- Mục đích, yêu cầu:
Học sinh cần đạt:
- Biết được vị trí, vai trò và triển vọng của nghề Tin học văn phòng (THVP).
- Biết được mục tiêu, nội dung chương trình và phương pháp học tập nghề.
- Biết được các biện pháp bảo đảm an toàn lao động và vệ sinh môi trường trong nghề.
II - Phương pháp và chuẩn bị:
1. Phương pháp: Vấn đáp, trực quan, hợp tác.
2. Chuẩn bị:
142 trang |
Chia sẻ: lephuong6688 | Lượt xem: 9690 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Bài giảng môn Tin học - Bài 1: Làm quen với nghề tin học văn phòng, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tiết 1
Phần 1: MỞ ĐẦU
Bài 1: LÀM QUEN VỚI NGHỀ TIN HỌC VĂN PHÒNG
I - Mục đích, yêu cầu:
Học sinh cần đạt:
- Biết được vị trí, vai trò và triển vọng của nghề Tin học văn phòng (THVP).
- Biết được mục tiêu, nội dung chương trình và phương pháp học tập nghề.
- Biết được các biện pháp bảo đảm an toàn lao động và vệ sinh môi trường trong nghề.
II - Phương pháp và chuẩn bị:
1. Phương pháp: Vấn đáp, trực quan, hợp tác.
2. Chuẩn bị:
- Giáo viên: Sách nghề, giáo án.
- Học sinh: Sách nghề, vở ghi chép.
III - Tiến trình lên lớp:
1. Ổn định lớp: Kiểm tra sỉ số, kiểm tra đồng phục.
2. Giáo viên nêu một số quy định của môn học.
3. Bài mới:
Hoạt động của Giáo viên (GV)
Hoạt động của Học sinh (HS)
Hoạt động 1: Giới thiệu
GV: Mục này hệ thống lại cho các em biết được vị trí, vai trò của Tin học và Tin học văn phòng đối với đời sống.
GV: ? Nhắc lại khái niệm Tin học.
GV: Nhắc lại khái niệm và nêu những ý chính cần nhớ trong nội dung khái niệm để HS nắm.
GV: ? Nêu những ứng dụng của Tin học đối với đời sống xã hội.
GV: Nhận xét và hoàn thiện.
GV: Ở chương trình Tin học lớp 10 chúng ta cũng đã tìm hiểu những ứng dụng của Tin học đối với mọi mặt của đời sống xã hội, trong đó có công tác văn phòng.
? Nêu những hiệu quả của việc ứng dụng Tin học đối với công tác văn phòng.
GV: Nhận xét và hoàn thiện.
GV: Chúng ta hãy cùng nhau tìm hiểu vai trò và vị trí của nghề THVP trong sản xuất và đời sống.
GV: ? Theo em THVP có vai trò và vị trí như thế nào đối với sản xuất và đời sống.
GV: Nêu ra vấn đề và kết luận:
- Cải thiện đáng kể điều kiện cho những người làm công tác văn phòng, tăng hiệu suất và công việc lao động của họ, đáp ứng ngày càng cao nhu cầu của xã hội.
- Là công cụ không thể thiếu trong các cơ quan, đơn vị, tổ chức, cá nhân
HS: Chú ý nghe giảng
HS: Nhớ lại khái niệm đã học trong chương trình Tin học 10 và nhắc lại.
HS: Ghi tóm tắt nội dung khái niệm vào vở ghi.
HS: Trả lời theo hiểu biết của mình.
HS: Ghi chép vào vở.
HS: Nghe giảng.
HS: Trả lời câu hỏi theo cách suy nghĩ và lập luận của mình.
HS: Chép bài.
HS: Lắng nghe
HS: Trả lời theo cách hiểu của mình.
HS: Nghe giảng và tóm lược ý chính mà GV nêu ra vào vở ghi.
Hoạt động 2: Chương trình nghề THVP
GV: Hướng dẫn cho HS nghiên cứu mục tiêu của chương trình nghề THVP và nội dung đào tạo của chương trình nghề THVP trong sách nghề:
- Giải thích cho HS hiểu rõ mục tiêu cần đạt được về kiến thức, kỹ năng và thái độ khi học tập nghề THVP
- Giới thiệu nội dung đào tạo nghề THVP
HS: Nghe hướng dẫn và nghiên cứu mục tiêu, nội dung được trình bày roc trong sách nghề.
Hoạt động 3: Phương pháp học tập nghề THVP
GV: Hướng dân cho HS phương pháp học tập nghề:
- Kết hợp giữa lý thuyết và thực hành.
- Chú trọng thực hành nhiều trên máy vì đây là môn đặc thù, và là môn nghề.
