1.Kiến thức:
- Nêu được những ví dụ về chuyển động cơ học trong đời sống hàng ngày.
- Nêu được ví dụ tính tương đối giữa chuyển động và đứng yên, biết xác định trạng thái của vật đối với vật làm mốc
- Nêu dược ví dụ vè các dạng chuyển động cơ học thường gặp
2.Kĩ năng: Rèn luyện khả năng quan sát, so sánh của học sinh
3.Thái độ: Ham học hỏi, yêu thích môn học
II. CHUẨN BỊ: GV: SGK, SGV, GA, Tranh vẽ h1.1,1, 1.2, 1.3
74 trang |
Chia sẻ: lephuong6688 | Lượt xem: 1130 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Bài giảng môn học Vật lý lớp 8 - Tuần 1 - Tiết 1 - Bài 1: Chuyển động cơ học, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần1: Ngày dạy:17/08 / 2013
Tiết 1:
Chương I: CƠ HỌC
Bài 1: CHUYỂN ĐỘNG CƠ HỌC
I. MỤC TIÊU:
1.Kiến thức:
- Nêu được những ví dụ về chuyển động cơ học trong đời sống hàng ngày.
- Nêu được ví dụ tính tương đối giữa chuyển động và đứng yên, biết xác định trạng thái của vật đối với vật làm mốc
- Nêu dược ví dụ vè các dạng chuyển động cơ học thường gặp
2.Kĩ năng: Rèn luyện khả năng quan sát, so sánh của học sinh
3.Thái độ: Ham học hỏi, yêu thích môn học
II. CHUẨN BỊ: GV: SGK, SGV, GA, Tranh vẽ h1.1,1, 1.2, 1.3
III. TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC:
1. Ổn định tổ chức lớp.
Giới thiệu về vật lí 8. ( 3’)
3. Tổ chức tình huống học tập.Vào bài như SGK.
Hoạt động của GV, HS
Nội dung ghi bài
HĐ 1: Nhận biết một vật chuyển động hay đứng yên( 14’)
- GV:Yêu cầu HS đọc C1 và trả lời
- HS: Thảo luận nhóm
- GV:Làm thế nào để nhận biết một ô tô cđ hay đy
- HS:+Ôtô cđ xa dần cột điiện bên đường
+ Ô tô không chuyển động
- GV:TS em lại cho là ô tô đó cđ hay đứng yên?
- HS: + Ô tô đó cđ là do vtrí của nó thay đổi so với cột điện
+ Ô tô đó đứng yên là do vị trí của ô tô đó không thay đổi so với cột điện
- GV: Ta căn cứ vào yếu tố nào để biết một vật cđ hay đứng yên
- HS: Ss vị trí của ô tô với cột điện bên đường
- GV: Cột điện bên đường được gọi là vật mốc
- GV: Vậy thể nào là chuyển đông, đứng yên?
- HS: Đọc thông tin SGK và trả lời
- GV: Chốt lại yêu cầu HS ghi vở
- GV: Yêu cầu HS trả lời C2, C3
- HS: Làm việc cá nhân, NX
- GV: Đưa ra đáp án đúng
I. Làm thế nào để nhận biết một vật chuyển động hay đứng yên
C1: So sánh vị trí của ô tô, đám mây, thuyền với vật nào đó đứng yên trên đường, bờ sông.
* Vật mốc là những vật gắn với trái đất, nhà cửa, cột mốc, cây bên đường....
* Chuyển động là: Khi vị trí của vật này so với vật mốc thay đổi theo thời gian thì vật chuyển đọng so với vật mốc, chuyển động này gọi là chuyển động cơ học
* Đứng yên: Khi vị trí của vật so với vật mốc không thay đôi theo t được gọi là đứng yên
C2: Học sinh đi vào lớp, vật mốc là cửa lớp
C3: Người đứng bên đường: Ng đứng yên so với cây bên đường, cây bên đường là vật mốc
Hoạt động 2: Tìm hiểu về tính tương đối giữa chuyển động và đứng yên( 15’)
- GV:Yêu cầu HS đọc thông tin SGK và quan sát hình 1.2 trả lời C4, C5
- HS: HĐ nhóm, thảo luận và trả lời
- GV: Đưa ra đáp án, yêu cầu HS hoàn thành C6
- HS: HĐ cá nhân, nhận xét
- GV: Khẳng định lại giữa chuyển động và đứng yên có tính tương đối
II. Tính tương đói giữa chuyển động và đứng yên
C4: So với nhà ga thì hành khách cđ. Vì vị trí của hành khách so vơi nhà ga xa dần
C5: So với toa tàu thì hành khách đứng yên vì vị trí của hành khách so với tàu không đổi
C6: Một vật có thể là chuyển động so với vật này nhưng lại là đứng yên đối với vật khác
* Giữa cđ và đứng yên có tính tương đối
C8: Mặt trời thay đổi vị trí so với điểm mốc gắn với trái đất, vì vậy có thể coi Mặt trời chuyển động so với trái đất
HĐ 3: TH một số dạng cđ thường gặp( 5’)
- GV:Cho HS quan sát h1.3 SGK chỉ ra đương vạch ra khi vật chuyển động và cho biết đó là quĩ đạo chuyển động của vật
- HS: nghe và ghi khái niệm quĩ đạo
-GV:Nhìn vào quĩ đạo chuyển động ở h1.3 cho biết có mấy dạng cđ là những dạng nào?
