Bài giảng môn học Vật lý lớp 9 - Tiết 63 - Bài 57: Thực hành nhận biết ánh sáng đơn sắc và không đơn sắc bằng đĩa cd

.MỤC TIÊU :Sau bài học này, GV phải làm cho HS đạt được các mục tiêu sau:

*Về KT:Trả lời được câu hỏi, thế nào là ánh sáng đơn sắc và thế nào là ánh sáng không đơn sắc ?

 *Về KN:Biết cách dùng đĩa CD để nhận biết ánh sáng đơn sắc và ánh sáng không đơn sắc .

*Về TĐ: Có ý thức tìm hiểu về các hiện tượng xảy ra xung quanh.Tích cực trong học tập, thảo luận theo nhóm.

B.CHUẨN BỊ:

GV: (Chuẩn bị cho mỗi nhóm Hs) - 1 đèn chiếu as trắng.

 

doc8 trang | Chia sẻ: lephuong6688 | Lượt xem: 787 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Bài giảng môn học Vật lý lớp 9 - Tiết 63 - Bài 57: Thực hành nhận biết ánh sáng đơn sắc và không đơn sắc bằng đĩa cd, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn 21 - 4 -2008 : Tiết 63 Bài 57 THỰC HÀNH NHẬN BIẾT ÁNH SÁNG ĐƠN SẮC VÀ KHÔNG ĐƠN SẮC BẰNG ĐĨA CD A.MỤC TIÊU :Sau bài học này, GV phải làm cho HS đạt được các mục tiêu sau: *Về KT:Trả lời được câu hỏi, thế nào là ánh sáng đơn sắc và thế nào là ánh sáng không đơn sắc ? *Về KN:Biết cách dùng đĩa CD để nhận biết ánh sáng đơn sắc và ánh sáng không đơn sắc . *Về TĐ: Có ý thức tìm hiểu về các hiện tượng xảy ra xung quanh.Tích cực trong học tập, thảo luận theo nhóm. B.CHUẨN BỊ: GV: (Chuẩn bị cho mỗi nhóm Hs) - 1 đèn chiếu as trắng. - 1 bộ các tấm lọc màu ( đỏ , lục , lam ) và 1 tấm chắn sáng . - 1 màn ảnh . - 1 giá quang học . - 1 đĩa CD HS: Nghiên cứu trước mục tiêu và nội dung cơ bản của bài 57 SGK C.TIẾN TRÌNH DẠY HỌC: 1.Ổn định tổ chức: 2.Kiểm tra bài cũ:Nêu các tác dụg của as . Kt sự chuẩn bị ở nhà của Hs 3.Bài mới: Giới thiệu bài:Thế nào là ánh sáng đơn sắc và thế nào là ánh sáng không đơn sắc ? Dùng đĩa CD để phân biệt như thế nào? NỘI DUNG PHƯƠNG PHÁP BỔ SUNG NỘI DUNG 1.Aùnh sáng đơn sắc là as có một màu nhất định và không thể phân tích ánh sáng đó thành ánh sáng có màu khác được. 2. Aùnh sáng đơn sắc cũng là as có một màu nhất định, nhưng nó là sự pha trộn nhiều as màu, do đó ta có thể phân tích as không đơn sắc thành nhiều as màu khác nhau. 3.Muốn biết chùm sáng màu có phải là đơn sắc hay không, ta chiếu chùm sáng đó vào mặt ghi của một đĩa CD và quan sát chùm sáng phản xạ. Nếu thấy chùm sáng phản xạ có một màu nhất định thì chùm sáng chiếu tới đĩa CD là chùm sáng đơn sắc, Nếu thấy chùm sáng phản xạ có nhiều màu thì chùm sáng chiếu tới đĩa CD là chùm sáng không đơn sắc. HĐ1:Tìm hiểu về khái niệm ánh sáng đơn sắc và ánh sáng không đơn sắc. Yêu cầu học sinh đọc mục I,II SGK Yêu cầu học sinh thảo luận theo nhóm trả