Bài giảng môn học Vật lý lớp 9 - Vô cơ

Chuyên đề 1: Tính chất hóa học của các chất.

I/ Tính chất hóa học của oxit:

a) Ôxit Bazơ:

1. Tác dụng với nước:

 Một số oxit Bazơ tác dụng với nước tạo thành dung dịch bazơ ( BaO, CaO, Na2O, K2O.)

 Ví dụ: Na2O + H2O  2NaOH

 CaO + H2O  Ca(OH)2

2. Tác dụng với axit tạo thành muối và nước:

Ví dụ: CuO + 2HCl  CuCl2 + H2O

 

doc16 trang | Chia sẻ: lephuong6688 | Lượt xem: 943 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Bài giảng môn học Vật lý lớp 9 - Vô cơ, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
A/ VÔ CƠ Chuyên đề 1: Tính chất hóa học của các chất. I/ Tính chất hóa học của oxit: a) Ôxit Bazơ: 1. Tác dụng với nước: Một số oxit Bazơ tác dụng với nước tạo thành dung dịch bazơ ( BaO, CaO, Na2O, K2O...) Ví dụ: Na2O + H2O ® 2NaOH CaO + H2O ® Ca(OH)2 2. Tác dụng với axit tạo thành muối và nước: Ví dụ: CuO + 2HCl ® CuCl2 + H2O 3. Tác dụng với oxit axit tạo thành muối: Ví dụ: CaO + CO2 ® CaCO3 4. Một số oxit lưỡng tính (Al, Zn ...) tác dụng với kiềm ® Muối và nước. Al2O3 +2NaOH ® 2NaAlO2 + H2O (Natri Aluminat) ZnO + 2NaOH ® Na2ZnO2 + H2O b) Ôxit Axit: 1. Tác dụng với nước: Ôxit axit tác dụng với nước ® Axit Ví dụ: SO3 + H2O ® H2SO4 2. Tác dụng với dung dịch bazơ (kiềm) tạo thành muối và nước: NaOH + CO2 ® Na2CO3 + H2O Ca(OH)2 + CO2 ® CaCO3 + H2O 3. Tác dụng với oxit: Oxit axit tác dụng với một số oxit bazơ tạo thành muối Ví dụ: SO3 + BaO ® BaSO4 II/ Tính chất hóa học của axit: 1. Dung dịch axit làm quỳ tím đổi sang màu đỏ 2. Tác dụng với bazơ tạo thành muối và nước ( Phản ứng trung hòa) HCl + NaOH ® NaCl + H2O 3. Tác dụng với oxit bazơ ® muối và nước CuO + H2SO4® CuSO4(màu xanh) + H2O 4. Tác dụng với kim loại ® muối và giải phóng khí hyđrô (*) Fe + H2SO4 ® FeSO4 + H2­ 5. Tác dụng với muối ® muối mới (¯) axit mới ( yếu hơn) CaCO3 + 2HCl ® CaCl2 + CO2­ + H2O AgNO3 + HCl ® AgCl¯ + HNO3 III/ Axit sunfuaric: * Tính chất hóa học của axit sunfuaric ( H2SO4) 1. Dung dịch axit làm quỳ tím đổi sang màu đỏ 2. Tác dụng với bazơ tạo thành muối và nước ( Phản ứng trung hòa) 3. Tác dụng với oxit bazơ ® muối và nước 4. Tác dụng với kim loại ® muối và giải phóng khí hyđrô (*) Chú ý: + H2SO4 loãng không tác dụng với Cu và những kim loại đứng sau Cu. + H2SO4 đặc, nguội không tác dụng với một số kim loại như Fe, Al. + H2SO4 đặc, nóng tác dụng với hầu hết các kim loại giải phóng khí SO2 và muối. Cu + H2SO4 Đặc, nóng CuSO4 + SO2­ + H2O 5. Tác dụng với muối ® muối mơi (¯) axit mới ( yếu hơn) H2SO4 + Na2CO3 ® Na2SO4 + CO2­ + H2O H2SO4 + BaCl2 ® BaSO4¯ + 2HCl * Nhận biết dung dịch axit sunfuaric và muối sunfat a) Nhận biết axit sunfuaric: + Dùng quỳ tím. + Dùng bariclorua (BaCl2) sẽ có kết tủa trắng (BaSO4) b) Nhận biết muối sunfat: + Dùng muối bariclorua (BaCl2), sản phẩm có kết tủa trắng không tan trong axit (BaSO4). * Sản xuất axit sunfuaric: S (FeS2) ® SO2 ® SO3 ® H2SO4. S + O2 ® SO2 ( 4FeS2 + 11O2 ® 8SO2­ +2 Fe2O3) 2SO2 + O2 2SO3­ SO3 + H2O ® H2SO4 III/ Tính chất hóa học của Bazơ: 1. Dung dịch bazơ làm quỳ tím đỗi thành màu xanh và phênolphtalêin thành màu hồng. 2. Bazơ tác dụng với axit ( phản ứng trung hòa) tạo thành muối và nước. HCl + NaOH ® NaCl + H2O 3. Bazơ tác dụng với oxit axit tạo thành muối và nước. Ca(OH)2 + CO2 ® CaCO3 ¯ + H2O 4. Bazơ tác dụng với muối mới (¯) và bazơ mới (¯). 