Bài giảng môn học Vật lý lớp 10 - Tiết 3: Bài tập (Tiếp)

MỤC TIÊU BÀI HỌC: Giúp học viên:

1. Về kiến thức:

- Vận dụng kiến thức đã học về chuyển động cơ và chuyển động thẳng đều vào giải bài tập có liên quan.

2. Về kĩ năng:

- Vận dụng được công thức tính quãng đường đi được và phương trình x = x0 + vt đối với chuyển động thẳng đều của một hoặc hai vật vào giải bài tập đơn giản.

- Vẽ được đồ thị tọa độ của chuyển động thẳng đều.

3. Về thái độ:

- Có hứng thú học tập môn Vật lí, tích cực làm bài tập.

 

docx3 trang | Chia sẻ: lephuong6688 | Lượt xem: 743 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Bài giảng môn học Vật lý lớp 10 - Tiết 3: Bài tập (Tiếp), để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn: 04/6/2012 Ngày dạy: Tiết, Lớp 10BT, Thứ..Ngày..Tháng..Năm 2012 Tiết 3: Bài tập I. MỤC TIÊU BÀI HỌC: Giúp học viên: 1. Về kiến thức: - Vận dụng kiến thức đã học về chuyển động cơ và chuyển động thẳng đều vào giải bài tập có liên quan. 2. Về kĩ năng: - Vận dụng được công thức tính quãng đường đi được và phương trình x = x0 + vt đối với chuyển động thẳng đều của một hoặc hai vật vào giải bài tập đơn giản. - Vẽ được đồ thị tọa độ của chuyển động thẳng đều. 3. Về thái độ: - Có hứng thú học tập môn Vật lí, tích cực làm bài tập. II. PHƯƠNG PHÁP – PHƯƠNG TIỆN DẠY HỌC: 1. Về phương pháp: - Phân tích kết hợp với đàm thoại nêu vấn đề. 2. Về phương tiện dạy học – chuẩn bị của GV – chuẩn bị của HV: a. Về phương tiện dạy học: - Giáo án, sgk, thước kẻ, đồ dùng dạy học, b. Chuẩn bị của GV: - Một số bài tập đơn giản về chuyển động thẳng đều. c. Chuẩn bị của HV: - Ôn lại các kiến thức về hệ toạ độ, hệ quy chiếu. III. TIẾN TRÌNH TỔ CHỨC BÀI HỌC: 1. Ổn định tổ chức: - Kiểm tra sĩ số của hv & ổn định trật tự lớp, ghi tên những hv vắng mặt vào SĐB: 2. Kiểm tra bài cũ: Sẽ kiểm tra trong quá trình học. 3. Bài mới: a. Vào bài mới: b. Tiến trình tổ chức bài học và nội dung cần đạt: Làm các bài tập liên quan Hoạt động của HV Trợ giúp của GV Nội dung cần đạt Bài 9/15-SGK Tóm tắt: AB = x0B = 10km; x0A = 0 v1 = 60 km/h v2 = 40km/h a. Viết ct: s1 = ?; s2 = ? x1 = ?; x2 = ? b. Vẽ đồ thị tọa độ - thời gian của hai xe. c. Dựa vào đồ thị xác định vị trí và thời điểm xe A đuổi kịp xe B. Bài giải: a. viết ct tính quãng đường s và tọa độ x của hai xe. s1 = v1 t = 60.t (km) → x1 = 60t (km); (t đo bằng giờ) s2 = v2 t = 40.t (km) → x2 = 10+ 40t (km); (t đo bằng giờ) b. Đồ thị tọa độ - thời gian: Bảng (x,t): - Xe A: (x1; t1): t1 0 0,5 1 x1 0 30 60 - Xe B: (x2; t2): t2 0 0,5 1 x2 0 30 50 c. Từ đồ thị ta thấy giao điểm của 2 đường thẳng là điểm M(0,5;30) nên: - Vị trí xe A đuổi kịp xe B cách A là 30 km - Thời gian 2 xe gặp nhau là sau 0,5 giờ. Ví dụ 1: (SKTĐGTX&ĐK)/26 Tóm tắt: x1 = 10 cm x2 = 100 cm t = 18s a. Tính tốc độ của con kiến. b. Chọn gốc tọa độ ở vạch 0, gốc thời gian lúc con kiến ở vạch 10. Viết pt cđ của con kiến. c. Ở thời điểm nào con kiến bò đến vạch 50? Bài giải: a. Quãng đường mà con kiến đi được là: s = x2 – x1 = 100 – 10 = 90 (cm) Vậy vận tốc của con kiến là: v = st = 5 (cm/s) b. x0 = 10(cm). PTCĐ: x = x0 + vt = 10 + 5t (cm); (t đo bằng giây) c. Ở vạch 50 nghĩa là con kiến có tọa độ: x = 50cm Vậy ta có: 50 = 10 + 5t, nên: t = 50-105 = 8 (s). Yêu cầu học viên làm bài tập 9 trong SGK. Cho học viên đọc bài và tóm tắt đầu bài, xác định x0A và x0B Yêu cầu học viên nhắc lại công thức tính quãng đường đi được và phương trình chuyển động tổng quát. Từ đó viết ct tính quãng đường s và tọa độ x của hai xe. Dựa vào ct tính quãng đường s và tọa độ x của hai xe lập bảng (x,t) sau đó dựa vào bảng để vẽ đồ thị. Quy ước: - Lấy 1 vạch chia của trục thời gian t ứng với 0,25h. - Lấy 1 vạch chia của trục tọa độ x ứng với 10 km. Yêu cầu học viên vẽ đồ thị tọa độ - thời gian. Yêu cầu học viên dựa vào đồ thị tọa độ - thời gian xác định vị trí hai xe gặp nhau từ đó suy ra thời điểm và vị trí xe A đuổi kịp xe B. Yêu cầu học viên đọc bài, phân tích đầu bài và tóm tắt bài. Từ các khái niệm đã được học về quãng đường đi được yêu cầu học viên tính s. Từ đó suy ra tốc độ của con kiến. Vận dụng phương trình chuyển động tổng quát từ đó viết ptcđ của con kiến. Khi con kiến ở vạch 50 nghĩa là tọa độ x của nó là 50 cm Thay vào ptcđ của con kiến tính t? Bài 9/15-SGK Tóm tắt: AB = x0B = 10km; x0A = 0 v1 = 60 km/h v2 = 40km/h a. Viết ct: s1 = ?; s2 = ? x1 = ?; x2 = ? b. Vẽ đồ thị tọa độ - thời gian của hai xe. c. Dựa vào đồ thị xác định vị trí và thời điểm xe A đuổi kịp xe B. Bài giải: a. viết ct tính quãng đường s và tọa độ x của hai xe. s1 = v1 t = 60.t (km) → x1 = 60t (km); (t đo bằng giờ) s2 = v2 t = 40.t (km) → x2 = 10+ 40t (km); (t đo bằng giờ) b. Đồ thị tọa độ - thời gian: Bảng (x,t): - Xe A: (x1; t1): t1 0 0,5 1 x1 0 30 60 - Xe B: (x2; t2): t2 0 0,5 1 x2 0 30 50 c. Từ đồ thị ta thấy giao điểm của 2 đường thẳng là điểm M(0,5;30) nên: - Vị trí xe A đuổi kịp xe B cách A là 30 km - Thời gian 2 xe gặp nhau là sau 0,5 giờ. Ví dụ 1: (SKTĐGTX&ĐK)/26 Tóm tắt: x1 = 10 cm x2 = 100 cm t = 18s a. Tính tốc độ của con kiến. b. Chọn gốc tọa độ ở vạch 0, gốc thời gian lúc con kiến ở vạch 10. Viết pt cđ của con kiến. c. Ở thời điểm nào con kiến bò đến vạch 50? Bài giải: a. Quãng đường mà con kiến đi được là: s = x2 – x1 = 100 – 10 = 90 (cm) Vậy vận tốc của con kiến là: v = st = 5 (cm/s) b. x0 = 10(cm). PTCĐ: x = x0 + vt = 10 + 5t (cm); (t đo bằng giây) c. Ở vạch 50 nghĩa là con kiến có tọa độ: x = 50cm Vậy ta có: 50 = 10 + 5t, nên: t = 50-105 = 8 (s). 4. Củng cố: Hoạt động của HV Trợ giúp của GV - HV đọc phần ghi nhớ trong SGK. - Cá nhân trả lời câu hỏi của GV và làm các bài tập 6,7 SGK. Gv tóm lại nội dung toàn bài. - YC học viên làm BT 6,7 SGK 5. Dặn dò: Hoạt động của GV Hoạt động của HV - Về nhà học bài, làm lại các bài tập đã chữa trong SGK và chuẩn bị bài tiếp theo, nội dung cần nắm đc là: khái niệm vận tốc tức thời, ct tính gia tốc, vận tốc, quãng đường của cđ thẳng ndđ. - Nhận xét buổi học và dặn dò rút kinh nghiệm. - Ghi câu hỏi và bài tập về nhà. - Ghi những chuẩn bị cho bài sau. Rút kinh nghiệm sau giờ dạy Phê duyệt của BGĐ . . . . . . Hoàng Văn Tuyến

File đính kèm:

  • docxTiet 3 - Bai Tap.docx