Bài giảng môn học Vật lý lớp 10 - Tiết 3: Khắc sâu công thức động năng – giải một số bài tập vận dụng

Về kiến thức:

- Hướng dẫn HS ôn tập có hệ thống kiến thức và rèn kĩ năng tính toán cơ bản.

- Giúp học sinh củng cố kiến thức khắc sâu kiến thức cơ bản về động năng.

- Giúp HS sửa sai trong cách trình bày.

-Vận dụng thành thạo biểu thức tính công trong định lí động năng để giải một số bài toán liên quan đến động năng: xác định động năng (hay vận tốc) của vật trong quá trình chuyển động khi có công thực hiện, hoặc ngược lại, từ độ biến thiên động năng tính được công và lực thực hiện công đó.

 

docx3 trang | Chia sẻ: lephuong6688 | Lượt xem: 809 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Bài giảng môn học Vật lý lớp 10 - Tiết 3: Khắc sâu công thức động năng – giải một số bài tập vận dụng, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn: 05/01/2011 Ngày dạy: Tiết,Lớp,Thứ..Ngày.Tháng.Năm 20. Tiết....,Lớp,Thứ..Ngày.Tháng.Năm 20. Tiết 3: KHẮC SÂU CÔNG THỨC ĐỘNG NĂNG – GIẢI MỘT SỐ BT VẬN DỤNG I. MỤC TIÊU BÀI HỌC: 1. Về kiến thức: - Hướng dẫn HS ôn tập có hệ thống kiến thức và rèn kĩ năng tính toán cơ bản. - Giúp học sinh củng cố kiến thức khắc sâu kiến thức cơ bản về động năng. - Giúp HS sửa sai trong cách trình bày. -Vận dụng thành thạo biểu thức tính công trong định lí động năng để giải một số bài toán liên quan đến động năng: xác định động năng (hay vận tốc) của vật trong quá trình chuyển động khi có công thực hiện, hoặc ngược lại, từ độ biến thiên động năng tính được công và lực thực hiện công đó. 2. Về kĩ năng: - Rèn luyện kĩ năng vận dụng công thức tính động năng để giải một số BT có liên quan. 3. Về thái độ: - Có thái độ tích cực đưa ra những ý kiến thắc mắc và giải BT. II. PHƯƠNG PHÁP – PHƯƠNG TIỆN DẠY HỌC: 1.Về phương pháp: - Sử dụng phương pháp dạy học truyền thống gồm: đàm thoại, thuyết trình, nêu vấn đề, tạo tình huống có vấn đề và khơi dậy nhu cầu giải quyết tình huống có vấn đề ở các em. - Sử dụng phương pháp dạy học trực quan (bằng thực nghiệm, bằng mô hình). 2. Về phương tiện dạy học – chuẩn bị của GV – chuẩn bị của HS: a. Về phương tiện dạy học: - Giáo án, sgk, phấn, thước kẻ, đồ dùng dạy học b. Chuẩn bị của GV: - Hệ thống lại kiến thức bài động năng. - Giải một số BT có liên quan. c. Chuẩn bị của HS: - Hệ thống các câu hỏi cần giải đáp mà trong quá trình học chưa rõ. Đọc lại bài đã học. III. TIẾN TRÌNH TỔ CHỨC BÀI HỌC: 1.Ổn định tổ chức: - Kiểm tra sĩ số của học sinh và ổn định trật tự lớp. Ghi tên những Hs vắng mặt vào sổ đầu bài: Lớp Tổng số Vắng: 10A . 10A . 3. Tiến trình tổ chức bài học và nội dung cần đạt: Hoạt động 1: Hướng dần HS giải BT: Trợ giúp của Giáo viên Hoạt động của HS Nội dung cần đạt Bài 1: Một ôtô có khối lượng 2300 kg, chuyển động với vận tốc 72 km/h trên đường. a. Tìm động năng của chuyển động tịnh tiến của ôtô ? b. Động năng thực của ôtô bao gồm những phần nào khác nữa ? Hướng dẫn HS giải bài 1: Các em hãy tính động năng của ôtô ? GV diễn giải câu b): ð Ngoài động năng chuyển động tịnh