Bài giảng môn học Vật lý lớp 9 - Tiết 41: Các tác dụng của dòng điện xoay chiều đo cường độ dòng điện và hiệu điện thế xoay chều

. Kiến thức

- Nhận biết được các tác dụng nhiệt, quang, từ của dòng điện xoay chiều.

- Bố trí được TN chứng tỏ lực từ đổi chiều khi dòng điện đổi chiều .

- Nhận biết được ký hiệu của ampe kế và vôn kế xoay chiều, sử dụng chúng để đo cường độ dòng điện và hiệu điện thế xoay chiều.

 2. Kĩ năng:

- Sử dụng dụng cụ đo, mắc mạch điện.

 

doc3 trang | Chia sẻ: lephuong6688 | Lượt xem: 666 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Bài giảng môn học Vật lý lớp 9 - Tiết 41: Các tác dụng của dòng điện xoay chiều đo cường độ dòng điện và hiệu điện thế xoay chều, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn: 11/1/2013 Ngày dạy: 14/1/2013 TIẾT 41: CÁC TÁC DỤNG CỦA DÒNG ĐIỆN XOAY CHIỀU ĐO CƯỜNG ĐỘ DÒNG ĐIỆN VÀ HIỆU ĐIỆN THẾ XOAY CHỀU I. Mục tiêu 1. Kiến thức - Nhận biết được các tác dụng nhiệt, quang, từ của dòng điện xoay chiều. - Bố trí được TN chứng tỏ lực từ đổi chiều khi dòng điện đổi chiều . - Nhận biết được ký hiệu của ampe kế và vôn kế xoay chiều, sử dụng chúng để đo cường độ dòng điện và hiệu điện thế xoay chiều. 2. Kĩ năng: - Sử dụng dụng cụ đo, mắc mạch điện. 3. Thái độ: - Ham hiểu biết, cẩn thận, yêu thích môn học. II. Chuẩn bị: 1. Giáo viên cho các nhóm HS : - Một ampe kế xoay chiều, 1 vôn kế xoay chiều, 1 bút thử điện, 1 bóng đèn, 8 đoạn dây nối, 1 máy biến áp nguồn, 1 NC điện và 1 NC vĩnh cửu. 2. Chuẩn bị của HS: - Đọc và nghiên cứu trước bài 35_SGK. III. Tiến trình giảng dạy 1. ổn định lớp 2. Kiểm tra bài cũ. - Nêu cấu tạo và hoạt động của máy phát điện xoay chiều ? Chữa bài tập 34.1_SBT ? - Nêu đặc tính và cách làm quay máy phát điện xoay chiều trong kĩ thuật ? 3. Bài mới HOẠT ĐỘNG CỦA GV & HS NỘI DUNG Hoạt động 1: Tổ chức tình huống học tập 5p GV: Dòng điện xoay chiều có tác dụng gì ? Đo cường độ dòng điện và hiệu điện thế xoay chiều bằng dụng cụ gì ? HS: Suy nghĩ trả lời GV: Vào bài Hoạt động 2: Tìm hiểu các tác dụng của dòng điện xoay chiều. 15p GV: Làm 3 TN biểu diễn hình 35.1 ® Yêu cầu h/s quan sát ? Dòng điện xoay chiều có những tác dụng gì ? HS: Quan sát GV làm TN ® trả lời GV: Ngoài 3 tác dụng trên, dòng điện gây ra tác dụng gì ? Tại sao em biết ? HS: Suy nghĩ ®trả lời GV: Thông báo tác dụng sinh lý của dòng điện là rất mạnh nên khi sử dụng phải rất cẩn thận. HS: Nghe thông báo. Hoạt động 3: Tìm hiểu tác dụng từ của dòng điện xoay chiều. 15p GV: Tác dụng từ của dòng điện xoay chiều có gì giống tác dụng từ của dòng điện một chiều không ? Việc đổi chiều dòng điện có ảnh hưởng đến lực từ không ? Hãy nêu dự đoán. HS: Dự đoán GV: Phát dụng cụ TN cho các nhóm - Hướng dẫn h/s bố trí TN, làm TN để trả lời câu C2 HS: Làm TN theo nhóm, quan sát mô tả hiện tượng ® trả lời câu hỏi C2 GV: Như vậy t/d từ của dòng điện xoay chiều có đặc điểm gì khác so với dòng điện một chiều ? HS: trả lời GV: Kết luận như trong SGK Hoạt động 4: Tìm hiểu dụng cụ đo cường độ dòng điện và hiệu điện thế của mạch điện xoay chiều. 