Bài giảng môn học Vật lý lớp 10 - Trắc nghiệm lý thuyết: Chuyển động thẳng đều

1. Phát biểu mào sau đây là đúng nhất khi nói về chuyển động cơ học?

 A. Chuyển động cơ học là sự di chuyển của vật này so với vật khác.

 B. Chuyển động cơ học là sự thay đổi vị trí từ nơi này sang nơi khác.

 C. Chuyển động cơ học là sự thay đổi vị trí của vật này so với vật khác theo thời gian.

 D. Chuyển động cơ học là sự thay đổi vị trí của vật này so với vật khác trong không gian theo thời gian.

2. Điều nào sau đây là đúng khi nói về chất điểm?

 A. Chất điểm là những vật có kích thước nhỏ.

 B. Chất điểm là những vật có kích thước rất nhỏ.

 C. Chất điểm là những vật có kích thước rất nhỏ so với chiều dài của quỹ đạo của vật.

 D. Chất điểm là một điểm.

 

doc8 trang | Chia sẻ: lephuong6688 | Lượt xem: 820 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Bài giảng môn học Vật lý lớp 10 - Trắc nghiệm lý thuyết: Chuyển động thẳng đều, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
I. TRẮC NGHIỆM LÝ THUYẾT: CHUYỂN ĐỘNG THẲNG ĐỀU 1. Phát biểu mào sau đây là đúng nhất khi nói về chuyển động cơ học? A. Chuyển động cơ học là sự di chuyển của vật này so với vật khác. B. Chuyển động cơ học là sự thay đổi vị trí từ nơi này sang nơi khác. C. Chuyển động cơ học là sự thay đổi vị trí của vật này so với vật khác theo thời gian. D. Chuyển động cơ học là sự thay đổi vị trí của vật này so với vật khác trong không gian theo thời gian. 2. Điều nào sau đây là đúng khi nói về chất điểm? A. Chất điểm là những vật có kích thước nhỏ. B. Chất điểm là những vật có kích thước rất nhỏ. C. Chất điểm là những vật có kích thước rất nhỏ so với chiều dài của quỹ đạo của vật. D. Chất điểm là một điểm. 3. Điều nào sau đây là đúng với vật chuyển động tịnh tiến? A. Qũy đạo của vật luôn là đường thẳng. B. Mọi điểm trên trên vật vạch ra những đường có dạng giống nhau. C. Vận tốc không thay đổi. D. Mọi điểm trên vật vạch ra những đường giống nhau và đường nối hai điểm bất kì của vật luôn song song với chính nó. 4. Trong chuyển động nào sau đây không thể coi vật như một chất điểm? A. Trái Đất quay nhanh Mặt Trời. B. Viên bi rơi từ tầng thứ6 của toà nhà xuống đất C. Chuyển động của ô tô trên đường từ Hà nội – Tp. HCM. D. Trái Đất quay trục của nó. 5. Trường hợp nào sau đây không phải là chuyển động tịnh tiến của vật rắn? A. Cái Pit-tông chuyển động trong Xilanh. B. Bè gỗ trôi thẳng trên sông. C. Hòn bi lăn trên mặt phẳng nghiêng. D. Ngăn kéo chuyển động trong ngăn bàn. 6. Trong các trường hợp sau đây, trường hợp nào có thể xem vật như một chất điểm? A. Tàu hỏa đứng yên trong sân ga. B. Viên đạn đang chuyển động trong nòng súng. C. Trái Đất đang chuyển động tự quay quanh nó. D. Trái Đất chuyển động trên qũy đạo quanh Mặt Trời. 7. Trong các chuyển động sau đây, chuyển động của vật nào là chuyển động tịnh tiến? A. Chuyển động của cái ngăn kéo bàn khi ta kéo nó ra. B. Chuyển động của