lời các câu hỏi: Thế nào là ánh sáng đơn sắc và thế nào là ánh sáng không đơn sắc ? -Mục đích TN ? -Dụng cụ TN ? -Cách tiến hành TN ? Hướng dẫn cả lớp thảo luận chung ,chính xác hoá các câu trả lời. HĐ2: Làm TN phân tích ánh sáng do một số nguồn phát AS màu phát ra Yêu cầu học sinh đọc mục III SGK, tìm hiểu cách tiến hành Tn - Phân phát dụng cụ cho các nhóm -Gv theo dõi , giúp đỡ các nhóm làm TN Yêu cầu học sinh thảo luận theo nhóm thực hiện các TN , quan sát hiện tượng, ghi các kết quả quan sát được và trả lời các câu hỏi theo hướng dẫn - Nhóm Hs tiến hành Tn ghi lại kết quả quan sát, rút ra nhận xét HĐ3:Làm báo cáo thực hành Hs tự trả lời các câu hỏi vào báo cáo thực hành. Ghi kết luận chung về kết quả TN -Gv tổ chức đánh giá kết quả thực hành. D.CỦNG CỐ VÀ HƯỚNG DẪN TỰ HỌC: 1.Củng cố: Chỉ định 1 hoặc 2 HS đọc và nêu lên các kiến thức cần nhớ của bài, nêu một số câu hỏi cuối bài để HS trả lời: Thế nào là ánh sáng đơn sắc và thế nào là ánh sáng không đơn sắc ? Dùng đĩa CD để phân biệt như thế nào? 2.Hướng dẫn tự học: Bài vừa học: Bài sắp học: Đọc và tìm hiểu bài 58 SGK: TỔNG KẾT CHƯƠNG III. QUANG HỌC Trả lời các câu hỏi tự kiểm tra vào vở bài tập. E.KIỂM TRA: Ngày soạn 21 - 4 -2008 Tiết 64 Bài58 :TỔNG KẾT CHƯƠNG III. QUANG HỌC A.MỤC TIÊU :Sau bài học này, GV phải làm cho HS đạt được các mục tiêu sau: *Về KT:Trả lời được những câu hỏi trong phần tự kiểm tra. *Về KN:Vận dụng được những kiến thức và kĩ năng đã có để giải thích và giải các bài tập trong phần vận dụng. *Về TĐ: Có ý thức luyện tập, củng cố kiến thức.Tích cực trong học tập, thảo luận theo nhóm. B.CHUẨN BỊ: GV: (Chuẩn bị cho mỗi nhóm Hs) HS: Nghiên cứu trước mục tiêu và nội dung cơ bản của bài 58 SGK. Trả lời các câu hỏi tự kiểm tra vào vở bài tập C.TIẾN TRÌNH DẠY HỌC: 1.Ổn định tổ chức: 2.Kiểm tra bài cũ: Kt sự chuẩn bị ở nhà của Hs 3.Bài mới: Giới thiệu bài: Gv nêu mục tiêu cần đạt qua tiết học NỘI DUNG PHƯƠNG PHÁP BỔ SUNG I.TRẢ LỜI CÁC CÂU HỎI TỰ KIỂM TRA 1.a) Tia sáng bị gãy khúc tại mặt phân cách, đó là hiện tượng khúc xạ ánh sáng. b) Góc tới bằng 600, góc khúc xạ nhỏ hơn 600. 2.TKHT có tác dụng hội tụ chùm tia tới song song, có phần rìa mỏng hơn phần giữa. 6. Đó là TKHT. 7. Vật kính là TKHT, ảnh trên phim là ảnh thật, ngược chiều và chỏ hơn vật. 9.Điểm cực viễn và điểm cực cận. 11.Kính lúp dùng để quan sát các vật nhỏ, tiêu cự của kính lúp thường không dài hơn 25cm. 13. Cho chùm sáng của đèn ống chiếu qua lăng kính hoặc đĩa CD. II.VẬN DỤNG 17.B 18.B 19.B 20.D 21. a-4; b-3; c-2; d-1. 