I MỤC TIÊU BÀI HỌC
- Học sinh biết trang trí bìa lịch treo tường
- Biết trang trí theo ý thích và sử dụng trong ngày tết
- Học sinh hiểu hơn về trang trí, ứng dụng trong cuộc sống hằng ngày
II- CHUẨN BỊ:
1. Giáo viên:
- 1 bìa lịch đẹp
- 1 số bài học của học sinh cũ
33 trang |
Chia sẻ: lephuong6688 | Lượt xem: 2247 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Bài giảng môn Mỹ thuật lớp 7 - Tiết 18 - Bài 18: Trang trí bìa lịch treo tường, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Lớp 7B Tiết Ngày Sĩ số:
Lớp 7A Tiết Ngày Sĩ số:
Tiết 18 bài 18
Trang trí bìa lịch treo tường
I Mục tiêu bài học
- Học sinh biết trang trí bìa lịch treo tường
- Biết trang trí theo ý thích và sử dụng trong ngày tết
- Học sinh hiểu hơn về trang trí, ứng dụng trong cuộc sống hằng ngày
II- Chuẩn bị:
1. Giáo viên:
- 1 bìa lịch đẹp
- 1 số bài học của học sinh cũ
- Đồ dùng dạy học lớp 7
2. Học sinh:
- Sưu tầm bìa lịch đẹp.
- Đọc và chuẩn bị bài.
III- Tiến trình dạy học:
Kiểm tra bài cũ.
Giới thiệu bài mới.
Hoạt động của GV
Hoạt động
của HS
Nội dung
ghi bảng
Hoạt động 1: Hướng dẫn HS quan sát nhận xét
- Giáo viên treo bìa lịch đẹp lên bảng để học sinh nhận xét
? Bìa lịch có tác dụng gì?
? Bìa lịch thường có hình gì?
? Bìa lịch gồm mấy phần? Là những phần nào?
? Chủ đề thường là gì?
- Quan sát, tư duy trả lời.
- Quan sát, tư duy trả lời.
- Quan sát, tư duy trả lời.
I – Quan sát nhận xét
Hoạt động 2: Hướng dẫn HS trang trí bìa lịch
- Vẽ thị phạm trên bảng các bước theo tiến trình bài giảng.
- Giáo viên cho học sinh xem một số bài của học sinh cũ và tranh đồ dùng dạy học 7 về những bìa lịch đẹp và hình SGK để học sinh tham khảo.
- Quan sát, tư duy và ghi vở.
- Quan sát, tư duy và tham khảo.
II – Hướng dẫn HS trang trí bìa lịch
a, Chọn nội dung trang trí
Có thể là hình vẽ hoặc ảnh chụp gia đình, tạp chí...
b, Xác định khuôn khổ bìa lịch- tỉ lệ-
- Hình chữ nhật:
- Tròn:
- Vuông:
c, Chia mảng hình và mảng chữ
VD chữ: Chúc mừng năm mới, chúc An khang thịnh vượng hoặc chữ mừng xuân Giáp Thân...
d, Vẽ chi tiết
Lưu ý: Phần chữ vẽ đẹp, ngay ngắn, tô màu tươi sáng....
Hoạt động 3: Hướng dẫn HS làm bài
- Bao quảt lớp, hướng dẫn HS làm bài.
- Động viên khuyến khích HS thể hiện ý tưởng.
- Học sinh làm bài, kích thước tuỳ chọn
III – Luyện tập:
Trang trí bìa lịch treo tường. Kích thước 21cmX29Cm. Màu sắc tự chọn.
- Nội dung và màu theo ý thích.
3. Đánh giá kết quả học tập
- GV tìm và trưng bày một số bài vẽ đạt và chưa đạt cho học sinh tự nhận xét bài của nhau và đánh gía, xếp loại theo cảm nhận riêng.
4. Hướng dẫn luyện tập tại nhà
Về nhà hoàn thiện nốt bài. Chuẩn bị cho bài sau
Lớp 7B Tiết Ngày Sĩ số:
Lớp 7A Tiết Ngày Sĩ số:
Lớp 7B Tiết Ngày Sĩ số:
Lớp 7A Tiết Ngày Sĩ số:
Tiết 16+17 bài 16+17
đề tài tự chọn
Kiểm tra học kì I
I Mục tiêu bài học:
- HS thể hiện được bức tranh mình yêu thích
- Thể hiện được đúng chủ đề ,hoàn thành trong thời gian 1tiết.
- HS thêm yêu quí môn học
II – chuẩn bị
HS chuẩn bị giấy, bút, tẩy, màu vẽ.
III- Tiến trình dạy học
1. ổn định tổ chức lớp.Kiểm tra sự chuẩn bị của HS.
2. Giới thiệu đề bài.
GVquản lí lớp và gợi ý những em còn lúng túng
- Cuối giờ giáo viên thu bài
- Nhận xét giờ học.