2NaOH + CuCl2 ® Cu(OH)2¯ + 2NaCl 5. Bazơ không tan bị phân hủy tạo thành oxit tương ứng và nước. Cu(OH)2 ® CuO + H2O IV/ Tính chất hóa học của muối: 1. Tác dụng với kim loại ( Mg và kim loại đứng sau Mg) tạo thành muối mới và kim loại mới yếu hơn. Fe + CuSO4 ® FeSO4 + Cu¯ 2. Tác dụng với axit ® muối mới và axit mới. Điều kiện: + Muối mới không tan trong axit mới hoặc + Axit tạo thành yếu hơn hoặc dễ bay hơi hơn axit tham gia CaCO3 + 2HCl ® CaCl2 + CO2­ +H2O 3. Tác dụng với dung dịch bazơ (Kiềm)® muối (¯) và bazơ mới (¯). 2NaOH + CuCl2 ® Cu(OH)2¯ + 2NaCl * Muối Amôni (NH4-) tác dụng với kiềm giải phóng khí NH3 NH4Cl + NaOH ® NaCl + NH3­ + H2O 4. Tác dụng với dung dịch muối ® hai muối mới. NaCl + AgNO3 ® ẠgCl¯ + NaNO3 5. Phản ứng phân hủy. CaCO3 ® CaO + CO2­ 2KClO3 ® 6KCl + 3O2­ V.Tính tan của muối: - Tất cả các muối Nitrat đều tan. - Tất cả các muối sufat đều tan trừ BaSO4, CaSO4, PbSO4. - Tất cả các muối cacbonat không tan trừ Na2CO3, K2CO3. - Tất cả các muối Clorua đều tan trừ AgCl. - Tất cả các muối Amôni (NH4+) đều tan. - Tất cả các muối sunfua không tan trừ Na2S, K2S. - Tất cả các muối Phôtphat không tan trừ Na3PO4, K3PO4. Chú ý: - Muối Nitrat (-NO3) của kim loại kiềm (Na, K, Ba, Ca) khi bị nhiệt phân cho ra muối Nitrit (NO2) và khí O2.  - Muối Nitrat (-NO3) của kim loại từ Mg -> Cu khi bị nhịêt phân -> Ôxit, khí NO2 và khí O2. - Muối Nitrat (-NO3) của kim loại sau Cu khi bị nhiệt phân -> Kim loại, khí NO2 và khí O2. - Chỉ có muối Cacbonat của kim loại kiềm (Na, K) không bị nhiệt phân, các muối cacbonat còn lại bị nhiệt phân -> oxit và khí CO2. VI/ Tính chất hóa học của kim loại: 1/ Một số oxit kim lọai (Na, K, Ba, Ca) tác dụng với nước ® Kiềm + H2. 2/ Tác dụng với phi kim ® Muối 2Fe + 3Cl2 ®2FeCl3 3/ Kim loại đứng trước H tác dụng với axit ® muối + H2. 4/ Từ Mg trở đi, kim loại đứng trước đẩy được kim loại đứng sau ra khỏi dung dịch muối. Dãy họat động hóa học của kim loại. K, Na, Ca, Mg, Al, Zn, Fe, Ni, Sn, Pb, H, Cu, Hg, Ag, Pt, Au - Đi từ trái sang phải tính kim loại giảm dần - Từ Mg trở đi, kim loại đứng trước đẩy được kim loại đứng sau ra khỏi dung dịch muối. - Chí có những kim loại đứng tước H mới đẩy được H ra khỏi axit. Các phương pháp điều chế kim loại. - Khử oxit kim loại: Chỉ có những oxit kim loại đứng sau nhôm mới bị khử. C CO2 CO CO2 H2 + MxOy ® M + H2O Al Al2O3 Mg MgO - Dùng kim loại đứng trước đẩy kim loại đứng sau ra khỏi dung dịch muối: Zn + CuSO4 ® ZnSO4 + Cu¯. - Nhiệt phân muối hoặc oxit kim loại đứng sau đồng. 2Ag2O ® 4Ag + O2­ VII/ Tính chất hóa học của Al và hợp chất của Al: * Nhôm: Ngoài những tính chất của một kim loại Al (Zn) có tính chất lưỡng tính (Tác dụng với dung dịch kiềm) ® Muối và khí H2 Al + NaOH +H2O ® 2NaAlO2 +3/2 H2­ (Natri Aluminat) * Ôxit nhôm: Al2O3 +2NaOH ® 2NaAlO2 + H2O (Natri Aluminat) * Hyđrôxit nhôm (Al(OH)3): - Tác dụng với dung dịch kiềm ® Muối + H2O Al(OH)3 + NaOH ® NaAlO2 + 2H2O Chú ý: * AlCl3 + NH3 + H2O ® Al(OH)3¯ + NH4Cl * NaAlO2 + HCl (vừa đủ) + H2O ® Al(OH)3¯ + NaCl * NaAlO2 + 4HCl (dư) ® AlCl3 + NaCl + 2H2O * NaAlO2 + H2O + CO2 ® Al(OH)3¯ + NaHCO3 Có thể biểu diển bằng sơ đồ sau: Al+ Al(OH)3 NaAlO2 VIII/ Tính chất hóa học của Cl2: - Tác dụng với nước ® nước clo: Cl2 + H2O HCl + HClO. HClO: là tác nhân làm mất màu - Tác dụng với dung dịch NaOH ® Nước Javel: NaOH + Cl2 NaCl + NaClO + H2O Nước Javel - Tính oxi hóa: SO2 + Cl2 + 2H2O ® 2HCl + H2SO4 3Cl2 + 2Fe ® 2FeCl3 ĐIỀU KIỆN ĐỂ PHẢN ỨNG XẢY RA TRONG DUNG DỊCH * Sản phẩm phải thỏa mãn một trong những điều kiện sau: - Có chất kết tủa. - Có chất bay hơi. - Có chất ít phân li (H2O) MỘT SỐ BÀI TẬP ÁP DỤNG 1. a) Hoàn thành sơ đồ phản ứng sau (Ghi rỏ điều kiện phản ứng) HCl ® Cl2 ® FeCl3 ® FeCl2 ® FeCl3 ® CuCl2 ® Cu(NO)3 ® Cu(OH)2 b) Để Canxi oxit (vôi sống) lâu ngày trong không khi sẽ bị kém phẩm chất. Hãy giải thích hiện tượng này và viết phương trình phản ứng hóa học có thể xảy ra ? 2. Có 3 lọ đựng chất bột màu trắng: Na2O, MgO, P2O5. Hãy nêu phương pháp thực nghiệm để nhận biết 3 chất và viết phương trình phản ứng xảy ra? 3. Có 4 gói bột oxit màu đen tương tự nhau: CuO, MnO2, Ag2O và FeO. Chỉ dùng dung dịch HCl có thể nhận biết những oxit nào? 4. Cho biết nhôm hyđrôxit là hợp chất lưỡng tính, viết các phương trình phản ứng của nhôm hyđrôxit với các dung dịch HCl và NaOH ? 5. a) Hãy nêu phương pháp để điều chế axit. Cho các thí dụ minh họa? b) Viết 4 phản ứng thông thường tạo thành các axit: H2SO4, H3PO4, HNO3, HCl. 6. Có 3 chất: Al, Mg, Al2O3. Chỉ được dùng một hóa chất làm thuốc thử hãy phân biệt 3 chất trên? 7. Muối X vừa tác dụng với dung dịch HCl vừa tác dụng với dung dich NaOH. Hỏi muối X thuộc loại muối trung hòa hay axit? Cho ví dụ minh họa? 8. Định nghĩa phản ứng trao đổi? Điều kiện để phản ứng trao đổi xảy ra? Cho ví dụ minh họa? Phản ứng trung hòa có phải là phản ứng trao đổi không? 9. Khí CO2 được điều chế bằng cách phản ứng giữa HCl và CaCO3 có lẫn hơi nước và HCl. Làm thế nào để thu được CO2 tinh khiết? 10. Một oxit kim loại có công thức là MxOy, trong đó M chiếm 72,41% khối lượng. Khử hoàn toàn oxit này bằng khí CO thu được 16,8 gam kim loại M. Hòa tan lượng M bằng HNO3 đặc nóng thu được muối M hóa trị III và 0,9 mol khí NO2 . Viết các phương trình phản ứng và xá định oxit kim loại 11. Nung m gam hỗn hợp 2 muối cacbonat trung tính của 2 kim loại A và B đều có hóa trị II. Sau một thời gian thu được 3,36 lít khí CO2 (đktc) và còn lại hỗn hợp rắn Y. Cho Y tác dụng hoàn toàn với dung dịch HCl dư rồi cho khí thoát ra hấp thụ hoàn toàn bỏi dung dịch Ca(OH)2 dư, thu được 15 gam kết tủa. Phần dung dịch cô cạn được 32,5 gam hỗn hợp muối khan. Viết các phương trình phản ứng và tính m ? 12. Cho 5,22 gam một muối cacbonat kim loại (hợp chất X) tác dụng với dung dịch HNO3 . Phản ứng giải phóng ra gồm 0,336 lit NO và x lit khí CO2. Các thể tích khí được đo ở điều kiện tiêu chuẩn. Hãy xác định muối cacbonat kim loại đó và tính thể tích khí CO2 (x) ? 