I. Mục tiêu
1. Kiến thức: +Nắm được cách xác định điều kiện cân bằng chịu tác dụng của hai lực, ba lực không song song
+ Biết cách xác định momen lực và quy tắc momen lực
+ Nắm quy tắc xác định hợp lực song song cùng chiều
2. Kĩ năng: Vận dụng được các công thức để giải các bài tập, các quy tắc để giải thích hiện tượng
3. Thái độ: Nghiêm túc hăng say phát biểu, tư duy logic
II. Chuẩn bị
1. GV: Nội dung kiến thức, các dạng bài tập
2. HS: Ôn tập các kiến thức đã học bài 17, 18, 19
3 trang |
Chia sẻ: lephuong6688 | Lượt xem: 551 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Bài giảng môn học Vật lý lớp 10 - Tiết 31: Bài tập (Tiếp theo), để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tiết 31 Ngày soạn 01/12/2011
BÀI TẬP
Mục tiêu
Kiến thức: +Nắm được cách xác định điều kiện cân bằng chịu tác dụng của hai lực, ba lực không song song
+ Biết cách xác định momen lực và quy tắc momen lực
+ Nắm quy tắc xác định hợp lực song song cùng chiều
Kĩ năng: Vận dụng được các công thức để giải các bài tập, các quy tắc để giải thích hiện tượng
Thái độ: Nghiêm túc hăng say phát biểu, tư duy logic
Chuẩn bị
GV: Nội dung kiến thức, các dạng bài tập
HS: Ôn tập các kiến thức đã học bài 17, 18, 19
Hoạt động dạy học
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
Hoạt động 1.(5 phút) Kiểm tra kiến thức cũ
GV: Hãy phát biểu điều kiện cân bằng của vật rắn chịu tác dụng của hai, ba lức không song song và các quy tắc hợp lực?
Viết các biểu thức liên quan?
HS: Cá nhân lên bảng trả lời và viết biểu thức
Hoạt động 2. ( 10 phút) Giải các bài tập trắc nghiệm
GV: Hãy chọn đáp án đúng bài tập 7, 8 Trg 100 Sgk? Và giải thích tại sao?
Gợi ý: sử dụng điều kiện cân bằng của vật rắn
GV: Hãy chọn đáp án đúng bài tập 4 Trg 106 Sgk? Và giải thích tại sao?
Gợi ý: áp dụng quy tắc tổng hợp hai lực song song
GV: hãy tìm hiểu và chọn đáp án đúng bài tập 19.1 Trg 47 Sbt? Và giải thích tại sao?
HS: bài tập 7 đáp án C
vì Q1 = Q2 và P2 = Q12 + Q22
nên Q1 = Q2 = P√2 = 14(N)
bài tập 8 đáp án D
vì T = Pcosα → T = mgcosα T = 32(N)
HS: bài tập 4 đáp án B
vì FA + FB = P và FAFB = dBdA → FA = 80(N)
HS: Đáp án B vì theo quy tắc hợp lực song song ta có , F1 + F2 = P và F1F2 = d2d1 với d1 = L/2 mà F2 = 2 F1 → d2 = d1 /2 hay d2 = L/4
Hoạt động 3. ( 15 phút) Giải các bài tập tự luận
GV: Yêu cầu Hs tóm tắt và giải bài tập 6 Trg 100 Sgk
GV: Cần xác định bài toán cho gì? Yêu cầu tìm đại lượng nào?
GV: Để tìm được T, Q trước hết ta phải làm gi?
Gợi ý: Cần xác định được các lực tác dụng lên vật đó là những lực nào? từ đó viết phương trình lực và chiếu phương trình đó lên các phương của lực ta cần xác định
GV: Hãy tìm hiểu bài tập 3 Trg 106 Sgk và giải?
GV: Để xác định F1, F2 ta phải sử dụng công thức nào?
HS: Cho: m = 2kg, α = 300 , g = 9,8m/s2
Tính: T = ? , Q = ?
HS: Giải. Các lực tác dụng lên vật: P, T, Q có hợp lực là P + T + Q = 0 (1)
T Q
m = 2kg
α =300
P
Chiếu (1) lên phương của T ta có
T = Psinα = mgsinα = 9,8(N)
Chiếu (1) lên phương của Q ta có
Q = Pcosα = mgcosα = 16,9(N)
HS: Cho. P = 1000N, d1 = 60cm, d2 = 40cm
Tính. F1, F2 ?
HS: Giải: áp dụng quy tắc tổng hợp hai lực song song cùng chiều ta có:
F1 + F2 = P; F1F2 = d2d1 →
F1 = 400N , F2 = 600N
Hoạt đông 4. (10 phút) Giải bài tập trên phiếu học tập
GV: Chia nhóm Hs mỗi nhóm từ 3 đến 6 em và yêu cầu Hs hoạt động theo nhóm
HS: Hoạt động theo nhóm và cử đại diện trả lời
PHIẾU HỌC TẬP
Câu 1. Một vật rắn đứng cân bằng dưới tác dụng của hai lực. Hai lực đó phải.
Cùng phương, ngược chiều, cùng độ lớn. B. Cùng phương, cùng chiều, cùng độ lớn.
C. Cùng giá, ngược chiều, cùng độ lớn. D. Cùng giá, cùng chiều, cùng độ lớn.
Câu 2. Một vật rắn đứng cân bằng chịu tác dụng của ba lực cùng giá: F1 = 4N, F2 = 10N,
F3 = 6N. Nhận xét nào sau đây đúng?
F1, F2 cùng chiều B. F2 , F3 cùng chiều; F1 , F2 cùng chiều
C. F1, F3 ngược chiều; F1, F2 cùng chiều D. F2, F3 ngược chiều; F1, F3 cùng chiều
Câu 3. Thanh AB rất nhẹ có trục quay tại O.
Biết α = 1500 OB = 2OA. Khi thanh cân bằng A O B
thì hệ thức nào sau đây là đúng?
F1 = F2 B. F1 = 2F2 α
C. F = 12 P D. Không xđ vì thiếu dữ kiện F1 F2
Đáp án: Câu 1. C Câu 2. D Câu 3. A vì F1.OA = F2.cos600.OB
Hoạt động 5. (5 phút) Cũng cố tiết học
GV: Cần nắm vững công thức để giải các bài tập như Momen lực, quy tắc hợp lực song song....
GV: Về nhà làm các bài tập còn lại trong Sgk, Sbt và các bài tập tương tự
GV: Xem trước bài mới
HS: Tiếp thu và ghi nhớ
HS: Ghi nhớ và thực hiện
Rút kinh nghiệm sau tiết dạy
...................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
File đính kèm:
- Tiet 31 bai tap theo PPCTGT vat li 10.docx