Giáo án môn Vật lý 9 - Tiết 01: Sự phụ thuộc của cường độ dòng điện vào hiệu điện thế giữa hai đầu vật dẫn

I. MỤC TIÊU:

1. Kiến thức:

 - Nêu được cách bố trí và tiến hành thí nghiệm khảo sát sự phụ thuộc của cường độ dòng điện vào hiệu điện thế giữa 2 đầu vật dẫn.

 - Vẽ và sử dụng được đồ thị biểu diễn mối quan hệ giữa cường độ dòng điện vào hiệu điện thế từ số liệu thực nghiệm.

 - Nêu được kết kuận về sự phụ thuộc của cường độ dòng điện vào hiệu điện thế giữa 2 đầu vật dẫn.

2. Kỹ năng:

 - Biết mắc mạch điện theo sơ đồ, biết sử dụng vôn kế, Am pe kế.

 - Biết vẽ và xử lý đồ thị.

 

doc4 trang | Chia sẻ: lephuong6688 | Lượt xem: 637 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án môn Vật lý 9 - Tiết 01: Sự phụ thuộc của cường độ dòng điện vào hiệu điện thế giữa hai đầu vật dẫn, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Chương I: Điện Học Ngày soạn: 02/09/2007 Ngày giảng: 05/09/2007 Tiết 01: Sự phụ thuộc của cường độ dòng điện vào hiệu điện thế giữa hai đầu vật dẫn. I. Mục tiêu: 1. Kiến thức: - Nêu được cách bố trí và tiến hành thí nghiệm khảo sát sự phụ thuộc của cường độ dòng điện vào hiệu điện thế giữa 2 đầu vật dẫn. - Vẽ và sử dụng được đồ thị biểu diễn mối quan hệ giữa cường độ dòng điện vào hiệu điện thế từ số liệu thực nghiệm. - Nêu được kết kuận về sự phụ thuộc của cường độ dòng điện vào hiệu điện thế giữa 2 đầu vật dẫn. 2. Kỹ năng: - Biết mắc mạch điện theo sơ đồ, biết sử dụng vôn kế, Am pe kế. - Biết vẽ và xử lý đồ thị. 3. Thái độ: - Cẩn thận, chính xác khi làm thí nghiệm. - Có tinh thần hợp tác nhóm. II. Chuẩn bị: 1. Chuẩn bị của giáo viên: * Chuẩn bị cho mỗi nhóm: - 1 điện trở mẫu. - 1 công tắc, 7 đoạn dây nối( 30cm ) - 1 am pe kế, 1 vôn kế. - 1 nguồn điện 6V. * Chuẩn bị cho cả lớp: Bảng phụ vẽ sơ đồ hình 1.1; Bảng 2. 2. Chuẩn bị của học sinh: Mỗi nhóm kẻ sẵn bảng 1 ra bảng nhóm. III. Tổ chức các hoạt động học tập của học sinh: ổn định tổ chức: ( 1 phút) Sĩ số: 9A: 9B: Kiểm tra bài cũ: ( 2 phút) ( Không kiểm tra) GV: Giới thiệu cấu trúc chương trình vật lí 9. HS: Tìm hiểu mục tiêu chương I ( SGK / T3) GV: Lưu ý HS về phương pháp học và các yêu cầu chung khi học chương I. Bài mới: Hỗ trợ của giáo viên Hoạt động của hoạc sinh ? Để đo cường độ dòng điện chạy qua bóng đèn và hiệu điện thế giữa 2 đầu bóng đèn ta cần những dụng cụ gì? ?Nêu nguyên tắc sử dụng những dụng cụ đó? Hoạt động 1: ( 5 phút) Ôn lại kiến thức có liên quan. * Hoạt động cá nhân: - Nhớ lại kiến thức đã học ở lớp 7: Trả lời: Dùng Am pe kế, Vôn kế. Nêu nguyên tắc sử dụng. - Treo bảng phụ vẽ hình 1.1/SGK. - Yêu cầu HS quan sát sơ đồ mạch điện. ? Kể tên, nêu công dụng và nguyên tắc sử dụng của từng dụng cụ có trong mạch điện? GV: Khi có dòng điện chạy qua một dây dẫn thì cường độ dòng điện chạy qua dây dẫn có quan hệ gì với hiệu điện thế dặt vào 2 đầu dây dẫn đó? * Yêu cầu các nhóm tìm hiểu mục đích, cách tiến hành thí ngiệm. ? Nêu các bước tiến hành thí nghiệm? GV: Thống nhất các bước tiến hành thí nghiệm. Lưu ý: Sau mỗi lần đo phải ngắt ngay mạch điện, tránh để dây dẫn nóng lên , kết quả không chính xác. * Yêu cầu các nhóm tiến hành thí nghiệm và ghi kết quả vào bảng 1. GV chú ý theo dõi hỗ trợ các nhóm làm thí nghiệm. * Yêu cầu các nhóm thảo luận trả lời C1. ? Khi thay đổi hiệu điện thế giữa hai đầu dây dẫn, cường độ dòng điện chạy qua dây dẫn đó có mối quan hệ như thế nào với hiệu