1.1. Kiến thức:
- Ý nghĩa, tầm quan trọng của việc đọc sách và phương pháp đọc sách.
- Phương pháp đọc sách cho có ý nghĩa.
1.2. Kỹ năng:
- Biết cách đọc- hiểu một văn bản dịch( không sa đà vào phân tích ngôn từ.
- Nhận ra bố cục chặt chẽ, hệ thống luận điểm rõ ràng trong một văn bản nghị luận.
- Rèn luyện thêm cách viết một bài văn nghị luận.
1.3. Thái độ: : Giáo dục học sinh niềm say mê đọc sách, ghi chép những nội dung cần thiết để làm tư liệu, chọn sách phù hợp để đọc.
208 trang |
Chia sẻ: lephuong6688 | Lượt xem: 729 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Bài giảng môn Ngữ văn lớp 9 - Bài 18 - Tiết 91, 92 - Tuần 20: Bàn về đọc sách ( trích – Chu Quang Tiềm), để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
BÀN VỀ ĐỌC SÁCH
( Trích – Chu Quang Tiềm)
Bµi : 18. TiÕt: 91,92 .
Tuần d¹y: 20
ND:4/1/2011
I. MỤC TIÊU:
1.1. Kiến thức:
- Ý nghĩa, tầm quan trọng của việc đọc sách và phương pháp đọc sách.
- Phương pháp đọc sách cho có ý nghĩa.
1.2. Kỹ năng:
- Biết cách đọc- hiểu một văn bản dịch( không sa đà vào phân tích ngôn từ.
- Nhận ra bố cục chặt chẽ, hệ thống luận điểm rõ ràng trong một văn bản nghị luận.
- Rèn luyện thêm cách viết một bài văn nghị luận.
1.3. Thái độ: : Giáo dục học sinh niềm say mê đọc sách, ghi chép những nội dung cần thiết để làm tư liệu, chọn sách phù hợp để đọc.
II.träng t©m:
- Ý nghĩa, tầm quan trọng của việc đọc sách và phương pháp đọc sách.
- Phương pháp đọc sách cho có ý nghĩa.
- Rèn luyện thêm cách viết một bài văn nghị luận.
III. CHUẨN BỊ:
1. Giáo viên: Bảng phụ ghi câu hỏi trắc nghiệm.
2. Học sinh:
- Đọc kỹ văn bản và chú thích.
- Trả lời câu hỏi SGK/6, 7.
- Đọc ghi nhớ.
- Trả lời câu hỏi phần luyện tập.
V. TIẾN TRÌNH:
1/ Oån định tổ chức: Kiểm tra sĩ số lớp.
9A1:
9A2:
2/ Kiểm tra miƯng:
Kiểm tra sự chuẩn bị của 3 học sinh.
3/ Bài mới:
GV giới thiệu bài:
Hoạt động của giáo viên và học sinh
Nội dung bài học
* GV giới thiệu xuất xứ của văn bản?
- Là bản dịch của Chu Quang Tiềm, học giả Trung Quốc, trích “ Danh nhân Trung Quốc bàn về niềm vui , nỗi buồn của việc đọc sách ( Bắc Kinh 1995 – GS Trần Đình Sử dịch).
? Văn bản thuộc thể loại nào? Dựa vào yếu tố nào để xác định?
- Văn nghị luận ( vấn đề xã hội)
- Dựa vào hệ thống luận điểm , cách lập luận và tên văn bản để xác định văn bản.
* GV hướng dẫn học sinh cách đọc: giọng tâm tình, trò chuyện.
* GV đọc mẫu, gọi HS đọc.
? Tìm bố cục của văn bản? ( 3 phần )
- F1: “Từ đầu ..thế giới mới”: Sự cần thiết và ý nghĩa của việc đọc sách.
- F2: “ Tiếp tiêu hao lực lượng”: khó khăn và nguy hại, cách đọc sách sai lệch hiện nay.
- F3: Còn lại: Phương pháp chọn sách và đọc sách.
?Tác giả lí giải tầm quan trọng và sự cần thiết của việc đọc sách đối với mỗi người như thế nào?
- Lí giải bằng cách đặt nó trong mối quan hệ với học vấn của con người.
? Mối quan hệ của đọc sách và học vấn ra sao?