cách cửa khi ta mở cửa. C. Chuyển động của ô tô trên đọan đường vòng. 25 10 5 O x(m) t(s) (Hình1)1) D. Chuyển động Mặt Trời quanh Trái Đất. 8. Trên hình 1 là đồ thị toạ độ - thời gian của một vật chuyển động thẳng. Hãy cho biết thông tin nào sau đây là sai? A. Tọa độ ban đầu của vật là x0 = 10cm. B. Trong 5 giây đầu tiên, vật đi được 25m. C. Vật chuyển động theo chiều dương của trục tọa độ. D. Gốc thời gian được chọn là thời điểm vật ở cách gốc tọa độ 10cm 9. Phát biểu nào sau đây là đúng nhất khi nói về khái niệm gia tốc? A. Gia tốc là đại lượng vật lý đặc trưng cho sự biến thiên nhanh hay chậm của vận tốc B. Độ lớn của gia tốc đo bằng thương số giữa độ biến thiên của vận tốc và khoảng thời gian xảy ra sự biến thiên đó. C. Gia tốc là một đại lượng vectơ. D. Cả A, B và C đều đúng. 10. Điều nào sau đây là sai khi nói về gia tốc chuyển động tròn đều? A. Vectơ gia tốc luôn hướng vào tâm qũy đạo. B. Độ lớn của gia tốc: , với v là vận tốc, r là bán kính qũy đạo. C. Gia tốc đặc trưng cho sự biến thiên về độ lớn của vận tốc. D. Vecto gia tốc luôn vuông góc với vectơ vận tốc tại mọi thời điểm. 11. Cho các đồ thị như hình 2. (Hình 2) (I) O x t x0 O x t (II) v0 O v t (III) O x t x0 (IV) Đồ thị của chuyển động thẳng đều là: A. I, II, III. B. I, III. C. II, III, IV. D. I, III, IV. 12. Phương trình tọa độ của một chuyển động thẳng đều trong trường hợp gốc thời gian đã chọn không trùng với thời điểm xuất phát là: A. x = x0 + v(t – t0). B. s = s0 + vt. C. x = x0 + vt. D. s = vt 13. Phát biểu nào sau đây là đúng nhất khi nói về vận tốc của chuyển động thẳng đều? A. Vận tốc có độ lớn không thay đổi theo thời gian. B. Tại mọi thời điểm, vectơ vận tốc là như nhau. C. Vectơ vận tốc có hướng không thay đổi. D. Vận tốc luôn có giá trị dương. 14. Một vật chuyển động thẳng đều theo trục Ox có phương trình toạ độ là: x = x0 + vt ( với x00 và v 0) A. Toạ độ của vật có giá trị không đổi theo thời gian. B. Toạ độ ban đầu của vật không trùng với gốc tọc độ. C. Vật chuyển động theo chiều dương của trục tọa độ. D. Vật chuyển động ngược chiều dương của trục tọa độ. 15. Phát biểu nào sau đây là đúng khi nói về vận tốc của chuyển động thẳng đều? A. Vận tốc có độ lớn không thay đổi theo thời gian. B. Tại mọi thời điểm, vectơ vận tốc là như nhau. C. Vectơ vận tốc có hướng không thay đổi. D. Vận tốc luôn có giá trị dương. 16. Chọn câu đúng: Nếu một vật chuyển động thẳng đều thì: A. Vec tơ vận tốc có độ lớn không thay đổi, có phương luôn trùng với qũy đạo và hướng theo chiều chuyển động. B. Vật đi đuợc những quãng đường bằng nhau trong những khoảng thời gian bằng nhau bất kỳ. C. Quãng đường vật đi được tỉ lệ với khoảng thời gian chuyển động. D. Cà A, B và C. 17. Trong các đồ thị sau đây (hình 3), đồ thị nào mô tả chuyển động thẳng đều? A. Đồ thị a. B. Đồ thị b và d. C. Đồ thị a và c. D. các đồ thị a, b, c và d đều đúng (Hình 3) a) O x t O x t b) O v t c) O x t d) Đồ thị chuyển động của hai vật (I) và (II) được biểu diễn như hình 4. Dựa vào đồ thị hãy trả lời các câu 20, 21, 22. 