1.Kiến thức:
- Nhận biết được âm cao (bổng) có tần số lớn, âm thấp (trầm) có tần số nhỏ.
2. Kĩ năng:
- Nêu được ví dụ về âm trầm, bổng là do tần số dao động của vật.
3.Thái độ:
- Rèn luyện tính trung thực, cẩn thận, giữ gìn dụng cụ thí nghiệm.
24 trang |
Chia sẻ: haianhco | Lượt xem: 1428 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Bài giảng Môn Vật lý lớp 7 - Bài 11: Độ cao của âm (tiếp), để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn:03/11/2012 Ngày dạy: Tuần 13 Tiết PPCT:13
Bài 11: ĐỘ CAO CỦA ÂM.
I. Mục tiêu :
1.Kiến thức:
- Nhận biết được âm cao (bổng) có tần số lớn, âm thấp (trầm) có tần số nhỏ.
2. Kĩ năng:
- Nêu được ví dụ về âm trầm, bổng là do tần số dao động của vật.
3.Thái độ:
- Rèn luyện tính trung thực, cẩn thận, giữ gìn dụng cụ thí nghiệm.
II. Phương pháp dạy học: Vấn đáp, đàm thoại, trực quan, thảo luận nhóm.
III. Chuẩn bị:
1.Giáo viên:
- Giá thí nghiệm, con lắc.
- Hai thước đàn hồi hoặc lá thép mỏng dài khoảng 20cm và 30 cm được vít chặt vào 1 hộp gỗ rỗng như hình 11.2 SGK
2.Học sinh:
- Nghiên cứu trước nội dung SGK bài 11: Độ cao của âm.
IV. Hoạt dộng dạy- học:
HOẠT ĐỘNG CỦA GV
HOẠT ĐỘNG CỦA HS
NỘI DUNG
Hoạt động 1: Ổn định lớp, kiểm tra bài cũ, đặt vấn đề vào bài. (06 phút)
1.Ổn định lớp: Kiểm tra sĩ số
2.Kiểm tra bài cũ:
GV hỏi:
- Thế nào là nguồn âm?
- Kể tên một số nguồn âm?
- Nguồn âm có chung điểm gì?
3. Đặt vấn đề vào bài như SGK.
-Lớp trưởng báo cáo sĩ số lớp.
- HS trả lời câu hỏi của GV
- Các HS khác chú ý lắng nghe và nhận xét.
- HS chú ý lắng nghe.
Bài 11:Độ cao của âm
Hoạt động 2: Quan sát dao động nhanh chậm và nghiên cứu khái niệm tần số: (12 phút).
- Trước khi tiến hành thí nghiệm 1, GV nêu cách xác định một dao động: Quá trình con lắc đi từ biên bên phải sang biên bên trái và trở lại biên bên phải.
- Cách xác định và thông báo số dao động của vật trong 10 giây: GV cùng HS tiến hành thí nghiệm. Yêu cầu HS tính thời gian, GV đếm số dao động.
- Yêu cầu HS tính số dao động của từng con lắc trong một giây.
- Thông báo cho hs số dao động trong 1giây gọi là tần số. Đơn vị tần số là hec, kí hiệu là Hz.
- Yêu cầu hs nêu kết quả, so sánh con lắc nào dao động nhanh, con lắc nào dao động chậm? và điền vào bảng
- Từ bảng kết quả thí nghiệm vừa thu được, yêu cầu HS hoàn thành C2.
-GV nhận xét.
- Chú ý lắng nghe.
- Cá nhân HS cùng GV tiến hành thí nghiệm, các HS còn lại quan sát thí nghiệm.
- HS tính thời gian dao động trong 10 giây.
- Tính số dao động trong 1 giây.
- Chú ý lắng nghe.
- Con lắc b dao động nhanh hơn con lắc a
- Hoàn thành bảng.
- HS trả lời: Vật dao động càng nhanh, tần số dao động càng lớn vật dao động càng chậm tần số dao động càng nhỏ.
I. Dao động nhanh, chậm- tần số:
- Tần số dao động: Là số lần dao động trong một giây.Đơn vị Hec (Kí hiệu: Hz).
- Dao động càng nhanh, tần số dao động càng lớn và ngược lại.
Hoạt động 3: Nghiên cứu mối liên hệ giữa tần số và độ cao của âm: (18 phút).
- Gọi HS đọc thí nghiệm 2.
