Câu 1: (2đ) Hai gương phẳng đặt vuông góc nhau. Vật AB đặt vuông góc với đường phân giác của của góc hợp bởi hai gương.(Đường phân giác nằm ngang)
a/ Trình bày cách vẽ và vẽ ảnh của vật AB tạo bởi hai gương?
b/ Vẽ tia sáng từ A chiếu tới gương G1, phản xạ về gương G2, rồi đi qua B? Giải thích rõ cách vẽ?
Chứng minh rằng tia tới G1 và tia phản phản xạ trên G2 song song nhau?
Câu 2: (2đ) Vật AB đặt vuông góc với trục chính của một thấu kính cho ảnh AB. (A thuộc trục chính). Biết AB = 4cm, AB = 2cm, AA = 20cm.
a/ Cho biết đây là thấu kính gì, vì sao? Trình bày cách vẽ các tia sáng để xác định vị trí quang tâm, hai tiêu điểm của thấu kính, yêu cầu giải thích rõ tại sao vẽ được như vậy?
2 trang |
Chia sẻ: lephuong6688 | Lượt xem: 1112 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Bài giảng môn học Vật lý lớp 9 - Đề kiểm thi thử quang học (120 phút làm bài), để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
A
B
G1
G2
Đề kiểm thi thử quang học
(120 phút làm bài)
Câu 1: (2đ) Hai gương phẳng đặt vuông góc nhau. Vật AB đặt vuông góc với đường phân giác của của góc hợp bởi hai gương.(Đường phân giác nằm ngang)
a/ Trình bày cách vẽ và vẽ ảnh của vật AB tạo bởi hai gương?
b/ Vẽ tia sáng từ A chiếu tới gương G1, phản xạ về gương G2, rồi đi qua B? Giải thích rõ cách vẽ?
Chứng minh rằng tia tới G1 và tia phản phản xạ trên G2 song song nhau?
B’
A’
B
A
Câu 2: (2đ) Vật AB đặt vuông góc với trục chính của một thấu kính cho ảnh A’B’. (A thuộc trục chính). Biết AB = 4cm, A’B’ = 2cm, A’A = 20cm.
a/ Cho biết đây là thấu kính gì, vì sao? Trình bày cách vẽ các tia sáng để xác định vị trí quang tâm, hai tiêu điểm của thấu kính, yêu cầu giải thích rõ tại sao vẽ được như vậy?
b/ Tính tiêu cự của thấu kính và khoảng cách từ ảnh đến thấu kính?
Câu 3: (1,5đ) Khi không điều tiết, tiêu cự của thể thuỷ tinh ở một mắt là 14mm. Khoảng cách từ quang tâm của thể thuỷ tinh đến màng lưới là 15mm.
a/ Mắt người này có nhìn được vật ở xa vô cực không , tại sao? Tính khoảng cách từ điểm cực viễn tới quang tâm của thể thuỷ tinh?
b/ Để nhìn được vật ở xa vô cực mà không cần phải điều tiết thì mắt này phải đeo thấu kính gì, có tiêu cự là bao nhiêu, tại sao? Biết kính cách mắt là 2cm.
c/ Nếu mắt này không đeo kính mà nhìn một vật nhỏ qua một kính lúp có số bội giác là 5X thì khoảng cách lớn nhất từ vật đến kính là bao nhiêu để mắt nhìn được vật qua kính? Coi kính lúp đặt sát mắt.
Câu 4: (1,5 đ)
Trộn ba ánh sáng đơn sắc đỏ, xanh lục và xanh lam có cường độ sáng thích hợp để được ánh sáng trắng.
a/ Chiếu ánh sáng trắng này qua một tấm lọc màu vàng thì ánh sáng truyền qua có màu gì? Tại sao?
b/ Trong phòng tối, nếu chiếu ánh sáng trắng này vào một tờ giấy có màu xanh lam thì mắt nhìn thấy tờ giấy có màu gì? Nếu mắt nhìn tờ giấy này qua một lăng kính thì có thể thấy nó có những màu sắc gì, tại sao?
Câu 5: (1đ) ở hai đầu một cái ống có gắn hai thấu kính đồng
trục, cách nhau là L = 40cm. Chùm sáng chiếu tới ống song
song trục chính và có đường kính d1 = 2cm; chùm sáng ra khỏi
có đường kính d2 = 6cm. Hãy xác định xem mỗi thấu kính là loại thấu kính gì, tiêu cự là bao nhiêu?
Câu 6: (1đ) Hình bên là sơ đồ một máy chiếu hắt. ánh sáng từ vật AB đặt vuông góc trục chính truyền qua thấu kính, tới gặp gương phẳng bị phản xạ lên màn hứng. Trên màn hứng xuất hiện ảnh thật và lớn hơn vật. Biết OF1 = OF2 = f; OA = 1,5f; OI = 1,5f; gương hợp với trục chính góc 450. Trình bày cách vẽ ảnh của vật AB qua hệ quang học trên? ảnh hứng được trên màn lớn hơn vật mấy lần và có phương như thế nào?
F1
F2
B
A
O
I
Câu 7: (1đ) Một vật sáng đặt AB đặt vuông góc với trục chính của một thấu kính hội tụ có tiêu cự 20cm cho ảnh A1B1. Tịnh tiến vật dọc theo trục chính một đoạn 20cm thì thu được ảnh A2B2 cách ảnh ban đầu là 10cm. Biết ảnh A2B2 lớn hơn ảnh A1B1.Tính khoảng cách từ vật AB đến thấu kính trước khi dịch chuyển?
- - - Hết - - -
File đính kèm:
- De thi thu chuyen li.doc