- HS: Có 3 dạng chuyển đông: chuyển động thẳng, chuyển động cọng, chuyển động tròn
- GV: Thông báo chuyển động tròn là trường hợp đặc biệt của chuyển động cong
- GV: Yêu cầu HS trả lời C9
III. Một số quĩ đạo chuyển động
* Đường mà vật cđ vạch ra gọi là quĩ đạo cđ
* Các dạng chuyển động thường gặp:
- Chuyển động thẳng: quĩ đạo là đường thẳng
- Chuyển động cong: quĩ đạo là đườngcong
- Chuyển động tròn: quĩ đạo là đường tròn
C9:
- CĐ thẳng: CĐ của tia sáng đi trong k khí
- CĐ cong: CĐ của xe đạp đi từ nhà đến trường
- CĐ tròn: Chuyển động của cánh quạt quay
HĐ 4: Vận dụng( 5’)
- GV: Yêu cầu HS trả lời C10, C11
- HS: Làm việc cá nhân, NX câu trả lời của bạn
- GV: Thống nhất đáp án
IV. Vận dụng
C10: Ô tô cđ so với cột điện, người đứng yên so với cột điện
C11: Không đúng vd cđ của kim đồng hồ
IV. CỦNG CỐ (2’):
- GV: Một vật như thế nào được coi là chuyển động, đứng yên, lấy vd
- GV: Có những dạng chuyển động nào, quĩ đạo của chúng?
V. HƯỚNG DẪN VỀ NHÀ (1’)
Về nhà làm bài tập 1.1 đến 1.3 SBT, Đọc trước bài vận tốc và trả lời câu hỏi vận tốc là gì, kí hiệu, công thức tính.
Tuần 2: Ngày dạy:24/08 / 2013
Tiết 2:
Bài 2: VẬN TỐC
I. MỤC TIÊU
1. Kiến thức:
- Từ vd so sánh quãng đường di được trong 1s của chuyển động để rút ra cách nhận biết sự nhanh hay chậm của chuyển động
- Nắm vững công thức tính vận tốc v = S/t và ý nghĩa của vận tốc, đơn vị của vận tốc
2. Kĩ năng:
- Vận dụng công thức để tính quãng đường, thời gian của chuyển động
3. Thái độ:
- Nghiêm túc trung thực, chính xác....
II. CHUẨN BỊ:
1. GV: SGK, SGV, GA
2. HS: SGK, Vở ghi, Đồng hồ bấm dây, hình ảnh tốc kế
II. TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC
1. Ổn định tổ chức lớp(1’)
2. Kiểm tra bài cũ( 3’)
Thế nào là chuyển đông, đứng yên, lấy vd minh họa
Lấy vd minh họa tính tương đối giữa chuyển động và đứng yên
3. Tổ chức tình huống(1’)
Bài trước chúng ta đã biết làm thế nào để nhận biết một vật chuyển động hay đứn yên. Bài hôm nay chúng ta sẽ cùng tìm hiểu làm thế nào để biết vật nào chạy nhanh hơn, vật nào chậy chậm hơn
Hoạt động của GV, HS
Nội dung dạy và học
HĐ 1: Tìm hiểu vận tốc là gì(15’)?
- GV: Treo bảng 2.1 SGK cho HS qs. Làm thế nào để biết ai chạy nhanh ai chạy chậm? Xếp hạng theo thứ tự nhanh đến chậm?
- HS: Thảo luận và trả lời
- GV: Chốt lại yêu cầu HS trả lời C2
- HS: Trả lời cá nhân
- GV: Thống nhất dáp án, đưa ra KN về vận tốc.
- HS: Nghe và ghi vở, hoàn thành C3
I. Vận tốc là gì?
C1: Cùng một qđ nếu bạn nào di hết ít thời gian hơn thì sẽ đi nhanh hơn. Bạn đi nhanh nhất:1.Hùng, 2.Bình,3.An, 4.Việt, 5. Cao
C2: QĐ đi được trong 1s của: An: 6m/s, Bình 6,3m/s, Cao 5,5m/s, Hùng 6,7m/s, Việt 5,7 m/s
* Vtốc là qđ đi được trong một đvị thời gian
C3 : ĐL của vtốc cho biết mức độ nhanh chậm của cđ và được xđ bằng độ dài quãng đường đi được trong một đơn vị thời gian
HĐ 2: Tìm hiểu công thức tính vận tốc(5’)
- GV:YCHS đọc SGK cho biết KH,CT tính v tốc?
