Mục tiêu
1. Kiến thức
- Ôn tập và tự kiểm tra những yêu cầu về kiến thức, kỹ năng của toàn bộ chương - Vận dụng các kiến thức đã học để giải một số bài tập trong chương I.
2. Kĩ năng
- Phân tích, tổng hợp kiến thức.
- Giải bài tập theo các bước giải.
3 trang |
Chia sẻ: lephuong6688 | Lượt xem: 748 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Bài giảng môn học Vật lý lớp 9 - Tiết 21: Tổng kết chương I: Điện học, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn: 25/10/2013
Ngày dạy: 28/10/2013
TIẾT 21: TỔNG KẾT CHƯƠNG I; ĐIỆN HỌC
I. Mục tiêu
1. Kiến thức
- Ôn tập và tự kiểm tra những yêu cầu về kiến thức, kỹ năng của toàn bộ chương - Vận dụng các kiến thức đã học để giải một số bài tập trong chương I.
2. Kĩ năng
- Phân tích, tổng hợp kiến thức.
- Giải bài tập theo các bước giải.
3. Thái độ
- Trung thực, kiên trì, yêu thích môn học.
II. Chuẩn bị:
1. Giáo viên
- Hệ thống câu hỏi và bài tập.
2. Chuẩn bị của HS:
- Ôn lại các bài đã học
III. Các hoạt động dạy học
1. Ổn định lớp
2. Kiểm tra bài cũ.
- Vì sao phải đảm bảo an toàn khi sử dụng điện ? Chữa BT 19.1_SBT ?
3. Bài mới
HOẠT ĐỘNG CỦA GV & HS
NỘI DUNG
* Hoạt động 1: Ôn tập
GV: Yêu cầu h/s trả lời các câu hỏi của phần I _ Tự kiểm tra
HS: Trả lời các câu hỏi.
GV: Chốt lại các câu trả lời
HS: Ghi vở.
* Hoạt động 2: Vận dụng
GV: yêu cầu h/s vận dụng kiến thức để làm một số câu hỏi trắc nghiệm (từ câu C12 đến câu C16 - Phần vận dụng)
HS: Trả lời theo yêu cầu của Gv
GV: Yêu cầu h/s tóm tắt đầu bài 18
HS: tóm tắt đầu bài
GV: hướng dẫn h/s giải ® gọi h/s lên bảng giải.
HS: Giải và trình bày trên bảng.
I. Tự kiểm tra
1. Cường độ dòng điện I tỷ lệ thuận với hđt U
- Đồ thị biểu diễn sự phụ thuộc của I vào U là một đường thẳng đi qua gốc toạ độ (U = 0; I = 0)
2.Tỉ số U/I là giá trị điện trở đặc trăng cho dây dẫn.
- Nếu U thay đổi thì R không đổi vì I thay đổi.
3. Sơ đồ điện k + -
+ - R
V
4. a. Đoạn mạch nối tiếp: Rtđ = R1 + R2
b. Đoạn mạch song song: 1/Rtđ = 1/R1 + 1/R2
5. a. Điện trở tăng lên 3 lần
b. Điện trở giảm đi 4 lần
c. Vì rđồng < rnhôm
d. Hệ thức: R = r.l/s
6. a. (1) _ có thể thay đổi trị số
(2)_ điều chỉnh cường độ dòng điện.
b. (3)_ nhỏ; (4)_ ghi sẵn; (5)_ vòng màu.
7. a, Công suất định mức của dụng cụ điện đó.
b, hđt giữa hai đầu đoạn mạch.
8. CT: A = p.t = U.I.t
- Các dụng cụ điện có tác dụng biến đổi điện năng thành: quang năng, cơ năng, nhiệt năng.
9. - ND: Nhiệt lượng toả ra trên dây dẫn khi có dòng điện chạy qua tỉ lệ thuận với I2, với R và thời gian dòng điện chạy qua.
- BT: Q = I2.R.t
10.
11.
II. Vận dụng
12. C
13. B
14. D
15. A
16. D
18. Tóm tắt:
U = 220V; P = 1000W; l = 2m; r=1,1.10-6Wm
a. Vì sao rHK lớn ?
b. R = ?
c. d = ?
Giải
a. Bộ phận chính của dụng cụ đốt nóng là làm bằng dây có điện trở suất lớn đẻ toả ra nhiệt lượng.
b. Khi ấm hoạt động BT thì U = 220V, P = 1000W
- Điện trở của dây dẫn là là:
P = U.I = U2/R ® R= U2/ P =(220)2/1000 = 48,4W
c. Tiết diện dây điện trở là:
- Từ CT: R = r.l/s
® s = r.l/R = 1,1.10-6.2/48,4 = 0,045. 10-6m2
Mà s = p.d2/4 « d2 = 4s/p
® d2 = 4s/p = 4. 0,045. 10-6/3,14 = 0,057. 10-6 m2
® d = 0,24. 10-3 m
4. Củng cố:
- Yêu cầu h/s hệ thống lại các kiến thức đã học.
5. Hướng dẫn về nhà
- Ôn lại các bài đã học trong chương I
- Làm bài tập 17, 19, 20 của phần vận dụng.
- Chuẩn bị trước bài 21_SGK
File đính kèm:
- tiet 21 tong ket chuong 1 dien hoc.doc