24.Gọi OA là khoảng cách từ mắt đến cửa ( OA = 5m = 500cm ); OA’ là khoảng cách từ thể thủy tinh đến màng lưới ( OA’ = 2cm ); AB là cái cửa ( AB = 2m = 200cm ); A’B’ là ảnh của cái cửa trên màng lưới. Ta có hay = 0,8 cm Vậy ảnh cao 0,8 cm HĐ1:Trả lời các câu hỏi tự kiểm tra Yêu cầu học sinh dựa vào các câu hỏi tự kiểm tra và trả lời khi có chỉ định của GV . Hướng dẫn cả lớp thảo luận chung ,chính xác hoá các câu trả lời ( Gv chọn một số câu trong 16 câu từ Sgk :1, 2, 6, 7, 9, 11, 13 ) Gv liệt kê một số kiến thức cơ bản đã học trong chương trình, nêu các câu hỏi cho từng mục, yêu cầu học sinh trả lời - Đề nghị 1 hay 2 HS trình bày trước cả lớp câu trả lời đã chuẩn bị. - Phát biểu trao đổi thảo luận với cả lớp để có câu trả lời cần đạt được . - Dành nhiều thời gian để cho HS trao đổi thảo luận những câu liên quan tới những kiến thức và kỹ năng mà HS còn chưa vững và khẳng định câu trả lời cần có. HĐ2: củng cố, vận dụng. Chỉ định một số câu hỏi vận dụng để Hs làm. ( 17, 18, 19, 20, 21, 24) Đối với mỗi câu, có thể yêu cầu 1 HS trình bày lời giải trên bảng trong khi các HS khác giải tại chỗ. Sau đó GV tổ chức cho HS cả lớp nhận xét trao đổi lời giải của HS trình bày trên bảng và GV khẳng định lời giải đúng cần có. Nếu có thời gian GV đề nghị HS trình bày các cách giải khác . - Hs làm từng câu theo yêu cầu của GV . - Trình bày câu trả lời và trao đổi thảo luận với cả lớp khi GV yêu cầu để có được câu trả lời cần có . Chỉ định từng học sinh trình bày đáp án của mình và HS khác phát biểu, đánh giá câu trả lời đó. Hướng dẫn cả lớp thảo luận chung ,chính xác hoá các câu trả lời D.CỦNG CỐ VÀ HƯỚNG DẪN TỰ HỌC: 1.Củng cố: toàn bài 2.Hướng dẫn tự học: Bài vừa học: - làm các bài tập còn lại, tự ôn tập chương III Làm BT bài 58 SBTVL Bài sắp học: Đọc và tìm hiểu bài 59 SGK NĂNG LƯỢNG VÀ SỰ CHUYỂN HÓA NĂNG LƯỢNG. Ôn lại các kiến thức đã học ở các lớp dưới: năng lượng là gì ? các dạng năng lượng đã biết ? sự bảo toàn năng lượng ttrong các quá trình cơ nhiệt. E.KIỂM TRA: Ngày soạn 28 - 4 -2008 CHƯƠNG IV. SỰ BẢO TOÀN VÀ CHUYỂN HOÁ NĂNG LƯỢNG Tiết 65 Bài 59 NĂNG LƯỢNG VÀ SỰ CHUYỂN HÓA NĂNG LƯỢNG. A.MỤC TIÊU :Sau bài học này, GV phải làm cho HS đạt được các mục tiêu sau: *Về KT:Nhận biết được cơ năng và nhiệt năng dựa vào dấu hiệu quan sát trực tiếp. Nhận biết được quang năng, hóa năng, điện năng nhờ chúng đã chuyển hóa thành cơ năng, hay nhiệt năng. *Về KN:Nhận biết được khả năng chuyển hóa qua lại giữa các dạng năng lượng, mọi sự biến đổi tronh tự nhiên đều kèm theo sự biến đổi năng lượng từ dạng này sang dạng khác. *Về TĐ: Có ý thức tìm hiểu về các hiện tượng xảy ra xung quanh.Tích cực trong học tập, thảo luận theo nhóm. B.CHUẨN BỊ: GV: (Chuẩn bị cho mỗi nhóm Hs) HS: Nghiên cứu trước mục tiêu và nội dung cơ bản của bài SGK C.TIẾN TRÌNH DẠY HỌC: 1.