- HS: HĐ cá nhân
- GV: Chốt lại và yêu cầu HS ghi vở
II. Công thức tính vận tốc:
v = S/t S: Quãng đường vật đi được
t: Thời gian đi hết quãng đường
v: Vận tốc của vật
HĐ 3: Tìm hiểu đơn vị vận tốc( 5’)
- GV: Thông báo cho HS đơn vị của vận tốc phụ thuộc đơn vị của chiều dài quãng đường và thời gian. Yêu cầu HS trả lời C4
- HS: HĐ cá nhân
- GV: hướng dẫn HS cách đổi đơn vị từ m/s sang km/h và ngược lại
- HS: Hoàn thành C5
- GV: Thống nhất đáp án
III. Đơn vị vận tốc
* Đơn vị hợp pháp m/s, km/h
* 1m/s = 3,6 km/h, 1km/h = 0.28 m/s
* Độ lớn của vận tốc được đo bằng tốc kế
C5: Vận tốc của ô tô là 36km/h nghĩa là: Trong 1 giờ ô tô đi được qđ là 36 km
Vận tốc của xe đạp là 10,8 km/h nghĩa là trong 1 giờ xe đạp đi được qđ là 10,8 km
Vận tốc của tàu hỏa 10m/s có nghĩa là trong 1s tàu đi được 10m
vtàu = 10m/s = 10. 3,6= 36 km/h
Ta có vtàu= vô tô> vxe đạp Xe đạp đi chậm nhất, ô tô , tàu hỏa nhanh như nhau
Hoạt động 4: Vận dụng( 10’)
- GV: Yêu cầu HS đọc C6 và hướng dẫn HS tóm tắt và làm bài tập
- HS: HĐ cá nhân
- GV: Yêu cầu HS làm C7, C8
- HS: Thảo luận và trả lời
- GV: Thống nhất đáp án
- HS: Ghi đáp án đúng vào vở
C6: t = 1.5(h), S = 81(km)
v = ?(km/h), v = ? (m/s)
Vận tốc của tàu là: v = S/t = 81/1.5 = 54 km/h = 54. 0.28 = 15,12m/s
C7: t = 40 p = 2/3 h; v = 12 km/h
S =?
Quãng đường xe đi được: S = v.t = 2/3. 12
= 8 km/h
C8: v = 4 km/h, t = 30p = 0,5 h
S = ?
Khoảng cách từ nhà đến trường là:
S = v.t = 4. 0,5 = 2 km
IV. CỦNG CỐ (4’)
- GV: Yêu cầu HS đọc ghi nhớ SGK, có thể em chưa biết
- HS: HĐ cá nhân
- GV: Vận tốc là gì? Kh, công thức tính, đơn vị tính?
- HS: HĐ cá nhân
- GV: Về nhà đọc bài 3 trả lời C1
V. HƯỚNG DẪN VỀ NHÀ(1’)
GV: HS về nhà học thuộc ghi nhớ SGK, Làm bài tập 2.3, 2.4, 2.5. Đọc trước bài 3 cho biết thế nào là chuyển động đều, chuyển động không đều, lấy ví dụ
-------------------------------------
Tuần 3: Ngày dạy:2/09/ 2013
Tiết 3:
Bài 3: CHUYỂN ĐỘNG ĐỀU- CHUYỂN ĐỘNG KHÔNG ĐỀU
I.MỤC TIÊU:
1. Kiến thức:
- Phát biểu được định nghĩa chuyển động đều và chuyể động không đều, lấy được vd trong thực tế về chuyển động đều .
- Nêu được những vd về chuyển động không đều thường gặp, xác định được những biểu hiện đặc trưng của chuyển động này là vận tốc thay đổi theo thời gian
2. Kĩ năng:
- Vận dụng để tính vận tốc trung bình trên một đoạn đường
- Mô tả được TN h3.1, dựa vào bảng 3.1 để trả lời các câu hỏi của bài
3. Thái độ:
Nghiêm túc trung thực trong báo cáo, có ý thức làm việc theo nhóm
II. CHUẨN BỊ:
1. GV: SGK,SGV, GA, máng nghiêng
2. HS: SGK, Vở ghi,
III. TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN:
1. Ổn định tổ chức lớp(1’)
2. Kiểm tra bài cũ( 3’)
- Vận tốc là gì? Kh, công thức tính, đơn vị tính
- Làm bài tập 2.5 SBT
3. Tổ chức tình huống(1’)
Có phải vận tốc trên suốt quãng đường trong thực tế là không đổi không? Bài hôm nay chúng ta cùng nghiên cứu
Hoạt động của GV, HS
Nội dung ghi bài
HĐ 1: TH về cđ đều, cđ không đều( 10’)
- GV:YCHS đọc SGK cho biết thế nào là cđ đều, cđ k đều?