- Sách là kho tàng quí báu lưu giữ tinh thần nhân loại , cột mốc ghi dấu sự tiến hóa nhân loại.
? Trong thời đại ngày nay để trau dồi học vấn , ngoài đọc sách còn con đường nào khác?
? So sánh để tìm ra tầm quan trọng và ý nghĩa của việc đọc sách hiện nay?
- Đọc sách là trả nợ quá khứ. Đọc sách là chuẩn bị hành trang để tiến bộ.
? Em hiểu ntn về câu kết đoạn?
- Văn hoá nghe nhìn, thực tế cuộc sống là những con đường học tập quan trọng nhưng không thay thế được việc đọc sách.
- Câu kết đoạn không thể thu được các thành tựu mới trên con đường phát triển học thuật nếu như không biết kế thừa thành tựu các thời đã qua.
? Em có nhận xét gì về cách lập luận của tác giả?
- Nêu luận điểm và lập luận, lí lẽ chặt chẽ, thực tế, thuyết phục.
* Gọi HS đọc đoạn 2.
? Hai cái hại trong việc nghiên cứu , trau dồi học vấn, đọc sách là gì? Tác hại?
- Sách hiện nay được xuất bản quá nhiều -> đọc nhiều không hiểu kĩ.
- So sánh cách đọc xưa và nay.
-Lối học ấy vô bổ, phí thời gian công sức ( so sánh như ăn uống vô tội vạ, đọc mà không tiêu hóa được)
=> Như đánh trận, như kẻ trọc phú khoe của.
? Đọc sách có dễ không? Tại sao cần lựa chọn sách khi đọc?
- Không dễ vì quá nhiều, do đó dễ xa vào lối “ ăn tươi nuốt sống” , không kịp tiêu hóa, không biết nghiền ngẫm.
? Theo tác giả ta nên chọn sách như thế nào?
? Em hiểu như thế nào về sách phổ thông, sách chuyên môn?
- Sách phổ thông: là những kiến thức căn bản cần cho tất cả mọi người.
- Sách chuyên môn: dành cho những người người chuyên nghiên cứu về một ngành nào đó, chuyên sâu.
? Theo tác giả , cách đọc sách đúng đắn nhất là như thế nào?
? Cái hại của việc đọc sách hời hợt chế giễu ra sao?
- Đọc kĩ, có suy nghĩ không đọc hời hợt lừa mình dối người, đó là phẩm chất tầm thường, thấp kém.
- Đọc lần đầu lướt qua khái quát.
- Đọc mục lục, lời nói đầu nắm nội dung bố cục.
- Đọc , ghi chép.
* Thảo luận: ( 7 phút) : Theo tác giả mối quan hệ giữa học vấn phổ thông và chuyên môn như thế nào?
- Không quá nặng chuyên môn , xem thường phổ thông. Giữa chúng có quan hệ chặt chẽ.
- Đào sâu chuyên môn , chuột chui sừng trâu.
- Đọc rộng, đọc sâu liên quan nhau.
- Đọc sách là cuộc chuẩn bị âm thầm, gian khổ. Đọc để làm người..
? Em có nhận xét gì về nội dung vấn đề và cách lập luận , trình bày của tác giả?
- Nội dung các lời bàn, cách trình bày thấu tình , đạt lý, nhận xét xác đáng, ví dụ rõ ràng, so sánh dễ hiểu.
- Bố cục chặt chẽ, có tính thuyết phục , hấp dẫn cao với người đọc.
? Nêu những nét nghệ thuật nổi bật trong văn bản?
* Gọi học sinh đọc ghi nhớ SGK trang 7.
? Gọi học sinh đọc phần luyện tập và làm vào vở bài tập?
I/ Đọc – hiểu văn bản:
1. Đọc:
2. chú thích:
- Tác giả:
- Tác phẩm:
-Từ khó:
II/ Phân tích văn bản:
1. Tầm quan trọng và ý nghĩa cần thiết của việc đọc sách:
- Đọc sách là quan trọng đối với học vấn.
- Sách là một thứ lưu giữ kiến thức quí báu của nhân loại.
- Đọc sách là cách tích luỹ và nâng cao vốn tri thức của con người.
- Đọc để học tập kế thừa và phát huy vốn tri thức của từng thời đại.
Sách là kho tàng nhân loại.
Đ - Đọc sách là con đường phát triển quan trọng.
