Bài giảng môn Mĩ thuật lớp 3 - Tuần 16 - Bài 16: Vẽ trang trí vẽ màu vào hình có sẵn

/ MỤC TIÊU Giúp HS:

- Học sinh hiểu biết hơn về tranh dân gian Việt Nam và vẻ đẹp của nó.

- Biết chọn màu,tô màu phù hợp. Tô được màu vào hình vẽ sẵn.

- Học sinh yêu thích nghệ thuật dân tộc.

II/CHUẨN BỊ

1- Đồ dùng dạy học

 Giáo viên:

- Sưu tầm một số tranh dân gian có đề tài khác nhau (của các dòng tranh Đông Hồ, Hàng Trống, Kim Hoàng, .)

 - Một số bài vẽ màu của HS năm trước,.

 

docx3 trang | Chia sẻ: lephuong6688 | Lượt xem: 970 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Bài giảng môn Mĩ thuật lớp 3 - Tuần 16 - Bài 16: Vẽ trang trí vẽ màu vào hình có sẵn, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Thứ 5 ngày 13 tháng 12 năm 2012 Tuần 16 Bài 16: Vẽ trang trí Vẽ màu vào hình có sẵn ( Đấu vật - phỏng theo tranh dân gian Đông Hồ) I/ Mục tiêu Giúp HS: - Học sinh hiểu biết hơn về tranh dân gian Việt Nam và vẻ đẹp của nó. - Biết chọn màu,tô màu phù hợp. Tô được màu vào hình vẽ sẵn. - Học sinh yêu thích nghệ thuật dân tộc. II/Chuẩn bị 1- Đồ dùng dạy học Giáo viên: - Sưu tầm một số tranh dân gian có đề tài khác nhau (của các dòng tranh Đông Hồ, Hàng Trống, Kim Hoàng, ...) - Một số bài vẽ màu của HS năm trước,... Hoc sinh - Đồ dùng dạy học môn mĩ thuật 2- Phương pháp dạy học Vận dụng linh hoạt các phương pháp: Trực quan, vấn đáp, gợi mở, luyện tập, Hoạt động dạy- học chủ yếu 1. ổn định tổ chức lớp 2. Kiểm tra đồ dùng. 3. Bài mới. (Giới thiệu bài) GV trình chiếu 2 hình ảnh: ? Theo em, trong 2 bức tranh này, tranh nào đẹp hơn? Vì sao? HS trả lời, trên cơ sở đóGV chốt ý, dẫn vào bài mới: Cả hai bức tranh đều có bố cục đẹp, tuy nhiên tranh 2 sinh động và hấp dẫn hơn, vì nó đã được vẽ màu. Bài học hôm nay, cô sẽ hướng dẫn cho các em vẽ màu vào những hình có sẵn để có được bức tranh đẹp nhất! (Ghi đầu bài) Hoạt động của giáo viên Hđ của học sinh, nội dung bài Hoạt động 1: (07’) Giới thiệu tranh dân gian * GV trình chiếu 2 bức tranh dân gian Đông Hồ: Phú Quý và Gà mái. ? ở chương trình MT lớp 2, các em đã được nghe giới thiệu về tranh dân gian, Vậy bạn nào có thể nhận biết tên của hai bức tranh dân gian này? - Khẳng định: Đây chính là 2 bức tranh dân gian Đông Hồ. Ngoài dòng tranh dân gian Đông Hồ, ở VN còn nhiều dòng tranh dân gian khác: tranh Hàng Trống- Hà Nội, Làng Sình- Huế, Kim Hoàng - Hà Tây, ? Nhắc lại tranh dân gian là gì? Vì sao tranh dân gian được gọi là tranh tết? * GV chốt, đồng thời trình chiếu các đề tài tranh dân gian khác nhau. - Tranh dân gian còn có nhiều đề tài khác nhau như: Tranh sinh hoạt xã hội; lao động sản xuất; tranh lịch sử; tranh châm biếm các thói hư, tật xấu trong xã hội; tranh thờ; tranh trang trí; ... ? Kể một số tranh dân gian mà em biết? Hoạt động 2: (05’) Hướng dẫn HS cách vẽ màu: - GV dẫn: Để vẽ màu vào hình có sẵn cho đẹp, thì chúng ta cũng cần phải có cách vẽ màu hợp lí. ? Em sẽ tiến hành vẽ màu như thế nào? (2 HS trả lời) * GV củng cố, trình chiếu các bước * GV trình chiếu cho HS tranh đấu vật. * Trình chiếu hình ảnh các bước vẽ màu. - Gợi ý học sinh tìm màu theo ý thích để vẽ người, khố, đai thắt lưng, tràng pháo và màu nền, ... - Có thể vẽ màu nền trước, sau đó vẽ màu các hình người sau Hoạt động 3: (20’) Hướng dẫn HS thực hành: - * Trình chiếu một số bài vẽ đẹp và chưa đạt của HS khóa trước: ? Yêu cầu HS nhận xét về: Cách vẽ màu nền, hình ảnh nhân vật và các chi tiết phụ - Phát bài tập cho học sinh thực hành. - GV đến từng bàn để hướng dẫn. - HS quan sát, nhận biết tranh. - Tranh “ Phú quý” và “Gà mái” - Tranh dân gian là tranh có từ rất lâu đời, lưu hành rộng rãi trong dân gian, truyền từ đời này qua đời khác và còn tồn tại cho đến tận ngày nay. - Tranh xuất phát từ cuộc sống lao động hằng ngày, do tập thể nhân dân sáng tác, có tính nghệ thuật độc đáo, đậm đà bản sắc dân tộc, thường được vẽ, in, bán vào dịp Tết nên còn gọi là tranh Tết. - HS quan sát, nhận xét - Đánh ghen, hứng dừa, bịt mắt bắt dê, chăn trâu thổi sáo, bà chúa thượng ngàn,đấu vật Cách vẽ màu: - B1: Vẽ màu vào hình ảnh chính trước - B2: Vẽ màu nền - B3: Vẽ các chi tiết phụ khác,.. * Lưu ý: Màu các nhân vật không nên chọn quá đậm (VD: Đen, xanh đậm, tím,..) và có thể thay đổi màu - HS quan sát, nhận xét theo cảm nhận. - Học sinh nhận bài tập, tự vẽ màu vào hình theo ý thích. - Vẽ màu đều, không ra ngoài hình vẽ. Hoạt động 4: ( 03’) Hướng dẫn HS nhận xét, đánh giá: - GV cùng HS lựa chọn một số bài vẽ đạt và chưa đạt để so sánh, rút kinh nghiệm. - GV gợi ý HS tự nhận xét, xếp loại bài vẽ, HS khác bổ sung (Cách vẽ màu nền, hình ảnh nhân vật và các chi tiết phụ) - GV nhận xét chung giờ học. Dặn dò: - Chuẩn bị đồ dùng cho bài sau. - Tìm tranh, ảnh về đề tài bộ đội.

File đính kèm:

  • docxMT3 Ve mau vao hinh co san.docx