7p GV: Có thể dùng Vôn kế và ampe kế của dòng điện một chiều để đo U và I của dòng điện XC không ? Nếu có thì xảy ra hiện tượng gì ? HS: Nêu dự đoán GV: Biểu diễn TN, mắc vôn kế một chiều vào chốt lấy điện xoay chiều® cho h/s quan sát HS: Quan sát nêu nhận xét GV: Giới thiệu loại vôn ké xoay chiều AC trên vôn kế không có chốt (+) và (-) - Kim của ampe kế, vôn kế chỉ bao nhiêu khi mắc vào nguồn điện AC 6V ? - Sau đó đổi chỗ 2 chốt lấy điện thì kim có đổi chiều không ? Chỉ bao nhiêu vôn ? HS: Quan sát TN, trả lời câu hỏi của GV GV: Cách mắc vôn kế và ampe kế xoay chiều có gì khác với cách mắc vôn kế và ampe kế một chiều không ? HS: trả lời GV: I và U của dòng điện xoay chiều luôn thay đổi. vậy các dụng cụ đo cho ta biết giá trị nào ? HS: Trả lời GV: Kết luận như trong SGK HS: Ghi vở Hoạt động 5: Vận dụng 5p GV: Yêu cầu h/s trả lời câu C3, C4 HS: trả lời câu C3, C4 I. Các tác dụng của dòng điện xoay chiều điện xoay chiều. C1: - TN1: Bóng đèn nóng sáng ® dòng điện gây ra tác dụng nhiệt. - TN2: Bút thử điện sáng ® dòng điện gây ra tác dụng quang. - TN3: Đinh sắt bị hút ® dòng điện gây ra tác dụng từ. - Ngoài ra dòng điện còn có tác dụng sinh lý. Vì dòng điện có thể gây giật chết người. II. Tác dụng từ của dòng điện. 1. Thí nghiệm - Hình 35.2, 35.3_SGK * Dụng cụ: cuộn dây dẫn, nguồn điện, NCVC, đing sắt. C2: Trường hợp dòng điện 1 một chiều, lúc đầu cực N của thanh NC bị hút thì khi đổi chiều dòng điện nó sẽ bị đẩy ngược lại. - Khi dòng điện XC chạy qua ống dây thì cực N của thanh NC lần lượt bị hút đẩy. Nguyên nhân là dòng điện luân phiên đổi chiều. 2. Kết luận - Khi đổi chiều dòng điện thì lực từ của dòng điện tác dụng lên NC cũng đổi chiều. III. Đo cường độ dòng điện và hiệu điện thế của mạch điện xoay chiều. 1. Quan sát GV làm thí nghiệm. a. Nếu đổi chiều dòng điện thì kim của vôn kế đổi chiều. b. Kim của vôn kế ngược số 0 c. Kim của vôn kế chỉ 6V - Nếu đổi chỗ 2 chốt lấy điện thì kim của vôn kế không đổi chiều. 2. Kết luận. (SGK/Tr.96) III. Vận dụng. C3: Sáng như nhau. Vì hiệu điện thế của dòng điện một chiều có giá trị tương đương với hiệu điện thế của dòng điện xoay chiều. C4: Có. Vì dòng điện chạy qua cuộn dây của NV điện và tạo ra từ trường biến đổi. Các đường sức từ xuyện qua tiết diện S của cuộn dây B biến đổi ® xuất hiện dòng điện cảm ứng. 4. Củng cố. - Dòng điện có tác dụng gì ? Tác dụng nào phụ thuộc vào chiều dòng điện ? - Gọi 2 h/s đọc phần ghi nhớ SGK 5. Hướng dẫn về nhà. - Học phần ghi nhớ, đọc phần có thể em chưa biết. - Làm bài tập 35.1, 35.2,s 35.3, 35.4 - SBT - Đọc trước bài 36_SGK

File đính kèm:

  • doctiet 41 cAC tac dung cua dong dien xoay chieu.doc