2. Hai cái hại của học vấn thường gặp khi đọc sách:
- Sách nhiều đọc không chuyên sâu, không nghiền ngẫm và tiêu hoá hết ( đọc không kĩ ).
- Sách nhiều khó chọn lựa, lãng phí mất thời gian với những quyển không thật có ích.
So sánh một cách lí thú.
3. Cách chọn sách và đọc sách đúng đắn, có hiệu quả:
a/ Cách chọn sách:
- Chọn cho tinh, không nhiều.
- Có mục đích, không tùy hứng.
- Đọc sách có liên quan + sách phổ thông.
b/ Cách đọc sách:
Đọc kĩ , có suy nghĩ phân tích.
Không đọc hời hợt.
Đọc – ghi chép.
Đọc sách để làm người chớ không là con mọt sách.
4 Nghệ thuâït:
- Lặp luận chặt chẽ, sinh động.
- Bố cục hợp lí, lô gíc.
- Cách viết giàu hình ảnh so sánh, ví von, có tính thuyết phục cao.
* Ghi nhớ sgk trang 7.
III/ Luyện tập:
BT:VBT
- Phát biểu điều mà em thấm thía nhất khi đọc bài văn.
4/ Câu hỏi, bài tập củng cố:
1. Sách có tầm quan trọng và ý nghĩa gì?
a. Lưu giữ kiến thức và cung cấp tri thức cho con người.
b. Sách bán được nhiều tiền.
c. Sách có nhiều làm tôn vẻ trí thức cho mọi gia đình.
d. Các ý trên đều đúng.
2. Nghệ thuật của văn bản?
a. Lí lẽ sắc sảo, dẫn chứng sinh động.
b. Dẫn chứng phong phú, câu văn giàu hình ảnh.
c. Sử dụng phép so sánh và nhân hoá.
d. Giọng văn biểu cảm, giàu biện pháp tu từ.
3. Qua cách phân tích của tác giả , em cần chọn và đọc sách như thế nào để đạt hiệu quả?
- Chọn sách: chú ý sách chuyên sâu.
- Chọn cho tinh, không nhiều.
- Có mục đích, không tùy hứng.
- Đọc kĩ , có suy nghĩ.
- Đọc – ghi chép.
5/ Hướng dẫn học sinh tự học:
* Đối với bài học ở tiết học này:
-Học thuộc nội dung bài theo các phần đã phân tích.
- Làm tiếp phần luyện tập ( nếu chưa xong).
* Đối với bài học ở tiết học tiếp theo: Khởi ngữ:
- Đặc điểm và công dụng của khởi ngữ.
- Làm phần luyện tập vào VBT.
- Tìm thêm một số ví dụ là khởi ngữ.
V. Rút kinh nghiệm:
* Nội dung:
..............................................................................................................................
..............................................................................................................................
..............................................................................................................................
* Phương pháp:
... ...........................................................................................................................
... ...........................................................................................................................
... ...........................................................................................................................
* * Sử dụng thiết bị, đồ dùng dạy học:
..............................................................................................................................
..............................................................................................................................
..............................................................................................................................
KHỞI NGỮ
Bµi : 18. TiÕt: 93 .
Tuần d¹y: 20
ND:5/1/2011
I. MỤC TIÊU:
1.1. Kiến thức:
- Đặc điểm của khởi ngữ.
- Công dụng của khởi ngữ.
1.2. Kỹ năng:
- Nhận diện khởi ngữ ở trong câu.
- Đặt câu có khởi ngữ.
1.3. Thái độ: Vận dụng đúng khởi ngữ khi nói, viết.
II.träng t©m:
- Đặc điểm của khởi ngữ.
- Công dụng của khởi ngữ.
- Đặt câu có khởi ngữ.
III. CHUẨN BỊ:
1. Giáo viên: Bảng phụ ghi nội dung phần I SGK/ 7
2. Học sinh:
- Đặc điểm và công dụng của khởi ngữ.
- Làm phần luyện tập vào VBT.
- Tìm thêm một số ví dụ là khởi ngữ.
V. TIẾN TRÌNH:
1/ Oån định tổ chức: Kiểm tra sĩ số lớp.
9A1:.
9A2:.
2/ Kiểm tra miƯng:
Kiểm tra sự chuẩn bị của 3 học sinh.