13. Cho một lượng Cu2S tác dụng với dung dịch HNO3 đun nóng. Phản ứng tạo ra dung dịch A1 và giải phóng khí A2 không màu, bị hóa nâu trong không khí. Chia A1 thành 2 phần. Thêm BaCl2 vào phần 1, thấy kết tủa trắng A3 không tan trong axit dư. Thêm một lượng dư NH3 vào phần 2, đồng thời khuấy đều hỗn hợp, thu được dung dịch A4 có màu xanh lam đậm. a) Hãy chỉ ra A1, A2, A3, A4 là gì? b) Viết các phương trình hóa học mô tả quá trình nêu trên? 14. Đốt cacbon trong khônh khí ở nhiệt độ cao, được hỗn hợp khí A. Cho A tác dụng với Fe2O3 nung nóng được khí B và hỗn hợp rắn C. Cho B tác dụng với dung dịch Ca(OH)2 thu được kết tủa K và dung dịch D, đun sôi D lại được kết tủa K. Cho C tan trong dung dịch HCl thu được khí và dung dịcg E. Cho E tác dụng với dung dịch NaOH dư được hỗn hợp kết tủa hiđrôxit F. Nung F trong không khí được xit duy nhất. Viết các phương trình phản ứng? 15. Fe + O2 ® A A + HCl ® B + C + H2O B + NaOH ® D + G C + NaOH ® E + G Dùng phản ứng hóa học nào để chuyển D thành E? Biết rằng B + Cl2 ® C. 16. Cho một luồng hiđrô dư lần lượt đi qua các ống mắc nối tiếp sau đây: CaO ® CuO ® Al2O3 ® Fe2O3 ® Na2O. Sau đó lấy các chất còn lại trong ống cho tác dụng lần lượt với CO2 , với dung dịch HCl và AgNO3. Viết tất cả các phương trình xảy ra? 17. Có 5 mẫu kim loại : Ba, Mg, Fe, Ag, Al. Nếu chỉ có dung dich H2SO4 loãng có thể nhận biết được những kim loại nào? 18. Cho 4 kim loại A, B, C, D có màu gần giống nhau lần lượt tác dụng với HNO3 đặc, dung dịch HCl, dung dịch NaOH ta thu được kết quả như sau: A B C D HNO3 HCl NaOH - + + - + - + - - + + - Hỏi chúng là các kim loại ghì trong các kim loại sau đây :Mg, Fe, Ag, Al, Cu? Viết các phương trình phản ứng, biết rằng kim loại tác dụng với HNO3 đặc chỉ có khí màu nâu bay ra. 19. Khử 2,4 g hỗn hộ CuO và một sắt oxit bằng hiđrô thấy còn lại 1,76 g chất rắn. Nếu lấy chất rắn đó hòa tan bằng dung dịch HCl thì thoát ra 0,448 lít khí (đktc) . Xác định công thức của sắt oxit. Biết rằng số mol của 2 oxit trong hỗn hợp bằng nhau. 20. Xác định công thức phân tử của một loại muối clorua kép xKCl.yMgCl2.zH2O (muối A) người ta tiến hành 2 thí nghiệm sau: - Nung 11,1 g muối đó thu được 6,78 g muối khan. - Cho 22,2 g muối đó tác dụng với xút dư rồi lấy kết tủa đem nung thu được 3,2 g chất rắn. Biết khối lượng phân tả muối kép là 277,5. Tìm các giá trị x, y, z? 21. Khi nung 6,06 g một muối Nitrat của một kim loại kiềm ta thu được 5,1 g chất rắn (nitrit). Hỏi phân hủy muối nitrat của kim loại ghì? 22. Để xác định thành phần của muối kép A có công thức p(NH4)2SO4.qFex(SO4)y.tH2O người ta tiến hành thí nghiệm sau: Lấy 9,64 g muối A hòa tan vào nước, sau đó cho tác dụng với Ba(OH)2 dư, khi đun nóng ta thu được kết tủa B và khí C. Lấy kết tủa B nung ở nhiệt độ cao ( có mặt không khí) ta thu được 10,92 g chất rắn. Cho toàn bộ khí C hấp thụ vào 200 ml dung dịch H2SO4 0,1 M. Để trung hòa lượng axit dư cần dùng 200 ml dung dịch NaOH 0,1 M 1) Viết tất cả các phương trình phản ứng xảy ra? 2) Xác định các giá trị x, y, p, q, t? 23. Cần lấy bao nhiêu gam tinh thể CuSO4.5H2Ovà bao nhiêu gam dung dịch CuSO4 8% để điều chế280 g dung dịch CuSO4 16%? 