- Nêu các yêu cầu của GV đối với phương pháp học tập nghề.
HS: Nghe giảng và thảo luận.
Hoạt động 4: An toàn vệ sinh lao động
GV: ? Mục tiêu an toàn vệ sinh lao động?
GV: Nhận xét và hoàn thiện
GV: Nghề THVP cũng như các nghề nghiệp khác, cần có các quy định về vệ sinh an toàn lao động. Trong nghề THVP cần tuân theo những nguyên tắc sau:
- Tư thế ngồi phải đúng
- Máy tính phải được đặt nơi phù hợp.
- Hệ thống dây phải gọn gang, an toàn.
- Sử dụng các dụng cụ cách điện.
- Có bình cứu hỏa trong phòng làm việc.
- Dùng bút điện khi sủa chửa máy tính.
- Tuân thủ quy tắc an toàn lao động.
Với mỗi nguyên tắc, GV giải thích cho HS hiểu rõ nội dung của nó.
HS: Trả lời
Đảm bảo sức khỏe người lao động; nâng cao hiệu quả lao dộng; tránh tai nạn và bệnh nghề nghiệp.
HS: Ghi chép
HS: Nghe giảng và ghi chép hoặc đánh dấu về nhà học trong sách nghề.
4. Củng cố:
- Tin học văn phòng và những ứng dụng của nó đối với đời sống và sản xuất.
- Chương trình nghề THVP.
- An toàn vệ sinh lao động nghề THVP.
5. Hướng dẫn về nhà:
- Học bài cũ.
- Trả lời các câu hỏi trong Sách nghề.
- Chuẩn bị bài mới (Bài 2).
Tiết 2
Phần 2: HỆ ĐIỀU HÀNH
Bài 2: NHỮNG KIẾN THỨC CƠ SỞ (Tiết 1 - LT)
I - Mục đích, yêu cầu:
Học sinh cần đạt được:
- Nắm được các thành phần cơ bản của giao diện hệ điều hành Windows.
- Làm chủ các thao tác với chuột và bàn phím.
- Làm việc trong môi trường Windows, phân biệt được các đối tượng trong Windows.
II - Phương pháp và chuẩn bị:
1. Phương pháp: Vấn đáp - trực quan.
2. Chuẩn bị:
- Giáo viên: Giáo án, sách nghề, phòng máy chiếu.
- Học sinh: Sách nghề, vở ghi chép.
III - Tiến trình lên lớp:
1. Ổn định lớp: Kiểm tra sỉ số, kiểm tra đồng phục học sinh, kiểm tra thiết bị.
2. Bài cũ:
? Nêu vai trò và vị trí của THVP trong đời sống và trong sản xuất.
? Nêu nguyên tắc an toàn vệ sinh lao động nghề THVP.
3. Bài mới:
Hoạt động của Giáo Viên (GV)
Hoạt động của Học Sinh (HS)
Hoạt động 1: Khái niệm hệ điều hành và hệ điều hành Windows
GV: Trong chương trình Tin học lớp 10 chúng ta đã nghiên cứu khái niệm hệ điều hành và tìm hiểu hệ điều hành Windows.
? Hãy nhắc lại khái niệm hệ điều hành.
GV: Nhận xét và kết luận, đồng thời nêu và phân tích 1 số chức năng của HĐH để HS hiểu.
GV: HĐH Windows là HĐH cho máy tính cá nhân do hãng phần mềm Microsoft sản xuất.
Các thành phần và chức năng của từng thành phần chúng ta sẽ tìm hiểu kỹ hơn ở mục 3.
HS: Chú ý nghe giảng và trả lời câu hỏi.
HS: Nêu khái niệm HĐH theo cách nhớ và cách hiểu của mình.
HS: Nghe giảng và ghi chép.
HS: Nghe giảng và thảo luận.
Hoạt động 2: Tháo tác với chuột và bàn phím
GV: ? Em đã từng sử dụng thao tác chuột nào khi làm việc với máy tính
GV: Nhận xét và hoàn thiện
Các thao tác với chuột là:
- Di chuyển chuột.
- Nháy chuột.
- Nháy đúp chuột.
- Nháy nút phải chuột.
- Kéo thả chuột.
Với mỗi thao tác, GV hướng dẫn và thực hiện trên máy để HS nắm.
GV: Gọi 1 HS lên thực hiện các thao tác đối với chuột trên máy.
GV: Nhận xét và hoàn thiện.
GV: Đối với bàn phím, chúng ta đã tìm hiểu cấu tạo của nó trong chương trình Tin học lớp 10. Và chức năng của nó tùy thuộc vào từng phần mềm. Các em về nhà cố gắng tìm hiểu và thao tác với bàn phím trên 2 phần mềm MS Word và MS Excel
HS: Trả lời theo cách hiểu của mình
HS: Ghi chép và theo dõi thao tác của GV trên màn hình máy chiếu.