Lớp 7B Tiết Ngày Sĩ số:
Lớp 7A Tiết Ngày Sĩ số:
Tiết 18 bài 18
Kí hoạ
I Mục tiêu bài học
- Học sinh biết thế nào là kí hoạ và cách kí hoạ
- Học sinh kí được 1 số tranh đồ vật, con vật quan thuộc có cấu trúc đơn giản.
II – Chuẩn bị
Giáo viên:
Một số kí hoạ về con người, động vật, thiên nhiên, cây cối
Hình minh hoạ hướng dẫn cách kí hoạ.
Học sinh:
Chuẩn bị giấy vẽ, bút chì,tẩy
III – Tiến trình dạy học
Hoạt động I : Hướng dẫn HS tìm hiểu về Kí hoạ
- Cho học sinh xem 1 số bài kí hoạ đẹp, yêu cầu Hs quan sát nhận xét.
? Thế nào là kí hoạ?
? Quan sát vào tranh em thấy kí hoạ có đặc điểm gì?
? Mục đích kí hoạ để làm gì?
- Quan sát, tư duy.
- Tư duy trả lời và ghi vở.
- Tư duy trả lời và ghi vở.
- Tư duy trả lời và ghi vở.
I - kí hoạ
1. Khái niệm:
- Kí hoạ là hình thức vẽ nhanh, ghi lại nét chính, hình dáng chung của đối tượng
2. Chất liệu kí hoạ:
Dùng nhiều chất liệu để kí hoạ: bột màu, màu nước, bút chì, bút sắt, mực nho
Hoạt động II: Hướng dẫn HS cách kí hoạ
- Gọi 1 HS đọc bài.
-Sủ dụng hình minh hoạ các bước vẽ kí hoạ.
- Vẽ minh hoạ trên bảng.
- Thực hiện yêu cầu của GV.
- Quan sát, tư duy.
II - Cách kí hoạ
a, Quan sát hình dáng, đường nét đậm nhạt của đối tượng.
b, Chọn hình dáng đẹp và điển hình.
c, So sánh tỉ lệ và kích thước.
d, Vẽ nét chính trước, vẽ chi tiết sau.
Hoạt động III: Hướng dẫn HS luyện tập
- Bao quát lớp, hướng dẫn HS luyện tập.
- Vẽ kí hoạ.
III – Luyện tập
Kí hoạ một vài đồ vật,cây cối, hoặc con vật.
3. Đánh giá kết quả học tập
- GV tìm và trưng bày một số bài vẽ đạt và chưa đạt cho học sinh tự nhận xét bài của nhau và đánh gía, xếp loại theo cảm nhận riêng.
4. Hướng dẫn luyện tập tại nhà
Về nhà hoàn thiện nốt bài. Chuẩn bị cho bài sau
Lớp 7B Tiết 5 Ngày 29 tháng 12 năm 2008 Sĩ số:
Lớp 7A Tiết Ngày Sĩ số:
Tiết 19 bài 19
Kí hoạ ngoài trời
I - Mục tiêu bài học
- Học sinh biết quan sát mọi vật xung quanh để tìm hiểu vẻ đẹp qua hình thức thể hiện màu sắc
- Biết kí hoạ dáng cây, dáng người và con vật
- Thêm yêu mến thiên nhiên
II – Chuẩn bị
Giáo viên:
Một số kí hoạ về con người, động vật, thiên nhiên, cây cối
Hình minh hoạ hướng dẫn cách kí hoạ.
Học sinh:
Chuẩn bị giấy vẽ, bút chì, tẩy, bảng vẽ
III – Tiến trình dạy học
1. Tập trung HS tại sân trường, tiến hành kiểm tra sĩ số và đồ dùng học tập của HS.
2. Giới thiệu bài.
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
Hoạt động 1: Hướng dẫn học sinh vẽ ngoài trời
- Hướng dẫn Hs chọn vị trí vẽ trên sân.
- Yêu cầu Hs kí hoạ ít nhất từ 3 dáng đối tượng khác nhau.
- Học sinh ra sân tự chọn đối tượng để kí hoạ
- Kí 3 đối tượng khác nhau
Hoạt động 2: Hướng dẫn học sinh làm bài
- Giới thiệu qua về cách chọn đối tượng, góc nhìn và cách sắp xếp trong trang giấy
- Chỉ cho học sinh thấy đối tượng tĩnh và động
- Giáo viên khich lệ và động viên học sinh, quản lí học sinh có tổ chức.
- Hướng dẫn, giúp đỡ Hs vẽ bài.
- Tập trung lắng nghe, tư duy.
- Quan sát, tư duy và nhận thức.
- Vẽ bài kí hoạ.
Hoạt động 3: Đánh giá kết quả học tập
- Yêu cầu HS xếp bài theo hàng và nhận xét, đánh giá theo cảm nhận riêng.
- Giáo viên đánh giá và chỉ ra chỗ được của mỗi bài
- Động viên và khuyến khích học sinh
- Xếp bài theo hàng, nhận xét đánh giá theo hướng dẫn của GV.
- Lắng nghe, tư duy và nhận thức.
