MỤC TIÊU:
-Bố trí và tiến hành được thí nghiệm để chứng tỏ rằng điện trở của các dây dẫn có cùng chiều dài, tiết diện và được làm từ các vật liệu khác nhau thì khác nhau
-So sánh được mức độ dẫn điện của các chất hay các vật liệu căn cứ vào bảng giá trị điện trở suất của chúng.
-Vận dụng công thức R = để tính được một đại lượng khi biết các đại lượng còn lại
5 trang |
Chia sẻ: lephuong6688 | Lượt xem: 894 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Bài giảng môn học Vật lý lớp 9 - Tuần 5 - Tiết 9: Sự phụ thuộc của điện trở vào vật liệu làm dây dẫn, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 5: Từ ngày đến ngày
Tiết 9 Sự phụ thuộc của điện trở
vào vật liệu làm dây dẫn
I. Mục tiêu:
-Bố trí và tiến hành được thí nghiệm để chứng tỏ rằng điện trở của các dây dẫn có cùng chiều dài, tiết diện và được làm từ các vật liệu khác nhau thì khác nhau
-So sánh được mức độ dẫn điện của các chất hay các vật liệu căn cứ vào bảng giá trị điện trở suất của chúng.
-Vận dụng công thức R =r để tính được một đại lượng khi biết các đại lượng còn lại
II. chuẩn bị:
Mỗi nhóm:
- Một cuộn dây bằng inox,
1 cuộn bằng nikêlin,
1 cuộn nicrôm có tiết diện 0,1 mm2 và có chiều dài 2m
1 nguồn điện 4,5 V
1 công tắc
1 Ampekế, 1 Vônkế
7 đoạn dây nối lõi bằng đồng
2 kẹp nối dây dẫn
III. hoạt động dạy học:
1) ổn định:
2) Kiểm tra bài cũ:
HS 1: ? Điện trở của dây dẫn phụ thuộc vào những yếu tố nào? Phải tiến hành TN như thế nào để kiểm tra sự phụ thuộc của điện trở vào tiết diện của dây
Đáp án:
Điện trở của dây dẫn phụ thuộc vào chiều dài dây dẫn, phụ thuộc vào tiết diện dây dẫn.
Để kiểm sự phu thuộc của diện trở vào tiết diện dây dẫn ta làm như sau:
+Ta tiến hành thí nghiệm với các dây dẫm có cùng chiều dài, cùng chất liệu làm dây nhưng khác tiết diện dâyđ rút ra kết luận.
HS2: Làm bài tập 8.3 SBT
3) Nội dung bài mới:
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
Nội dung ghi bảng
Hoạt động 1: Tạo tình huống học tập:
-GV giới thiệu như ở SGK
Hoạt động 2: Tìm hiểu sự phụ thuộc của diện trở vào vật liệu làm dây:
-Y/c HS đọc và trả lời câu C1 SGK.
-GV cho HS quan sát các đoạn dây có cùng chiều dài , tiết diện và làm bằng các chất khác nhau
-Y/c HS đọc SGK mục TN để nắm cách làm TN
-Cho HS tiến hành TN, GV theo dõi giúp đỡ các nhóm
-Tổ chức HS nhận xét bảng kết quả
-Từ nhận xét cho HS rút ra kết luận
Hoạt động 3: Tìm hiểu về điện trở suất:
-Y/c HS đọc SGK phần 1 để nắm khái niệm điện trở suất
-GV giới thiệu về kí hiệu và đơn vị của điện trở suất
-Gv giới thiệu tiếp bảng điện trở suất của một số chất ở SGK
-Y/c HS thực hiện câu C2
Hoạt động 4: Xây dựng công thức tính điện trở :
-Y/c HS làm câu C3 SGK, GV có thể gợi ý để HS tiến hành các bước
-? Hãy rút ra kết luận về công thức tính điện trở của dây dẫn
Hoạt động 5: Vận dụng, rèn luyện kĩ năng tính toán và củng cố:
-GV gợi ý HS làm C4
-Y/c HS về nhà làm C5,C6
-Củng cố :
+điện trở có phụ thuộc vào vật liệu làm dây?
+Công thức tính điện trở được viết như thế nào
+Thế nào là điện trở suất
-Y/c HS ghi nhớ kiến thức như ở vở ghi và phần ghi nhớ
-HS theo dõi nắm vấn đề
-Đọc và trả lời C1
-HS quan sát và tìm phương án để làm TN
-HS đọc SGK, nắm cách làm.
-HS thảo luận vẽ sơ đồ mạch điện và cùng nhau tiến hành, ghi kết quả vào bảng
-Các nhóm thảo luận, nêu nhận xét.
