I. MỤC TIÊU
*KT: Nêu được biến trở là gì? và nêu được nguyên tắc hoạt động của biến trở. Mắc được biến trở vào mạch điện để điều chỉnh cường độ dòng điện chạy qua mạch.
- Nhận ra được các điện trở dùng trong kĩ thuật
*KN: Mắc và vẽ sơ đồ mạch điện có sử dụng biến trở.
*TĐ: ham hiểu biết và sử dụng an toàn điện.
II. CHUẨN BỊ:
7 trang |
Chia sẻ: lephuong6688 | Lượt xem: 682 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Bài giảng môn học Vật lý lớp 9 - Tiết 10 - Bài 10: Biến trở - Điện trở dùng trong kĩ thuật (tiếp), để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn:........................
Ngày giảng:
9A:.....................................
9B:.....................................
Tiết 10
Bài 10. Biến trở - điện trở dùng trong kĩ thuật
I. Mục tiêu
*KT: Nêu được biến trở là gì? và nêu được nguyên tắc hoạt động của biến trở. Mắc được biến trở vào mạch điện để điều chỉnh cường độ dòng điện chạy qua mạch.
Nhận ra được các điện trở dùng trong kĩ thuật
*KN: Mắc và vẽ sơ đồ mạch điện có sử dụng biến trở.
*TĐ: ham hiểu biết và sử dụng an toàn điện.
II. Chuẩn bị:
GV: Một số loại biến trở, tay quay con chạy, chiết áp
Đối với mỗi nhóm học sinh:
1 biến trở con chạy
1 nguồn điện
1 bóng đèn 2,5V- 1W
1 công tắc
7 đoạn dây nối.
III .Các hoạt động dạy - học:
1. ổn định: Lớp 9A.......... ; Lớp 9B...........
2. Kiểm tra:
? Điện trở dây dẫn phụ thuộc vào những yếu tố nào? Sự phụ thuộc đó như thế nào?
HS:..... R =
3 Bài mới:
*ĐVĐ: Từ công thức trên, theo em có những cách nào để làm thay đổi diện trở của dây dẫn? Cách nào dễ thực hiện được?
- HS: Nêu phương án...............
- GV: Điện trở có thể thay đổi được trị số được gọi là biến trở ?
-> bài mới:
Hoạt động của thầy và trò
Yêu cầu cần đạt
GV: yêu cầu HS quan sát tranh tìm hiểu một số loại biến trở hình 10.1 sgk tr 28
->Trả lời C1 sgk tr 28
HS: Quan sát tranh và trả lời.
GV: Đưa các loại biến trở -> HS nhận dạng-> Gọi tên.
GV: Yêu cầu HS đọc C2
HS: Thảo luận nhóm trả lời C2 sgk tr 29.
GV gợi ý:
-Cấu tạo chính của biến trở?
- Chỉ ra 2 chốt nối với hai đầu cuộn dây của các bién trở?
- Chỉ ra con chạy của biến trở?
- Nếu mắc 2 đầu A, B của cuộn dây này nối tiếp vào mạch điện thì khi dịch chuyển con chạy C thì biến trở có thay đổ không?
- Vậy muốn biến trở con chạy có tác dụng làm thay đổi điện trở thì phải mắc nó vào mạch điện qua các chốt nào?
GV: yêu cầu HS trả lời C3 sgk tr 29
GV: Giới thiệu kí hiệu của biến trở trên sơ đồ mạch điện
HS: hoạt động các nhân trả lời C4 sgk tr 29.
? Vậy biến trở dược sử dụng như thế nào?
=>
GV: Giao biến trở con chạy cho các nhóm
HS: Quan sát biến trở theo nhóm.
? Cho biết số chỉ ghi trên biến trở và giải thích ý nghĩa của các con số đó?
VD: con số 20- 2A có nghĩa là điện trở lớn nhất của biến trở là 20, I tối đa qua biến trở là 2A
HS: Hoàn thiện C5 sgk tr 29.
(hs lên bảng vẽ)
GV: giao dụng cụ cho các nhóm
HS: Mắc mạch điện theo sơ đồ -> Tiến hành làm thí nghiệm theo C6 sgk tr 29 và trả lời C6 sgk tr 29.
? Vậy qua thí nghiệm các em hãy cho biết?
Biến trở là gì?
Biến trở dùng để làm gì?
GV: Cho HS quan sát hình 10.4 và vật mẫu
HS: Quan sát và trả lời C7sgk ttr 30.
GV hướng dẫn: Lớp than hay lớp kim loại mỏng có tiết diện lớn hay nhỏ => điện trở lớn hay nhỏ?
HS: Trả lời:...
HS: Thực hiện C8 sgk tr 30: Nhận dạng cách ghi trị số của điện trở.
GV: Nêu ví dụ cụ thể cách đọc trị số của hai loại điện trở.