- HS: HĐ cá nhân trả lời câu hỏi
- GV: KL lại và làm TN bd mô tả TN h3.1 SGK
- HS: Qs và lấy kết quả bảng 3.1 SGK trả lời C1
- GV: Gợi ý HS
- GV: Yêu cầu HS trả lời C2
- HS: Chỉ ra cđ đều, chuyển động không đều
I. Chuyển động đều, chuyển động không đều:
* CĐ đều là cđ mà vtốc k thay đổi theo t
* CĐ k đều là cđ có vtốc thay đổi theo t.
+ C1:-Trên qđ từ A-D cđ của TBX là k đều
- Trên qđ từ D- F trục xe cđ đều.
C2; a. Cđ đều, b,c,d chuyển động không đều
HĐ 2: TH vận tốc trung bình của cđ k đều( 5’)
- GV:HS đọc th tin SGK cho biết vtốc tb là gì?
- HS: HĐ cá nhân, NX
- GV: Yêu cầu HS trả lời C3
- HS: Đại diện HS lên bảng trả lời
- GV: Kết luận lại
- HS nghe và ghi vở
II. Vận tốc trung bình trong cđ k đều
vtb= S/t trong đó:
S tổng quãng đương xe đi được
t: Tổng thời gian đi hết quãng đường đó
vtb: Vận tốc trung bình củ xe
C3:
Vận tốc trung bình trên đoạn AB:
vtb AB= SAB / t = 0.05/3= 0.01(m)
Vận tốc trung bình trên đoạn BC là:
vBC= SBC/t= 0.15/3= 0.05(m/s)
Vận tốc trung bình trên đoạn CD:
vBC = 0.25/3= 0.08 (m/s)
Trục bánh xe chuyển động nhanh dần lên
HĐ 3: Vận dụng(20’)
- GV: Yêu cầu HS đọc và tóm tắt C5?
- HS: Nghe, nhận xét
- GV: Yêu cầu 1 HS lên bảng làm
GV: thống nhất HS ghi vở
III. Vận dụng:
C4: Chuyển động của ô tô chạy từ HN đến HP là chuyển động không đều.vì vận tốc của xe thay đổi trong quá trình đi
C5: S1 = 120m , t1= 30 s
S2 = 60 m/s; t2 = 24s,
vtb dốc, vtbnằn ngang= ? vtb cả quãng đường =?
Vận tốc trung bình trên quãng đường dốc:
vtb dốc = S1/ t1= 120/30= 4(m/s)
Vận tốc trung bình trên đoạn ngang:
vtb ngang= S2/ t2 = 60/24 = 2,5( m/s)
Vận tốc trung bình trên cả quãng đường là:
vtb= ( S1 + S2)/ ( t1 + t2) = (120+ 60)/ (30+ 24) = 180/54 =3,3 (m/s)
C6: t = 5(h), v = 30(km/h)
S =?
Quãng đương tàu chuyển động được:
S = v.t = 30.5 = 150 (km)
IV. CỦNG CỐ VÀ VẬN DỤNG(4’):
- GV: Yêu cầu HS đọc ghi nhớ, có thể em chưa biết SGK
- HS: làm theo yêu cầu của GV
- GV: Chuyển động đều, chuyển động không đều là gì, lấy vd?
- HS: HĐ cá nhân
- GV: HS làm bài tập 3.1, 3.2 SBT
- HS: Làm việc cá nhân
V. HƯỚNG DẪN VỀ NHÀ(1’):
- GV: HS về nhà học thuộc ghi nhớ SGK, Làm bài tập 3.5,3.6, 3.7
- GV: HS đọc trước bài 4 Cho biết cách biểu diễn một vec tơ lực
Tuần 4: Ngày dạy:7/09/ 2013
Tiết 4:
Bài 4: BIỂU DIỄN LỰC
I. MỤC TIÊU:
1. Kiến thức:
- Nêu được vd thể hiện các tác dụng của lực làm thay đổi vận tốc
- Nhận biết được lực là một đại lượng vectơ
- Biểu diễn được vectơ lực.