4. Hướng dẫn luyện tập tại nhà
- Học sinh sưu tầm những tranh kí hoạ đẹp và tự vẽ kí hoạ phong cảnh, cây cối, con vật
- Chuẩn bị bài sau, sưu tầm những tranh về giữ gìn vệ sinh môi trường.
------------------------------------------------
Lớp 7B Tiết Ngày tháng năm 2009 Sĩ số:
Lớp 7A Tiết Ngày tháng năm 2009 Sĩ số:
Tiết 20 bài 20
đề tài giữ gìn vệ sinh môI trường
I - Mục tiêu bài học
- HS có ý thức giữ gìn vệ sinh môi trường
- HS vẽ được 1 bức tranh về đề tài giữ gìn vệ sinh môi trường
- HS yêu quý và tích cực tham gia giữ gìn vệ sinh môi trường.
II – Chuẩn bị
1. Giáo viên: 1 số tranh về giữ gìn vệ sinh môi trường và ảnh tạp chí về môi trường
2. HS: Sưu tầm tranh, ảnh về môi trường.
III - Tiến trình Dạy học
1. Kiểm tra bài cũ.
2. Giới thiệu bài mới.
Hoạt động của GV
Hoạt động
của HS
Nội dung ghi bảng
Hoạt động 1: Hướng dẫn HS tìm và chọn nội dung đề tài.
- Cho HS xem một số tranh, ảnh về đề tài môi trường.
? Thế nào là giữ gìn vệ sinh môi trường?
- Phân tích sự khác nhau về đề tài này với những đề tài khác
- Cho học sinh xem 1 số tranh đề tài khác nhau
? Hãy kể tên những hoạt động nào được coi là giữ gìn vệ sinh môi trường?
- Gợi ý HS một số hoạt động thể hiện nội dung Giữ gìn vệ sinh môi trường.
- Quan sát, tư duy.
- Tư duy, trả lời.
- Theo dõi, tư duy.
- Quan sát, tư duy.
- Tư duy, trả lời.
- Lắng nghe, tư duy, tham khảo.
I - Tìm và chọn nội dung đề tài
Hoạt động 2: Hướng dẫn học sinh cách vẽ
- Gọi 1-2 Hs yêu cầu nhắc lại các bước vẽ tranh đề tài.
- Vẽ minh hoạ theo lời giảng các bước vẽ tranh cho học sinh
- Cho HS quan sát tham khảo một số bài vẽ từ năm trước, yêu cầu nhận xét, rút kinh nghiệm.
- Thực hiện yêu cầu của GV.
- Quan sát, tư duy.
- Quan sát, tham khảo, rút kinh nghiệm.
II- Cách vẽ:
- Xác định bố cục
- Phác mảng hình: mảng to – nhỏ, mảng chính- phụ.
- Vẽ chi tiết và tô màu.
Hoạt động 3: Hướng dẫn học sinh làm bài
- Bao quát lớp, hướng dẫn HS luyện tập.
-Theo dõi, góp ý cho những em có ý tưởng tốt và gợi ý, giúp đỡ những em còn lúng túng trong cách tìm nội dung, hình mảng và xây dựng bố cục.
- Làm bài.
III - Hướng dẫn học sinh làm bài
Vẽ một bức tranh có đề tài Giữ gìn vệ sinh môi trường.
3. Đánh giá kết quả học tập
- GV tìm và trưng bày một số bài vẽ đạt và chưa đạt cho học sinh tự nhận xét bài của nhau và đánh gía, xếp loại theo cảm nhận riêng.
4. Hướng dẫn luyện tập tại nhà
Về nhà hoàn thiện nốt bài. Chuẩn bị cho bài sau
Lớp 7A Tiết (theo TKB)..ngày dạy..sĩ số.vắng...
Lớp 7B Tiết (theo TKB)..ngày dạy..sĩ số.vắng...
Bài 21
Một số tác giả và tác phẩm tiêu biểu
của mĩ thuật việt nam từ cuối thế kỉ XIX ĐếN nĂm 1954
I/ mục tiêu :
- HS biết được vài nét cơ bản về sự nghiệp đóng góp của một số hoạ sĩ đối với nền văn học nghệ thuật
- HS biết thêm các chất liệu trong mĩ thuật.
- HS yêu quý và trân trọng gìn giữ các thành tựu của MT VN.
II/ ChuẩN Bị :
1. GV: Sưu tầm các ảnh chụp ,tài liệu liên quan.
2. HS: Sưu tầm tranh ảnh ,tài liệu liên quan.
Iii/ tiến trình dạy học
1. Kiểm tra bài cũ.
2. Giới thiệu bài mới:
Hoạt động
của giáo viên
Hoạt động
của học sinh
Nội dung ghi bảng
Hoạt động 1 :Tìm hiểu vài nét về tiểu sử một số hoạ sĩ
- Gọi 1 HS đọc bài.
- Giới thiệu về cuộc sống sự nghiệp của hoạ sĩ Nguyễn Phan Chánh
- Giới thiệu tranh của họa sĩ Nguyễn Phan Chánh.