tiến, còn có động năng của các bộ phận chuyển động khác của ôtô như chuyển động của píttông trong xilanh, chuyển động quay của các bánh răng trong động cơ, chuyển động quay của các bánh xe. Bài 2: Viên đạn khối lượng 10g bay với vận tốc 0,8 km/s. Người có khối lượng 60kg chạy với vận tốc 10 m/s. So sánh động năng và động lượng của đạn và người. Trước hết các em hãy tính động lượng của viên đạn và người ? Các em hãy tính động năng của viên đạn và người ? Bài 3: Một chiếc xe được kéo từ trạng thái nghỉ trên một đoạn đường nằm ngang dài 20 m với một lực có độ lớn không đổi bằng 300 N và có phương hợp với độ dời góc 300 . Lực cản do ma sát cũng được coi là không đổi và bằng 200 N. Tính công của mổi lực. Động năng của xe ở cuối đoạn đường bằng bao nhiêu ? Yêu cầu HS làm việc cá nhân bài 3, GV đánh giá điểm bài giải của HS. + Gợi ý: Các em hãy tính công của lực kéo và lực ma sát ? Áp dụng định lí động năng ? Tóm tắt : m = 2300 kg v = 72 km/h = 20 m/s a) Wđ ? b) Động năng thực của ôtô bao gồm những phần nào khác nữa ? Bài giải: Wđ = 12 mv2 = 12.2300.202 =460.103 J = 460 KJ Tóm tắt : m1 = 10g = 10-2 kg v1 = 0,8 km/s = 800 m/s m2 = 60 kg. v2 = 10 m/s * Động lượng viên đạn : p1 = m1v1 Động lượng Người : p2 = m2v2 Þ p2 > p1 * Động năng viên đạn : Wđ1 = 12 m1v12 Động năng Người : Wđ2 = 12m2v22 Þ Wđ1 > Wđ2 Tóm tắt : s = 20m F = 300N a = 300 fms = 200N AF = F.s.cosa Ams = fms.scos1800 ðA = Wđ - Wđ0 Û AF – Ams =Wđ - Wđ0 Þ Wđ = AF – Ams Bài 1: Bài giải : a) Động năng của ôtô : Wđ = 12 mv2 = 12.2300.202 =460.103 J = 460 KJ b) Ngoài động năng chuyển động tịnh tiến, còn có động năng của các bộ phận chuyển động khác của ôtô như chuyển động của píttông trong xilanh, chuyển động quay của các bánh răng trong động cơ, chuyển động quay của các bánh xe. Bài 2: Giải: Động lượng của viên đạn và người : + Viên đạn : p1 = m1v1 = =10-2.800 = 8 kgm/s + Người: p2 = m2v2 = = 60.10 = 600 kgm/s ® p2 > p1 Động năng của viên đạn và người : + Viên đạn : Wđ1 = 12 m1v12 =12 10-2 .8002 = 3200 J + Người: Wđ2 = 12 m2v22 = 12 60.102 = 3000 J ® Wđ1 > Wđ2 Bài3: Bài giải : a) Công của lực kéo và lực ma sát : AF=F.s.cosa=300.20.cos 300 = 5196,2 (J) Ams = fms.scos1800 = =- fms.s =-200.20=- 4000 (J) b) Áp dụng định lí động năng : A = Wđ - Wđ0 Û Û AF – Ams = Wđ - Wđ0 Þ Wđ = AF – Ams = = 5196,2 – 4000 = = -1196,2 (J) 4. Củng cố: Hoạt động của GV Hoạt động của HS Giao BTVN: Bài 1: Một ôtô tăng tốc trong hai trường hợp : Từ 10 km/h lên 20 km/h và từ 50 km/h lên 60 km/h. So sánh xem công trong hai trường hợp có bằng nhau không ? Tại sao ? Bài 2: Một chiếc xe ôtô có khối lượng m=2 tấn bắt đầu chuyển động nhanh dần đều. sau 5s xe đạt được vận tốc 3m/s. Hệ số ma sát giữa mặt đường và xe là 0,25. tính công do lực kéo động cơ thực hiện và công suất của động cơ? Lấy g=10m/s2. Về làm BTVN theo y/c của GV. 5. Dặn dò: Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh Y/c HS về nhà làm BTVN được giao. Ghi nhớ công việc mà GV giao. Phê duyệt của tổ trưởng CM:

File đính kèm:

  • docxTC tuần 22.docx