- Lưu ý HS vít chặt đầu thước bằng ốc hoặc ấn chặt tay vào thước ở sát mép bàn.
- Yêu cầu HS giữ yên lặng để nghe rỏ âm thanh phát ra.
- GV tiến hành thí nghiệm cho HS quan sát.Yêu cầu HS thảo luận nhóm (2 phút) trả lời C3.
- Gọi HS đọc thí nghiệm 3 SGK.
- Tiến hành thí nghiệm
- Yêu cầu HS quan sát, thảo luận nhóm để trả lời C4 (2 phút).
- Từ thí nghiệm, yêu cầu HS đưa ra kết luận SGK
- Nhận xét kết luận.
- Đọc thí nghiệm 2 SGK.
- Lắng nghe.
- Thảo luận nhóm, cử đại diện nhóm trả lời C3.
- Đọc thí nghiệm 3 SGK.
- Thảo luận nhóm cử đại diện nhóm trả lời.
- Đưa ra kết luận.
II. Âm cao (âm bổng), âm thấp( âm trầm):
- Dao động càng nhanh , tần số dao động càng lớn, âm phát ra càng cao (âm càng bỗng).
Dao dộng càng chậm, tần số dao động càng nhỏ, âm phát ra càng thấp ( âm càng trầm).
Hoạt động 4: Vận dụng, củng cố, dặn dò: (09 phút).
1.Vận dụng:
- Gọi HS đọc C5 SGK.
- Yêu cầu HS trả lời C5.
- Gọi HS đọc C6 SGK.
- Yêu cầu HS trả lời C6.
- Gọi HS đọc C7 SGK.
- Yêu cầu HS trả lời C7
- Giải quyết vấn đề đặt ra ở đầu bài. Khi nào phát ra âm trầm? Khi nào phát ra âm bổng?
- GV nhận xét.
2.Củng cố:
- Yêu cầu HS đóng sách vở.
- Thế nào là tần số? đơn vị?
- Thế nào là âm cao (âm bổng)?
- Thế nào là âm thấp (âm trầm)?
- Yêu cầu HS đọc có thể em chưa biết.
3. Dặn dò:
- Yêu cầu HS về học bài, nghiên cứu trước bài mới. Bài 12: Độ to của âm
- Đọc C5 SGK.
- Trả lời C5.
- Đọc C6 SGK.
- Trả lời C6
- Đọc C7 SGK.
- Trả lời C7
- Khi tần số dao động của vật nhỏ thì âm phát ra thấp hay trầm. Khi tần số dao động của vật lớn thì âm phát ra cao gọi là âm bổng.
- HS trả lời.
- HS trả lời.
- HS trả lời.
- Đọc Có thể em chưa biết.
- Chú ý lắng nghe.
III.Vận dụng:
C5:
- Vật có tần số 70 Hz dao động nhanh hơn.
- Vật có tần số 50 Hz phát ra âm thấp hơn.
C6:
Khi vặn cho dây đàn căng ít (dây chùng) thì âm phát ra thấp (trầm), tần số dao động nhỏ. Khi vặn cho dây đàn căng nhiều thì âm phát ra cao (bổng), tần số dao động lớn.
C7:
Âm phát ra cao hơn khi chạm góc miếng bìa vào hàng lỗ ở gần vành đĩa.
Ngày soạn:12/11/2012 Ngày dạy: Tuần 14 Tiết PPCT:14
Bài 12: ĐỘ TO CỦA ÂM.
I. Mục tiêu :
1.Kiến thức:
- Nhận biết được âm to có biên độ dao động lớn, âm nhỏ có biên độ dao động nhỏ.
- Đơn vị độ to của âm là đêxiben. Kí hiệu là dB.
2. Kĩ năng:
- Nêu được ví dụ về độ to của âm.
3.Thái độ:
- Rèn luyện tính trung thực, cẩn thận, giữ gìn dụng cụ thí nghiệm.
II. Phương pháp dạy học: Vấn đáp, đàm thoại, trực quan, thảo luận nhóm.
III. Chuẩn bị:
1.Giáo viên: SGK, giáo án, dụng cụ thí nghiệm cho mỗi nhóm học sinh:
+ Một thước đàn hồi.
+ Một cái trống + que gõ.
+ 1 con lấc bấc.
+ 1 giá thí nghiệm.
2.Học sinh:
- Nghiên cứu trước nội dung SGK bài 12: Độ to của âm.