HS: Thực hiện thao tác.
HS: Ghi nhớ và thực hiện.
Hoạt động 3: Môi trường Windows
GV: Như mục 1 đã giới thiệu, giao diện đồ họa Windows bao gồm nhiều thành phần, chúng ta sẽ đi tìm hiểu cụ thể từng thành phần và chức năng của nó.
- Thành phần cửa sổ, bảng chọn:
Mỗi chương trình ứng dụng có 1 cửa sổ làm việc với hệ thống bảng chọn riêng, nhưng đều có các thành phần chung:
+ Thanh tiều đề
+ Các nút: Thu nhỏ, điều chỉnh và đóng
+ Thanh bảng chọn
+ Thanh công cụ
+ Các thanh cuốn
GV: Cho HS quan sát cửa sổ trên màn hình và yêu cầu HS chỉ rõ từng thành phần của cửa sổ đã cho trên màn hình.
- Thành phần bảng chọn Start và thanh công việc:
+ Bảng chọn Start chứa mọi nhóm lệnh cần thiết để bắt đầu sử dụng Windows và xuất hiện khi nhấn vào nút Start.
GV: Thực hiện thao tác với bảng chọn Start cho HS quan sát.
+ Thanh công việc: Nơi lưu các cửa sổ làm việc, các chương trình ứng dụng.
GV: Mở thanh công việc và giải thích cho HS hiểu
- Chuyển đổi cửa sổ làm việc:
GV: Giải thích cửa sổ làm việc là gì
GV: Cách chuyển đổi cửa sổ làm việc:
+ Cách 1: Nháy chuột vào biểu tượng chương trình tương ứng trên thanh công việc.
+ Cách 2: Nháy vào vị trí bất kỳ trên cửa sổ chương trình cần kích hoạt.
+ Nhấn giữ Alt và nhấn phím Tab nhiều lần cho tới khi chương trình tương ứng được chọn.
Với mỗi cách GV thao tác cho HS nắm.
GV: Gọi 1 HS lên thao tác chuyển đổi cửa sổ làm việc trên máy.
GV: Nhận xét và hoàn thiện.
HS: Nghe giảng
HS: Nghe giảng và ghi chép
HS: Quan sát và trả lời câu hỏi do GV đặt ra.
HS: Nghe giảng và gho chép
HS: Quan sát bảng chọn Start GV chiếu trên màn hình máy chiếu
HS: Nghe giảng
HS: Quan sát GV thao tác
HS: Nghe giảng và ghi chép
HS: Quan sát thao tác
HS: Thực hiện thao tác
4.Củng cố:
- Khái niệm HĐH và HĐH Windows.
- Thao tác với chuột và bàn phím.
- Thành phần và chức năng cơ bản của giao diện HĐH Windows.
5. Hướng dẫn về nhà:
- Học bài cũ.
- Thao tác trên máy các nội dung đã học.
- Chuẩn bị tiết sau thực hành trên máy.
Tiết 3
Bài 2: NHỮNG KIẾN THỨC CƠ SỞ (Tiết 2 - TH)
I - Mục đích, yêu cầu:
Học sinh cần đạt được:
- Nắm vững lý thuyết của bài.
- Thực hiện được các thao tác với chuột và bàn phím.
- Nghiên cứu kỹ các thành phần và chức năng giao diện hệ điều hành Windows.
II - Phương pháp và chuẩn bị:
1. Phương pháp: Thực hành trên máy, vấn đáp gợi mở.
2. Chuẩn bị:
- Giáo viên: Giáo án, sách nghề, phòng máy thực hành.
- Học sinh: Sách nghề, vở ghi chép.
III - Tiến trình lên lớp:
1. Ổn định lớp: Kiểm tra sỉ số, kiểm tra đồng phục học sinh, kiểm tra thiết bị.
2. Bài cũ:
? Nêu khái niệm và chức năng của HĐH.
3. Bài mới:
Hoạt động của Giáo viên (GV)
Hoạt động cảu Học sinh (HS)
Hoạt động 1: Nội dung thực hành
GV: Chia lớp thành các nhóm để thực hành.
GV: Hướng dẫn nội dung thực hành để HS nắm rõ.
- Luyện các thao tác với chuột và bàn phím.
- Tìm hiểu ý nghĩa các biểu tượng trên màn hình làm việc.
- Phân biệt các thành phần trong môi trường Windows.
- Tìm hiểu cửa sổ và các bảng chọn, thao tác: phóng to, thu nhỏ di chuyển cửa sổ.
