Mục tiêu
1. Kiến thức
- Làm được thí nghiệm dùng nam châm vĩnh cửu hoặc nam châm điện để tạo ra dòng điện cảm ứng
- Mô tả được cách làm xuất hiện dòng điện cảm ứng trong cuộn dây dẫn kín bằng nam châm vĩnh cửu hoặc nam châm điện
- Sử dụng được đúng 2 thuật ngữ mới, đó là dòng điện cảm ứng và hiện tượng cảm ứng điện từ
3 trang |
Chia sẻ: lephuong6688 | Lượt xem: 934 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Bài giảng môn học Vật lý lớp 9 - Tiết 37: Hiện tượng cảm ứng điện từ, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn: 23/12/2012
Ngày dạy: 27/12/2012
TIẾT 37: . HIỆN TƯỢNG CẢM ỨNG ĐIỆN TỪ
I. Mục tiêu
1. Kiến thức
- Làm được thí nghiệm dùng nam châm vĩnh cửu hoặc nam châm điện để tạo ra dòng điện cảm ứng
- Mô tả được cách làm xuất hiện dòng điện cảm ứng trong cuộn dây dẫn kín bằng nam châm vĩnh cửu hoặc nam châm điện
- Sử dụng được đúng 2 thuật ngữ mới, đó là dòng điện cảm ứng và hiện tượng cảm ứng điện từ
2. Kĩ năng:
- Quan sát và mô tả chính xác hiện tượng xảy ra
3. Thái độ:
- Ham hiểu biết, yêu thích môn học.
II. Chuẩn bị:
1. Giáo viên:
- 1 đinamô xe đạp có gắn bóng đèn
* GV chuẩn bị cho các nhóm HS:
- Một cuộn dây có gắn bóng đèn LED
- Nam châm điện , nguồn điện
2. Chuẩn bị của HS:
- Đọc và nghiên cứu trước bài 31_SGK.
III. Tiến trình giảng dạy
1. Ổn định lớp
2. Kiểm tra bài cũ.
- Chữa bài tập 30.1_SBT ?
3. Bài mới
HOẠT ĐỘNG CỦA GV & HS
NỘI DUNG
Hoạt động 1: Tổ chức tình huống học tập
GV: Em hãy cho biết trường hợp nào không dùng pin, ắc quy mà vẫn tạo ra dđ không ?
HS: Suy nghĩ trả lời
GV: Bộ phận nào làm cho đèn xe đạp phát sáng ? Bình điện xe đạp có những bộ phận nào ?
® Bài mới
HS: Suy nghĩ
Hoạt động 2: Tìm hiểu cấu tạo và họat động của đinamô.
GV: Yêu cầu h/s quan sát Hình 31.1 và quan sát đinamô đã tháo vỏ đặt trên bàn giáo viên
- Hãy chỉ ra bộ phận chính của đinamô ?
HS: Quan sát hình vẽ, đinamô thật ® trả lời
GV: Hoạt động của bộ phận nào của đinamô gây ra dđ ?
HS: trả lời
Hoạt động 3: Tìm hiểu cách tạo ra dòng điện
GV: Cho h/s nghiên cứu câu C1, nêu dụng cụ TN cần thiết, các bước tiến hành TN
HS: Nghiên cứu câu C1, nêu dụng cụ và các bước tiến hành TN
GV: Phát dụng cụ TN cho các nhóm
- Yêu cầu h/s làm TN câu C1 ® Nêu hiện tượng xảy ra
HS: Nhận dụng cụ TN, tiến hành làm TN câu C1 ® Quan sát, nêu hiện tượng xảy ra
GV: Yêu cầu h/s dự đoán câu C2
HS: Dự đoán câu C2
GV: Yêu cầu h/s làm TN kiểm tra
HS: Tiến hành làm TN câu C2
GV: Qua câu hỏi C1, C2 em có nhận xét gì ?
HS: Nêu nhận xét
GV: Cho h/s đọc TN câu C3, nêu dụng cụ TN cần thiết, các bước tiến hành TN
HS: Nghiên cứu câu C3, nêu dụng cụ và các bước tiến hành TN
GV: Phát dụng cụ TN cho các nhóm
- Yêu cầu h/s làm TN câu C3 ® Nêu hiện tượng xảy ra
HS: Nhận dụng cụ TN, tiến hành làm TN câu C1 ® Quan sát, nêu hiện tượng ® trả lời câu C3
GV: Khi đóng ngắt mạch điện thì cường độ dòng điện thay đổi ntn ? Từ trường của NC thay đổi ra sao ?
HS: Trả lời ® thảo luận rút ra nhận xét.
Hoạt động 4: Hiện tượngcảm ứng điện từ.
GV: Qua các TN, từ 2 nhận xét trên " Khi nào xuất hiện dòng điện cảm ứng?
HS: Trả lời.
GV: Hướng dẫn hs trả lời câu C4, C5.
HS: Trả lời.
I. Cấu tạo và họat động của đinamô ở xe đạp.
- Cấu tạo: có 1 nam châm và cuộn dây.
- Khi quay núm của đinamô thì nam châm quay theo và đèn sáng.
II. Dùmg nam châm để tạo ra dòng điện
1. Dùng nam châm vĩnh cửu:
* TN 1: (hình 31.2)
C1: Trong cuộn dây xuất hiện dòng điện khi:
- Di chuyển NC lại gần cuộn dây.
- Di chuyển NC ra xa cuộn dây.
C2: Trong cuộn dây có xuất hiện dòng điện cảm ứng.
NX: dòng điện xh trong cuộn dây dẫn kín khi ta đưa nam châm lại gần hay ra xa 1 đầu cuộn dây đó hoặc ngược lại.
2. Dùng nam châm điện.
C3. Dòng điện xuất hiện:
- Trong khi đóng mđiện của nam châm.
- Trong khi ngắt mđiện của nam châm.
NX: Dòng điện xuất hiện ở cuộn dây dẫn kín trong thời gian dòng điện của nam châm điện biến thiên.
III. Hiện tượng cảm ứng điện từ.
- Dđ được tạo ra trong TN 1,2 gọi là dòng điện cảm ứng.
- Hiện tượng xuất hiện dđ cảm ứng gọi là hiện tượng cảm ứng điện từ.
C4: Trong cuộn dây có xuất hiện dòng điện cảm ứng.
C5: Nhờ nam châm ta có thể tạo ra dòng điện .
4. Củng cố
- Tạo ra dòng điện cảm ứng bằng cách nào ? Hiện tượng tạo ra dòng điện cảm ứng gọi là gì ?
- Gọi 2 học sinh đọc phần ghi nhớ SGK
5. Hướng dẫn về nhà.
- Học phần ghi nhớ SGK
- Làm bài tập 31.1 31.3 (SBT)
- Đọc trước nội dung bài 32.
File đính kèm:
- tiet 37 hien tuong cam ung dien tu.doc