? Nguyễn Phan Chánh chuyên vẽ thể loại tranh gì ?
? Em hãy kể tên những tác phẩm tiêu biểu của họa sĩ ?
- Kết luận :
- Giới thiệu về họa sĩ Tô Ngọc Vân :
" Trên tiền dồ vẻ vang của mĩ thuật Việt Nam, Tô Ngọc Vân là người đặt nền móng đầu tiên và góp vào đó nhiều công phu xây đắp. Hình ảnh Tô Ngọc Vân là hình ảnh tươi sáng không bao giờ phai nhạt trong lòng mỗi người nghệ sĩ Việt Nam" ( Trần Văn Cẩn).
?Họa sĩ Tô Ngọc Vân sinh năm nào và tại đâu?
? Cuộc đời sáng tác của ông có thể chia làm mấy giai đoạn?
?Giai đoạn đầu ông vẽ đề tài gi?
?Hãy kể tên những tác phẩm trong giai đoạn này?
- Giới thiệu một số tác phẩm của Tô Ngọc Vân thời kì này cho Hs quan sát.
?Giai đoạn sau khi CMT8 thành công, ông vẽ đề tài gi?
- Bổ sung, trình bày.
?Hãy kể tên những tác phẩm trong giai đoạn này?
- Giới thiệu một số tác phẩm của Tô Ngọc Vân thời kì này cho HS quan sát.
? Nhà nước đã trao tặng ông giải thưởng gì ?
- Giới thiệu về cuộc đời, sự nghiệp của Đỗ Cung.
? Họa sĩ Nguyễn Đỗ Cung sinh năm bao nhiêu và tốt nghiệp trường nào?
- Trình bày bổ sung.
? Em hãy kể tên một số tác phẩm của họa sĩ Nguyễn Đỗ Cung ?
- Giới thiệu một số tác phẩm cho Hs quan sát.
GVGiới thiệu về cuộc đời ,sự nghiệp của Diệp Minh Châu.
? Họa sĩ Diệp Minh Châu sinh năm nào và tại đâu ?
- ?Sau khi hòa bình lặp lại, ông công tác tại đâu ?
?Ông được Nhà nước trao tặng giải thưởng gì
- Thuyết trình.
- Thực hiệu yêu cầu của GV.
- Lắng nghe, tư duy.
- Quan sát, tư duy và ghi vở.
- Tư duy, trả lời và ghi vở.
- Tư duy, trả lời và ghi vở.
- Lắng nghe, tư duy và ghi vở.
- Lắng nghe, tư duy và ghi vở..
- Tư duy, trả lời và ghi vở.
- Tư duy, trả lời và ghi vở.
- Tư duy, trả lời và ghi vở.
- Tư duy, trả lời và ghi vở
- Quan sát, tư duy.
- Tư duy, trả lời và ghi vở.
- Lắng nghe, tư duy và ghi vở.
- Tư duy, trả lời và ghi vở.
- Quan sát, tư duy.
- Tư duy, trả lời và ghi vở.
- Lắng nghe, tư duy và ghi vở.
- Tư duy trả lời và ghi vở.
- Lắng nghe, tư duy và ghi vở.
- Tư duy trả lời và ghi vở.
- Quan sát, tư duy.
- Lắng nghe, tư duy và ghi vở.
- Tư duy, trả lời và ghi vở.
- Tư duy, trả lời và ghi vở.
- Tư duy, trả lời và ghi vở.
- Lắng nghe, tư duy và ghi vở.
1. Hoạ sĩ Nguyễn Phan Chánh:
- Sinh năm 1892 tại làng Tiền Bạt, xã Trung Tiết, huyện Thạch Hà tỉnh Hà Tĩnh. Là sinh viên khoá một trường CĐ MT Đ D
- Ông chuyên vẽ tranh lụa. Tranh lụa của ông thường làm rung động lòng người bởi tình cảm chân thực, giản dị, trữ tình, thể hiện đậm đà tâm hồn Việt Nam
* Những tác phẩm nổi tiếng :
- Chơi ô ăn quan,Rửa rau cầu ao
- Hái rau muống
- Ngoài ra ông còn có những tác phẩm khác.
- Hoạ sĩ Nguyễn Phan Chánh là người có công lớn đối với tranh
2. Hoạ sĩ Tô Ngọc Vân :
- Sinh ngày 18 tháng 12 năm 1906 tại Hà Nội, ông là hoạ sĩ rất thành công trong chất liệu sơn dầu, tranh của ông không đơn giản là sao chép vẻ đẹp thiên nhiên mà qua đó gửi gắm nỗi lòng người nghệ sĩ.
- Cuộc đời sáng tác của ông chia làm 2 giai đoạn:
+ Giai đoạn đầu, ông chủ yếu vẽ mô tả vẻ đẹp duyên dáng đài các của các thiếu nữ thị thành. *Những tác phẩm nổi tiếng thời kì này là:
Thiếu nữ bên hoa huệ(1943), Hai thiếu nữ và em bé( 1944), Thiếu nữ bên hoa sen( 1944).