HS: Thực hiện theo phân công của GV.
HS: Theo dõi để thực hiện đúng nội dung thực hành.
Hoạt động 2: Tiến trình thực hành
- Bật máy:
GV: Hướng dẫn HS bật máy tính theo đúng quy trình.
- Thao tác với chuột và bàn phím:
GV: Hướng dẫn HS thực hiện thao tác.
Trong quá trình thực hiện, GV đi kiểm tra HS thao tác để có thể hướng dẫn thêm cho HS.
- Tìm hiểu ý nghĩa các biểu tượng trên màn hình máy tính:
GV: Hướng dẫn HS thực hiện và điền vào bảng sau theo yêu cầu.
Tên biểu tượng
Ý nghĩa
- Gọi tên 1 số thành phần trong cửa sổ Windows:
GV: Chiếu cửa số làm việc sau và yêu cầu HS nêu các thành phần.
- Thực hiện các thao tác với cửa sổ:
GV: Hướng dẫn HS mở 1 chương trình bất kỳ và thực hiện các thao tác phóng to, thu nhỏ, di chuyển cửa sổ.
HS: Thực hiện theo hướng dẫn của GV
HS: Thực hiện.
HS: Thực hiện
HS: Quan sát và trả lời
HS: Thực hiện
Hoạt động 3: Đánh giá
GV: Yêu cầu các nhóm cử đại diện lên trình bày đánh giá về kết quả đạt được trong tiết thực hành.
GV: Nhận xét.
GV: Yêu cầu mỗi HS tự đánh giá kết quả đạt được sau tiết thực hành
HS: Trình bày đánh giá.
HS: Thực hiện.
4. Củng cố:
- Đánh giá các kỹ năng mà HS đã đạt được.
- Nêu lên những hạn chế để HS khắc phục.
5. Hướng dẫn về nhà:
- Yêu cầu HS về nhà thực hành thêm trên máy.
- Chuẩn bị bài mới (Bài 3).
Tiết 4, 5
Bài 3: LÀM VIỆC VỚI TỆP VÀ THƯ MỤC (Tiết 1, 2 - LT)
I - Mục đích, yêu cầu:
Học sinh cần đạt được:
- Hiểu được cách tổ chức thông tin phân cấp trên đĩa.
- Nắm được các thao tác với tệp và thư mục.
- Thành thạo các thao tác trên tệp và thư mục.
- Sử dụng tốt thao tác với phím phải chuột.
II - Phương pháp và chuẩn bị:
1. Phương pháp: Vấn đáp, trực quan, thảo luận gợi mở.
2. Chuẩn bị:
- Giáo viên: Giáo án, sách nghề, phòng máy chiếu.
- Học sinh: Sách nghề, vở ghi chép.
III - Tiến trình lên lớp:
1. Ổn định lớp: Kiểm tra sỉ số, kiểm tra đồng phục học sinh, kiểm tra thiết bị.
2. Giáo viên nhắc lại 1 số kiến thức bài trước.
3. Bài mới:
Hoạt động của Giáo viên (GV)
Hoạt động của Học sinh (HS)
Hoạt động 1: Tổ chức thông tin trong máy tính
GV: Giới thiệu về cách tổ chức thông tin trên máy tính cho HS nắm.
GV: Trình chiếu cây thư mục trên màn hình cho HS quan sát.
HS: Nghe giảng
HS: Quan sát.
Hoạt động 2: Làm việc với tệp và thư mục
GV: Sau đây ta sẽ nghiên cứu các thao tác với tệp và thư mục.
* Chọn đối tượng:
- Cách thao tác:
+ Chọn đối tượng.
+ Loại bỏ kết quả chọn.
+ Chọn nhiều đối tượng liên tiếp.
+ Chọn nhiều đối tượng không liên tiếp.
- Thực hiện thao tác:
Với mỗi thao tác, GV hướng dẫn và thực hiện trên máy để HS nắm.
GV: Gọi 1 HS lên thực hiện các thao tác trên máy.
* Xem tổ chức các tệp và thư mục trên đĩa.
- Cách thao tác:
+ Nháy đúp vào biểu tượng My Computer trên màn hình.
+ Nháy nút Folders
+ Cách tổ chức tệp và thư mục trong Windows được biểu diễn bởi hình
- Thực hiện thao tác:
Với mỗi thao tác, GV hướng dẫn và thực hiện trên máy để HS nắm.
GV: Gọi 1 HS lên thực hiện các thao tác trên máy.
* Xem nội dung thư mục:
GV: Hướng dẫn HS cách xem nội dung thư mục thông qua các thao tác trên màn hình.