80 40 1 O x(km) t(h) (Hình4) 2 (I) (II) 20. Thông tin nào sau đây là sai? A. Hai vật chuyển động cùng vận tốc và vị trí ban đầu. B. Hai vật chuyển động cùng vận tốc nhưng vị trí ban đầu khác nhau. C. Hai vật chuyển động cùng chiều. D. Hai vật chuyển động không bao giờ. 21. Phương trình chuyển động của vật (I) là: A. x = 80 + 40t (km). B. x = 40 + 40t (km). C. x = 80 + 80t (km). D. x = 40 + 80t (km). 22. Phương trình chuyển động của vật (II) là: A. x = t + 40 (km). B. x = 40t + 40 (km). C. x = 40t (km). D. x = t - 40t (km). 23. Cho các đồ thị sau (Hình 5): (Hình 5) (I) O x t O x t (II) O x t (III) O x t (IV) x0 x0 x0 x0 Chọn câu đúng: A. Với đồ thị (III): x0 > 0; v > 0. B. Với đồ thị (II): x0 > 0; v < 0. C. Với đồ thị (I): x0 > 0; v 0. CHUYỂN ĐỘNG THẲNG ĐỀU ĐỔI ĐỀU 24. Vật đi nửa đoạn đường đầu với vận tốc v1, đi nửa đoạn đường sau với vận tốc v2. Vận tốc trung bình trên cả đoạn của vật là: A. B. C. D. 25. Chuyển động thẳng chậm dần đều có: A. Vectơ vận tốc ngược hướng với vectơ gia tốc. B. Vectơ vận tốc cùng hướng với vectơ gia tốc. C. Tích số a.v > 0 D. Các kết luận A và C đều đúng. 26. Phương trình chuyển động của một vật trên một đường thẳng có dạng: x = 2t2 + 10t + 100 (m,s) Thông tin nào sau đây là đúng ? A. Vật chuyển động nhanh dần đều với gia tốc a = 2m/s2. B. Vật chuyển động chậm dần đều với gia tốc a = 4m/s2. C. Toạ độ của vật lúc t = 0 là 100m. D. Vận tốc của vật tại thời điểm t là v = 10m/s. 27. Một vật chuyển động cóphương trình x = 4t2 – 3t + 7 (m,s). Điều nào sau đây là sai? A. Gia tốc a = 4m/s2 B. Gia tốc a = 8m/s2 C. Vận tốc ban đầu v0 = -3m/s. D. Tọa độ ban đầu x0 = 7m. 28. Chọn câu sai? A. Trong chuyển động thẳng dần đều, các vectơ vận tốc và gia tốc ngược chiều nhau. B. Chuyển động nhanh dần đều, các vectơ vận tốc biến thiên theo hàm số bậc nhất đối với thời gian. C. Trong chuyển động thẳng nhanh dần đều vận tốc luôn có gía trị tương đương. D. Trong chuyển động thẳng nhanh dần đều, đường đi là hàm bậc hai của thời gian. 29. CHuyển động thẳng nhanh dần đều có: A. Gia tốc a > 0 và vận tốc v > 0. B. Gia tốc a < 0 và vận tốc v < 0. C. Vectơ vận tốc cùng chiều với vectơ gia tốc D. Vectơ vận tốc và vectơ gia tốc hướng theo chiều dương. 30. Điều nào sau đây đúng khi nói về vận tốc trung bình? A. Vận tốc trung bình là trung bình cộng của các vận tốc. B. Trong hệ SI, đơn vị của vận tốc trung bình là m/s. C. Trong chuyển động biến đổi, vận tốc trung bình trên các quãng đường khác nhau là như nhau. D. Vận tốc trung bình cho biết tốc độ của vật tại một thời điểm nhất định. 31. Công thức nào sau đây là có thể dùng để tính vận tốc trung bình của chuyển động thẳng, kh6ng đổi hướng. A. . B. C. D. Cả A và C 32. Điều nào sau đây đúng khi nói về vận tốc tức thời. A. Vận tốc tức thời là vận tốc tại một thời điểm nào đó. B. Vận tốc tức thời