Bài giảng môn học Vật lý lớp 9 - Tuần 14 - Tiết 28 - Bài tập về quy tắc nắm tay phải

I. Mục tiêu:

1. Kiến thức: - Vận dụng được quy tắc nắm tay phải xác định đường sức từ của ống dây khi biết chiều dòng điện và ngược lại.

2. Kĩ năng: - Rèn luyện kỹ năng thực hiện các bước giải bài tập định tính phần điện từ, cách suy luận lôgic.

 - Kỹ năng biểu diễn kết quả bằng hình vẽ.

3. Thái độ: - Có ý thức vận dụng kiến thức vào thực tế, có thái độ trung thực, hợp tác.

 - Rèn luyện tính kiên trì, cẩn thận.

 

doc4 trang | Chia sẻ: lephuong6688 | Lượt xem: 642 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Bài giảng môn học Vật lý lớp 9 - Tuần 14 - Tiết 28 - Bài tập về quy tắc nắm tay phải, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần: 14 Ngày soạn: 19-11-2013 Tiết : 28 Ngày dạy : 23-11-2013 BÀI TẬP VỀ QUY TẮC NẮM TAY PHẢI I. Mục tiêu: 1. Kiến thức: - Vận dụng được quy tắc nắm tay phải xác định đường sức từ của ống dây khi biết chiều dòng điện và ngược lại. 2. Kĩ năng: - Rèn luyện kỹ năng thực hiện các bước giải bài tập định tính phần điện từ, cách suy luận lôgic. - Kỹ năng biểu diễn kết quả bằng hình vẽ. 3. Thái độ: - Có ý thức vận dụng kiến thức vào thực tế, có thái độ trung thực, hợp tác. - Rèn luyện tính kiên trì, cẩn thận. II. Chuẩn bị: 1. GV: - Nội dung bài tập. 2. HS: - Kiến thức bài cũ. III. Tổ chức hoạt động dạy và học: 1. Ổn định lớp: - Kiểm tra sĩ số vệ sinh lớp. 2. Kiểm tra bài cũ: - Phát biểu quy tắc nắm tay phải. Quy tắc nắm tay phải dùng để làm gì? 3. Tiến trình: GV tổ chức các hoạt động Hoạt động của học sinh Kiến thức cần đạt Hoạt động 1: Ôn lại kiến thức: - Từ phổ của ống dây có dòng điện chạy qua có đặc điểm gì? - Đường sức từ của ống dây có dòng điện chạy qua có đặc điểm gì? - Nêu quy tắc nắm tay phải? - Nêu Cách xác định chiều dòng điện (hoặc chiều đường sức từ) của một ống dây có dòng điện chạy qua? - Nêu cách xác định vị trí (sự định hướng) của kim nam châm khi đặt gần một nam châm khác hoặc đặt gần một ống dây có dòng điện chạy qua? - Phần từ ở ngoài ống dây có dòng điện chạy qua giống từ phổ bên ngoài của một thanh nam châm. - Đường sức từ của ống dây có dòng điện là những đường cong khép kín, bên trong lòng ống dây đường sức từ là những đoạn thẳng song song. + Tại hai đầu ống dây, các đường sức từ có chiều cùng đi vào một đầu và cùng đi ra ở đầu kia. Chính vì vậy, người ta coi hai đầu ống dây có dòng điện chạy qua cũng là hai cực từ: Đầu có các đường sức từ đi ra là cực Bắc, đầu có các đường sức từ đi vào là cực Nam. Quy tắc nắm tay phải: Nắm bàn tay phải, rồi đặt sao cho bốn ngón tay hướng theo chiều dòng điện qua các vòng dây thì ngón tay cái choãi ra chỉ chiều đường sức từ trong lòng ống dây. - Áp dụng quy tắc nắm tay phải: + Vẽ dạng đường sức từ của nam châm hoặc ống dây có dòng điện chạy qua. + Xác định chiều của đường sức từ. + Xác định sự định hướng của nam châm theo quy tắc: Trục của kim nam châm nằm dọc theo phương tiếp tuyến của đường sức từ tại điểm đặt kim nam châm, chiều sao cho các đường sức từ đi ra từ cực bắc và đi vào cực Nam. 1. Lý thuyết : - Phần từ ở ngoài ống dây có dòng điện chạy qua giống từ phổ bên ngoài của một thanh nam châm. - Đường sức từ của ống dây có dòng điện là những đường cong khép kín, bên trong lòng ống dây đường sức từ là những đoạn thẳng song song. + Tại hai đầu ống dây, các đường sức từ có chiều cùng đi vào một đầu và cùng đi ra ở đầu kia. Chính vì vậy, người ta coi hai đầu ống dây có dòng điện chạy qua cũng là hai cực từ: Đầu có các đường sức từ đi ra là cực