+ Từ sau khi cách mạng Tháng Tám: ông chuyển hẳn sang vẽ những chị nông dân, những anh vệ quốc đoàn, Ông là hiệu trưởng đầu tiên của trường Mĩ thuật kháng chiến mở ở chiến khi Việt Bắc.
*Những tác phẩm nổi tiếng của ông thời kì này:
Nghỉ chân bên đồi( sơn mài -1948),
Hai chiến sĩ( màu nước-1949), và nhiều bức kí hoạ và phác thảo hoàn chỉnh được vẽ vào năm 1954 : Đi học đêm, Con trâu quả thực, Lên đèo...
Hoạ sĩ Tô Ngọc Vân mất năm 1954 khi cuộc kháng chiến chống Pháp đang đến hồi kết, khi sự nghiệp sáng tác của ông đang rực rỡ.
Tô Ngọc Vân được Nhà nước trao tặng danh hiệu liệt sĩ. Năm 1996 ông được trao tặng giải thưởng Hồ Chí Minh về VN- NT.
3. Hoạ sĩ Nguyễn Đỗ Cung:
- Sinh 1912 tại Hà Nội, tốt nghiệp tại trường CD MT Đông Dương năm 1934.
- Sau cách mạng tháng 8 ễng là đại biểu Quốc hội khoỏ I, hoạt động trong Hội Văn hoỏ Cứu quốc, hoà bình lặp lại Ông được bầu làm viện trưởng viện bảo tàng MTVN.
* Một số tác phẩm:
""Du kích tập bắn"(Bột màu 1947), "Làm kíp lựu đạn"(Bột maù 1947), "Học hỏi lẫn nhau"(Sơn dầu 1960),"Tan ca mời chị em đi họp để thi thợ giỏi"( Sơn dầu -giải A triển lãm mĩ thuật năm 1976)...
4. Nhà điêu khắc – họa sĩ Diệp Minh Châu :
Nhà điờu khắc - họa sĩ Diệp Minh Chõu sinh năm 1919 tại Nhơn Thạch, Bến Tre, tốt nghiệp trường Cao đẳng Mỹ thuật Đụng dương năm 1945. ễng là họa sĩ tiờu biểu cho thế hệ cỏc họa sĩ Miền Nam đi theo khỏng chiến với niềm tin mónh liệt vào Đảng và Bỏc Hồ.
Hoà bình lặp lại Ông giảng dạy tại trường CĐ MT Việt Nam.
Năm 1996 Nhà nước phong tặng ụng Giải thưởng Hồ Chớ Minh về Văn học nghệ thuật. ễng qua đời ngày 12 thỏng 7 năm 2002 tại thành phố Hồ Chớ Minh, hưởng thọ 83 tuổi.
Gia đỡnh ụng đó mở nhà lưu niệm mang tờn ụng để tưởng nhớ.
Hoạt động 2: tìm hiểu sơ lược một số tác phẩm của các họa sĩ:
- Giới thiệu về tranh ‘chơi ô ăn quan”
? Tranh vẽ về trò chơi gì?
? Gam màu nào là gam màu chủ đạo của bức tranh?
Toàn tranh là 1 màu nâu ấm áp, đậm đà trong nhiều sắc màu nóng lạnh tinh tế. Trên nền của nền nâu xám, cả 4 nhân vật được thể hiện bằng những mảng màu phẳng đậm. Tất cả được sắp xếp tạo thành bố cục chặt chẽ, chắc chắn. Bằng cách dải các mảng màu sáng tạo thành nhịp điệu và tập chung vào trọng tâm của tác phẩm: Đó là khoảng trống giữa các nhân vật, ở đó hiện lên bàn ô ăn quan. Mọi cặp mắt đều hướng theo tay em bé đang dải quân. Bố cục tranh dường như dồn về một phía. Nhưng những miếng nâu đậm, tròn của bàn ô ăn quan đặc kéo mảng đậm, nối mối quan hệ các nhân vật và làm hài hoà cân đối cho bố cục tranh. Trên nền tranh còn những hàng chữ nho màu đậm vừa góp phần tạo nên sự cân đối trong bố cục tranh vừa gợi ta nhớ về những bức tranh đan gian Đông Hồ, Hàng Trống xưa. Cái đẹp của tranh "Chơi ô ăn quan" chính ở sự sắp xếp, cân đối và nhịp điệu các mảng màu đậm nâu đen tinh tế về sắc độ. Đồng thời đẹp ở sự tương phản của các mảng sáng tối và sự gần gũi, ấm áp trong trò chơi dân gian. Ngoài ra, nền lụa cũng góp phần tạo nên sự độc đáo cho tranh của hoạ sĩ Nguyễn Phan Chánh
- Treo tranh và giới thiệu về tranh “Dừng chân bên đồi”
Phân tích về hình ảnh, chất liệu, bố cục.