? Nói tóm lại bài học hôm nay các em cần nắm những Yêu cầu cần đạt cơ bản nào?
HS:..
GV chốt lại:
Biến trở là gì?
Biến trở được dùng để làm gì?
GV: yêu cầu HS thực hiện C9, C10 sgk tr 30.
I. Biến trở
1. Tìm hiểu cấu tạo và hoạt động của biến trở
*) C1.
Các loại biến trở: con chạy, tay quay biến trở than (chiết áp).
*) C2
Nếu mắc hai đầu A,B của biến trở vào mạch điện thì biến trở không có tác dụng làm thay đổi điện trở. Vì khi đó, nếu dịch chuyển con chạy C thì dòng điện vẫn chạy qua toàn bộ cuộn dây của bién trở và con chạy sẽ không có tác dụng làm thay đổi chiều dài của phần cuộn dây có dòng điện chạy qua.
*) C3.
Điện trở của mạch điện có thay đổi. Vì khi đó nếu dịch chuyển con chạy hoặc tay quay C sẽ làm thay dổi chiều dài của cuộn dây có dòng điện chạy qua -> R của biến trở thay đổi
*)C4.
Khi dịch chuyển con chạy -> Chiều dài của phần cuộn dây có I chạy qua thay đổi - >
R của biến trở thay đổi.
2. Sử dụng biến trở để điều chỉnh cường độ dòng điện.
*) C5 sgk tr 29
A
*) C6:
TIến hành thí nghiệm như sơ đồ C5.
Dịch chuyển con chạy -> chiều dài l của biến trở thay đổi.
Nhận xét:
- Khi con chạy dịch chuyển về phía M đèn sáng hơn.
- Khi con chạy dịch chuyển về phía N đèn sáng yếu hơn.
- Khi con chạy ở vị trí M đèn sáng nhất vì l của biến trở nhỏ nhất-> R của biến trở nhỏ nhất -> I qua đèn lớn nhất -> đèn sáng nhất.
3. Kết luận: sgk tr 29.
II.Các điện trở dùng trong kĩ thuật
*) C7.
Lớp than hay lớp kimloại mỏng đó có thể có điện trở lớn và tiết diện S của chúng có thể rất nhỏ. Theo công thức R = => R có thể rất lớn.
*) C8.
III. Vận dụng:
*) C9 .
*) C10:
Chiều dài của dây hợp kim là:
Số vòng dây của biến trở là
N =
IV . Hướng dẫn về nhà:
- Học thuộc phần ghi nhớ sgk tr 30.
Đọc mục có thể em chưa biết.
Làm các bài tập 10.1 -> 10.5 sbt tr 15.
V- Rút kinh nghiệm
..........................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
Ngày soạn:........................
Ngày giảng:
9A:.....................................
9B:.....................................
Tiết 11
Bài 11: Bài tập vận dụng định luật ôm
và công thức tính điện trở của dây dẫn
A-mục tiêu.
1-Kiến thức:
+ vận dụng định luật ôm và công thức tính điện trở của dây dẫn để tính các đại lượng có liên quan đối với đoạn mạch gồm nhiều nhất là 3 diện trở mắc song song, nối tiếp, hỗn hợp.
2-Kĩ năng:
+Phân tích ,tổng hợp kiến thức. Giải bài tập theo đúng các bước.
3-Thái độ:
+Trung thực , kiên trì.
B-Chuẩn bị
1-Học sinh:
+Ôn lại các kiến thức ( Định luật ôm, đoạn mạch nối tiếp và song song, điện trở của dây dẫn).
2-Giáo viên:
+Bảng phụ ghi tóm tắt bài toán và vẽ mạch điện.
C-Tổ chức hoạt đông day – Học.
* ổn định tổ chức lớp:
+ lớp 9A có mặt :.................................
+ lớp 9B có mặt :..................................
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
Hoạt động 1: Kiểm tra bài cũ.
(7 phút)
GV nêu câu hỏi kiểm tra:
HS1:Viết công thức định luật ôm và các hệ thức của đoạn mạch nối tiếp và song song (Đối với đoạn mạch gồm 2 điện trở)
HS2:+Viết công thức tính điện trở của dây dẫn.
+Chữa bài tập 10.1(SBT/15)
GV nhận xét và cho điểm.
Hoạt động 2: Giải bài 1: (8 phút)
GV cho HS đọc đâu bài và treo bảng phụ vẽ mạch điện , tóm tắt bài toán lên bảng.
GV hướng dẫn HS cách đổi đơn vị diện tích theo số mũ cơ số 10.
1m2 = 102dm2 = 104cm2 = 106mm2
Ngược lại:
1mm2 = 10-6m2 ; 1cm2 = 10-4m2
1dm2 = 10-2m2
GV cho HS lên bảmg giải bài 1.
