/ MỤC TIÊU:
- Suy luận để xây dựng được công thức tính điện trở tương đương cuẩ đoạn mạch mawvs nối tiếp Rtđ = R1+R2 và hệ thức từ các kiến thức đã học.
- Mô tả được cách bố trí và tiến hành được TN kiểm tra lại các hệ thức suy luận ra từ lý thuyết.
- Vận dụng được những kiến thức đã học đẻ giải thích một số hiện tượng và giải bài tập về đoạn mạch nối tiếp.
2 trang |
Chia sẻ: lephuong6688 | Lượt xem: 607 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Bài giảng môn học Vật lý lớp 9 - Tuần 2 - Tiết 4 - Bài 04: Đoạn mạch nối tiếp, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 02_Tiết 04 GIÁO ÁN VẬT LÍ 9
Bài 04: đoạn mạch nối tiếp
I/ MỤC TIÊU:
- Suy luận để xây dựng được công thức tính điện trở tương đương cuẩ đoạn mạch mawvs nối tiếp Rtđ = R1+R2 và hệ thức từ các kiến thức đã học.
- Mô tả được cách bố trí và tiến hành được TN kiểm tra lại các hệ thức suy luận ra từ lý thuyết.
- Vận dụng được những kiến thức đã học đẻ giải thích một số hiện tượng và giải bài tập về đoạn mạch nối tiếp.
II/ CHUẨN BỊ:
- 3 điện trở mẫu 6Ω, 10Ω,16Ω.
- Một nguồn điện 6V.
- 1 ampe kế và vôn kế.
- 1 công tắc điện.
- 7 đoạn dây nối.
III. LÊN LỚP:
1/ Ổn định lớp, kiểm tra sỉ số
2/ Kiểm tra bài cũ: (Hãy phát biễu lại định luật Ôm và hệ thức tính)
3/ Dạy bài mới:
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN
HOẠT ĐỘNG CỦA
HỌC SINH
NỘI DUNG
HĐ1: Ôn lại những kiến thức có liên quan đến bài mới.
- Gọi hs đọc thông tin SGK
- Xây dựng lại kiến thức có liên quan
HĐ2: Nhận biết được đoạn mạch gồm hai điện trở mắc nối tiếp.
- Yêu cầu hs thông qua nội dung C1.
- Gọi hs đọc sơ đồ :
- Khẳng định về hai hệ thức trên.
- Yêu cầu hs đọc C2.
- Hướng dẫn hs CM công thức (3)
CM:
HĐ3: Xây dựng công thức tính điện trở tương đương của đoạn mạch gồm hai điện trở mắc nối tiếp.
- Hỏi: Thế nào là điện trở tương đương của một đoạn mạch?
- Giới hiệu thêm về điện trở tương đương.
- Gọi hs đọc C3
- Hướng dẫn hs CM
Từ (2) ta có UAB=U1+U2
IRtđ=IR1+IR2 =>
HĐ4: Tiến hành TN kiểm tra.
- Hướng dẫn hs làm TN như SGK
- Theo dõi và kiểm tra các nhóm hs mắc mạch theo sơ đồ.
- Yêu cầu hs nêu lên kết luận.
- Thông báo thêm về giá trị cường độ dòng điện định mức
- Đọc thông tin
- Ghi nhận
- Đọc thông tin
- Đọc sơ đồ
- Ghi nhận
- Quan sát giáo viên CM
- TL:
- Ghi nhận
- Đọc SGK
- Quan sát Gv và ghi nhận
- Làm TN
- Sửa sai theo Gv hướng dẫn
- Nêu lên kết luận.
I/ CĐDĐ và HĐT trong đoạn mạch nối tiếp.
1/ Nhớ lại kiến thức lớp 7:
Trong đoạn mạch gồm hai bóng đèn mắc nối tiếp:
- Cđdđ có giá trị như nhau tại mọi điểm. I = I1 = I2 (1)
- Hđt giữa hai đầu đoạn mạch bằng tổng các hđt trên mỗi đèn. U = U1 + U2 (2)
2/ Đoạn mạch gồm hai điện trở mắc nối tiếp:
Các hệ thức (1) và (2) vẫn đúng trong đối với đoạn mạch gồm hai điện trở mắc nối tiếp.
II/ Điện trở tương đương của đoạn mạch nối tiếp:
1. Điện trở tương đương
SGK
2. Công thức tính điện trở tương đương của đoạn mạch gồm 2 điện trở mắc nối tiếp.
Rtđ=R1+R2
3. Thí nghiệm KT:
4. Kết luận:
Đoạn mạch gồm hai điện trở mắc nối tiếp có điện trở tương đương bằng tổng các điện trở thành phần: Rtđ=R1+R2
HĐ5: Vận dụng.
G: Hướng dẫn hs giải các câu C4 và C5.
H: C4: - Khi công tắc K mở, hai đèn không hoạt động vì mạch hở, không có dòng điện chạy qua đèn.
- Khi công tắc K đóng, cầu chì bị đứt, hai đèn cũng không hoạt động vì mạch hở, không có dòng điện chạy qua chúng.
- Khi công tắc K đóng, dây tóc bóng đèn Đ1 bị đứt thì đèn Đ2 cũng không hoạt động vì mạch hở, không có dòng điện chạy qua nó.
C5: R12=20+20=2.20=40(Ω)
RAC=R12+R3=RAB+R3=2.20+20=3.20=60(Ω)
4/ Củng cố:
Hỏi: - Điện trở tương đương là gì? Và hệ thức tính điện trở tương đương.
- Hai điện trở mắc nối tiếp, hệ thức U và I được tính.
5/Dặn dò: Nhận xét tiết học, thái độ học tập của học sinh. Yêu cầu hs xem bài trước ở nhà bài 05
File đính kèm:
- Tuan 02_Tiet 04.doc