. Mục tiêu:
1.Kiến thức:
- Củng cố, hệ thống hoá các kiến thức và kỹ năng về chuyển động cơ học, biểu diễn lực, sự cân bằng lực, quán tính, lực ma sát, áp suất chất rắn, áp suất chất lỏng , áp suất khí quyển, lực đẩy Acsimet, sự nổi.
- Vận dụng thành thạo các kiến thức và công thức để giải một số bài tập.
2. Kỹ năng:
- Rèn kỹ năng tư duy lôgic, tổng hợp
4 trang |
Chia sẻ: lephuong6688 | Lượt xem: 832 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Bài giảng môn học Vật lý lớp 9 - Tiết 17 : Ôn tập học kỳ I, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn: 09/12/2012
Ngày dạy: 11/12/2012 8A
Tiết 17 : Ôn tập học kỳ I
I. Mục tiêu:
1.Kiến thức:
- Củng cố, hệ thống hoá các kiến thức và kỹ năng về chuyển động cơ học, biểu diễn lực, sự cân bằng lực, quán tính, lực ma sát, áp suất chất rắn, áp suất chất lỏng , áp suất khí quyển, lực đẩy Acsimet, sự nổi.
- Vận dụng thành thạo các kiến thức và công thức để giải một số bài tập.
2. Kỹ năng:
- Rèn kỹ năng tư duy lôgic, tổng hợp
3. Thái độ: nghiêm túc trong học tập.
II. Chuẩn bị tài liệu - Thiết bị dạy học:
1. Cho giáo viên: Bài soạn, SGK.
2. Cho học sinh: Học sinh ôn bài ở nhà.
III. Tiến trình tổ chức dạy học.
Dạy học bài mới
Hoạt động của thầy và trò
Nội dung kiến thức cần đạt
Hoạt động 1: Ôn lại kiến thức cơ bản.
Giáo viên đưa ra các câu hỏi yêu cầu học sinh trả lời.
- Học sinh trả lời các câu hỏi của giáo viên đưa ra.
Câu 1: Chuyển động cơ học là gì? Vật như thế nào được gọi là đứng yên? Giữa chuyển động và đứng yên có tính chất gì? Người ta thường chọn những vật nào làm vật mốc?
Câu 2: Vận tốc là gì? Viết công thức tính vận tốc? Đơn vị vận tốc?
Câu 3: Thế nào là chuyển động đều, chuyển động không đều? Vận tốc trung bình của chuyển động không đều được tính theo công thức nào? Giải thích các đại lượng có trong công thức và đơn vị của từng đại lượng?
Câu 4: Cách biểu diễn và kí hiệu véc tơ lực? Biểu diễn véc tơ lực sau: Trọng lực của một vật là 1500N và lực kéo tác dụng lên xà lan với cường độ 2000N theo phương nằm ngang, chiều từ trái sang phải. Tỉ lệ xích 1cm ứng với 500N.
Câu 5: Hai lực cân bằng là gì? Quả cầu có khối lượng 0,2 kg được treo vào một sợi dây cố định. Hãy biểu diễn các véc tơ lực tác dụng lên quả cầu với tỉ lệ xích 1cm ứng với 1N.
Câu 6: Quán tính là gì? Quán tính phụ thuộc như thế nào vào vật? Giải thích hiện tượng: Tại sao khi nhảy từ bậc cao xuống chân ta bị gập lại? Tại sao xe ôtô đột ngột rẽ phải, người ngồi trên xe lại bị nghiêng về bên trái?
Câu 7: Có mấy loại lực ma sát? Lực ma sát xuất hiện khi nào? Lực ma sát có lợi hay có hại? Lấy ví dụ minh hoạ?
Câu 8: áp lực là gì? áp suất là gì? Viết công thức tính áp suất? Giải thích các đại lượng có trong công thức và đơn vị của chúng?
Câu 9: Đặc điểm của áp suất chất lỏng? Viết công thức tính? Giải thích các đại lượng có trong công thức và đơn vị của chúng?
Câu 10: Bình thông nhau có đặc điểm gì? Viết công thức của máy dùng chất lỏng?
Câu 11: Độ lớn áp suất khí quyển được tính như thế nào?
Câu 12: Viết công thức tính lực đẩy Acsimet? Giải thích các đại lượng có trong công thức và đơn vị của chúng? Có mấy cách xác định lực đẩy Acsimet?
Câu 13: Điều kiện để vật nổi, vật chìm, vật lơ lửng?