là vận tốc tại một vị trí nào đó trên qũy đạo. C. Vận tốc tức thời là một đại lượng vectơ. D. Các phát biểu A, B và C đều đúng. 33. Phát biểu nào sau đây là đúng khi nói về khái niệm gia tốc? A. Gia tốc là đại lượng vật lý đặc trưng cho sự biến thiên nhanh hay chậm của vận tốc. B. Độ lớn của gia tốcđo bằng thương số giữa độ biến thiên của vận tốc và khoảng thời gian xảy ra sự biến thiên đó. C. Gia tốc là một đại lượng biến thiên. D. Các phát biểu A, B và C đều đúng. 34. Điều nào sau đây là phù hợp với đặc điểm của vật chuyển động thẳng biến đổi đều ? A. Vận tốc biến thiên theo thời gian theo quy luật hàm số bậc hai. B. Gia tốc thay đổi theo thời gian. C. Vận tốc biến thiên được những lượng bẳng nhau trong những khoảng thời gian bằng nhau bất kỳ. D. Gia tốc là hàm số bậc nhất theo thời gian. 35. Gọi a là độ lớn của gia tốc, v1 và v0 lần lượt là vận tốc tức thời tại các thời điểm t và t0. Công thức nào sau đây là chính xác? A. . B. C. D. (Hình 6) (I) O v(m/s) t(s) (II) 36. Chuyển động rơi tự do là chuyển động: A. đều B. biến đổi C. nhanh dần đều D. chậm dần đều 37. Đồ thị vận tốc - thời gian của hai chuyển động thẳng trên trục Ox được biểu diễn trên hình 6. Các đồ thị (I) và (II) song song với nhau. Điều khẳng định nào nêu sau đây là sai? A. Hai chuyển động có độ lớn gia tốc bằng nhau. B. Cả hai chuyển động là những chuyển động chậm dần đều. O v t B C D A E (Hình 7) C. hai chuyển động ngược chiều. D. Hai chuyển động đều có vận tốc ban đầu khác 0. 38. Đồ thị vận tốc của một vật chuyển động có dạng như hình 7: Thông tin nào sau đây là sai ? A. Đoạn AB vật chuyển động nhanh dần đều. B. Đoạn BC vật đứng yên. C. Đoạn CD vật chuyển động chậm dần đều D. Đoạn DE vật không chuyển động. 39. Phương trình nào sau đây đúng với chuyển động của vật rơi tự do không vận tốc đều nếu: chọn trục Ox thẳng đứng hướng xuống, gốc O là vị trí thả vật, gốc thời gian là lúc thả vật, lấy g = 9,8m/s2. A. x = 9,8t2. B. x = -9,8t2 (m). C. x = 4,9t2 (m) D. x = -4,9.t2(m). 40. Công thức biểu diễn mối liên hệ giữa gia tốc, quãng đường và vận tốc của vật chuyển động thẳng biến đổi đều là: A. . B. . C. . D. . CHUYỂN ĐỘNG TRÒN ĐỀU. 41. Xét tính chất: (I). Vectơ gia tốc có độ lớn không đổi. (II). Vectơ gia tốc là vectơ hằng. (III). Vận tốc phụ thuộc thời gian. (IV). Hướng của các vectơ vận tốc và gia tốc thay đổi theo thời gian. Chuyển động tròn đều có: A. (I), (III). B. (II), (III). C. (I), (II), (IV). D. (I), (IV). 42. Đều nào sau đây là đúng khi nói về gia tốc trong chuyển động tròn đều? A. Gia tốc vẫn thoả mãn công thức định nghĩa: B. Vectơ gia tốc luôn cùng hướng với các vectơ vận tốc. C. Độ lớn của gia tốc tính bởi công thức . D. Cả A, B và C đều đúng. 43. Đều nào sau đây là sai khi nói về gia tốc trong chuyển động tròn đều? A. Vectơ gia tốc luôn hướng vào tâm qũy đạo. B. Độ lớn của gia tốc được tính bởi công thức , với v là vận tốc, r là bán kính qũy đạo. C. Trong chuyển