24. Trộn V1 lit dung dịch A chứa 9,125d HCl với V2 lit dung dịch B chứa 5,47 g HCl, ta thu được 2 lit dung dịch C. Tính nồng dộ mol của dung dịch A, B, C biết V1 + V2 = 2l, và hiệu số giữa nồng độ mol dung dich A và B là 0,4 mol/l. 25. Đồng nitrat bị phân hủy khi nung nóng theo phản ứng: Cu(NO3)2 ® CuO + 2NO2 ­+ O2­. Nếu khi nung 15,04g đồng nitrat thấy còn lại 8,56g chất rắn, thì có bao nhiêu phần trăm đồng nitrat bị phân hủy và xác định thành phần chất rắn còn lại. 26. Hòa tan 1,42g hợp kim Mg - Al - Cu bằng dung dịch HCl dưta thu được dung dịch A, khí B và chất rắn C. Cho dung dịch A tác dụng với xút dư rồi lấy kết tủa nung ở nhiệt độ cao thì thu được 0,4g chất rắn. Mặt khác đốt nóng chất rắn C trong không khí thì thu được 0,8g một oxit màu đen. 1) Tính khối lượng mỗi kim loại trong hỗn hợp ban đầu? 2) Cho khí B tác dụng với 0,672 lit khí clo (đktc) rồi lấy sản phẩm hòa tan vào 19,72 lit nước, ta được dung dịch D. Lấy 5 g dung dịch D tác dụng với AgNO3 thấy tạo thành 0,7175g kết tủa. Tính hiệu suất phản ứng giữa khí B và clo? 27. Chia 1,5g hỗn hợp bột Fe - Al - Cu thành 2 phần bằng nhau: 1) Lấy một phần hòa tan bằng dung dich HCl thấy còn lại 0,2g chất rắn không tan và 448 cm3 khí bay ra. Tính khối lượng mỗi kim loại trong hỗn hợp? 2) Lấy phần thứ 2 cho vào 400 ml dung dịch hỗn hợp AgNO3 0,08 M và Cu(NO3)2 0,5 M. Sau khi kết thúc các phản ứng ta thu được chất rắn A và dung dịch B. Tính khối lượng chất rắn A và nồng độ mol của các chất trong dung dịch B? 28. Một loại đá chứa CaCO3, MgCO3, Al2O3, khối lượng nhôm oxit bằng 1/8 khối lượng các muối cacbonat. Đem nung đá ở nhiệt độ cao ta thu được chất rắn có khối lượng bằng 6/10 khối lượng đá trước khi nung. Tính thành phần trăm của MgCO3 trong đá? 29. Hòa tan 4,59g nhôm bằng dung dịch HNO3 được dung dịch nhôm nitrat và hỗn hợp khí NO và N2O có tỉ khối so với hiđrô là 16,75. 1) Tính khối lượng nhôm nitrat? 2) Tính thể tích các khí NO và N2O ? 30.* A là một mẫu hợp kim Cu - Zn. Chia mầu hợp kim đó thành 2 phần bằng nhau. Phần thứ nhất hòa tan bằng dung dịch dư thấy còn lại 1 gam không tan, phần thứ 2 luyện thêm vào 4 gam Al thì thu được mẫu hợp kim trong B có hàm lượng phần trăm của Zn nhỏ hơn 33,3% so với hàm lương Zn trong mẫu hợp kim A. Tính % của Cu trong mẫu hợp kim A, biết rằng khi ngâm mầu hợp kim B trong dung dịch NaOH thì sau một thời gian lượng khí bay ra vượt quá 6 lit. 31. Hỗn hợp khí O2 và SO2 có tỉ khối so với hiđrô bằng 24, sau khi đung nóng hỗn hợp đó với chất xúc tác ta thu được hỗn hợp khí mới có tỉ khối hơi so với hiđrô bằng 30. a) Xác định thành phần hỗn hợp trước và sau phản ứng? b) Tính thành phần trăm mối khí tham gia phản ứng? Chú ý: Trong bài tập này các chất đều phản ứng không hoàn toàn. 32. Hoàn thành các phản ứng theo sơ đồ sau: Fe + ... ® A + B A + NaOH ® C + NaCl C + O2 + H2O ® D D E; E + B Fe 33. Hãy lấy 3 chất vô cơ ( A, B, C) thỏa mãn các điều kiện sau: - Khi trộn 2 dung dịch A và B thì tạo thành kết tủa. - Khi cho A hoặc B tác dụng với C thì tạo thành một chất khí không cháy. 34. A, B, C là các hợp chất của kim loại, khi đốt nóng ở nhiệt độ cao có ngọn lữa màu vàng, D là một hợp chất của cacbon. A tác dụng với D tạo thành B hoặc C, A tác dụng với B tạo thành C. Nung D ở nhiệt độ cao được một sản phẩm là D, D tác dụng với dung dịch C tạo thành B. A, B, C là những chất ghì? Viết các phương trình phản ứng? 35. Có một hỗn hợp 3 kim loại hóa trị II đứng trước H. Tỉ lệ khối lượng nguyên tử của chúng là 3 : 5 : 7. Tỉ lệ số mol của các kim loại là 4 : 2 : 1. Khi hòa tan 14,6 gam hỗn hợp bằng dung dịch HCl thấy thoát ra 7,84 l hiđrô. Xác định khối lượng nguyên tử và gọi tên của chúng? 