2. Kĩ năng:
- Rèn kĩ năng vẽ hình và làm bài tập
3. Thái độ:
- Tích cực trung thực, có ý thức học hỏi
II. CHUẨN BỊ:
1. GV: SGK, SGV, GA
2. HS: SGK, SBT, vở ghi
III. TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC:
1. Ổn định tổ chức lớp( 1’)
2. Kiểm tra bài cũ(5’)
? Thế nào là chuyển động đều, chuyển động không đều, lấy ví dụ, làm bài tập 3.2 SBT
? Làm bài tập 3.6, 3.7 SBT
3. Tổ chức tình huống(1’) :
- GV:Ở lớp 6 chúng ta đã biết lực tác dụng vào vật làm biến dạng, thay đổi chuyển động của vật. Em hãy lấy VD chứng tỏ điều đó. - HS: lấy vd
- GV: Lực tác dụng làm thay đổi chuyển động của vật như thế nào? Muốn biết điều này chúng ta phải xét mối tương quan giữa lực và vậ tốc
Hoạt động của GV, HS
Nội dung ghi bài
HĐ 1: Ôn lại khái niệm lực( 10’)
-GV:Yêu cầu HS trả lời C1
- HS: Thảo luận nhóm và trả lời
- GV: Kết luận lại
I. Ôn lại khái niệm về lực
C1: H4.1 Lực hút của nc lên miếng thép làm tăng tốc độ của xe do đố xe cđ nhanh lên
H4.2 Lực tác dụng của vợt vào quả bóng làm quả bóng biến ạng và ngược lại
HĐ 2: Biểu diễn lực( 15’)
- GV:Yêu cầu HS đọc thông tin SGK cho biết Tại sao lực là một đại lượng vectơ?
- HS: HĐ cá nhân
- GV: Kết luận lại
- HS: Ghi vở
- GV: Thông báo về cách biểu diễn một vtơ lực
- HS: Nghe và ghi vào vở
- GV: Lấy vd minh họa
VD: Biểu diễn lực F tác dụng vào xe lăn có phương nằm ngang, chiều từ trái sang phải, cường độ lực là 15N, điểm đặt tại A, ( 5N ứng với 1cm)- HS: Quan sát và tự lấy vd minh họa
II. Biểu diễn ực:
1. Lực là một đại lượng vectơ
Lực có các yếu tố: Điểm đặt, phương, chiều, độ lớn lên nó là một đại lượng vectơ
2. Cách biểu diễn và kí hiệu vectơ lực
* BD một vectơ lực người ta dùng mũi tên có:
- Gốc là điểm mà lực tác dụng vào vật( gọi là điểm đặt của lực)
- Phương, chiều là phương chiều của lực
- Độ lớn biểu diễn theo tỉ lệ xích cho trước
* Kí hiệu vectơ lực: F
A
F
Hoạt động 3: Vận dụng( 10’)
-GV: Yêu cầu HS trả lời C2, C3 SGK
- HS: đại diện lên bảng, HS khác làm vào vở
- GV: Thống nhất đáp án
III. Vận dụng:
C2:
P
m = 5 kg -> P =5.10 = 50 N
A
b.
F
C3:
a. Vectơ F1 có điểm đặt tại A, phương thẳng đứng, chiều từ dưới lên trên, độ lớn 20 N
b. vectơ F2 có điểm đặt tại B, phương nằm ngang, chiều từ trái qua phải
c. Vectơ F3 có điểm đặt tại C, phương nghiên so với phương nằm ngang 1 góc 300, chiều hướng từ dưới lên
IV. CỦNG CỐ DẶN DÒ(2’):
- GV: Yêu cầu HS đọc ghi nhớ SGK - HS: HĐ cá nhân - GV: Kluận lại và yêu cầu hs ghi vở
- GV: HS làm bài tập SBT 4.1, 4.2
V. HƯỚNG DẪN VỀ NHÀ(1’)
- GV: HS về nhà học thuộc ghi nhớ SGK đọc có thể em chưa biết
- GV: HS về nhà làm bài tập 4.3, 4.4 SBT
- GV: HS về đọc trước bài 5 cho biêt hai LCB có đặc điểm gì? Cách biểu diễn hai LCB
Tuần 5: Ngày dạy:15/09/ 2013
Tiết 5:
Bài 5: SỰ CÂN BẰNG LỰC- QUÁN TÍNH
I. MỤC TIÊU:
1. Kiến thức:
- Nêu được vd về hai lực cân bằng. Nhận biết được đặc điểm của hai lực cân bằng và biểu diễn được chúng bằng vec tơ lực
- Nêu được vd về tác dụng của hai lực cân bằng lên một vật chuyển động , vật đứng yên
- Nêu được quán tính của một vật là gì
2. Kĩ năng:
- Rèn kĩ năng quan sát và lắp thí nghiệm
3. Thái độ:
- Tích cực trung thực, có ý thức học hỏi
II. CHUẨN BỊ:
1. GV: SGK, SGV, GA
2. HS: SGK, SBT, vở ghi
III. TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC:
1. Ổn định tổ chức lớp( 1’)
2. Kiểm tra bài cũ
Muốn biểu dienx một vectơ lực cần biểu diễn như thế nào? Làm bài tập 4.3, 4.4 SBT
3. Tổ chức tình huống(1’) :
- GV:Cho HS quan sát h5.1 chỉ ra cá lực tác dụng lên quyển sách, biểu diễn các lực đó
- HS: Lực đỡ của mặt bàn và trọng lực của quyển sách.