- Treo tranh và giới thiệu về tranh ‘Du kích tập bắn’
"Du kớch tập bắn" là một tỏc phẩm bằng chất liệu bột màu, trực tiếp ghi lại buổi tập bắn của một tổ du kớch gồm cú cả cụng nhõn, nụng dõn... bằng bố cục động, cỏc nhõn vật được phủ đầy ỏnh nắng trờn bói tập thoỏng đóng và hũa sắc xanh thẳm của cõy cối, xúm làng xa xa gợi nhiều cảm xỳc cho người xem, khiến ta khụng thể coi đõy là một bức ký họa. Họa sĩ Nguyễn Sỹ Ngọc đó nhận xột về bức tranh này là "... một tuyờn bố về phương phỏp nghệ thuật... vẽ bằng bột màu nhưng lại nhuần nhị hơn chất liệu sơn dầu..."
- Treo và giới thiệu về tranh ‘Bác Hồ với các cháu thiếu nhi Nam – Trung – Bắc’
? Bức tranh được vẽ bằng chất liệu gì?
- Giới thiệu, phân tích về hình ảnh chất liệu bố cục cách thể hiện mầu sắc.
- Thuyết trình: Trong dịp mừng lễ Độc lập năm 1947, Diệp Minh Chõu đó chớch mỏu từ cỏnh tay mỡnh vẽ Bỏc Hồ với ba em nhỏ Bắc - Trung - Nam trờn tấm lụa chiến lợi phẩm của bộ đội ta. Phớa dưới tranh cũn cú dũng chữ: "Thay mặt cho văn nghệ sĩ khỏng chiến Nam Bộ, con xin kớnh dõng Cha già Hồ Chớ Minh một bức tranh đẹp nhất của đời con, và cũng là "tỏc phẩm" mà do chớnh Cha đó tạo nờn".
- Quan sát, tư duy.
- Tư duy, trả lời.
- Tư duy, trả lời.
- Quan sát, tư duy.
- Quan sát, tư duy và ghi vở.
- Quan sát, tư duy và ghi vở.
- Quan sát, lắng nghe, tư duy và ghi vở.
- Quan sát, lắng nghe, tư duy và ghi vở
- Tư duy, trả lời và ghi vở.
- Quan sát, lắng nghe, tư duy và ghi vở
- Quan sát, lắng nghe, tư duy và ghi vở
II –Một số tác phẩm:
1. Tranh “chơi ô ăn quan “của hoạ sĩ Nguyễn Phan Chánh:
- Vẽ cảnh 4 em bé trong trang phục áo yếm, tóc vấn khăn mỏ quạ đang chơi 1 trò chơi dân gian.
- Hình ảnh được sắp xếp chặt chẽ với gam mầu chủ đạo là gam mầu nâu.
2. Bức tranh sơn mài “Dừng chân bên đồi “của Tô Ngọc Vân
- Tranh diễn tả phút nghỉ ngơi thư giãn trên đường đi chiến dịch .
- Tranh được vẽ đơn giản về đường nét, màu sắc .
3. Tranh mầu bột “Du kích tạp bắn “của Nguyễn Đỗ Cung
- Vẽ năm 1947 ghi lại một buổi tập bắn của du kích La- hai.
- Mầu sắc hài hoà, trong sáng ,các nhân vật ở nhiều tư thế khác nhau tạo nên vẻ sinh động cho bức tranh .
4. Tranh lụa “Bác Hồ với các cháu thiếu nhi Nam – Trung – Bắc’ của Diệp Minh Châu
- Tranh được vẽ bằng máu của hoạ sĩ .
- Bằng nét vẽ đơn giản đã thể hiện được tình cảm đối với các cháu thiếu nhi. Bức tranh chỉ có một màu. nhưng do các độ đậm nhạt bằng nét vẽ nên bức tranh trở nên sinh động và hấp dẫn.
3. Đánh giá kết quả học tập:
- Đặt câu hỏi củng cố kiến thức cho HS.
- Nhận xét giờ học.
4. Hướng dẫn luyện tập tại nhà:
- HS họcvà chuẩn bị bài sau.
Lớp 7B Tiết Ngày Sĩ số:
Lớp 7A Tiết Ngày Sĩ số:
Tiết 22 bài 22:
Tranh trí đĩa tròn
I/ mục tiêu :
-HS biết cách xắp xếp hoạ tiết hình tròn
Biết cách sắp xếp chọn mầu và trang trí được đĩa tròn
II/ChuẩN Bị :
1. GV:chuẩn bị một số đĩa tròn thật
Bài vẽ của HS năm trước .
2. HS:Giấy vẽ, bút chì màu
Iii/tiến trình dạy học
1. ổn định tổ chức lớp, kiểm tra bài cũ.