động tròn đều, gia tốc đặc trưng cho sự biến thiên về độ lớn và hướng của vận tốc. D. Vectơ gia tốc luôn vuông góc với vectơ vận tốc tại mọi thời điểm. 44. Đều nào sau đây là đúng khi nói về tốc độ góc chủa vật chuyển động tròn đều? A. Tốc độ góc là đại lượng luôn thay đổi theo thời gian. B. Tốc độ góc đo bằng thương số giữa góc quay của bán kính nối vật chuyển động với tâm quay và thới gian để quay góc đó. C. Đơn vị của tốc độ góc là mét trên giây (m/s). D. Các phát biểu A, B và C đều đúng. 45. Trong các phát biểu sau đây, phát biểu nào là sai: A. Gia tốc trong chuyển độngtròn đều gọi là gia tốc hướng tâm. B. Vận tốc của chuyển động tròn đều có độ lớn không thay đổi. C. Trong chuyển động tròn đều vận tốc có độ lớn không đổi. D. Trong chuyển động tròn đều gia tốc hướng tâm tỉ lệ nghịch với bán kính. 46. Chuyển động tròn đều có: A. Vectơ gia tốc có độ lớn không đổi, hướng thay đổi. B. Vận tốc phụ thuộc thời gian và có hướng không thay đổi. C. Vectơ gia tốc , có độ lớn không đổi, hướng của vectơ vận tốc và vectơ gia tốc trùng nhau. D. Vectơ gia tốc là vectơ hằng. 47. Công thức liên hệ giữa tốc độ góc với tốc độ dài và gia tốc hướng tâm với tốc độ dài của chất điểm chuyển động tròn đều là: A. . B. . C. . D. . 48. Gia tốc hướng tâm được xác định bằng biểu thức: A. . B. . C. . . D. . II. BÀI TẬP TRẮC NGHIỆM 49. Một xe ô tô chuyển động với vận tốc 72 km/h. Vận tốc đổi ra m/s: A. 20 m/s. B. 25 m/s. C. 15 m/s. D. 10 m/s. 50. Một xe chuyển động thẳng đều có phương trình tốc độ: x = 50(1-t) (m, s) với t 0 Vận tốc và tọc độ ban đầu của xe lần lượt là: A. v = - 50m/s; x0 = 50m. B. v = 50m/s; x0 = -50m. C. v = - 50m/s; x0 = -50m. D. v = 50m/s; x0 = 50m. Sử dụng dữ kiện sau đây để trả lời các câu 51, 52. Hai ô tô xuất phát cùng lúc từ 2 địa điểm A và B cách nhau 20km, chuyển động đều cùng theo chiều từ A đến B có vận tốc lần lượt là 60km/h và 40km/h. Chọn trục tọa độ Ox trùng với đường thẳng AB, gốc O A, chiều dương từ A đến B, gốc thời gian là lúc các xe xuất phát. 51. Phương trình chuyển động của hai xe là: A. xA = 60t; xB = 40t. B. xA = 60t; xB = 20 + 40t. C. xA = 60t; xB = 40t - 20. D. xA = 60t; xB = - 40t + 20. 52. Vị trí và thời điểm hai xe gặp nhau là: A. s = xA = 60 km; t = 60 phút. B. s = xA = 40 km; t = 30 phút. C. s = xA = 40 km; t = 30 phút. D. s = xA = 60 km; t = 30 phút. Sử dụng dữ kiện sau đây để trả lời các câu 53, 54. Một vật rơi tự do từ độ cao 19,6m xuống đất ( lấy g = 9,8 m/s2 ). 53. Thời gian để vật đi hết đoạn đượng đó là: A. t = 4 giây. B. t = 2 giây. C. t = 6 giây. D. t = 8 giây. 54. vận tốc của vật lúc chạm đất là: A. v = 9,8 m/s. B. V = 19,6 m/s. C. 4,9 m/s. D. Một giá trị khác. 55. Một vật rơi tự do từ độ cao h. Quãng đường vật rơi được trong 2 giây đầu và trong giây thứ 2 là (g = 10m/s2): A. 20m và 15m. B. 15m và 20m. C. 40m và 30m. D. 10m và 5m. Sử dụng dữ kiện sau đây để trả lời các câu 56, 57. Một ô tô đang chuyển động với vận tốc 54km/h thì hãm phanh. Sau đó đi thêm 125m nữa rồi dừng hẳn. (Chọn chiều dương là chuyển động). 