- GV: Quyển sách ở trạng thái nào? (- HS: Đứng yên)
- GV: Quyển sách chịu tác dụng của hai lực mà vẫn đứng yên. Vậy hai lực đó có đặc điểm gì? Chúng ta cùng nghiên cứu bài hôm nay
Hoạt động của GV, HS
Nội dung ghi bài
HĐ 1: Tìm hiểu về hai lực cân bằng ( 10’)
-GV:Yêu cầu HS đọc SGK và trả lời C1
- HS: Thảo luận nhóm và trả lời
- GV: Kết luận lại, hai lực đó là các lực cân bằng. Hai lực cân bằng có đặc điểm gì?
- HS: Hai lực có cùng điểm đặt, cùng độ lớn, cùng phương nhưng ngược chiều
- GV: nhấn mạnh lại đ,đ của hai lực cân bằng
- HS: Nghe và ghi vở
- GV: Quyển sách đứng yên trên bàn nhận xét về trạng thái của nó khi chịu td của hai lực cân bằng?
- HS: Quyển sách đứng yên
- GV: Hai lực cân bằng tác dụng vào một vật đang chuyển dộng thì hiện tượng gì xảy ra?
- HS: Dự đoán (có, không)
- GV: Giới thiệu về máy Atut và nêu cách làm thí nghiệm kiểm tra
- HS: Quan sát và trả lời C2, C3, C4, C5( thảo luận nhóm)
- GV: Hướng dẫn và thống nhất đáp án đúng
- HS: Ghi vở
- GV: Vậy hai lực cân bằng tác dụng vào một vật đang chuyển động thì vvaatj chuyển động hay đứng yên
- HS: HĐ cá nhân
I. Lực cân bằng
P
T
1. Lực cân bằng là gì?
Q
P
Q
P
C1:
Hai lực P, Q và T, P có cùng điểm đặt, cùng độ lớn, cùng phương nhưng ngược chiều
* Hai lực cân bằng là hai lực có cùng điểm đặt, cùng phương, cùng độ lớn nhưng ngược chiều
2. Tác dụng của hai lực cân bằng lên một vật đang chuyển động
a. Dự đoán
b. Thí nghiệm kiểm tra
C2: Vì quả cân A chịu tác dụng của hai lực cân bằng: Trọng lực P và lực căng dây T( T= PB, PA= PB nên PA=T)
C3:Vì lúc này PA + PA’>T nên vật AA’ chuyển động nhanh dần lên.
C4: Khi A’ bị giữ lại lúc này quả nặng A chỉ chịu tác dụng của hai lực cân bằng PA, T
* Một vật đứng yên chịu tác dụng của hai lực cân bằng vật vẫn đứng yên.
* Một vật đang chuyển động chịu tác dụng của hai lực cân bằng thì sẽ tiếp tục thẳng đều
HĐ 2: Tìm hiểu về quán tính( 15’)
- GV: Cho HS đọc thông tin mục 1 nêu nhận xét
- HS: HĐ cá nhân
- GV: Lấy ví dụ phân tích và kết luận
- HS: Ghi vở
- GV: Kết luận lại về quán tính
- GV: Yêu cầu HS trả lời C6, C7, C8
- HS: thảo luận thống nhất đáp án
- GV: Hướng dẫn
II. Quán tính
1. Nhận xét
- Khi có lực tác dụng mọi vật đều không thể thay đổi vận tốc một cách đột ngột được vì mọi vật đều có quán tính
- VD: Ô tô đang đi bỗng phanh gấp, người trong ô tô sẽ bị lao đầu về phía trước....
2. Vận dụng
- C6: Búp bê ngã về phía sau vì phần dưới xe tiếp xúc với sàn thay đổi vận tốc trước phía trên búp bê chưa thay đổi vận tốc kịp nên búp bê sẽ bị ngã về phía sau
- C7:
Xe đang chuyển động thì dừng đột ngột lập tức búp bê sẽ ngã về phía trước vì xe tiếp xúc với sàn trước nên dừng trước, búp bê dừng sau nên bị ngã về phía trước.
IV. CỦNG CỐ (2’):
- GV: Yêu cầu HS đọc ghi nhớ SGK+ có thể em chưa biết
- GV: HS làm bài tập SBT 5.1, 5.2
V. HƯỚNG DẪN VỀ NHÀ(1’)
- GV: HS về nhà học thuộc ghi nhớ SGK đọc có thể em chưa biết
- GV: HS về nhà làm bài tập 5.3, 5.4 5.6, 5.7 ,5.8SBT
- GV: HS về đọc trước bài 6 cho biêt lực msát xuất hiện khi nào có những loại lực msát nào?
Tuần 6: Ngày dạy:20/09/ 2013
Tiết 6:
Bài 6: LỰC MA SÁT
I. MỤC TIÊU:
1. Kiến thức:
- Nhận biết thêm được mọt loại lực cơ học nữa đó là lực ma sát.