36.* A là dung dịch NaOH, B là dung dịch H2SO4. Trộn 0,2 lit A và 0,3 lit B thu được 0,5 lit dung dịch C. Lấy 20 ml dụng dịch C, thêm một ít quỳ tím vào ta thấy màu xanh. Sau đó thêm từ từ dung dịch HCl 0,05M cho tới khi quỳ tím chuyển thành màu tím thấy tốn hết 40 ml axit. Trộng 0,3 l A và 0,3l B được dung dịch D. Lấy 20 ml dung dịch D, thêm vào 1 ít quỳ tím thấy có màu đỏ, sau đó thêm từ từ dung dịch NaOH 0,1 M cho tới khi quỳ tím đổi thành màu tím thấy tốn hết 80 ml dung dịch NaOH. Tính nồng độ mol của các dung dịch A và B? 37. Cho chất A tác dụng với chất B được khí I có mùi trứng thối. Đốt cháy khí I khi có mặt oxi dư được khí II có mùi hắc. Cho khí I tác dụng với khí II được chất C màu vàng. Nung chất C với sắt được chất D, cho D tác dụng với dung dịch HCl được khí I. Viết các phương trình phản ứng xảy ra? 38.* Hỗn hợp A gồm BaO, FeO, Al2O3. Hòa tan A trong lượng dư nước, được dung dịch D và phần không tan B. Sục khí CO2 dư vào dung dịch D, phản ứng tạo kết tủa. Cho khí CO dư đi qua B nung nóng thu được chất rắn E. Cho E tác dụng với dung dịch NaOH dư, thấy tan một phần còn lại chất rắn G. Hòa tan hết G trong một lượng dư dung dịch H2SO4 loãng rồi cho dung dịch thu được tác dụng với dung dịch KMnO4. Viết các phương trình phản ứng xảy ra? 39. Cho 18,5 g hỗn hợp Z gồm Fe, Fe3O4 tác dụng với 200 ml dung dịch HNO3 loãng đun nóng và khuấy đều. Sau khi phản ứng xảy ra hoàn toàn thu được 2,24 lit khí NO duy nhất (đktc), dung dịch Z1 và còn lại 1,46 gam kim loại. 1/ Viết các phương trình phản ứng xảy ra? 2/ Tính nồng độ mol/l của dung dịch HNO3? 3/ Tính khối lượng muối trong dung dịch Z1? 40. Viết 4 phương trình thích hợp cho sơ đồ sau: Ba(NO3)2 + ? ® NaNO3 + ? 41. Viết phương trình phản ứng xảy ra (nếu có): a) Cho bột nhôm vào dung dịch NaCl b) Cho một mẫu Natri vào dung dịch FeCl3. c) Cho bột Fe vào dung dịch AgNO3 dư. d) Sục khí SO2 từ từ vào dung dịch nước vôi trong cho đến dư khí SO2. 42. Trong tự nhiên các nguyên tố Ca, Mg có trong quặng đôlômit: CaCO3.MgCO3. từ quặng này, hãy trình bày phương pháp điều chế CaCO3, MgCO3 ở dạng riêng biệt tinh khiết? 43. Có hai dung dịch NaOH nồng độ C% (dung dịch 1) và C2% (dung dịch 2). Cần trộn chúng theo tỉ lệ khối lương như thế nào để thu được dung dịch NaOH C% (dung dịcg 3). ( Không sử dụng quy tắc đường chéo) Áp dụng bằng số: C1 = 3%, C2 = 10%, C1 = 5%. 44. Cho 10 lít N2 và CO2 (đktc) đi qua 2 lít dung dịch Ca(OH)2 0,02M, thu được 1 g kết tủa. Xác định thành phần % (theo thể tích) của CO2 trong hỗn hợp. 45. Cho 1 dung dịch có hòa tan 16,8g NaOH tác dụng với dung dịch có hòa tan 8g Fe2(SO4)3, sau đó lại thêm vào dung dịch trên 13,68g Al2(SO4)3. Từ những phản ứng này người ta thu được dung dịch A và kết tủa. Lọc kết tủa được chất rắn B. Dung dịch A được pha loãng 500 ml. Các phản ứng xảy ra hoàn toàn. a) Xác đinh thành phần định tính và định lượng của chất rắn B? b) Xác định nồng độ M của mỗi chất trong dung dịch A sau khi pha loãng? 