Bắc, đầu có các đường sức từ đi vào là cực Nam. Quy tắc nắm tay phải: Nắm bàn tay phải, rồi đặt sao cho bốn ngón tay hướng theo chiều dòng điện qua các vòng dây thì ngón tay cái choãi ra chỉ chiều đường sức từ trong lòng ống dây. - Áp dụng quy tắc nắm tay phải: + Vẽ dạng đường sức từ của nam châm hoặc ống dây có dòng điện chạy qua. + Xác định chiều của đường sức từ. + Xác định sự định hướng của nam châm theo quy tắc: Trục của kim nam châm nằm dọc theo phương tiếp tuyến của đường sức từ tại điểm đặt kim nam châm, chiều sao cho các đường sức từ đi ra từ cực bắc và đi vào cực Nam. Hoạt động 2: Bài tập 1: - GV: Chỉ định một h/s lên bảng xác định cực của ống dây? - Muốn biết được đầu B của thanh nam châm là cực bắc hay cực nam ta cần biết điều gì? - Cả lớp quan sát và nhận xét. - Biết cực của ống dây 2. Bài tập: Bài 1: Áp dụng quy tắc nắm tay phải, hãy xác định cực của ống dây khi đóng mạch điện. A B Hoạt động 3: Bài tập 2: - Muốn biết cực của ống dây ta dựa vào đâu? - H/s hoạt động theo nhóm nhỏ trả lời câu a,b? - HS hoạt động nhóm, đại diện nhóm trình bày lời giải. Giải thích vì sao? - Nhóm khác nhận xét. Bài 2: Bài 24.2 (SBT/54) B Q P A a) Đẩy nhau b) Chúng hút nhau Hoạt động 4: Bài tập 3: - GV: Vẽ hình lên bảng phụ yêu cầu học sinh đọc kỹ đề để thu thập thông tin. - GV: Yêu cầu học sinh đưa ra phương án giải quyết? - GV: Nếu học sinh lúng túng thì GV hướng dẫn cho học sinh cách làm: Bài tập này đề cập đến vấn đề: Xác định chiều đường sức từ và từ cực của ống dây có dòng điện chạy qua. - HS: Đọc đề bài - HS: Nêu các bước làm bài tập. Tương tác giữa nam châm và ống dây nên phương pháp giải quyết như sau: B1. Dựa vào kim NC để xác định chiều đường sức từ đi trong lòng ống dây. B2. Dùng quy tắc nắm tay phải xác định chiều dòng điện chạy qua các vòng dây. Bài 3: Cho hình vẽ, hãy xác định chiều của dòng điện chạy trong ống dây? A B Hoạt động 5: Bài tập 4: - GV yêu cầu học sinh xác định chiều đường sức từ sau đó học sinh lên bảng dùng quy tắc nắm tay phải xác định chiều của dòng điện, - HS làm việc cá nhân, học sinh khác nêu nhận xét. B1. Xét tương tác giữa ống dây và nam châm. B2. Xác định tên cực từ của ống dây. B3.Dùng quy tắc nắm tay phải xác định chiều dòng điện chạy qua các vòng dây Bài 4: Cho hình vẽ Khi đóng mạch điện, thanh NC bị đẩy ra xa.Hãy XĐ cực của ống dây và chiều của dòng điện chạy qua các vòng dây? A B S N Hoạt động 6: Bài tập 5: - GV: Yêu cầu học sinh đọc kỹ đề? - GV: Yêu cầu học sinh đưa ra phương án giải quyết? - GV: Yêu cầu học sinh sử dụng quy tắc nắm tay phải để xác định? - Gọi 1 học trả lời, sau đó yêu cầu học sinh nhắc lại chiều dũng điện? - HS đọc đề bài. - HS dự đoán phương án. - HS: Làm theo hướng dẫn của giáo viên. - HS làm theo hướng dẫn của GV. Bài 5: (Bài 24.5 sbt) - Xác định đường sức từ trong lòng ống dây - Vận dụng quy tắc nắm tay phải: Đặt nắm tay phải sao cho ngón tay cái chỉ theo chiều của các đường sức từ trong lòng ống dây, bốn ngón tay chỉ chiều dòng điện chạy qua các vòng dây. IV. Củng cố: - Củng cố lại các kiến thức đã học trong bài. - H/s làm BT 24.3(SBT/54- nếu còn thời gian) V. Hướng dẫn về nhà: - Chuẩn bị nội dung cho bài 25 SGK. Rút kinh nghiệm:................................................................................................................................... ..................................................................................................................................................................

File đính kèm:

  • docTuan 14 Ly 9Tiet 28nam 20132014.doc