GV: Gọi HS lên thao tác trên máy
* Tạo thư mục mới:
- Cách thao tác:
+ Mở thư mục cần tạo thư mục mới
+ Nháy File→New→Folder, xuất hiện biểu tượng
+ Gõ tên và nhấn Enter
- Thực hiện thao tác:
GV: Thực hiện thao tác để HS quan sát
GV: Gọi 1 HS lên thực hiện các thao tác trên máy.
* Đổi tên tệp hoặc thư mục:
- Cách thao tác:
+ Chọn tệp hoặc thư mục cần đổi tên
+ Nháy File→Rename, xuất hiện biểu tượng
+ Gõ tên mới và nhấn Enter
- Thực hiện thao tác:
GV: Thực hiện thao tác để HS quan sát
GV: Gọi 1 HS lên thực hiện các thao tác trên máy.
* Sao chép tệp hoặc thư mục:
- Cách thao tác:
+ Chọn tệp hoặc thư mục cần sao chép
+ Nháy Edit→Copy hoặc nháy nút trên thanh công cụ.
+ Mở thư mục hoặc đĩa nơi ta muốn đặt bản sao, nháy Edit→Paste hoặc nháy nút trên thanh công cụ.
- Thực hiện thao tác:
GV: Thực hiện thao tác để HS quan sát
GV: Gọi 1 HS lên thực hiện các thao tác trên máy.
* Di chuyển tệp hoặc thư mục:
- Cách thao tác:
+ Chọn tệp hoặc thư mục cần di chuyển.
+ Nháy Edit→Cut hoặc nháy nút trên thanh công cụ.
+ Mở thư mục hoặc đĩa nơi ta muốn di chuyển tới, nháy Edit→Paste hoặc nháy nút trên thanh công cụ.
- Thực hiện thao tác:
GV: Thực hiện thao tác để HS quan sát
GV: Gọi 1 HS lên thực hiện các thao tác trên máy.
* Xóa tệp hoặc thư mục:
- Cách thao tác:
+ Chọn tệp hoặc thư mục cần xóa.
+ Nháy File→Delete hoặc nháy nút trên thanh công cụ.
+ Xuất hiện hộp thoại, nháy Yes để xóa, ngược lại nháy No.
- Thực hiện thao tác:
GV: Thực hiện thao tác để HS quan sát
GV: Gọi 1 HS lên thực hiện các thao tác trên máy.
* Khôi phục hoặc xóa hẳn các tệp hoặc thư mục đã bị xóa:
- Cách thao tác:
+ Nháy đúp vào biểu tượng Recycle Bin
+ Chọn đối tượng muốn khôi phục hoặc xóa hẳn
+ Nháy File→Restore để khôi phục hoặc File→Delete để xóa hẳn.
- Thực hiện thao tác:
GV: Thực hiện thao tác để HS quan sát
GV: Gọi 1 HS lên thực hiện các thao tác trên máy.
HS: Nghe giảng và thực hiện các yêu cầu do GV đặt ra.
HS: Tìm hiểu và ghi chép
HS: Theo dõi và ghi chép
HS: Thực hiện
HS: Theo dõi và ghi chép
HS: Theo dõi thao tác
HS: Thực hiện.
HS: Chú ý theo dõi thao tác của GV
HS: Thực hiện thao tác trên máy.
HS: Theo dõi và ghi chép
HS: Quan sát
HS: Thực hiện thao tác trên máy
HS: Theo dõi và ghi chép
HS: Quan sát
HS: Thực hiện thao tác trên máy
HS: Theo dõi và ghi chép
HS: Quan sát
HS: Thực hiện thao tác trên máy.
HS: Theo dõi và ghi chép
HS: Quan sát
HS: Thực hiện thao tác trên máy.
HS: Theo dõi và ghi chép
HS: Quan sát
HS: Thực hiện thao tác trên máy.
HS: Theo dõi và ghi chép
HS: Quan sát
HS: Thực hiện thao tác trên máy.
Hoạt động 3: Sử dụng nút phải chuột
GV: Ngoài thao tác với các nút lệnh, ta có thể sử dụng nút phải chuột. Đó là một bảng chọn tắt.
- Cách thao tác:
+ Nháy nút phải chuột trên đối tượng để làm xuất hiện bảng chọn tắt.
+ Di chuyển chuột trên bảng chọn đến câu lệnh cần thực hiện.
+ Nháy chuột trái để thực hiện các lệnh tương ứng.
- Thực hiện thao tác:
GV: Thực hiện thao tác để HS quan sát
GV: Gọi 1 HS lên thực hiện các thao tác trên máy.
