Bài giảng môn học Vật lý lớp 9 - Đặc điểm mạng điện sinh hoạt vật liệu dùng trong mạng điện sinh hoạt

 I. Mục tiêu bài dạy ( về kiến thức, kĩ năng , thái độ ):

 Học xong bài này học sinh nắm được các khái niệm và đặc điểm cơ bản của mạng điện sinh hoạt

 - Học sinh nhận biết được nhiệm vụ và các yêu cầu đối với vật liệu dùng trong mạng điện sinh hoạt

 - Bước đầu có thể vận dụng vào việc lắp đặt mạng điện gia đình.

 II. Các công việc chuẩn bị cho dạy và học :

 GV :- Chuẩn bị nghiên cứu tài liệu tham khảo để thiết kế kế hoạch cho bài dạy

 - Chuẩn bị một số mẫu vật điện : Dây dẫn điện, cáp điện

 HS : Chuẩn bị tìm hiểu trước về đặc điểm và vật liệu dùng trong mạng điện sinh hoạt

 

doc4 trang | Chia sẻ: lephuong6688 | Lượt xem: 1125 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Bài giảng môn học Vật lý lớp 9 - Đặc điểm mạng điện sinh hoạt vật liệu dùng trong mạng điện sinh hoạt, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Giáo án Số 4 Số tiết 4 ( Từ tiết 13 đến tiết 16 ) Chương II : Mạng điện sinh hoạt Tên bài dạy : đặc điểm mạng điện sinh hoạt Vật liệu dùng trong mạng điện sinh hoạt I. Mục tiêu bài dạy ( về kiến thức, kĩ năng , thái độ ): Học xong bài này học sinh nắm được các khái niệm và đặc điểm cơ bản của mạng điện sinh hoạt - Học sinh nhận biết được nhiệm vụ và các yêu cầu đối với vật liệu dùng trong mạng điện sinh hoạt - Bước đầu có thể vận dụng vào việc lắp đặt mạng điện gia đình. II. Các công việc chuẩn bị cho dạy và học : GV :- Chuẩn bị nghiên cứu tài liệu tham khảo để thiết kế kế hoạch cho bài dạy - Chuẩn bị một số mẫu vật điện : Dây dẫn điện, cáp điện HS : Chuẩn bị tìm hiểu trước về đặc điểm và vật liệu dùng trong mạng điện sinh hoạt III. Quá trình thực hiện bài giảng: TT Ngày lên lớp Tại lớp Vắng có lí do Vắng không có lí do Ghi chú 1 2 1. ổn định tổ chức: ( 5 phút ) ổn định chỗ ngồi Điểm danh HS 2. Kiểm tra bài cũ : ( 15 phút ) HS1: Em hãy nêu các vật liệu dẫn điện thường dùng trong mạng điện gia đình em ? HS 2: Em hãy nêu nhiệm vụ và yêu cầu đối với vật liệu cách điện dùng trong gia đình em ? 3. Nội dung bài giảng : Hoạt động của thày và trò TG phút Nội dung cơ bản GV: Khi lắp đặt hoặc sửa chữa mạng điện có thể sảy ra tai nạn do các nguyên nhân nào ? HS: . GV : Điện giật nguy hiểm như thế nào ? HS suy nghĩ trả lời GV: Để tránh tai nạn điện khi sửa chữa, lắp đặt điện ta làm thế nào? HS: Thảo luận theo nhóm tìm hiểu trả lời câu hỏi - Các nhóm báo cáo kết quả HS nhóm khác nhận xét , bổ sung GV tổng hợp , kết luận GV Ngoài tai nạn điện giật khi làm các công việc về điện còn có thể bị tai nạn vì những nguyên nhân nào ? HS suy nghĩ trả lời HS khác nhận xét GV tổng hợp và kết luận GV : Mạng điện 3 pha điện áp thấp gồm những dây gì ? HS suy nghĩ trả lời GV Em hãy mô tả mạng điện trong nhà em ? Hai dây từ lưới điện vào hộ tiêu thụ gồm những dây gì? HS: Suy nghĩ trả lời HS khác nhận xét bổ sung GV Mạng điện sinh hoạt thường có điện áp là bao nhiêu ? Tai sao ở cuối đường dây điện áp thường bị giảm? Biện pháp khắc phục? HS suy nghĩ thảo luận trả lời GV nhận xét , bổ sung GV phát phiếu vẽ mạng điện sinh hoạt như SGK HS quan sát sơ đồ và trả lời câu hỏi: Mạng điện sinh hoạt được chia làm mấy mạch ? Chỉ rõ từng mạch ? GV phát dây dẫn điện , dây cáp điện cho HS Nêu nhiệm vụ của dây dẫn điện? GV : Hãy nêu cấu tạo của dây dẫn điện ? HS quan sát dây dẫn và trả lời HS khác nhận xết , bổ sung GV : Theo em có bao