56. Sau 5 giây kể từ lúc hãm phanh, vận tốc của ô tô là: A. v = 15 m/s. B. v = 10,5 m/s. C. v = 19,5 m/s. D. v = 6m/s. 57. Sau 5 giây kể từ lúc hãm phanh, ô tô cách chỗ hãm phanh một đoạn là: A. 72,75 m. B. 63,75 m. C. 79,25 m. D. 86,25 m. 58. Một người đi xe đạp chuyển thẳng đều, nửa quãng đường đầu với vận tốc v1 = 10 km/h và nửa quãng đường còn lại với vậntốc 5km/h. Vận tốc trung bình của người đi xe đạp trên cả quãng đường nhận giá trị nào sau đây: A. vtb = 12,5 km/h. B. vtb = 12 km/h. C. vtb = 15 km/h. D. vtb = 25 km/h. 59. Một viên bi thả lăn nhanh dần đều trên một mặt phẳng nghiên với gia tốc 0,25m/s2, vận tốc ban đầu bằng không. Sau bao lâu viên bi đạt vận tốc 1m/s. Chọn trả lời đúng. A. 2 giây. B. 4 giây. C. 8 giây. D. giây 60. Một đoàn tàu chạy với vận tốc 36 km/h thì hãm phanh, sau đó chạy thêm được 25m thì dừng hẳn. Độ lớn gia tốc của đoàn tàu có thể nhận giá trị nào sau đây: A. a = 2m/s2. B. a = 0,2m/s2. C. a = - 2m/s2. D. a = 4m/s2. 61. Một đoàn tàu bắt đầu rời ga, chuyển động nhanh dần đều, sau 20s đạt đến vận tốc 36 km/s. Sau bao lâu tàu đạt được vận tốc 54 km/h? A. 30 giây. B. 10 giây. C. 40 giây. D. 20 giây. 62. một viên bi chuyển động nhanh dần đều với gia tốc 30 cn/s2 và vận tốc ban đầu bằng không. Tính vận tốc của viênbi sau 4 giây và quãng đường đi của viên bi đi đượctrong thời gian đó: A. v = 1,2m/s và s = 2,4m. B. v = 1,2m/s và s = 12m. C. v = 12m/s và s = 2,4m. D. v = 12m/s và s = 12m. 63. Một viên bi chuyển động nhanh dần đều với gia tốc 30cm/s2 và vận tốc ban đầu bằng không. Tính quãng đường đi được trong 10 giây đầu tiên. A. 15m. B. 30m. C. 150m. D. 1,5m. 64. Một vật rơi tự do từ độ cao h xuống mặt đất. Công thức tính vận tốc va của vật rơi tự do theo độ cao h là: A. . B. . C. D. 65. Ô tô đang chạy với vận tốc 20m/s, thì người lái xe hãm phanh và ô tô chuyển động chậm dần đều cho tới khi dừng lại hẳn ô tô đã đi thêm được 200m. Gia tốc của ô tô là: A. a = -1m/s2. B. 1m/s2. C. 2m/s2. D. – 2m/s2. 66. Một vật ném thẳng đứng lên cao với vận tốc ban d8ầu 36 km/h. Độ cao cực đại hmax mà vật có thể đạt tới: (g = 10m/s2). A. hmax = 15m. B. hmax = 10m.. C. hmax = 5m. D. hmax = 0,5m. 67. Gia tốc hướng tâm của một chất điểm chuyển động đều trên một đường tròn bán kính 30cm, với tốc độ dại không đổi bằng 6m/s là: A. 1,2m/s2. B. 120m/s2. C. 0,2m/s2. D. 20m/s2. Sử dụng dữ kiện sau đây để trả lời các câu 68,69. Một vệ tinh nhân tạo ở độ cao 220km, chuyển động tròn đều quanh Trái Đất với chu kỳ 60phút. Cho biết bán kính Trái Đất là 6400km. 68. Tốc độ góc và tốc độ dài v của vệ tinh là : A. rad/s; v = 440192km/h. B. rad/s; v = 20096km/h. C. rad/s; v = 12057,6km/h. D. rad/s; v = 24115,2km/h. 69. Gia tốc hướng tâm của vệ tinh là: A. 252405,76 km/h2. B. 6,28 km/h2. C. 25240,57 km/h2. D. 62,8 km/h2.

File đính kèm:

  • docchuong 1.doc