HS: Nghe giảng
HS: Theo dõi và ghi chép
HS: Quan sát thao tác của GV
HS: Thực hiện taho tác theo yêu cầu của giáo viên
4. Củng cố:
- Các thao tác trên tệp và thư mục.
- Cách sử dụng nút phải chuột.
5. Hướng dẫn về nhà:
- Chuẩn bị bài cũ
- Thực hiện trước các thao tác trên máy (nếu có) để tiết sau thực hành.
Tiết 6
Bài 3: LÀM VIỆC VỚI TỆP VÀ THƯ MỤC (Tiết 3 - TH)
I - Mục đích, yêu cầu:
Học sinh cần đạt được:
- Nắm vững nội dung lý thuyết đã được học.
- Thực hành tốt các thao tác trên tệp và thư mục thông qua hệ thống nút lệnh và nút chuột phải.
II - Phương pháp và chuẩn bị:
1. Phương pháp: Thao tác trên máy, vấn đáp, thảo luận gợi mở.
2. Chuẩn bị:
- Giáo viên: Giáo án, sách nghề, phòng máy thực hành.
- Học sinh: Sách nghề, vở ghi chép.
III - Tiến trình lên lớp:
1. Ổn định lớp: Kiểm tra sỉ số, kiểm tra đồng phục học sinh, kiểm tra thiết bị.
2. Bài cũ:
? Nêu cách tổ chức thông tin trên máy tính và các thao tác đối với tệp và thư mục.
3. Bài mới:
Hoạt động của Giáo viên (GV)
Hoạt động của Học sinh (HS)
Hoạt động 1: Nội dung thực hành
GV: Chia lớp thành các nhóm để thực hành.
GV: Hướng dẫn nội dung thực hành để HS nắm rõ.
- Xem tổ chức thông tin trong máy tính.
- Thực hiện các thao tác với tệp và thư mục đã được nghiên cứu trong phần lý thuyết.
HS: Thực hiện theo phân công của GV.
HS: Theo dõi để thực hiện đúng nội dung thực hành.
Hoạt động 2: Tiến trình thực hành
- Khởi động Windows Explorer:
GV: Hướng dẫn HS khởi động cửa sổ Windows Explorer.
- Quan sát cửa sổ làm việc:
Tìm các thư mục:
GV: Hướng dẫn HS thực hiện thao tác.
Trong quá trình thực hiện, GV đi kiểm tra HS thao tác để có thể hướng dẫn thêm cho HS.
- Xem nội dung thư mục:
GV: Hướng dẫn HS thực hiện nháy vào dấu hoặc nháy đúp vào biểu tượng của các thư mục để xem nội dung bên trong.
- Tạo cây thư mục:
GV: Yêu cầu HS tạo cây thư mục như hình sau:
.
- Tạo tệp mới:
GV: Hướng dẫn HS mở 1 chương trình ứng dụng, tạo tệp văn bản sau đó lưu vào thư mục TAILIEU.
- Thực hiện các thao tác trên tệp và thư mục:
GV: Hướng dẫn và yêu cầu HS thực hiện các thao tác trên tệp và thư mục bằng các cách:
+ Sử dụng bảng chọn.
+ Sử dụng nút lệnh trên thanh công công cụ.
+ Thao tác kéo thả chuột.
+ Nháy chuột phải.
HS: Thực hiện theo hướng dẫn của GV
HS: Quan sát hai phần cửa sổ, các thanh cuốn dọc ở bên phải mỗi nửa cửa sổ.
HS: Thực hiện
HS: Theo dõi và thực hiện
HS: Thực hiện
HS: Thực hiện
HS: Thực hiện
Hoạt động 3: Đánh giá
GV: Yêu cầu các nhóm cử đại diện lên trình bày đánh giá về kết quả đạt được trong tiết thực hành.
GV: Nhận xét.
GV: Yêu cầu mỗi HS tự đánh giá kết quả đạt được sau tiết thực hành
HS: Trình bày đánh giá.
HS: Thực hiện.
4. Củng cố:
- Đánh giá các kỹ năng mà HS đã đạt được.
- Nêu lên những hạn chế để HS khắc phục.
5. Hướng dẫn về nhà:
- Yêu cầu HS về nhà thực hành thêm trên máy.
- Chuẩn bị bài mới (Bài 4).
Tiết 7, 8
Bài 4: MỘT SỐ TÍNH NĂNG KHÁC TRONG WINDOWS (Tiết 1, 2 - LT)
I - Mục đích, yêu cầu:
Học sinh cần đạt được:
- Biết khởi động và kết thúc các chương trình.
- Hiểu khái niệm đường tắt, biết tạo đường tắt.
- Nắm được một số tính năng khác trong Windows.