- Bước đầu phân biệt được sự xuất hiện của các lực ma sát trượt, ma sát lăn, ma sát nghỉ
- Đặc điểm của mỗi loại lực ma sát
- Phân biệt được một số trường hợp lực ma sát có lợi, có hại trong đơì sống
- Nêu cách làm tăng lực ma sát có lợi và giảm ma sát có hại
2. Kĩ năng:
- Rèn kĩ năng quan sát và lắp thí nghiệm
3. Thái độ:
- Tích cực trung thực, có ý thức học hỏi, vận dụng trong thực tế
II. CHUẨN BỊ:
1. GV: SGK, SGV, GA
2. HS: SGK, SBT, vở ghi, bộ thí nghiệm h 6.3 SGK
III. TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC:
1. Ổn định tổ chức lớp( 1’)
2. Kiểm tra bài cũ(3’)
- Hai lực cân bằng có đ đ gì? Một vật chịu td của hai lực cân bằng xảy ra hiện tượng gì?
- Làm bài tập 5.6, 5.7, 5.8 SBT
3. Tổ chức tình huống(1’) :
- GV:Yêu cầu HS đọc phần đầu SGK và đặt vấn đề: phát hiện đó là gì? Đựa trên cơ sở nào bài hôm nay chúng ta cùng nghiên cứu
Hoạt động của GV, HS
Nội dung ghi bài
HĐ 1: Khi nào có lực ma sát(20’)
-GV: Yêu cầu học sinh đọc thông tin SGK cho biết lực ma sát trượt xuất hiện khi nào?
- HS: HĐ cá nhân
- GV: Kết luận lại và yêu cầu học sinh lấy ví dụ
- HS: HĐ cá nhân và nhận xét câu trả lời của bạn
-GV: Đọc SGK cho biết lực ma sát lăn xuất hiện khi nào, lấy vd
- HS: Thảo luận nhóm và trả lời
- GV: Kết luận lại yêu cầu HS ghi vở
- GV: Yêu cầu HS trả lời C3
- HS: HĐ cá nhân, thống nhất đáp án
- GV: Yêu cầu HS đọc mục 3 cho biết ma sát nghỉ xuất hiện khi nào?
- HS: Nghiên cứu và trả lời
- GV: Kết luận lại và yêu cầu HS trả lời C4, C5
- HS: HĐ cá nhân
- GV: Thống nhất và đưa ra đáp án đúng
I. Khi nào có lực ma sát
1. Lực ma sát trượt
* Lực ma sát trượt sinh ra khi có một vật này trượt trên bề mặt của vât khác
- C1. VD: Khi bóp phanh má phanh trượt trên vành xe sinh ra ma sát trượt
2. Lực ma sát lăn
* Lực ma sát lăn xuất hiện khi có một vật lăn trên bề mặt của vật khác
- C2: Bánh xe lăn trên mặt đường sinh ra lực ma sát lăn
- C3: Trường hợp a có lực ma sát lăn, trường hợp b có lực ma sát trượt. cường độ lực của lực ma sát trượt lớn hơn cường độ lực của ma sát lăn
3. Lực ma sát nghỉ
* Lực ma sát nghỉ giữ cho vật không bị trượt khi vật bị lực khác tác dụng lên .
- C4: H6.2 mặc dù có lực kéo td lên vật nặng nhưng vật nặng vẫn đứng yên, chứng tỏ giữa mặt bàn với vật có lực cản. Lực này đặt lên vật và cb với lực kéo giữ cho vật đứng yên
- C5: Trong cuộc sống nhờ lực ma sá nghỉ mà người ta có thể đi lại trên đường
* Đặc trưng của lực ma sát là cản trở chuyển động
HĐ2: Tìm hiểu về lực ms trong đs và kt( 10’)
- GV: Yêu cầu HS quân sát h6.3 và trả lời C6
- HS: HĐ nhóm thống nhất đáp án và trả lời
- GV: NM tác hại của lực ms và cách khắc phục
- HS: Ghi vở
- GV: Yêu cầu HS trả lời C7
- HS:HĐ nhóm
- GV: Chốt lại và nhấn mạnh ma sát có lợi cũng có khi có hại chúng ta phải biết khắc phục tác hại của lực ma sát và làm tăng lợi ích của nó lên
- GV: Yêu cầu HS trả lời câu hỏi đầu bài
- HS: Để khắc phục tác hại của lực ma sát người ta thay trục bánh xe bằng trục quay có ổ bi
II. Lực ma sát trong đời sống và kĩ thuật
1. Lực ma sát có thể có hại
- C6:
+ Lực mstrượt giữa xích xe đạp với dĩa làm mòn br, nên cần phải tra dầu để tránh mòn xích
+ Lực ma sát trượt của trục làm mòn trục và cản trở cđ của bánh xe. Cách khắc phục: thay trục quay bằng ổ bi khi đó lực ma sát sẽ giảm đi khoảng 20, 30 lần so với lúc chưa có ổ bi