3/ Bài mới:
GV giới thiệu bài:
Hoạt động của giáo viên và học sinh
Nội dung bài học
* Gọi HS đọc phần 1 SGK
? Phân biệt các từ ngữ in đậm với chủ ngữ trong câu về vị trí trong câu và quan hệ với vị ngữ ?
VD 1 : Còn anh, anh không kìm nổi xúc động
VD 2 : Giàu, tôi cũng giàu rồi.
F Khởi ngữ đứng trước chủ ngữ. Báo trước nội dung thông tin.
VD 3 : Về các thể văn trong lĩnh vực văn nghệ , chúng ta có thể tin ở tiếng ta.
? Vậy thế nào là khởi ngữ ?
? Trước khởi ngữ [ các từ in đậm có ( hoặc có thể thêm ) những quan hệ từ nào ] ?
{ Về, đối với, còn.
VD : Quan, người ta sợ các uy của quyền thế ( đối tượng ).
- Nghị lại, người ta sợ cái uy của đồng tiền ( đối tượng ).
* Gọi HS đọc ghi nhớ SGK
F Tìm khởi ngữ trong các đoạn văn sau :
F Viết lại các câu bằng cách chuyển các phần in đậm vào khởi ngữ
I. Đặc điểm và công dụng của khởi ngữ trong câu:
- Khởi ngữ đứng trước chủ ngữ
- Thông báo trước nội dung thông tin
- Thông báo về đề tài được nói đến.
II. Luyện tập :
Bài tập 1 :
a) Điều này
b) Đối với chúng mình
c) Một mình
d) làm khí tượng
e) Đối với cháu
Bài tập 2 :
a) Anh ấy làm bài cẩn thận lắm
à Làm bài anh ấy cẩn thận lắm
b) Tôi hiểu rồi nhưng tôi chưa giải được.
à Hiểu thì tôi hiểu rồi nhưng giải thì tôi chưa giải được.
4/ Câu hỏi, bài tập củng cố:
1. Ý nào nhận xét không đúng về khởi ngữ?
a. Khởi ngữ là thành phần câu đứng trước chủ ngữ.
b. Khởi ngữ nêu lên đề tài được nói đến trong câu.
c. Có thể thêm một số quan hệ từ trước khởi ngữ.
d. Khởi ngữ là thành phần không thể thiếu được trong câu.
2. Câu nào sau đây không có khởi ngữ?
a. Tôi thì tôi xin chịu.
b. Miệng ông, ông nói, đình làng, ông ngồi.
c. Vịt, còn hai con.
d. Cá này rán thì ngon.
3. Câu văn nào sau đây có khởi ngữ?
a. Về trí thông minh nó là nhất.
b. Nó thông minh nhưng hơi cẩu thả.
c. Nó là một học sinh thông minh.
d. Người thông minh nhất lớp là nó.
* Khởi ngữ là gì ?
- Là thành phần câu đứng trước chủ ngữ để nêu lên đề tài được nói đến trong câu.
5/ Hướng dẫn học sinh tự học:
* Đối với bài học ở tiết học này:
- Học ghi nhớ + tập đặt câu có khởi ngữ.
- Viết một đoạn văn trong đó có khởi ngữ.
* Đối với bài học ở tiết học tiếp theo: Phép phân tích và tổng hợp.
+ Đọc và trả lời các câu hỏi SGK/9, 10 vào VBT
+ Làm bài tập 1, 2, 3, 4 vào VBT.
V. Rút kinh nghiệm:
* Nội dung:
..............................................................................................................................
..............................................................................................................................
..............................................................................................................................
* Phương pháp:
..............................................................................................................................
..............................................................................................................................
..............................................................................................................................
* Sử dụng thiết bị, đồ dùng dạy học:
..............................................................................................................................
..............................................................................................................................
..............................................................................................................................
PHÉP PHÂN TÍCH VÀ TỔNG HỢP
Bµi : 18. TiÕt: 94 .
Tuần d¹y: 20
ND:5/1/2011
I. MỤC TIÊU:
1.1. Kiến thức:
- Đặc điểm của phép lập luận phân tích và tổng hợp.
- Sự khác nhau giữa hai phép lập luận phân tích và tổng hợp.
- Tác dụng của hai phép lập luận phân tích và tổng hợp trong các văn bản nghị luận.