IV.Hoạt động dạy - học:
HOẠT ĐỘNG CỦA GV
HOẠT ĐỘNG CỦA HS
NỘI DUNG
Hoạt động 1: Ổn định lớp, kiểm tra bài cũ, đặt vấn đề vào bài. ( 05 phút)
1.Ổn định lớp: Kiểm tra sĩ số
2.Kiểm tra bài cũ:
- Thế nào là tần số? đơn vị ?
- Khi nào phát ra âm cao ? âm thấp ?
3. Đặt vấn đề vào bài :
- Gõ vào mặt trống cho âm phát ra từ nhỏ tới lớn. Hỏi nghe được những âm gì? Những âm đó khác nhau như thế nào ?
-Lớp trưởng báo cáo sĩ số lớp.
- HS trả lời câu hỏi của GV
- Các HS khác chú ý lắng nghe và nhận xét.
- HS chú ý lắng nghe.
Bài 12: ĐỘ TO CỦA ÂM.
Hoạt động 2: Nghiên cứu về biên độ dao động và mối liên hệ giữa biên độ dao động và độ to của âm phát ra (20 phút).
- Yêu cầu HS đọc SGK phần thí nghiệm 1
- Tiến hành thí nghiệm. Cho HS hoạt động theo nhóm hoàn thành C1 (2 phút)
Thông báo cho hs biết biên độ dao động.
- Gọi HS đọc C2 - SGK
Yêu cầu HS hoạt động nhóm điền vào chổ trống C2 (2 phút)
- Gọi HS đọc thí nghiệm 2 - SGK
Thực hiện thí nghiệm 2 cho HS quan sát trong 2 trường hợp: Gõ nhẹ; Gõ mạnh.
Khi gõ dùi vào trống thì quả cầu bấc như thế nào? Chứng tỏ điều gì?
So sánh chuyển động của quả cầu bấc khi gõ nhẹ và gõ mạnh vào trống.
- Yêu cầu HS thảo luân nhóm hoàn thành C3(03 phút)
Từ kết quả các thí nghiệm rút ra kết luận SGK ?
Gọi học sinh trả lời vấn đề đặt ra ở đầu bài.
Nhận xét câu trả lời của học sinh.
- Đọc thí nghiệm 1- SGK.
- HS hoạt động nhóm và cử đại diện nhóm trả lời.
- HS đọc và trả lời C2 - SGK
- Đầu thước lệch khỏi vị trí cân bằng càng nhiều (ít), biên độ dao động càng lớn (nhỏ), âm phát ra càng to (nhỏ)
- Đọc thí nghiệm 2 – SGK.
- HS lắng nghe, quan sát dao động của quả cầu bấc.
- Quả cầu bấc chuyển động. Chứng tỏ mặt trống dao động.
- Gõ nhẹ quả cầu dao động chậm, gõ mạnh quả cầu dao động nhanh.
- Quả cầu bấc lệch càng nhiều (ít), chứng tỏ biên độ dao động càng lớn (nhỏ), tiếng trống càng to (nhỏ).
- HS hoàn thành kết luận.
- HS trả lời câu hỏi, HS khác nhận xét.
I. Âm to, âm nhỏ - Biên độ dao động.
- Độ lệch lớn nhất của vật dao động so với vị trí cân bằng của nó được gọi là biên độ dao động.
- Âm phát ra càng to khi biên độ dao động của nguồn âm càng lớn.
Hoạt động 3: Tìm hiểu độ to của một số âm: (10 phút)
- Giới thiệu đơn vị độ to của âm là đêxiben. Kí hiệu là dB.
- Cách nào để biết độ to của âm?
- Giới thiệu bảng độ to của một số âm.
- Tiếng nói chuyện bình thường là bao nhiêu dB ?
- Ngưỡng đau ở mức bao nhiêu dB ?
- Thông báo giới hạn ô nhiễm tiếng ồn là 70dB.
- Vậy chúng ta phải làm gì để tránh ô nhiểm tiếng ồn?
- Khi tiếp xúc với tiếng lớn trong thời gian dài (nghe nhạc lớn bằng phone tai) có thể gây ù tai, nhức đầu và có thể bị giảm thính giác.
- Lắng nghe.
- Dùng máy để đo độ to của âm.
+ 40 dB
+ 130 dB
- Lắng nghe.
- HS trả lời
- Lắng nghe.