+ Lực ma sát trượt cản trở chuyển động của thùng hàng khi đẩy,muốn giảm lực ms thì dùng bánh xe để thay lực ms trượt bằng lực ms lăn
2. Lực ma sát có thể có ích
- C7:
+ Bảng trơn nhẵn quá không thể dùng phấn viết lên bảng được.BP tăng thêm độ nhám của bảng để tăng thêm ms giữa bảng và phấn
+ Không có ms giữa mặt răng của ốc và vít thì con ốc xẽ quay lỏng dần khi bị dung. Nó không còn có td ép chặt các mặt cần ép. BP tăng độ nhám giữa đai ốc và vít
+ Khi đánh diêm nếu k có lực ms đầu que diêm sẽ trượt trên mặt sườn của que diêm, k phát ra lửa. BP tăng mặt nhám của đầu que diêm để tăng ms giữa que diêm với mặt sườn
+ Khi phanh gấp nếu không có lực ma sát thì xe không dừng lại.BP tăng lực ma sát bằng cách tăng độ sâu khía rãnh của mặt lốp
* Trong cuộc sống lực ma sát có thể có ích, có thể có hại cần làm tăng lực ma sát khi nó có lợi và giảm lực ma sát khi nó có hại
HĐ 3: Vận dụng(5’)
- GV: Yêu cầu HS trả lời C8, C9 SGK
- HS: HĐ cá nhân, nhận xét câu trả lời của bạn
- GV: Thống nhất đáp án
- HS: Ghi vào vở
III. Vận dụng
- C8
- C9:Ổ bi có tác dụng giảm ma sát bằng cách thay thế lực ma sát trượt thành lực ma sát lăn của các viên bi . Nhờ sử dụng ổ bi lên đã giảm được lực cản lên các vật chuyển động khiến cho các máy móc hoạt động dễ dàng hơn góp phần thúc đẩy sự phát triển của các ngành động lực học ......
IV. CỦNG CỐ (2’):
- GV: Yêu cầu HS đọc ghi nhớ SGK+ có thể em chưa biết
- HS: HĐ cá nhân
- GV: Kết luận lại và yêu cầu hs ghi vở
- GV: HS làm bài tập SBT 6.1, 6.2
- HS: HĐ cá nhân, Nhận xét câu trả lời của bạn
V. HƯỚNG DẪN VỀ NHÀ(1’)
- GV: HS về nhà học thuộc ghi nhớ SGK đọc có thể em chưa biết
- GV: HS về nhà làm bài tập 6.3, 6.4 6.5, SBT
- GV: HS về đọc trước bài 7 cho biêt Áp suất là gì? Áp suất phụ thuộc vào yếu tố nào?
------------------------------------------
Tuần 7: Ngày dạy:28/9/ 2013
Tiết 7:
ÔN TẬP
I. MỤC TIÊU:
1. Kiến thức:
- Biết cách làm một bài tập định tính, định lượng
- Vận dụng kiến thức để giải được một số bài tập cơ bản về vận tốc, biểu diễn lực, áp suất
2. Kĩ năng:
- Rèn kĩ năng tính toán, kĩ năng trình bày
3. Thái độ:
- Tích cực trung thực, có ý thức học hỏi, vận dụng trong thực tế
II. CHUẨN BỊ:
1. GV: SGK, SGV, GA
2. HS: SGK, SBT, vở ghi, nháp, máy tính
III. TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC:
1. Ổn định tổ chức lớp( 1’)
2. Kiểm tra bài cũ(5’)
- Cho biết áp suất là gì? Phân biệt giữa áp suất và áp lực, viết kí hiệu công thức tính, đơn vị tính áp suất. Làm bài tập 7.4 SBT
Hoạt động của GV, HS
Nội dung ghi bài
HĐ 1: Giải bài tập 1( 3.7SBT)( 15’)
-GV: Yêu cầu học sinh đọc đề bài và tóm tắt bài
- HS: HĐ cá nhân
- GV: V tốc của xe đạp tính bằng công thức nào?
- HS: v = S /t
- GV: Tính thời gian của xe đi hết nửa qđ đầu? Thời gian nửa qđ sau và cả qđ?
- HS: t1 = S/ 2v1; t2 = S/ 2v2; t = S/ v
- GV: Tổng thời gian của xe đi trong 2 nửa qđ bằng thời gian đi hết cả qđ
- HS: Thiết lập ra phương trình và giải tính v2
I. Bài tập 1
S/ 2: v1 = 12 (km/h)
S/ 2: v2
S : v = 8 (km/h)
v2 =?
Thời gian xe đi hết nửa qđ đầu là:
t1 = S/ 2v1 = S/ 2. 12 = S/ 24( h) (*)
Thời gian xe đi hết nửa qđ sau là:
t2 = S/ 2v2 (* *)
Thời gian xe đi hết cả qđ là:
t = S / v = S/ 8 (* * *)
Từ (*), (**), (***) ta có:
S/ 24 +
File đính kèm:
- GIÁO ÁN LÝ 8 NGHI 9.4.2013.doc