Hoạt động 2. Hướng dẫn học sinh giải bài tập.
Bài 12.7 (SBT/ 17)
Giáo viên hướng dẫn học sinh cách phân tích lực. Khi vật ở trong chất lỏng
Vận dụng công thức tính : Lực đẩy ác si mét và công thức tính trọng lượng của vật :
FA = dv.V
P = dn.V
Bài tập 2.
ở một máy ép chất lỏng, mỗi lần pít tông nhỏ đi xuống 1 đoạn h1 = 10 cm thì pít tông lớn dâng lên h2 = 2cm.
Tính lực tác dụng của pít tông lớn nếu lực tác dụng vào pít tông nhỏ là : f1 = 100N
Khi pít tông lớn sinh ra một lực f2 = 500N và di chuyển 4 cm thì pít tông nhỏ phải tác dụng một lực bằng bao nhiêu và dịch chuyển xuống bao nhiêu cm.
Gợi ý cách giải ?
Thể tích dịch chuyển của 2 nhánh có thay đổi không ?
áp dụng nguyên lý máy ép chất lỏng =
Từ đó tìm mối liên hệ giữa và
4.Củng cố - Luyện tập :
Giáo viên hệ thống nội dung kiến thức cơ bản đã học bằng cách cho học sinh nhắc lại các khái niệm và định nghĩa đã được học.
5. Hướng dẫn học sinh học ở nhà :
Yêu cầu học sinh về nhà : Học bài
Làm bài tập trong phần ôn tập chương 1 .
Ôn bài cẩn thận cho giờ sau kiểm tra học kỳ I.
I. Kiến thức cơ bản
Câu 1. Chuyển động cơ học là sự thay đỏi vị trí của vật này so với vật khác. Giữa chuyển động và đứng yên chỉ có tính chất tương đối.Người ta thường chọn những vật gắn với trái đất làm mốc
Câu 2: Công thức tính vận tốc:
v =
Đơn vị vận tốc là : m/s và km/h
Câu 3. Chuyển động đều là chuyển động có vận tốc không thay đổi theo thời gian
Vận tốc trung bình của chuyển động không đều :
v =
Câu 5. Hai lực cân bằng là hai lực có cùng phương, cùng độ lớn nhưng ngựoc chiều và cùng một điểm đặt
Biểu diễn :
P = 10.m = 10.0,2 = 2 N
- áp lực là lực ép có phương vuông góc với mặt bị ép
Công thức tính áp suất :
p =
Công thức tính áp suất chất lỏng :
P = d.h trong đó : d là trọng lương riêng
( N/m3 )
h là chiều cao của chất lỏng được tính từ điểm tính áp suất đến mặt thoáng của chất lỏng
- Công thức tính lực đẩu ác si mét :
FA = d.V trong đó :
FA : là lực đẩy ác si mét
d: là trọng lượng riêng của chất lỏng
V: là thể tích của chất lỏng bị vật chiếm chỗ.
- Điều kiện vật nổi : P <FA hay : dv<dl
- Điều kiện vật lơ lửng : P = FA hay : dv= dl
- Điều kiện vật chìm : P >FA hay : dv >dl
II. Bài tập :
Bài 1.
Tóm tắt:
dv = 26 000N/m3
dn = 10 000N/m3
F = 150N
P = ?N
Giải
Lực đẩy của nước tác dụng lên vật là:
FA= P - F
F là hợp lực của trọng lượng và lực đẩy Acsimet
P là trọng lượng của vật
Suy ra: dn.V = dv.V – F
V(dv – dn) = F
V=== 0,009375(m3)
Trọng lượng của vật đó là:
P = dv.V = 26000.0,009375 = 243,75 (N) Đáp số: 243,75N
Bài 2.
Gọi S1 và S2 là diện tích của nhánh nhỏ và nhánh to của pít tông
Khi pít tông nhỏ dịch chuyển 1 đoạn h1 thì pít tông lớn cũng dịch chuyển một đoạn h2 nhưng thể tích của nó là không đổi
V = S1.h1 = S2.h2
Hay : = ( 1 )
áp dụng nguyên lý của máy ép chất lỏng là áp suất được truyền nguyên vẹn :
= F2 = ( 2 )
= = 5000 N
b.Từ biểu thức (1 )ta có
= =
Theo biểu thức ( 2 ) ta có :
F1 = = = 1000 N
Dịch chuyển của pít tông nhỏ là :
h1 = S.h2 = 20 cm
File đính kèm:
- GA vat li 8 t 17.doc