2. Giảng bài mới
Hoạt động
của giáo viên
Hoạt động
của học sinh
Nội dung ghi bảng
Hoạt động 1 : Hướng dẫn học sinh quan sát nhận xét
- Giới thiệu một số đĩa tròn
- Đặt một số câu hỏi về :
+Các loai hoạ tiết
+Màu sắc trong đĩa để HS thấy được sự đa giạng của các loại hoạ tiết
- Yêu cầu HS nêu ra một số hoạ tiết thường gặp trong tranh trí đĩa tròn
- Quan sát
- Tư duy trả lời câu hỏi.
- Lắng nghe, tư duy.
- Tư duy, trả lời.
I - quan sát nhận xét
- Hoạ tiết rất đa dạng :Hoa lá ,chim ,thú ,phong cảnh
- Nguyên tắc sắp xếp: có thể là đối xứng, xen kẽ, tự do
- Đĩa tròn thường sử dụng để bày thức ăn hoặc để trang trí trong gia đình
Hoạt động 2 +3 : Hướng dẫn học sinh cách vẽ và luyện tập
GV :Yêu cầu HS nhắc lại cách vẽ một số bài trang trí
GV:Vẽ minh hoạ trên bảng theo từng bước
+Vẽ hình tròn
-Vẽ các trục mảng
-Vẽ hoạ tiết và tô màu.
- Phân tích kĩ về mảng chính, phụ và màu sắc
- Cho HS vẽ bài thực hành vào giấy A4
- Theo dõi,giúp đỡ HS còn lúng túng khi vẽ bài thực hành.
- Trả lời câu hỏi
- Chú ý quan sát, tư duy và ghi vở.
- Chú ý quan sát, tư duy và ghi vở.
- Chú ý quan sát, tư duy và ghi vở.
- HS vẽ bài thực hành vào giấy A4
- Tư duy tích cực thể hiện bài vẽ.
II- Cách trang trí
1/ Vẽ khung hình
- Vẽ hình tròn.
2/ Tìm mảng:
Mảng chính( mảng to )
Mảng phụ (Mảng nhỏ )
Có nhiều cách tìm mảng.
VD: hình tròn, hình vuông .....
3 /Tìm hoạ tiết:
- Chọn những hoạ tiét đẹp như: Tôm, cua, cá, sóng, nước, phong cảnh, hoa, lá...
4/ Vẽ màu:
- Vẽ màu phải phù hợp với hoạ tiết trang trí
- Vẽ đường tròn và các trục ngang dọc ,chéo
- Xác định mảng cho hoạ tiết hoa, lá chim muông thú
-Vẽ hình vào mảng chính phụ
Vẽ màu cho phù hợp
III – Luyện tập
- Trang trí một đĩa tròn đường kính 16 cm. Màu sắc và hoạ tiết tự chọn.
3. Đánh giá kết quả học tập
- GV tìm và trưng bày một số bài vẽ đạt và chưa đạt cho học sinh tự nhận xét bài của nhau và đánh gía, xếp loại theo cảm nhận riêng.
4. Hướng dẫn luyện tập tại nhà
Về nhà hoàn thiện nốt bài. Chuẩn bị cho bài sau
Lớp dạy7B Tiết (theo TKB) ngày dạy....... sĩ sốvắng..
Lớp dạy7A Tiết (theo TKB)ngày dạy......sĩ số....Vắng.
Tiết 23 Bài 23 :
Cái ấm tích và cái bát
(vẽ hình)
I/ mục tiêu :
- HS biết được cấu trúc và biết các vẽ cái ấm tích, cái bát.
- Vẽ được hình gần giống mẫu.
- Ham thích, thích tìm tòi những vẻ đẹp bình dị ngay trong đời sống thường ngày.
II/ChuẩN Bị :
1. GV
- Mẫu vẽ (cái ấm tích và cái bát).
- Hính minh hoạ các bước tiến hành .
- Bài vẽ của HS năm trước .
2. HS: Giấy vẽ ,bút chì ,tẩy ,
Iii/tiến trình dạy học
1. ổn định tổ chức lớp, kiểm tra bài cũ : thu bài vẽ tiết trước.
2. Giảng bài mời
Hoạt động
của giáo viên
Hoạt động
của học sinh
Nội dung ghi bảng
Hoạt động 1 :Hướng dẫn học sinh quan sát nhận xét
- Bày mẫu
-Yêu cầu HS nhận xét và bầy mẫu lại cho hợp lí .
- Yêu cầu HS nhận xét về :
? Khung hình chung
? Khung hình riêng
? Mẫu gồm mấy vật?
? Cái ấm gồm mấy bộ phận?
? Cái bát gồm mấy bộ phận?
? Chất liệu của mẫu vật được làm bằng gì?
? Em hãy so sánh tỉ lệ của bát với ấm tích? cao gấp mấy lần?
- Các vị trí vòi quai, độ đậm nhạt ở ấm tích và bát.
- Chú ý , quan sát mẫu.
- Quan sát, tư duy, nhận xét mẫu vẽ .
- Quan sát, tư duy, nhận xét mẫu vẽ .
- Quan sát, tư duy, nhận xét mẫu vẽ .
- Quan sát, tư duy, nhận xét mẫu vẽ .
- Quan sát, tư duy, nhận xét mẫu vẽ .
