. Mục tiêu
Vận dụng được công thức và phương trình chuyển động của chuyển động thẳng đều, các công thức và phương trình chuyển động của chuyển động thẳng biến đổi đều để giải các bài tập đơn giản.
II. Chuẩn bị
1. Giáo viên
Lựa chọn một số dạng bài tập tiêu biểu về chuyển động thẳng đều, chuyển động thẳng biến đối đều : Bài 8 - tr17 – SGK, Bài 4 – tr24 - SGK, Bài 4 – tr28 – SGK.
2. Học sinh
- Ôn lại kiến thức từ bài 1 – bài 5.
- Hoàn thành bài tập được giao.
3 trang |
Chia sẻ: lephuong6688 | Lượt xem: 597 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Bài giảng môn học Vật lý lớp 10 - Tiết 7: Bài tập (tiếp), để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn : .....................
Ngày dạy : ......................
Tiết 7. Bài tập
I. Mục tiêu
Vận dụng được công thức và phương trình chuyển động của chuyển động thẳng đều, các công thức và phương trình chuyển động của chuyển động thẳng biến đổi đều để giải các bài tập đơn giản.
II. Chuẩn bị
1. Giáo viên
Lựa chọn một số dạng bài tập tiêu biểu về chuyển động thẳng đều, chuyển động thẳng biến đối đều : Bài 8 - tr17 – SGK, Bài 4 – tr24 - SGK, Bài 4 – tr28 – SGK.
2. Học sinh
- Ôn lại kiến thức từ bài 1 – bài 5.
- Hoàn thành bài tập được giao.
III. Tiến trình dạy học
Hoạt động của Giáo viên và Học sinh
Nội dung
.GV: Yêu cầu HS nhắc lại phương trình chuyển động của chất điểm chuyển động thẳng đều?
.HS: Nhắc lại kiến thức: Phương trình chuyển động của chất điểm chuyển động thẳng đều :
x = x0 + S = x0 + v.t.
.GV: Xác nhận câu trả lời đúng (Ghi ở góc phải bảng).
.GV: Hướng dẫn HS giải bài tập số 8 - tr 17 – SGK. Yêu cấu 1 HS đọc tóm tắt và 1 HS khác lên bảng giải bài 8.
.HS: Lên bảng giải bài 8.
.GV: Xác nhận cách giải, kết quả đúng.
+ Nhấn mạnh phương pháp giải bài toán lập phương trình chuyển động của vật chuyển động thẳng đều :
- Chọn trục tọa độ, gốc tọa độ, chiều (+), gốc thời gian.
- Xác định các giá trị x0, v0 từ đó lập phương trình chuyển động của vật.
- Hai vật gặp nhau (đuổi kịp nhau) khi x1 = x2 Thời gian, vị trí gặp nhau.
+ Phân tích cách khai thác thông tin trên đồ thị x – t đối với xe đi từ A và xe đi từ B.
.GV: Hướng dẫn HS giải bài tập 4 - tr24 - SGK. Yêu cầu 1 HS đọc tóm tắt và 1 HS khác lên bảng giải bài 4.
.HS: Lên bảng giải bài 4.
.GV: Xác nhận cách giải, kết quả đúng.
.GV: Hướng dẫn HS giải bài tập 4 - tr28 - SGK. Yêu cầu 1 HS đọc tóm tắt và 1 HS khác lên bảng giải bài 4.
.HS: Lên bảng giải bài 4.
.GV: Xác nhận cách giải và kết quả đúng.
Bài tập
Bài 8 - tr17 - SGK
AB = S = 120 km
v1 = 40 km/h
v2 = 20 km/h
a. x1 = ? x2 = ? t = ?
b. Giải toán bằng đồ thị
Giải
a. Chọn trục Ox đường thẳng quỹ đạo, gốc tọa độ O A, chiều (+) từ A đến B, gốc thời gian lúc 2 vật bắt đầu chuyển động (t0 = 0).
* Xe đi từ A :
PTCĐ có dạng : x1 = x01 + v1.t
Mà x01 = 0, v1 = 40 km/h
x1 = 40.t (km).
*Xe đi từ B :
PTCĐ có dạng : x2 = x02 + v2.t
Mà x02 = AB = 120 km, v2 = -20 km/h
x2 = 10 - 20.t (km).
2 xe gặp nhau khi x1 = x2
40t = 120 - 20t
t = 2 h.
x1 = 40.2 = 80 km.
Vậy, 2 xe gặp nhau sau khi chuyển động 2 h và vị trí gặp nhau cách gốc tọa độ 80km.
b.
Dựa vào đồ thị thấy 2 xe gặp nhau tại
điểm M(xM = 80km, tM = 2 h).
Bài 4 – tr24 - SGK
a = 4m/s2
v0 = - 10m/s
a. v = 0 t = ?
b. Tiếp sau đó chất điểm chuyển động?
c. t = 5s v = ?
Giải
Chọn chiều (+) trùng với chiều chuyển động.
Áp dụng : v = v0 + a.t
a.
b. Sau khi chất điểm dừng lại, nó sẽ chuyển động nhanh dần đều.
c. v (t = 5s) = -10 + 4.5 = 10 (m/s).
Bài 4 – tr 28 - SGK
v0 = 30m/s
a = 2 m/s2
a. x = ?
b. v = 0 S = ?
c. v = 0 t = ?
d. t = 20 s v = ?
Giải
Chọn trục Ox đường thẳng quỹ đạo, gốc tọa độ O tại vị trí xe ở chân dốc, chiều (+) từ chân dốc đến đỉnh dốc, gốc thời gian lúc xe ở vị trí chân dốc.
Vì trong suốt quá trình lên dốc và xuống dốc nên ô tô chuyển động chậm dần đều.
a. PTCĐ có dạng :
Mà x0 = 0, v0 = 30 m/s, a = -2 m/s2
x = 30.t – t2 (m).
b. S : quãng đường xa nhất theo sườn dốc mà ô tô có thể lên được. Khi đó : v = 0
Áp dụng :
c. Áp dụng : v = v0 + a.t
d. v (t=20s) = 30 + (-2).20 = - 10 (m/s)
Vì v < 0 nên ô tô sẽ chuyển động xuống dưới dốc.
File đính kèm:
- Tiet 7 Bai tap VL 10 NC.doc