II - Phương pháp và chuẩn bị:
1. Phương pháp: Thuyết trình, vấn đáp trực quan, thảo luận gợi mở.
2. Chuẩn bị:
- Giáo viên: Giáo án, sách nghề, phòng máy chiếu.
- Học sinh: Sách nghề, vở ghi chép.
III - Tiến trình lên lớp:
1. Ổn định lớp: Kiểm tra sỉ số, kiểm tra đồng phục học sinh, kiểm tra thiết bị.
2. Giáo viên nhắc lại 1 số kiến thức bài trước.
3. Bài mới:
Hoạt động của Giáo viên (GV)
Hoạt động của Học sinh (HS)
Hoạt động 1: Khởi động và kết thúc chương trình
GV: Công việc chủ yếu của máy tính là thực hiện các nhiệm vụ theo yêu cầu của người sử dụng, các nhiệm vụ này được viết dưới dạng các chương trình, các chương trình này được gọi chung là chương trình ứng dụng.
Chúng ta cùng nhau tìm hiểu cách khởi động và kết thúc một chương trình.
- Khởi động chương trình
GV: Nêu 2 trong số các cách khởi động một chương trình ứng dụng trong Windows.
+ Cách 1: Khởi động bằng bảng chọn Start.
Nháy Start→All Programs sau đó di chuyển chuột đến tên nhóm có chứa chương trình cần khởi động và nháy vào chương trình cần khởi động.
GV: Thao tác trên máy để HS quan sát.
+ Cách 2: Khởi động bằng cách nháy đúp chuột vào biểu tượng của chương trình.
GV: Thực hiện và hướng dẫn HS quy trình thực hiện khởi động theo cách 2 này.
- Kết thúc chương trình:
GV: Có các cách kết thúc chương trình sau:
+ Cách 1: Nháy File→Close (hoặc Exit).
+ Cách 2: Nháy vào nút góc trên bên phải cửa sổ chương trình.
+ Cách 3: Nháy chuột phải tại tên chương trình ở trên thanh công việc và nhấn Close.
+ Cách 4: Nhấn tổ hợp Alt + F4
Với mỗi cách GV thực hiện thao tác trên máy để HS nắm rõ.
GV: Goi 1 HS lên thực hiện thao tác khởi động và kết thúc 1 chương trình ứng dụng trên máy tính.
HS: Chú ý nghe giảng và ghi chép
HS: Ghi chép và theo dõi
HS: Quan sát thao tác cảu GV
HS: Chú ý nghe giảng và ghi quy trình thực hiện vào vở.
HS:Chú ý nghe giảng.
HS: Quan sát thao tác của GV
HS: Thực hiện.
Hoạt động 2: Tạo đường tắt
GV: Nêu khái niệm đường tắt cho HS hiểu
Thực hiện các bước để tạo đường tắt trên màn hình làm việc cho HS theo dõi.
GV: Gọi 1 HS lên thao tác trên máy
GV: Nhận xét và kết luận
HS: Chú ý nghe giảng
HS: Quan sát thao tác của GV
HS: Thực hiện
Hoạt động 3: Mở một tài liệu mới mở gần đây
GV: Trong một số trường hợp, tài liệu nào đó chúng ta thường xuyên thao tác, để tiết kiệm thời gian và không phải nhớ vị trí tài liệu để tìm kiếm, ta có thể mở tài liệu một cách khác nhanh hơn.
GV: Hướng dẫn thao tác
Nháy Start→My Recent Documents và xuất hiện như hình vẽ
GV: Lưu ý, số các tệp được lưu trong bảng chọn con My Recent Documents là có hạn (thường là 15), tên các tệp mới hơn sẽ được thay thế tên các tệp cũ.
GV: Gọi 1 HS lên thao tác
HS: Nghe giảng và ghi chép
HS: Theo dõi để thực hiện
HS: Chú ý nghe giảng
HS: Thực hiện thao tác
Hoạt động 4: Tìm một tệp hay thư mục
GV: Hướng dẫn thao tác
+ Nháy Start→Search, hộp thoại Search Results xuất hiện
+ Nháy vào lựa chọn cho việc tìm kiếm (Có 4 lựa chọn cho việc tìm kiếm)
+ Nháy Search để bắt đầu tìm kiếm
GV: Gọi HS lên thực hiện thao tác trên máy
HS: Theo dõi thao tác của GV
HS: Thực hiện
4. Củng cố:
- Cách khởi động và kết thúc chương trình ứng dụng.
- Cách tạo đường tắt đến tệp hoặc thư mục.
- Cách mở một tệp mới mở gần nhất.
- Cách tìm kiếm tệp hoặc thư mục trên máy tính.
5. Hướng dẫn về nhà:
- Học bài cũ.