1.2. Kỹ năng:
- Nhận diện được phép lập luận phân tích và tổng hợp.
- Vận dụng hai phép lập luận này khi tạo lập và đọc hiểu văn bản nghị luận.
1.3. Thái độ: Giáo dục học sinh có ý thức dùng phép phân tích và tổng hợp trong văn nghị luận.
II.träng t©m:
- Đặc điểm, tác dụng của phép lập luận phân tích và tổng hợp.
- Sự khác nhau giữa hai phép lập luận phân tích và tổng hợp.
III. CHUẨN BỊ:
1. Giáo viên: Bảng phụ ghi câu hỏi phần I.
2. Học sinh:
+ Đọc và trả lời các câu hỏi SGK vào VBT
+ Làm bài tập 1, 2, 3, 4 vào VBT.
V. TIẾN TRÌNH:
1/ Oån định tổ chức: Kiểm tra sĩ số lớp.
9A1:
9A2:
2/ Kiểm tra miƯng:
Kiểm tra sự chuẩn bị của 3 học sinh.
3/ Bài mới:
GV giới thiệu bài:
Hoạt động của giáo viên và học sinh
Nội dung bài học
* Hoạt động 1:
- Sách giáo khoa trang 9
- Học sinh đọc mục 1 và hoạt động nhóm trong 4 phút.
- Nhóm 1,3: câu a
- Nhóm 2,4: câu b
- Học trình bày, giáo viên chốt ý.
? Ở đoạn mở đầu, bài viết bài viết nêu ra một loạt dẫn chứng về cách ăn mặc để rút ra nhận xét về vấn đề gì?
+ Văn bản nêu lên vấn đề văn hoá trong trang phục, về quy tắc ngầm của việc ăn mặc buộc mọi người phải tuân theo.
? Hai luận điểm chính trong văn bản là gì?
+ Aên mặc chỉnh tề, nếu trái với quy tắc " trông chướng mắt.
+ Ăn mặc phải phù hợp với hoàn cảnh chung và riêng.
? Tác giả đã dùng phép lập luận nào để rút ra hai luận điểm đó?
+ Phép lập luận phân tích.
Nêu ra vấn đề, rồi phân tích làm rõ từng bộ phận của vấn đề, dùng giả thuyết, so sánh, đối chiếu, giải thích, chứng minh.
? Sau khi đã nêu một số biểu hiện của “những quy tắc ngầm” về trang phục, bài viết đã dùng phép lập luận gì để chốt lại vấn đề?
+ Tác giả dùng phép lập luận tổng hợp để chốt lại vấn đề.
? Phép lập luận này thường đặt ở vị trí nào trong bài văn?
+ Thường đặt ở vị trí cuối đoạn văn hay cuối bài văn.
*Liên hệ : Trang phục hợp văn hoá, hợp đạo đức, hợp môi trường mới là trang phục đẹp.
? Thế nào là phép phân tích, tổng hợp?
HS trả lời,GV nhận xét.
- Giáo viên gọi gọc sinh đọc ghi nhớ.
- Giáo dục học sinh: Có ý thức dùng phép phân tích và tổng hợp trong văn nghị luận.
* Hoạt động 2:
- Giáo viên hướng dẫn học sinh giải bài tập .
- Học sinh trình bày, giáo viên chốt ý.
I. Tìm hiểu phép lập luận phân tích và tổng hợp.
*Văn bản: TRANG PHỤC
1. Phép phân tích:
- Đoạn 1: Nêu lên quy tắc ngầm trong văn hoá trang phục qua hai tình huống.
- Đoạn 2: Phân tích quy tắc ngầm trong trang phục: “ Aên mặc chỉnh tề”.
- Đoạn 3: Phân tích việc ăn mặc phải phù hợp với hoàn cảnh ( riêng và chung ).
- Tác giả dùng lí lẽ và dẫn chứng để phân tích làm rõ 2 luận điểm (đoạn 2 và đoạn 3 ).
" Là trình bày từng bộ phận, từng phương diện của vấn đề để làm rõ vấn đề (dùng lí lẽ + dẫn chứng + so sánh + đối chiếu).
2. Phép tổng hợp:
- Đoạn 4: Trang phục hợp văn hoá, hợp đạo đức, hợp môi trường mới là trang phục đẹp.
" Chốt lại vấn đề sau khi phân tích.
