạng đồ thị và cách vẽ. x = x0 +s = xo + vt -x0: là toạ độ ở thời điểm ban đầu -x: là toạ độ của chất điểm ở thời điểm t. v: là tốc độ của chuyển động -Tương tự hàm y= ax + b -B1: xác định toạ độ các điểm hay lập bảng (x, t) -B2: Vẽ hệ trục toạ độ xoy xác định vị trí các điểm - B3: Nối các điểm đó lại với nhau, ta được một đoạn thẳng, đoạn thẳng này có thể kéo dài về hai phía. Hình ảnh thu được gọi là đồ thị của hàm số. I. chuyển động thẳng đều 1. tốc độ trung bình Tốc độ trung bình của một chuyển động cho biết mức độ nhanh, chậm của chuyển động Vtb = -Đơn vị đo tốc độ trung bình là m/s hoặc km/h 2. chuyển động thẳng đều Chuyển động thẳng đều có quỹ đạo là đường thẳng và có tốc độ TB như nhau trên mọi quãng đường. 3. quãng đường đI được trong chuyển động thẳng đều S = v. t Trong chuyển động thẳng đều, quãng đường đi được tỉ lệ thuận với thời gian chuyển động 1.phương trình chuyển động thẳng đều x = xo + vt o A M x x0 s x IV. CủNG Cố Trong bài này chúng ta cần nắm được: -Tốc độ trung bình và chuyển động thẳng đều - Phương trình, đồ thị toạ độ và thời gian của chuyển động thẳng đều V. HƯớng dẫn về nhà Về nhà học bài và trả lời các câu hỏi SGK

File đính kèm:

  • docTIET 2 CHUYEN DONG THANG DEU.doc