-HS rút ra kết luận
-HS đọc SGK, nắm khái niệm điện trở suất
-HS theo dõi và ghi vở
-HS theo dõi bảng
-Thực hiện C2
-HS thảo luận nhóm thực hiện câu C3
-HS rút ra công thức
-HS làm C4 theo gợi ý của GV
-HS trả lờicác câu hỏi củng cố của GV
-Ghi nhớ kiến thức
Tiết 9: sự phụ thuộc của điện trở vào vật liệu làm dây
I.Sự phụ thuộc của điện trở vào vật liệu làm dây:
Kết luận: Điện trở của dây dẫn phụ thuộc vào vật liệu làm dây
II. Điện trở suất- Công thức tính điện trở:
1/ Điện trở suất:
Điện trở suất của một vật liệu (hay một chất) có trị số bằng điện trở của một đoạn dây dẫn hình trụ được làm vật liệu đó có chiều dài 1m, tiết diện 1m2
-Kí hiệu của điện trở suất là: r ( đọc là rô)
-Đơn vị của điện trở suất là Ôm mét (Wm)
2/Công thức tính điện trở:
Điện trở của dây dẫn được tính theo công thức:
R =r
Trong đó: r là điện trở suất
l là chiều dài
S là tiết diện dây
R là điện trở
III. Vận dụng:
C4
4) Dặn dò:
Học bài theo ghi nhớ và vở học
Làm C5, C6 vào vở học
Làm các bài tập từ 9.1 đến 9.5 SBT
Tiết 10 Biến trở - Điện trở dùng trong kĩ thuật
I. Mục tiêu:
-Nêu được biến trở là gì và nêu được nguyên tác hoạt động của biến trở
-Mắc được biến trở vào mạch điện để điều chỉnh cường độ dòng điện chạy qua mạch
-Nhận ra được các điện trở dùng trong kĩ thuật ( không yêu cầu xác định số trị của điện trở theo vòng màu)
II. chuẩn bị:
*Mỗi nhóm:
1 biến trở con chạy
1 biến trở than
1 nguồn điện 3V
1 bồng đèn
1 công tắc
7 đoạn dậy nối
3 điện trở kĩ thuật có ghi trị số và 3 cái có ghi vòng màu
III. hoạt động dạy học:
1) ổn định:
2) Kiểm tra bài cũ:
HS1: Điện trở của một dây dẫn phụ thuộc vào những yếu tố nào? Thế nào là điện trở suất? Làm BT 9.1 SBT
Đáp án:
- Điện trở của dây dẫn tỉ lệ thuận với chiều dài dây dẫn, tỉ lệ nghịch với tiết diện dây dẫn và phụ thuộc vào chất liệu làm dây dẫn.
- Điện trở suất của một vật liệu (hay một chất) có trị số bằng điện trở của một đoạn dây dẫn hình trụ được làm vật liệu đó có chiều dài 1m, tiết diện 1m2
-Kí hiệu của điện trở suất là: r ( đọc là rô)
-Đơn vị của điện trở suất là Ôm mét (Wm)
HS 2: Điện trở của một dây dẫn được tính theo công thức nào? Viết công thức và ghi rõ các đại lượng trong công thức.
Đáp án:
Điện trở của dây dẫn được tính theo công thức:
R =r
Trong đó: r là điện trở suất
l là chiều dài
S là tiết diện dây
R là điện trở
3) Nội dung bài mới:
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
Nội dung ghi bảng
Hoạt động 1: Tạo tình huống học tập:
-GV giới thiệu như ở SGK
Hoạt động 2: Tìm hiểu cấu tạo, hoạt động của biến trở:
-Y/c HS quan sát hình 10.1 SGK và đối chiếu với có ở dụng cụ (thực hiện C1)
-Y/c HS đối chiếu hình 10.1a với biến trở con chạy và chỉ ra các bộ phận của biến trở
-Y/c HS thực hiện C2
-GV gợi ý và hướng dẫn HS trả lời C3,C4
Hoạt động 3: Sử dụng biến trở để điều chỉnh cường độ dòng điện:
-Y/c HS thực hiện C5
-Y/c HSthực hiện tiếp C6, GV theo dõi giúp đỡ
-? Biến trở là gì? Dùng để làm gì
Hoạt động 4: Nhận dạng hai loại điện trở dùng trong kĩ thuật:
-Y/c HS phần thông tin ở SGK
-GV gợi ý cho HS trả lời C7
-Y/c HS thực hiện C8,nhận biết hai cách ghi trị số điện trở.
-GV có thể giới thiệu thêm như ở phần Có thể em chưa biết
Hoạt động 5: Củng cố và vận dụng:
-GV gợi ý cho HS thực hiện C10
-Ghi nhớ kiến thức ở phần Ghi nhớ
-HS theo dõi nắm vấn đề
-Thực hiện C1
-Đối chiếu và chỉ ra bộ phận của biến trở con chạy
-Thực hiện C2
-Trả lời C3,C4 theo gợi ý của GV
-HS thảo luận và vẽ sơ đồmạch điện
-Nhóm HS thực hiện C6 và rút ra kết luận
-Đại diện nhóm trả lời
-Đọc thông tin ở SGK
-HS trả lời C7 theo gợi ý của GV
-HS thực hiện C8
-HS theo dõi
-HS thực hiện C10
Tiết 10: biến trở - điện trở dùng trong kĩ thuật
I.Biến trở:
Kết luận:
Biến trở có thể được dùng để điều chỉnh cường độ dòng điện trong mạch khi thay đổi trị số điện trở của nó
II.Các điện trở dùng trong kĩ thuật:
III. Vận dụng:
4) Dặn dò:
Học bài theo vở ghi +Ghi nhớ
Làm bài tập từ 10.1 đến 10.6 SBT
Xem trước bài 11
File đính kèm:
- TUAN 5.doc