*Ghi nhớ:SGK
II. Luyện tập:
Bµi tËp 1:
-Phân tích ý:Đọc sách rốt cuộc là một con đường của học vấn.
Bµi tËp 2:
-Phân tích lí do phải chọn sách mà đọc.
4/ Câu hỏi, bài tập củng cố:
1. Dòng nào nói đúng nội dung cơ bản của phép lập luận phân tích?
a. Dùng lí lẽ để làm sáng rõ vấn đề nhằm thuyết phục người đọc.
b. Giới thiệu đặc điểm nội dung và hình thức của sự vật hiện tượng.
c. Trình bày, từng bộ phận, phương diện của một vấn đề nhằm chỉ ra nội dung bên trong của sự vật, hiện tượng.
d. Dùng dẫn chứng để khẳng định vấn đề và đúng đắn.
2. Từ nào điền đúng vào chỗ trống trong câu sau:
“ là rút ra cái chung từ những điều đã phân tích”.
a. Giả thuyết. c. Đối chiếu.
b. So sánh. d. Tổng hợp.
5/ Hướng dẫn học sinh tự học:
* Đối với bài học ở tiết học này:
- Học thuộc nội dung ghi nhớ/10
- Làm bài tập 3,4 trang 10 vào VBT(Tầm quan trọng của cách đọc sách)
* Đối với bài học ở tiết học tiếp theo: Luyện tập phân tích và tổng hợp.
+ Ôn lại phép phân tích và tổng hợp
+ Làm bài tập :1, 2, 3, 4 trang 11,12
V. Rút kinh nghiệm:
* Nội dung:
..............................................................................................................................
..............................................................................................................................
..............................................................................................................................
* Phương pháp:
..............................................................................................................................
..............................................................................................................................
..............................................................................................................................
* Sử dụng thiết bị, đồ dùng dạy học:
..............................................................................................................................
..............................................................................................................................
..............................................................................................................................
LUYỆN TẬP PHÉP PHÂN TÍCH
VÀ TỔNG HỢP
Bµi : 18. TiÕt: 95 .
Tuần d¹y: 20
ND:8/12/2010
I. MỤC TIÊU:
1.1. Kiến thức:
- Mơc ®Ých, ®Ỉc ®iĨm, t¸c dơng cđa viƯc sư dơng phÐp ph©n tÝch vµ tỉng hỵp.
1.2. Kỹ năng:
- NhËn d¹ng ®ỵc râ h¬n v¨n b¶n cã sư dơng phÐp lËp luËn ph©n tÝch vµ tỉng hỵp.
- Sư dơng phÐp ph©n tÝch vµ tỉng hỵp thuÇn thơc h¬n khi ®äc- hiĨu vµ t¹o lËp v¨n b¶n nghÞ luËn.
1.3. Thái độ: : Giáo dục học sinh có ý thức tốt trong việc tạo văn bản nghị luận có dùng phép phân tích và tổng hợp.
II.träng t©m:
- Mơc ®Ých, ®Ỉc ®iĨm, t¸c dơng cđa viƯc sư dơng phÐp ph©n tÝch vµ tỉng hỵp.
- Sư dơng phÐp ph©n tÝch vµ tỉng hỵp thuÇn thơc h¬n khi ®äc- hiĨu vµ t¹o lËp v¨n b¶n nghÞ luËn.
III. CHUẨN BỊ:
1. Giáo viên: Bảng phụ ghi nội dung phần III.
2. Học sinh:
+ Ôn lại phép phân tích và tổng hợp
+ Làm bài tập :1, 2, 3, 4 trang 11,12
V. TIẾN TRÌNH:
1/ Oån định tổ chức: Kiểm tra sĩ số lớp.
9A1:
9A2:
2/ Kiểm tra miƯng:
1. Thế nào là phép phân tích, tổng hợp ? (7đ )
2. Từ luận điểm sau, em hãy nêu 1 số lí lẽ và dẫn chứng để làm rõ (3đ)
“ Kết thúc học kỳ 1 đã đem lại cho học sinh niềm vui và cả nỗi buồn”
Đáp án:
Học sinh vui vì được học khá, giỏi, đạo đức tốt, thầy cô khen, cha mẹ vui lòng. Phần thưởng là trả được công ơn lớn sự cố gắng rèn luyện của bản thân. Còn nỗi buồn! Nỗi buồn sẽ đeo bám những học sinh lười học , không cố gắng, bị cha mẹ trừng phạt, bị thầy cô phê bình, bị bạn chê cười
3/ Bài mới:
GV giới thiệu bài:
Hoạt động của giáo viên và học sinh
Nội dung bài học
* Hoạt động 1:
- Giáo viên yêu cầu học sinh mở SGK trang 11.