Ổn định tổ chức: 2.Kiểm tra bài cũ:Kt sự chuẩn bị ở nhà của Hs 3.Bài mới: Giới thiệu bài:Ta đã biết năng lượng rất cần thiết cho cuộc sống của con người.Vậy có những dạng năng lượng nào, căn cứ vào đâu mà nhận biết được các dạng năng lượng đó? NỘI DUNG PHƯƠNG PHÁP BỔ SUNG I.NĂNG LƯỢNG C1:Tảng đá được nâng lên khỏi mặt đất ( có khả năng thực hiện công cơ học ) C2:Làm cho vật nóng lên. Kết luận 1: ( Sgk) II.CÁC DẠNH NĂNG LƯỢNG VÀ SỰ CHUYỂN HÓA GIỮA CHÚNG C3: Thiết bị A: (1) Cơ năng thành điện năng. (2)điện năng thành nhiệt năng Thiết bị B: (1) Cơ năng thành điện năng. (2) động năng thành động năng Thiết bị C: (1) hóa năng thành nhiệt năng. (2) nhiệt năng thành cơ năng Thiết bị D: (1) hóa năng thành điện năng. (2)điện năng thành nhiệt năng Thiết bị E:(2) quang năng thành nhiệt năng. C4:Hóa năng thành cơ năng trong thiết bị C. Hóa năng thành nhiệt năng trong thiết bị D. Quang năng thành nhiệt năng trong thiết bị E. Điện năng thành cơ năng trong thiết bị B. Kết luận 2: ( Sgk) III.VẬN DỤNG C5: Nhiệt lượng mà nước nhận được: Q = mc( t20 – t10) = 2.4200.(80-20) = 504000J Nhiệt lượng này do dòng điện tạo ra và truyền cho nước, đó là điện năng. Vậy điện năngmà dòng điện truyền cho nước là 504000J. HĐ1:Ôn lại các dấu hiệu nhận biết cơ năng và điện năng. Yêu cầu học sinh đọc mục I SGK, cá nhân tự nghiên cứu trả lời C1, C2. Yêu cầu học sinh thảo luận theo nhóm rút ra kết luận chung về những dấu hiệu để nhận biết được một vật có cơ năng hay nhiệt năng. HĐ2: Ôn lại các dạng năng lượng khác đã biết và nêu ra những dấu hiệu để nhận biết các dạng năng lượng đó. -Nhớ lại các biểu thức đã học, trả lời các câu hỏi của Gv về dấu hiệu để nhận biết điện năng, quang năng, hóa năng. Yêu cầu học sinh thảo luận theo nhóm rút ra kết luận chung về những dấu hiệu để nhận biết điện năng, quang năng, hóa năng, đó là nhận biết gián tiếp nhờ chúng đã chuyển hóa thành cơ năng hay nhiệt năng. HĐ3: Chỉ ra sự biến đổi giữa cácdạng năng lượng trong các bộ phận của những thiết bị vẽ ở hình 59.1 Sgk. -Yêu cầu học sinh đọc mục I SGK, cá nhân tự nghiên cứu trả lời C3. Hs trả lời các câu hỏi khi Gv chỉ định. Yêu cầu học sinh thảo luận theo nhóm trả lời các câu hỏi: -Dựa vào đâu mà ta nhận biết được điện năng, quang năng, hóa năng? -Hãy nêu một số ví dụ chứng tỏ mỗi quá trình biến đổi trong tự nhiên đều kèm theo một sự biến đổi năng lượng từ dạng náy sang dạng khác. Hướng dẫn cả lớp thảo luận chung ,chính xác hoá các câu trả lời và rút ra kết luận chung như Sgk. HĐ4: Vận