- Quan sát, tư duy, nhận xét mẫu vẽ .
I - quan sát nhận xét
- Gồm 2 vật: Cái ấm tích và cái bát
- Sáu bộ phận Quai, nắp, thân, vòi ấm tích, vai, đáy.
- Miệng, thân đáy
- Làm bằng sứ, tráng men.
- Cái ấm có chiều cao lớn hơn
- Cao gấp 2 lần
-Xác định hướng của ánh sáng chiếu vào .
-Tìm độ đậm nhạt ở ấm tích và bát .
Hoạt động 2 :Hướng dẫn học sinh cách vẽ và luyện tập
- Yêu cầu HS nhắc lại các bước vẽ theo mẫu
- Cho HS quan sát hình minh hoạ các bước tiến hành vẽ theo mẫu
- Cho HS quan sát bài vẽ năm trước và yêu cầu HS nhận xét
- Theo dõi bao quát lớp, động viên, giúp đỡ HS vẽ bài.
Trả lời câu hỏi
Quan sát
Xem bài vẽ
- Vẽ bài thực hành
II – Cách vẽ:
- Xác định khung hình chung và khung hình riêng .
-Vẽ phác thân ấm và bát bằng các nét thẳng .
-Vẽ chi tiết bằng nét cong trên các nét đã vẽ phác.
- Vẽ đậm nhạt theo chiều ánh sáng.
III – Luyện tập:
Vẽ cái ấm tích và cái bát.
3. Đánh giá kết quả học tập
- GV tìm và trưng bày một số bài vẽ đạt và chưa đạt cho học sinh tự nhận xét bài của nhau và đánh gía, xếp loại theo cảm nhận riêng.
4. Hướng dẫn luyện tập tại nhà
Về nhà hoàn thiện nốt bài. Chuẩn bị cho bài sau
Lớp dạy7B Tiết (theo TKB) ngày dạy....... sĩ sốvắng..
Lớp dạy7A Tiết (theo TKB)ngày dạy......sĩ số....Vắng.
Tiết 24 Bài 24 :
Cái ấm tích và cái bát
(vẽ đậm nhạt)
I/ mục tiêu :
- HS biết được cấu trúc và biết cách vẽ đậm nhạt cái ấm tích, cái bát.
- Vẽ được đậm nhạt của hình gần giống mẫu.
- Ham thích, thích tìm tòi những vẻ đẹp bình dị ngay trong đời sống.
II/ChuẩN Bị :
1. GV
- Mẫu vẽ (cái ấm tích và cái bát).
- Hính minh hoạ các bước tiến hành .
- Bài vẽ của HS năm trước .
2. HS: Giấy vẽ ,bút chì ,tẩy ,
Iii/tiến trình dạy học
1. ổn định tổ chức lớp, kiểm tra bài cũ : thu bài vẽ tiết trước.
2. Giảng bài mời
Hoạt động
của giáo viên
Hoạt động của học sinh
Nội dung ghi bảng
Hoạt động 1 : Hướng dẫn HS quan sát nhận xét
- Đặt mẫu vẽ như giờ trước.
-Yêu cầu HS nhận xét về :
+Nguồn sáng ?
+Hình mảng của độ đậm nhạt ?
+Vị trí đậm nhất ,độ đậm nhạt và chiếu sáng .
- Nhận xét, giảng giải.
+Độđậm nhạt ở cái bát và cái ấm chuyển như thế nào?
- Tư duy, quan sát mẫu vẽ
- Tư duy, trả lời câu hỏi
-Tìm và so sánh độ đậm nhạt của cái bát và ấm tích .
I- Quan sát và nhận xét
+Nguồn sáng chiếu tới mẫu
+Các độ sáng tối của mẫu
+Chất liệu của mẫu.
Hoạt động 2+3 : Hướng dẫn HS cách vẽ bài và luyện tập
- Yêu cầu HS nhắc lại các bước vẽ theo mẫu .
- Cho HS quan sát hình minh hoạ các bước tiến hành vẽ theo mẫu
- Cho HS quan sát bài vẽ năm trước và yêu cầu học hinh nhận xét rút kinh nghiệm.
- Cho HS vẽ bài thực hành.
- Bao quát lớp, theo dõi động viên Hs vẽ bài.
- Tư duy tái hiện trả lời câu hỏi.
Quan sát ,xem bài vẽ
- Nhận xét bài vẽ
- Tư duy, vẽ bài thực hành.
II – Cách vẽ
1/ Phác mảng đậm nhạt theo hình khối của mẫu.
2/ Chiều hướng nét vẽ thay đổi theo cấu trúc của mẫu.
3/ Vẽ đậm nhạt thể hiện không gian, ánh sáng, chất liệu.
Vẽ đậm trước, so sánh để tìm ra độ
đậm, đậm vừa và nhạt.
Nét vẽ dày thưa đan xen nhau.
III- Luyện tập
- Vẽ cái ấm
File đính kèm:
- mi thuat 7 ky 2.doc