II. Độ to của một số âm
- Độ to của âm có đơn vị là đexiben. Kí hiệu là dB.
Hoạt động 4: Vận dụng, củng cố, dặn dò: (10 phút).
1.Vận dụng:
- Yêu cầu HS đọc C4.
- Gọi HS trả lời C4.
- Yêu cầu HS đọc C5.
- Gọi HS trả lời C5.
- Yêu cầu HS đọc C6.
- Gọi HS trả lời C6.
- Yêu cầu HS đọc C7.
- Gọi HS trả lời C7.
2.Củng cố:
- Thế nào là biên độ dao động?
- Khi phát ra âm to thì biên độ dao động của nguồn âm như thế nào?
- Đơn vị độ to của âm?
- Yêu cầu HS đọc phần “có thể em chưa biết.”
3. Dặn dò:
- Về nhà học bài.
- Nghiên cứu trước bài 13: Môi trường truyền âm”.
- HS đọc C4 - SGK
- Khi gảy mạnh 1 dây đàn, tiếng đàn sẽ to. Vì khi gảy mạnh, dây đàn lệch nhiều, tức là biên độ dao động của dây đàn lớn, nên âm phát ra to.
- HS đọc C5 - SGK
- Biên độ dao động ở trường hợp thứ nhất lớn hơn trường hợp thứ hai.
- HS đọc C6 - SGK
- Biên độ dao động của màng loa lớn khi máy thu thanh phát ra âm to. Biên độ dao động của màng loa nhỏ khi máy thu thanh phát ra âm nhỏ.
- HS đọc C7- SGK.
- HS trả lời.
- HS trả lời
- HS trả lời
- HS trả lời
- Chú ý nghe giáo viên dặn dò về nhà.
III.Vận dụng:
C4:
- Khi gảy mạnh 1 dây đàn, tiếng đàn sẽ to. Vì khi gảy mạnh, dây đàn lệch nhiều, tức là biên độ dao động của dây đàn lớn, nên âm phát ra to.
C5:
- Biên độ dao động ở trường hợp thứ nhất lớn hơn
C6:
- Biên độ dao động của màng loa lớn khi máy thu thanh phát ra âm to. Biên độ dao động của màng loa nhỏ khi máy thu thanh phát ra âm nhỏ.
C7: Độ to của tiếng ồn trên sân trường giờ ra chơi nằm trong khoảng từ 50 dB đến 70 dB.
Ngày soạn:19/11/2012 Ngày dạy: Tuần 15 Tiết PPCT:15
Bài 13: MÔI TRƯỜNG TRUYỀN ÂM
I. Mục tiêu :
1.Kiến thức:
- Nêu được âm truyền trong các chất rắn, lỏng, khí và không truyền được trong chân không.
- Nêu được trong các môi trường khác nhau thì tốc độ truyền âm khác nhau.
2. Kĩ năng:
Nêu được một số ví dụ về truyền âm trong các chất rắn, lỏng, khí.
3.Thái độ:
- Rèn luyện tính trung thực, cẩn thận, giữ gìn dụng cụ TN
II. Phương pháp dạy học: Vấn đáp, đàm thoại, trực quan, thảo luận nhóm.
III. Chuẩn bị:
1.Giáo viên:
- Chuẩn bị dụng cụ như hình 13.1 ; 13.3 SGK.
2.Học sinh:
- Nghiên cứu trước nội dung SGK bài 13: Môi trường truyền âm.
IV.Hoạt động dạy - học:
HOẠT ĐỘNG CỦA GV
HOẠT ĐỘNG CỦA HS
NỘI DUNG
Hoạt động 1: Ổn định lớp, kiểm tra bài cũ, đặt vấn đề vào bài. ( 07 phút)
1.Ổn định lớp: Kiểm tra sĩ số
2.Kiểm tra bài cũ:
-Thế nào là biên độ dao động? Cho biết khi nào phát ra âm to? Khi nào phát ra âm nhỏ?
- Đơn vị độ to của âm?
- Tiếng sét có độ to bao nhiêu?
3. Đặt vấn đề vào bài : Vào mùa mưa các em thường nghe sấm, sét vậy các em nghe được tiếng sấm trước hay nhìn thấy tia sét trước?
-Lớp trưởng báo cáo sĩ số lớp.
- HS trả lời câu hỏi của GV
- Các HS khác chú ý lắng nghe và nhận xét.
- HS chú ý lắng nghe.