- Học sinh đọc bài tập 1, 2, 3, 4.
- Giáo viên yêu cầu HS hoạt động nhóm trong (5 phút).
Nhóm 1:1a
Nhóm 2:1b
Nhóm 3: Bài tập 2.
Nhóm 4: Bài tập 3
- HS trình bày.
- GV chốt ý.
1. a. Phép phân tích.
Thơ hay là hay cả hồn lẫn xác, hay cả bài (ví dụ: Thu điếu).
+ Ở các điệu xanh.
+ Ở những cử động.
+ Ở các vần thơ.
+ Cả bài không non ép một chữ nào.
+ Tốc độ bay của lá, mức độ gần của sóng.
1. b. Phép tổng hợp.
Đoạn 1: Các quan niệm về thành đạt.
+ Do thời.
+ Do hoàn cảnh.
+ Do có điều kiện.
+ Do trời cho.
-là khách quan " phải do chủ quan " chốt lại đoạn 1.
Đoạn 2: Phân tích " tổng hợp ở các câu cuối đoạn văn về thành đạt.
TĐ: là làm một cái gì có ích cho mọi người, cho xã hội, được xã hội thừa nhận.
2. Hiện nay có một số học sinh học qua loa, đối phó, không học thật sự. Em hãy phân tích bản chất của lối học đối phó để nêu lên những tác hại của nó.
3. Dựa vào văn bản”Bàn về đọc sách” của Chu Quang Tiềm, em hãy phân tích các lí do khiến mọi người phải đọc sách?
4. Hãy viết đoạn văn tổng hợp những điều đã phân tích trong bài “Bàn về đọc sách”.
Bµi tËp 1: Nhận diện phép lập luận:
a. Phép lập luận phân tích:
- Luận điểm 1: Câu 1.
b. Cách lập luận ở b là tổng hợp – luận điểm ở câu cuối.
Bµi tËp 2: . Phân tích bản chất của học đối phó và nêu tác hại của nó:
Học đối phó là:
- Học không có mục đích, học là việc phụ.
- Bị động, không chủ động, cốt đối phó với thầy cô, thi cử.
Tác hại:
- Không hứng thú, chán học, hiệu quả thấp.
- Học chỉ là hình thức, không nắm được thực chất nội dung kiến thức của bài học.
- Dù có bằng cấp nhưng đầu óc rỗng tếch.
Bµi tËp 3: : Lí do khiến mọi người phải đọc sách:
- Đọc để có tri thức, khái niệm.
- Không cần nhiều, phải đọc kĩ, đọc sâu, nắm chắc mới có ích.
- Đọc sách chuyên môn + thường thức.
Bµi tËp 4: Tổng hợp lại trong bài “Bàn về đọc sách”
Tóm lại: Muốn đọc sách có hiệu quả phải chọn những sách quan trọng nhất mà đọc, đọc cho kĩ, cho sâu, đọc rộng để hiểu sâu, nâng cao kiến thức.
4/ Câu hỏi, bài tập củng cố:
1. Thế nào là tổng hợp và phân tích? Vị trí của từng phép?
HS trả lời,GV nhận xét.
2. Không có phân tích là không có tổng hợp?
a. Đúng. b. Sai.
5/ Hướng dẫn học sinh tự học:
* Đối với bài học ở tiết học này:
-Xem lại cách phân tích và tổng hợp
- Làm bài tập 1b, 4 trang 12 vào vở BT.
* Đối với bài học ở tiết học tiếp theo: “Tiếng nói của văn nghệ ”
+ §ọc văn bản , chú thích và trả lời các câu hỏi 1,2,3,4,5, trang 17 theo sách giáo khoa.
+ Xem ghi nhớ /17
+ Làm bài tập trang 17
V. Rút kinh nghiệm:
* Nội dung:
..............................................................................................................................
...........
File đính kèm:
- VAN 9 HKII.doc