nhiêu loại dây dẫn điện ? HS tìm hiểu và trả lời GV tổng hợp và kết luận GV: Dây trần có đặc điểm gì ? Có mấy loại dây trần ? HS suy nghĩ trả lời GV: Dây bọc có đặc điểm gì HS suy nghĩ trả lời GV yêu cầu HS thảo luận sự giống và khác nhau giữa dây dẫn và dây cáp? Các nhóm báo cáo kết quả ? GV Vật liệu cách điện làm nhiệm vụ gì trong mạng điện sinh hoạt VLCĐ phải đảm bảo các yêu cầu gì ? HS suy nghĩ trả lời GV nhận xét , kết luận 20 50 45 25 I. An toàn lao động khi lắp đặt điện - Khi lắp đặt hoặc sửa chữa mạng điện có thể sảy ra tai nạn do các nguyên nhân sau: 1. Do điện giật Thường do người làm không thực hiện các quy định an toàn. Để tránh tai nạn điện khi sửa chữa , lắp đặt cần phải: -Cắt cầu dao trước khi thực hiện công việc - Trong những trường hợp phải thao tác khi có điện , cần phải sử dụng các dụng cụ và thiết bị bảo vệ như: +Dùng thảm cao su , giá cách điện bằng gỗ khô có chân sứ ( hoặc dùng ghế gỗ khô ) + Phải sử dụng các dụng cụ lao động có chuôi cách điện đúng tiêu chuẩn + Khi sửa chữa mạng điện phải dùng bút điện để kiểm tra tránh trường hợp chạm vào vật dẫn điện - Khi thực hành lắp đặt điện phải tuân thủ chặt chẽ quy tắc an toàn lao động của xưởng ( hoặc phòng thực hành ) 2. Do các nguyên nhân khác - Phải chú ý khi dùng thang - Chú ý khi dùng các dụng cụ cơ khí II. Đặc điểm của mạng điện sinh hoạt - Mạng điện sinh hoạt là mạng điện một pha nhận điện từ mạng phân phối 3 pha điện áp thấp - Có điện áp định mức 127V hoặc 220V - Mạng điện sinh hoạt gồm mạch chính và mạch nhánh. Mạch chính giữ vai trò cung cấp còn các mạch nhánh rẽ từ đường dây chính , được mắc song song để điều khiển độc lập và là mạch phân phối tới các đồ dùng điện - Các thiết bị điện , đồ dùng điện phải có điện áp định mức phù hợp với điện áp mạng điện cung cấp - Mạng điện sinh hoạt còn có các thiết bị đo lường, thiết bị bảo vệ , điều khiển như công tơ , cầu dao , cầu chì III. Vật liệu dùng trong mạng điện sinh hoạt A.Dây dẫn điện và dây cáp điện 1. Dây dẫn điện Cấu tạo : Gồm lõi dẫn điện bằng kim loại , bọc ngoài là lớp vỏ cách điện Phân loại : Có nhiều cách phân loại - Dựa vào lớp vỏ cách điện gồm có dây trần và dây có vỏ cách điện - Dựa vào vật liệu làm dây có dây đồng, dây nhôm , dây nhôm lõi thép - Dựa vào số lõi có dây 1 lõi, dây 2 lõi, dây lõi 1 sợi , dây lõi nhiều sợi a. Dây trần - Dây trần 1 sợi bằng đồng gọi là dây đồng cứng - Dây nhôm dẫn điện kém hơn nhưng nhẹ, giá rẻ, để nâng cao độ bền người ta dùng dây nhôm lõi thép b. Dây bọc Gồm phần lõi làm bằng đồng hoặc nhôm và phần vỏ cách điện làm bằng cao su hoá hoặc chất cách điện tổng hợp 2. Dây cáp điện Là loại dây dẫn điện có 1 hay nhiều sợi được bện chắc chắn và được cách điện với nhau trong vỏ bọc chung và chịu được lực kéo lớn B. Vật liệu cách điện Nhiệm vụ: Cách li các phần dẫn điện với nhau và cách li giữa phần dẫn điện với phần không mang điện Yêu cầu: Có độ bền cách điện cao , chống ẩm, chịu nhiệt tốt, có độ bền cơ học cao IV. Tổng kết bài học : (10 phút) GV tổng kết nội dung trọng tâm : đặc điểm của mạng điện sinh hoạt , hai vật liệu chủ yếu dùng trong mạng điện sinh hoạt V. Câu hỏi, bài tập và hướng dẫn tự học: ( 10 phút ) 1. Hãy trình bày các đặc điểm của mạng điện sinh hoạt ? 2. Nêu nhiệm vụ, cấu tạo , phân loại dây dẫn điện và dây cáp điện ? 3. Nêu nhiệm vụ , yêu cầu đối với vật liệu cách điện ? Cho ví dụ ? VI. Tự đánh giá và rút kinh nghiệm:

File đính kèm:

  • docDay nghe 4.doc