46. Từ Canxicacbua và các chất vô cơ cần thiết khác, viết PTPƯ điều chế nhựa PE, etylaxêtat, cao su Buna? 47. Đốt cháy hoàn toàn 18g chất hữu cơ A cần lượng vừa đủ 16,8lit O2 (đktc), thu được CO2 và hơi nước với tỉ lệ thể tích V( CO2) : V (H2O) = 3 : 2. Biết tỉ khối hơi của A so với H2 là 36. a) Hãy xác định công thức phân tử của A? b) Hãy đề nghị CTCT của A. Biết rằng A có thể axit hoặc este. 48. Nhiệt phân hoàn toàn hỗn hợp gồm: BaCO3, MgCO3, Al2O3 được chất rắn A, khí D. Hòa tan A trong NaOH dư được dung dịch B và kết tủa C. Sục B vào D thấy có kết tủa. Hòa tan C trong dung dịch NaOH dư thấy kết tủa tan một phần. Viết các PTPƯ? 49. Viết và cân bằng các phương trình phản ứng: a/ A +HCl ® B + D e/ E + NaOH ® H + NaNO3 b/ A + HNO3 ® E + NO + D f/ G + D + I ® H c/ B + Cl2 ® F g/ F + AgNO3 ® E + J d/ B + NaOH ® G + NaCl h/ F + D + K ®H + CO2 + NaCl. 50. A D F MgCl2 MgCl2 MgCl2 MgCl2 B E G 51. A3 ® A4 A1 ® A2 A6 ® CH4 . A4 ® A5 52. Cho ví dụ về hỗn hợp rắn gồm: 1 oxit axit, 1 oxit bazơ, 1 oxit lưỡng tính. Trình bày cách tách riêng 3 oxit đã cho bằng phương pháp hóa học? 53. Cho 40,8 gam hỗn hợp X (Fe, Zn, Al) tác dụng với dung dịch HCl dư thu được 20,16 lít H2. Mặt khác 0,4 mol hỗn hợp X tác dụng vừa đủ với 12,32lít Cl2 (đktc) 1/ Viết PTPƯ ? 2/ Tính % số mol của mõi kim loại trong hỗn hợp? 54. Lấy 12g chất hữu cơ A chỉ có chứa C, O, H tác dụng vừa đủ với 200ml dung dịch KOH 1M. Cô cạn dung dịch sau phản ứng chỉ thu được phần hơi nước, còn lại chất rắn B là một muối có khối lượng là 19,6 gam. Nung B trong O2 dư, phản ứng hoàn toàn thu được a gam K2CO3, 6,72 lít CO2 (đktc) và 5,4 gam H2O. 1/ Tính giá trị của a? 2/ Tìm CTPT và CTCT của A. Biết MA < 65 dVC. 55. 1/Hoàn thành các phương trình phản ứng sau: MnO2 + HCl ® khí A Na2SO3 + HCl ® khí C FeS + HCl ® khí B Nh4HCO3 + NaOH (dư) ® khí D 2/ Cho A tác dụng với D, B tác dụng với C, B tác dụng vơi A trong nước. Viết phương trình phản ứng. Nêu ý nghĩa thực tế của phản ứng B với D? 3/ Chỉ có CO2 và H2O làm thế nào để nhận biết các chất sau: NaCl, Na2CO3, CaCO3, BaSO4. Trình bày cáhc nhận biết mỗi chất và viết phương trình phản ứng (nếu có). 4/ Khi đốt cháy A thu được khí CO2 và H2O. Khi đốt chấy B thu được CO2 và SO2. Khi đốt cháy c thu được CO2, N2 và H2O. Hỏi A, B, C có phải là hợp chất hữu cơ không? Giải thích? 56. Một hỗn hợp gồm 4 kim loại Ag, Al, Cu, Mg ở dạng bột. Hãy trình bày phương pháp hóa học để tách riêng từng kim loại ra khỏi hỗn hợp? Viết phương trình phản ứng xảy ra? 57. Cân bằng các phương trình phản ứng sau: KMnO4 + FeSO4 + H2SO4 ® Fe2(SO4)3 + MnSO4 + K2SO4 + H2O. KBr + PbO2 + HNO3 ® Pb(NO3)2 + Br2 + KNO3 + H2O KClO3 + NH3 ® KCl + Cl2 + H2O + ... NO + K2Cr2O7 + H2SO4 ® K2SO4 + Cr2(SO4)3 + HNO3 + H2O 58. Hoàn thành PTPƯ theo sơ đồ: A1 +NaOH A2 + CuO A3 + Ag2O A4 C6H5NH2 + clo, 1:1, as B1 + NaOH B2 H2SO4, 170 B3 TH polime 59. Cho 27,4g Ba vào 400 gam dung dịch CuSO4 3,2%, khi kết thúc tất cả các phản ứng ta thu được khí A, kết tủa B và dung dịch C. 1/ Tính thể tích khí A (đktc). 