GV: +Muốn tính I ta phải biết những đại lượng nào ?
+Tính R như thế nào ? còn thiếu dữ kiện nào ?
GV cho cả lớp thảo luận và nhận xét.
Hoạt động 3: Giải bài 2. (15 phút)
GV cho HS đọc đầu bài và treo bảng phụ vẽ mạch điện , tóm tắt bài 2 lên bảng.
GV gợi ý:
+Phân tích mạch điện và tóm tắt.
+Để đèn sáng bình thường cần điều kiện gì?
+Em hãy tính điện trở tương đương của đoạn mạch.
+Tính R2 áp dụng công thức nào ?
GV nhận xét bài làm phần a.)
+Y/c cá nhân HS tự làm phần b.)
GV: Y/c HS về nhà tìm cách giải khác.
Hoạt động 4: giải bài 3: (13 phút)
GV cho HS đọc đầu bài và treo bảng phụ vẽ mạch điện , tóm tắt bài 2 lên bảng.
GV gợi ý:
+Dây nối MA và NB coi như 1 điện trở Rd
mắc nối tiiếp với đoạn mạch gồm 2 bóng đèn
Rd nt (R1 //R2)
+Muốn tính RMN ta phải tính được những gì ?
GV gợi ý :Tính Rd và R12.
GV cho HS lên bảng giải phần a.)
GV gợi ý phần b.)
+ Vì R1 //R2 =>U12 = U1 = U2
Ta phải tính U12
+Muốn tính U12 ta áp dụng công thức nào ?
Cần tìm thêm dữ kiện gì ?
GV cho HS lên bảng giải phần b.)
+Cho cả lớp thảo luận và nhận xét.
Hoạt đông 5: Củng cố - Hướng dẫn về nhà. (2 phút)
GV: cho HS nhắc lại các công thức định luật ôm,điện trở của dây dẫn. Các hệ thức của đoạn mạch nối tiếp và song song.
*Hướng dẫn về nhà:
+Giải các bài tập trên theo cách khác
+Làm bài tập 11.1 -->11.4 (SBT/17-18).Đọc trước bài “Công suất điện”
2HS lên bảng kiểm tra.
HS1: + I =
+Đoan mạch nối tiếp
I = I1 = I2 ; U = U1 + U2
R = R1 + R2
+Đoạn mạch song song.
I = I1 + I2 ; U = U1 = U2
hay R =
HS2: R = r.
+Bài10.1 (SBT/15)
áp dụng công thức : R = r.
=>l = RS/r =37,5(m)
Bài1: (SGK/32)
HS lên bảng tóm tắt và giải.
Tóm tắt: l = 30m
S = 0,3mm2 = 0,3.10-6m2
U = 220V
Tính I = ?
Giải
HS lên bảng giải
Nicrôm có r = 1,1.10-6(Wm)
+Điện trở của dây dẫn là
R = r.=110W
Cường độ dòng điện chạy qua dây là:
I == = 2(A)
Bài 2: (SGK/32)
HS tóm tắt:
RĐ = 7,5W
IĐ = 0,6(A)
U = 12(V)
a.)Để đèn sáng bình thường R2 = ?
Giải
HS lên bảng giải
+Mạch điện gồm RĐ nt R2
+Vì đèn sáng bình thường nên RĐ = 7,5W
IĐ = 0,6(A)
Mà RĐ nt R2 =>I = IĐ = I2 = 0,6A
+Điện trở tương đương của đoạn mạch là:
R = =20W
Mà R = R1 = R2
=>R2 = R – R1 =20 –7,5 = 12,5W
b.)Tóm tắt
Rb = 30W
S = 1mm2 = 10-6m2
r = 0,4.10-6(Wm)
Tính l = ?
Giải
HS lên bảng giải
áp dụng công thức R = r.
=>l = RS/r = 75(m)
Bài 3: (SGK/33)
HS tóm tắt:
R1 = 600W
R2 = 900W
UMN = 220V
S=0,2mm2 = 0,2.10-6m2
r = 1,7.10-8(Wm) ; l = 200m
Tính:
a.) RMN = ?
b.) U1 = ?
U2 = ?
Giải
HS lên bảng giải
a.)Điện trở của dây dẫn MA và NB là
áp dụng công thức R = r.
hay Rd = r.= 17W
Vì R1 //R2
=> R12 = ==360W
Đoạn dây MN gồm Rd nt R12
=>RMN = Rd + R12 =17 + 360 = 377W
b.) áp dụng công thức I =
=>IMN = (A)
IMN = Id = I12 = (A)
U12 = U1 = U2 = I12.R12 = .360 = 210V
HS trong lớp nhận xét
HS đứng tại chỗ nêu công thức.
D- Rút kinh nghiệm
..........................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
File đính kèm:
- T10.doc