- Thao tác trước trên máy (nếu có) để chuẩn bị cho tiết sau thực hành trên máy.
Tiết 9
Bài 4: MỘT SỐ TÍNH NĂNG KHÁC TRONG WINDOWS (Tiết 3 - TH)
I - Mục đích, yêu cầu:
Học sinh cần đạt được:
- Nắm vững nội dung lý thuyết đã được học.
- Thực hành và thành thạo một số tính năng khác trong Windows.
II - Phương pháp và chuẩn bị:
1. Phương pháp: Thao tác trên máy, vấn đáp, thảo luận gợi mở.
2. Chuẩn bị:
- Giáo viên: Giáo án, sách nghề, phòng máy thực hành.
- Học sinh: Sách nghề, vở ghi chép.
III - Tiến trình lên lớp:
1. Ổn định lớp: Kiểm tra sỉ số, kiểm tra đồng phục học sinh, kiểm tra thiết bị.
2. Bài cũ:
? Nêu khái niệm và cách tạo đường tắt đến tệp.
3. Bài mới:
Hoạt động của Giáo viên (GV)
Hoạt động của Học sinh (HS)
Hoạt động 1: Nội dung thực hành
GV: Chia lớp thành các nhóm để thực hành.
GV: Hướng dẫn nội dung thực hành để HS nắm rõ.
- Khởi động và kết thúc chương trình ứng dụng.
- Tạo đường tắt.
- Mở một tài liệu mới mở gần đây.
- Tìm kiếm tệp và thư mục.
HS: Thực hiện theo phân công của GV.
HS: Theo dõi để thực hiện đúng nội dung thực hành.
Hoạt động 2: Tiến trình thực hành
- Khởi động và kết thúc chương trình:
GV: Hướng dẫn HS dùng bảng chọn Start để khởi động cửa sổ Windows Explorer và Windows Media Player.
Start→All Programs→Accessories→Windows Explorer
Start→All Programs→Windows Media Player
GV: Yêu cầu HS quan sát biểu tượng của các chương trinhg vừa khởi động xuất hiện trên thanh công việc. Chuyển đổi qua lại giữa các cửa sổ của các chương trình.
GV: Hướng dẫn và yêu cầu HS kết thúc chương trình ứng dụng theo các cách đã học trong nội dung lý thuyết.
- Tạo đường tắt:
GV: Hướng dẫn và yêu cầu HS chọn 1 tệp bất kỳ, tạo đường tắt tới tệp này trên màn hình nền, quan sát và nháy đúp vào biểu tượng và tạo.
- Mở tài liệu mới mở gần đây:
GV: Yêu cầu HS thực hiện thao tác mở tài liệu mới mở gần đây bằng cách đã học trong nội dung lý thuyết
Start→My Recent Documents
- Tìm tệp và thư mục:
GV: Hướng dẫn và yêu cầu HS thực hiện việc tìm kiếm bằng cách đã học
Start→Search
+ Tìm thư mục có tên LOP11A4
+ Tìm tệp có tên Danhsach.Doc
Sau khi thực hiện tìm kiếm, nếu tìm thấy, yêu cầu HS nháy đúp vào tệp hoặc thư mục vừa tìm thấy để khởi động.
HS: Thực hiện theo hướng dẫn của GV
HS: Quan sát và thực hiện.
HS: Thực hiện
HS: Thực hiện và quan sát
HS: Thực hiện thao tác
HS: Thực hiện
HS: Thực hiện
Hoạt động 3: Đánh giá
GV: Yêu cầu các nhóm cử đại diện lên trình bày đánh giá về kết quả đạt được trong tiết thực hành.
- Mức độ thành thạo việc khởi động và kết thúc chương trình ứng dụng.
- Cách tạo đường tắt.
- Mức độ thành thạo việc mở nhanh tài liệu mới mở gần đây.
- Biết tìm tệp và thư mục, diễn tả các điều kiện tìm thích hợp.
GV: Nhận xét.
GV: Yêu cầu mỗi HS tự đánh giá kết quả đạt được sau tiết thực hành
HS: Trình bày đánh giá.
HS: Thực hiện.
4. Củng cố:
- Đánh giá các kỹ năng mà HS đã đạt được.
- Nêu lên những hạn chế để HS khắc phục.
5. Hướng dẫn về nhà:
- Yêu cầu HS về nhà thực hành thêm trên máy.
- Chuẩn bị bài mới (Bài 5).
Tiết 10, 11
Bài 5: CONTROL PANEL VÀ VIỆC THIẾT ĐẶT HỆ THỐNG
(Tiết 1, 2 - LT)
File đính kèm:
- Giao an nghe Tin hoc van phong 11.doc