2/ Nung kết tủa B ở nhiệt độ cao đến hkối lượng không đổi thì thu được bao nhiêu gam chất rắn? 3/ Tính nồng độ % của các chất tan trong C? 60. Hoàn thành các PTPƯ sau: Na2SO4 + X1 ® BaSO4 + Y1 Ca(HCO3)2 + X2 ® CaCO3 + Y2 CuSO4 + X3 ® CuS + Y3 MgCl2 + X4 ® Mg3(PO4)3 + Y4 NaBr + NaBrO3 + H2SO4 ® Z1 + Z2 + H2O. 61. Có 5 mẫu phân bón: NH4Cl, (NH4)2SO4, NH4NO3, KCl, K2SO4. Trình bày phương pháp hóa học để nhận biết các mầu phân bón đó? Viết các PTPƯ? 62. Hoàn thành các phương trình phản ứng theo sơ đồ chuyển hóa sau: CH4 A xúc tác A1 A2 NaOH A3 NaOH C6H5ONa B HBr B1 NaOH B2 B3 64. Hoàn thành các PTPƯ theo sơ đồ chuyển hóa sau: E Fe2O3 FeCl2. F 65. Một loại đá chứa : CaCO3, MgCO3, Al2O3. Lượng Al2O3 bằng 1/8 tổng lượng 2 muối cacbonat. Nung đá ở nhiệt độ cao, PƯ hoàn toàn thu được chất rắn A có khối lượng bằng 60% khối lượng đá trước khi nung. 1/ Tính % theo khối lượng mỗi chất trong đa trước khi nung? 2/ Muốn hòa tan 2 gam chất rắn A cần tối thiểu bao nhiêu ml dung dịch HCl 0,5 M? 66. Có hỗn hợp dạng bột gồm: Al2O3, Fe2O3, Cu và Au. a. Hãy chứng minh sự có mặt các chất trên bằng phản ứng hóa học? b. Hãy nêu phương pháp tách riêng từng chất ra khỏi hỗn hợp? Viết các PTPƯ ? 67. Có 2 dung dịch A và B đựng 2 dung dịch HCl có nồng độ mol/l khác nhau. Lấy V lít dung dịch A cho tác dụng với AgNO3 dư được 35,875g kết tủa. Để trung hòa V' lí dung dịch B cần 500 ml dung dịch NaOH 0,3 M. a. Tính số mol HCl có trong V lít dung dịch A và V' lít dung dịch B? b. Trộn V lít dung dịch A và V' lít dung dịch B được 2 lít dung dịch C. Tính nồng độ mol/l của dung dịch C? 68. Hòa tan 8,8g Mg và MgO bằng một lượng dung dịch HCl 14,6% ( dư 10%). Khi phản ứng hoàn toàn ta thu được 28,5g chất rắn khan. a. Tính khối lượng mỗi chất trong hỗn hợp ban đầu? b. Tính khối lượng dung dịch HCl cần lấy? c. Tính nồng độ % của các chất trong dung dịch sau phản ứng? 69. Được dùng thêm một thuốc thử khác, hãy trình bày cách nhận biết các dung dịch (mất nhãn) sau: NH4HSO4, Ba(OH)2, BaCl2, H2SO4, HCl, NaCl. Viết các PTPƯ (nếu có). 70. Có hỗn hợp chất rắn dạng bột gồm: CuO, Al2O3, SiO2, BaCl2, FeCl3. Hãy trình bày cách tách rời các chất ra khỏi hỗn hợp và viết PTPƯ (nếu có). 71. Cho sơ đồ chuyển hóa: A1 A2 A3 A4 X X X X X B1 B2 B3 B4 72. Một loại phân đạm A chứa 46,67% nitơ. Để đốt cháy hoàn toàn 1,8g A cần 1,008 lít O2 (đktc). Sản phẩm cháy gồm N2, hơi nước và CO2. Trong đó tỉ lệ V(CO2) : V(H2O) = 1:2 Biết công thức đơn giản của chất A củng là công thức phân tử hợp chất A. Tìm CTPT và viết CTCT của A? 73. Cho các khí NH3, Cl2, CO2, CO, SO2, O2, N2, NO, NO2, H2S, mỗi khí đều lẫn hơi nước. Dùng một trong các chất nào sau đây để làm khô mỗi khí: H2SO4 đặc, CaCl2 khan, NaOH rắn, P2O5, CaO, CuSO4 khan. 74. Xác định các chất từ A1 đến A11 và viết các PTPƯ sau: A1 + A2 ® A3 + A4 A3 + A5 ® A6 + A7 A6 + A8 + A9 ® A10 A10 ® A11 + A8 A11 + A4 ® A1 + A8 Biết A3 là muối sắt clorua. Nếu lấy 1,27g A3 tác dụng với dung dịch AgNO3 dư thu được 2,87 gam kết tủa. 75. Xác định các chất và hoàn thành các PTPƯ theo sơ đồ sau: A X + D X B Y + Z C +Y hoặc Z A + G 76. Hòa tan vừa đủ một lượng hỗn hợp kim loại M và oxit MO ( M có hóa trị không đổi và MO không

File đính kèm:

  • docchuyen de bdhsg ly.doc
Giáo án liên quan