dụng Gv yêu câøu học sinh tự làm bài tập C5. Gv nêu câu hỏi gợi ý: -Trong C5 điều gì chứng tỏ nước nhận thêm nhiệt năng? -Dựa vào đâu mà ta biết được rằng nhiệt năng mà nước nhận được là do điện năng đã chuyển hoa thành. Hs trả lời các câu hỏi khi Gv chỉ định. Hướng dẫn cả lớp thảo luận chung ,chính xác hoá các câu trả lời và hoàn thành C5. D.CỦNG CỐ VÀ HƯỚNG DẪN TỰ HỌC: 1.Củng cố: Chỉ định 1 hoặc 2 HS đọc và nêu lên các kiến thức cần nhớ của bài, nêu một số câu hỏi cuối bài để HS trả lời: - dấu hiệu để nhận biết được một vật có cơ năng hay nhiệt năng ?. - những dạng năng lượng nào phải qua sự chuyển hóa thành cơ năng và nhiệt năng mới nhận biết được ?. 2.Hướng dẫn tự học: Bài vừa học: Học thuộc phần “ghi nhớ”. Đọc thêm phần” Có thể em chưa biết” Làm BT bài 59 SBTVL Bài sắp học: Đọc và tìm hiểu bài 60 SGK ĐỊNH LUẬT BẢO TOÀN NĂNG LƯỢNG E.KIỂM TRA: Ngày soạn 28 - 4- 2008 Tiết 66 Bài60 :ĐỊNH LUẬT BẢO TOÀN NĂNG LƯỢNG A.MỤC TIÊU :Sau bài học này, GV phải làm cho HS đạt được các mục tiêu sau: *Về KT: Qua thí nghiệm nhận biết các thiết bị làm biến đổi năng lượng, phần năng lượng thu được cuối cùng bao giờ cũng nhỏ hơn phần năng lượng cung cấp cho thiết bị lúc ban đầu, năng lượng không tự sinh ra. -Phát hiện sự xuất hiện các dạng năng lượng khác khi một dạng năng lượng nào đó bị giảm đi. Thừa nhận phần năng lượng giảm đi bằng phần năng lượng mới xuất hiện. -Phát biểu và hiểu được ý nghĩa của định luật bảo toàn năng lượng. *Về KN: Làm và quan sát thí nghiệm.Giải thích một số hiện tượng trong cuộc sống. *Về TĐ: Có ý thức tìm hiểu cách tiết kiệm năng lượng.Tích cực trong học tập, thảo luận theo nhóm. B.CHUẨN BỊ: GV: Đối với giáo viên: Thiết bị biến đổi cơ năng thành điện năng và ngược lại. Đối với mỗi nhóm học sinh: Thiết bị biến đổi thế năng thành động năng và ngược lại. HS: Nghiên cứu trước mục tiêu và nội dung cơ bản của bài 60 SGK C.TIẾN TRÌNH DẠY HỌC: 1.Ổn định tổ chức: 2.Kiểm tra bài cũ:Kt sự chuẩn bị ở nhà của Hs 3.Bài mới: Giới thiệu bài: Yêu cầu học sinh nhắc lại thí dụ về hoạt động của các máy và chỉ rõ muốn máy chạy được phải cung cấp cái gì.( Nhiên liệu, chất đốt.) Vậy chúng ta phải cung cấp năng lượng ban đầu. Con người đã mơ ước tạo ra những máy có thể chạy mãi mãi mà không cần cung cấp năng lượng nhưng không đạt được. Tại sao lại như vậy? NỘI DUNG PHƯƠNG PHÁP BỔ SUNG I.SỰ CHUYỂN HÓA NĂNG LƯỢNG TRONG CÁC HIỆN TƯỢNG CƠ, NHIỆT, ĐIỆN. 1. Biến đổi thế năng thành động năng và ngược lại.Hao hụt cơ năng. a)Thí nghiệm: C1:Từ A đến C: thế năng biến đổi thành động năng Từ C đến B: động năng biến đổi thành thế năng. C2:Thế năng của viên bi A