Bài 13: Môi trường truyền âm.
Hoạt động 2: Tìm hiểu môi trường truyền âm: (23 phút).
GV đặt câu hỏi cho HS dự đoán sau đó tiến hành thí nghiệm:
+ Có hiện tượng gì xảy ra với quả cầu bấc treo gần trống 2 ? Hiện tượng đó chứng tỏ điều gì?
GV tiến hành thí nghiệm như hình 13.1
Yêu cầu HS hoạt động nhóm quan sát thí nghiệm để trả lời C1, C2. (3 phút)
GV gọi một vài đại diện trả lời, Các HS khác bổ sung và thống nhất ý kiến. (GV bổ sung: Mặt trống thứ 2 đóng vai trò như màng nhĩ ở tai người.)
Nhận xét, kết luận.
Cho 3 HS xung phong làm thí nghiệm như SGK .
Yêu cầu HS đọc và trả lời C3.
GV gợi ý: Cái bàn ở thể gì?
Vậy âm truyền đến tai bạn C qua môi trường nào?
Tiến hành thí nghiệm như hình 13.3
- Qua thí nghiệm chứng tỏ điều gì?
Âm truyền đến tai người qua những môi trường nào?
Vậy âm có thể truyền được trong chân không hay không?
GV mô tả thí nghiệm như SGK và hướng dẫn HS thảo luận trả lời C5 (2 phút).
Từ 4 thí nghiệm trên ta rút ra được kết luận gì về các môi trường truyền âm?.
Cho HS thảo luận nhanh (1 phút) hoàn thành kết luận.
- HS đưa ra dự đoán
- HS chú ý quan sát.
- Đại diện nhóm trả lời.
C1: Quả cầu bấc treo gần trống 2 rung động và lệch ra khỏi vị trí ban đầu. Chứng tỏ âm đã được không khí truyền từ mặt trống thứ nhất đến mặt trống thứ hai.
C2: Quả cầu bấc thứ hai có biên độ dao động nhỏ hơn so với quả cầu bấc thứ nhất.
- Tham gia thí nghiệm.
- Bàn ở thể rắn
- Âm truyền đến tai bạn C qua môi trường rắn.
- Âm cũng truyền được qua chất lỏng.
- Trả lời câu hỏi.
- Âm truyền đến tai người qua môi trường: Rắn, lỏng, khí.
- HS dự đoán
- Thảo luận nhóm, cử đại diện trả lời.
I. Môi trường truyền âm:
1. Sự truyền âm trong chất khí :
2. Sự truyền âm trong chất rắn.
3. Sự truyền âm trong chất lỏng.
4. Âm có thể truyền được trong chân không hay không?
* Kết luận:
- Âm có thể truyền qua những môi trường như: Rắn, lỏng, khí và không thể truyền qua chân không.
- Ở các vị trí càng xa nguồn âm thì âm nghe càng nhỏ.
Hoạt động 3: Tìm hiểu vận tốc truyền âm: (5 phút)
Trong các môi trường khác nhau, âm truyền đi với vận tốc khác nhau và phụ thuộc vào nhiều yếu tố.
Gới thiệu bảng vận tốc truyền âm (SGK)
- Yêu cầu HS so sánh vận tốc truyền âm trong không khí, nước, thép?
- Chú ý lắng nghe.
- Vận tốc truyền âm trong không khí nhỏ hơn trong nước và nhỏ hơn thép.
5. Vận tốc truyền âm.
- Vận tốc truyền âm trong chất rắn lớn hơn trong chất lỏng, trong chất lỏng lớn hơn trong chất khí.
Hoạt động 4: Vận dụng, củng cố, dặn dò: (10 phút).
1.Vận dụng:
- Yêu cầu HS đọc C7.
- Gọi HS trả lời C7.
- Yêu cầu HS đọc C8.
- Gọi HS trả lời C8.
- Yêu cầu HS đọc C9.
- Gọi HS trả lời C9.
- Yêu cầu HS đọc C10.
- Gọi HS trả lời C10.
- Yêu cầu HS đọc phần “Có thể em chưa biết.”
2.Củng cố:
- Âm có thể truyền qua được những môi trường nào?
- So sánh vận tốc truyền âm của chất lỏng, chất rắn, chất khí?
3. Dặn dò:
- Về nhà học bài.
- Nghiên cứu trước bài 14: Phản xạ âm – Tiếng vang
- HS đọc C7 -SGK
- HS trả lời.
