MỤC TIÊU :
_ Bố trí được TN để nghiên cứu ảnh của 1 vật tạo bởi gương phẳng
_ Nêu được những tính chất của ảnh của 1 vật tạo bởi gương phẳng
_ Vẽ được ảnh của 1 vật đặt trước gương phẳng.
II. CHUẨN BỊ :
_ Gương phẳng có giá đở thẳng đứng
_ 1 tấm kính màu trong suốt
_ 1 tờ giấy trắng dán trên tấm gỗ phẳng
_ 2 viên phấn trắng như nhau.
3 trang |
Chia sẻ: haianhco | Lượt xem: 1402 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Bài giảng Môn Vật lý lớp 7 - Ảnh của một vật tạo bởi gương phẳng, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần :
Tiết:
Ngày dạy:
ẢNH CỦA MỘT VẬT TẠO BỞI GƯƠNG PHẲNG
I. MỤC TIÊU :
_ Bố trí được TN để nghiên cứu ảnh của 1 vật tạo bởi gương phẳng
_ Nêu được những tính chất của ảnh của 1 vật tạo bởi gương phẳng
_ Vẽ được ảnh của 1 vật đặt trước gương phẳng.
II. CHUẨN BỊ :
_ Gương phẳng có giá đở thẳng đứng
_ 1 tấm kính màu trong suốt
_ 1 tờ giấy trắng dán trên tấm gỗ phẳng
_ 2 viên phấn trắng như nhau.
III. TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC :
Thời gian
NỘI DUNG GHI BẢNG
TRỢ GIÚP CỦA
GIÁO VIÊN
HOẠT ĐỘNG CỦA
HỌC SINH
1’
1. Ổn định lớp :
6’
2. Kiểm tra :
_ Thế nào là hiện tượng phản xạ ánh sáng?
_ Phát biểu định luật phản xạ ánh sáng.
4’
3. Bài mới :
* Hoạt động 1 : Xây dựng tình huống.
_ GV yêu cầu HS đọc câu chuyện kể của bé Lan ở phần mở bài: cho 1 HS nêu ý kiến thảo luận GV vào bài: Cái mà bé Lan nhìn thấy là ảnh của tháp trên mặt nước phẳng lặng như gương.
15’
I. Tính chất của ảnh tạo bởi gương phẳng
_ Ảnh ảo tạo bởi gương phẳng không hứng được trên màn chắn và lớn bằng vật
_ Khoảng cách từ một điểm của vật đến gương phẳng bằng khoảng cách từ ảnh của điểm đó đến gương.
* Hoạt động 2 : Tính chất của ảnh tạo bởi gương phẳng.
_ Phân nhóm rồi phát dụng cụ cho các HS
_ Hướng dẫn mỗi nhóm đưa 1 tấm bìa dùng làm màn chắn ra sau gương để kiểm tra dự đoán nhận xét thảo luận điền vào chổ trống phần kết luận.
_ GV hướng dẫn HS bố trí TN như H5.3: thay gương phẳng bằng 1 tấm kính màu trong suốt C2 cho HS thảo luận nhóm điền vào chổ trống phần kết luận GV nhận xét phần trả lời của từng nhóm rồi rút ra kết luận chung.
_ Chú ý: để viên phấn thứ nhất bên có ánh sáng, ảnh bên tối sẽ để nhìn thấy.
_ GV hướng dẫn HS làm TN H5.3
_ Hướng dẫn HS hạ AH, A’H cùng vuông góc với gương, dùng thước đo độ dài AH, A’H rồi rút ra kết luận câu C3.
_ Mỗi nhóm cử đại diện nhận dụng cụ kiểm tra, tiến hành TN thảo luận điền vào chổ trống.
_ HS tiến hành TN theo sự hướng dẫn của GV thảo luận điền vào chổ trống.
10’
III. Giải thích sự tạo thành ảnh bởi gương phẳng :
Các tia sáng từ điểm sáng S tới gương phẳng cho tia phản xạ có đường kéo dài đi qua ảnh ảo S’
* Hoạt động 3 : Giải thích sự tạo thành của ảnh.
_ Chỉ giải thích 2 điều: vì sao lại nhìn thấy ảnh và vì sao ảnh đó lại là ảnh ảo
_ Trước hết GV thông báo: 1 điểm sáng A xuất phát từ 2 tia sáng giao nhau xuất phát từ A. Ảnh của A là điểm giao nhau của 2 tia phản xạ tương ứng
_ GV yêu cầu HS vẽ tiếp vào h5.4 2 tia phản xạ và tìm giao điểm của chúng.
_ Cho các nhóm thảo luận rút ra kết luận GV chỉnh sửa nếu chưa chính xác.
_ HS vẽ hình theo sự hướng dẫn của GV
_ Thảo luận rút ra kết luận
7’
4. Củng cố :
* Hoạt động 4 : Vận dụng
_ C5 GV hướng dẫn HS thực hiện phép vẽ trên vở của mình, bằng cách áp dụng tính chất của ảnh.
_ C6 cho thảo luận chung cả lớp.
2’
5. Hướng dẫn về nhà :
_ Học bài theo SGK
_ Làm bài tập 5.1, 5.2 SBT
_ Xem trước bài
File đính kèm:
- anh cua mot vat tao boi guong phang.doc