lớn hơn thế năng của viên bi B C3:Viên bi không thể có thêm nhiều năng lượng hơn thế năng mà ta đã cung cấp cho nó lúc ban đầu. Ngoài cơ năng còn có nhiệt năng xuất hiện do ma sát b)Kết luận1: Sgk 2.Biến đổi cơ năng thành điện năng và ngược lại.Hao hụt cơ năng. C4: Trong MPĐ: cơ năng biến đổi thành điện năng. Trong ĐCĐ: điện năng biến đổi thành cơ năng. C5:Thế năng ban đầu của quả nặng A lớn hơn thế năng của quả nặng B thu được ( hao phí do ma sát, do dòng điện tỏa nhiệt) Kết luận 2: Sgk II.ĐỊNH LUẬT BẢO TOÀN NĂNG LƯỢNG: ( Sgk) III.VẬN DỤNG C6:Động cơ vĩnh cửu không thể hoạt động được do trái với định luật bảo toàn năng lượng. C7:Nhiệt năng do củi đốt cung cấp một phần làm nóng nồi nước, phần còn lại truyền ra môi tường xung quanh. Bếp cải tiến có vách cách nhiệt, tận dụng nhiệt năng để đun hai nồi nước. Hoạt động 1: Tìm hiểu hiệu suất của thiết bị ,biến đổi thế năng thành động năng và ngược lại. -Gọi 1 học sinh đọc thí nghiệm và các câu hỏi C1, C2, C3. -Yêu cầu các nhóm trưởng lên nhận dụng cụ thí nghiệm. -Hướng dẫn học sinh bố trí thí nghiệm như hình 60.1 SGK. -Yêu cầu các nhóm thảo luận trả lời câu C1, C2, C3. -Nhận xét và khẳng định lại. -Qua 3 câu trả lời, yêu cầu mỗi cá nhân học sinh tự rút ra kết luận. -Khẳng định lại. Hoạt động 2: Tìm hiểu hiệu suất của thiết bị biến đổi điện năng thành cơ năng và ngược lại. Gọi 1 học sinh đọc thí nghiệm và các câu hỏi C4, C5. Giáo viên làm thí nghiệm 60.2 SGK cho học sinh quan sát. - Học sinh phải quan sát được: +Phân biệt được máy phát điện và động cơ điện. +Lúc đầu quả nặng A cách sàn một độ cao h1, quả B nằm sát mặt sàn. +Thả A đi xuống làm máy phát điện hoạt động. Động cơ điện hoạt động kéo B lên độ cao h2, A và B có trọng lượng bằng nhau. Yêu cầu học sinh căn cư vào những điều quan sát được trả lời câu C4, C5. Nhận xét và sửa chữa. Yêu cầu thảo luận để rút ra kết luận. Hoạt động 3: Định luật bảo toàn năng lượng. Yêu cầu học sinh đọc nội dung định luật bảo toàn năng lượng. Định luật này áp dụng cho mọi quá trình biến đổi năng lượng. Hoạt động 4: Vận dụng, củng cố và ra bài tập về nhà. -Yêu cầu học sinh đọc câu hỏi C6, C7. -Yêu cầu từng HS tự suy nghĩ trả lời D.CỦNG CỐ VÀ HƯỚNG DẪN TỰ HỌC: 1.Củng cố: Chỉ định 1 hoặc 2 HS đọc và nêu lên các kiến thức cần nhớ của bài, nêu một số câu hỏi cuối bài để HS trả lời: - Phát biểu định luật bảo toàn năng lượng. 2.Hướng dẫn tự học: Bài vừa học: Học thuộc phần “ghi nhớ”. Đọc thêm phần” Có thể em chưa biết” Làm BT bài 60 SBTVL Bài sắp học: Đọc và tìm hiểu bài 61 Sgk. SẢN XUẤT ĐIỆN NĂNG - NHIỆT ĐIỆN THỦY ĐIỆN. E.KIỂM TRA:

File đính kèm:

  • docL63-66.doc