điện thế? GV chốt: Cường độ dòng điện chạy qua dây dẫn tỉ lệ thuận với hiệu điện thế đặt vào 2 đầu dây dẫn đó. Hoạt động 2: ( 15 phút) Tìm hiểu sự phụ thuộc của cường độ dòng điện vào hiệu điện thế giữa 2 đầu vật dẫn. Tìm hiểu sơ đồ mạch điện: * Hoạt động cá nhân: - Quan sát sơ đồ hình 1.1/SGK. - Kể tên các dụng cụ có trong mạch điện: Am pe kế, Vôn kế, nguồn điện, khóa. - Nêu công dụng của từng dụng cụ. b. Tiến hành thí nghiệm theo nhóm: - Tìm hiểu nội dung, mục đích thí nghiệm. - Nêu các bước làm thí nghiệm. - Các nhóm tiến hành thí nghiệm theo các bước đã thống nhất: Đo các giá trị U, I tương ứng và ghi kết quả vào bảng 1. c. Thảo luận trong nhóm trả lời C1. Trả lời: Khi tăng ( giảm) hiệu điện thế giữa 2 đầu dây dẫn bao nhiêu lần thì cường độ dòng điện chạy qua dây dẫn đó tăng ( giảm ) bấy nhiêu lần. - Yêu cầu HS đọc thông tin mục 1/ phần II/ SGK. ? Nêu đặc điểm của đường biểu diẽn sự phụ thuộc của cường độ dòng điện vào hiệu điện thế? ? Dựa vào đồ thị, hãy xác định các giá trị tương ứng khi: U = 1,5 V đ I = ? U = 3 V đ I = ? U = 6V đ I = ? GV: Hướng dẫn lại HS cách vẽ đồ thị. - Yêu cầu HS vẽ đường biẻu diễn sự phụ thuộc của I vào U theo số liệu của nhóm. * Lưu ý: Do kết quả đo có sai số nên đường biểu diễn sẽ là đường thẳng đi qua gốc toạ độ và đi qua gần nhất các điểm biểu diễn. ? Nhận xét về đồ thị vừa vẽ được? Yêu cầu HS làm C2 vào vở. ? Nêu kết luận về mối quan hệ giữa cường độ dòng điện chạy qua dây dẫn và hiệu điện thế đặt vào 2 đầu dây dẫn đó? GV: Chốt : - Mối quan hệ giữa U, I. - Dạng đồ thị biểu diễn mối quan hệ đó. Hoạt động 3: ( 10 phút) Vẽ và sử dụng đồ thị để rút ta kết luận. Dạng đồ thị: * Hoạt động cá nhân: - Tìm hiểu thông tin SGK. - Trả lời: +) Đồ thị là một đường thẳng đi qua gốc toạ độ. +) Xác định các giá trị I, U tương ứng. - Nghe GV hướng dẫn. - Cá nhân HS vẽ đường biểu diễn sự phụ thuộc của I vào U theo số liệu thu được qua thí nghiệm của nhóm mình. - Trả lời C2: Đồ thị là một dường thẳng đi qua gốc toạ độ và gần các điểm biểu diễn. b. Rút ra kết luận: - Cường độ dòng điện chạy qua dây dẫn tỉ lệ thuận với hiệu điện thế đặt vào 2 đầu dây dân đó. - Ghi kết luận vào vở. Câu hỏi củng cố: ? Nêu kết luận mối quan hệ giưa I, U? ? đồ thị biểu diễn mối quan hệ đó có đặc điểm gi? - Yêu cầu HS trả lời C5? GV: Chuẩn lại câu trả lời C5. GV: Treo bảng phụ ghi câu hỏi C4. - Yêu cầu HS thảo luận nhóm đôi trả lời C4 . ( 2 phút). - Yêu cầu HS trả lời C4. ? Căn cứ vào đâu để xác định các giá trị còn thiếu trong bảng? GV: Kiểm tra, thống nhất kết quả. Nhấn mạnh: Mối quan hệ giữa I, U. - Yêu cầu HS đọc phần Ghi nhớ/ SGK. - Yêu cầu HS đọc phần “ Có thể em chưa biết” Hoạt động 4: (10 phút) Củng cố, vận dụng. - Cá nhân HS trả lời câu hỏi củng cố. - Trả lời câu hỏi C5. - Thảo luận nhóm đôi ( 2 phút) trả lời C4. - Căn cứ vào mối quan hệ tỉ lệ thuận giữa I và U. - Cá nhân HS đọc ghi nhớ. - Đọc mục “ Có thể em chưa biết” Hướng dẫn học ở nhà.( 2 phút) Học, hiểu ghi nhớ. BTVN: 1.1 đ 1.4/ SBT. Đọc trước bài mới, tìm câu trả lời cho câu hỏi: Điện trở của mỗi dây dẫn có đặc điểm gì? ý nghĩa của điện trở? Định luật Ôm cho biết mối quan hệ giữa các đại lượng nào? Mối quan hệ đó như thế nào? Rút kinh nghiệm sau giờ dạy. ................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................

File đính kèm:

  • docTIET 1 SU PHU THUOC CUA CUONG DO DONG DIEN VAO HIEU DIEN THE.doc