- HS đọc C8 -SGK
- HS trả lời
- Đọc C9- SGK
- HS trả lời
- HS đọc C10- SGK
- HS trả lời
- Đọc SGK
- HS trả lời
-HS trả lời
- Chú ý nghe giáo viên dặn dò về nhà.
III.Vận dụng:
C7:Âm thanh xung quanh truyền đến tai ta nhờ môi trường không khí.
C8 :Khi ta lặn xuống nước ta vẫn nghe được tiếng máy chạy.
C9: Vì mặt đất truyền âm nhanh hơn không khí nên ta nghe được tiếng vó ngựa từ xa khi ghé tai sát mặt đất.
C10: Các nhà du hành vũ trụ không thể nói chuyện bình thường được vì giữa họ bị ngăn cách bởi chân không bên ngoài bộ áo, mũ giáp bảo vệ
Ngày soạn: 23/11/2012 Ngày dạy: Tuần 16 Tiết PPCT:16
Bài 14: PHẢN XẠ ÂM – TIẾNG VANG
I. Mục tiêu :
1.Kiến thức:
- Nêu được tiếng vang là một biểu hiện của âm phản xạ.
- Nhận biết được những vật cứng, có bề mặt nhẵn phản xạ âm tốt và những vật mềm, xốp, có bề mặt gồ ghề phản xạ âm kém.
2. Kĩ năng:
- Giải thích được trường hợp nghe thấy tiếng vang là do tai nghe được âm phản xạ tách biệt hẳn với âm phát ra trực tiếp từ nguồn.
- Kể được một số ứng dụng liên quan tới sự phản xạ âm.
3.Thái độ:
- Hứng thú, yêu thích môn học.
II. Phương pháp dạy học: Vấn đáp, đàm thoại, trực quan, thảo luận nhóm.
III. Chuẩn bị:
1.Giáo viên:
- Sách giáo khoa, giáo án, tranh veõ hình 14.1
2.Học sinh:
- Nghiên cứu trước nội dung SGK bài 14: Phản xạ âm – tiếng vang.
IV.Hoạt động dạy - học:
HOẠT ĐỘNG CỦA GV
HOẠT ĐỘNG CỦA HS
NỘI DUNG
Hoạt động 1: Ổn định lớp, kiểm tra bài cũ, đặt vấn đề vào bài. ( 05 phút)
1.Ổn định lớp: Kiểm tra sĩ số
2.Kiểm tra bài cũ:
- Những môi trường nào âm có thể truyền qua? Môi trường nào âm không thuể truyền qua?
- So sánh vận tốc truyền âm của chất: Lỏng, khí, rắn?
3. Đặt vấn đề vào bài :
Tại sao trong đêm tối khi ta chạy thì nghe sau lưng ta như có người chạy theo nhưng khi quay lại thì không có ai?
-Lớp trưởng báo cáo sĩ số lớp.
- HS trả lời câu hỏi của GV
- Các HS khác chú ý lắng nghe và nhận xét.
- HS dự đoán
Bài 14: PHẢN XẠ ÂM – TIẾNG VANG.
Hoạt động 2: Tìm hiểu âm phản xạ và tiếng vang: (20 phút).
- Yêu cầu HS quan sát hình 14.1 và đọc phần thông tin - SGK.
- Theo phần thông tin đã đọc thì khi nào thì có âm phản xạ?
- Ta nghe được tiếng vang khi nào ?
- Nhận xét, kết luận
- GV chia nhóm, hướng dẫn HS thảo luận trả lời từ C1 đến C3- SGK (5 phút).
- Yêu cầu HS trả lời C1
- Yêu cầu HS trả lời C2
- Yêu cầu HS trả lời C3
- Yêu cầu HS rút ra kết luận.
- Nhận xét và rút ra kết luận
- HS quan sát hình và đọc thông tin SGK.
- Khi âm gặp 1 vật chắn.
- Khi âm truyền đến vách đá dội lại đến tai ta chậm hơn âm truyền trực tiếp đến tai ta 1 khoảng thời gian ít nhất là 1/15 giây
- Chia nhóm thảo luận, cử đại diện nhóm trả lời.
- Tuỳ HS.
- Vì ở ngoài trời ta chỉ nghe được âm phát ra, còn ở trong phòng kín ta nghe được âm phát ra và âm phản xạ từ tường cùng một lúc nên nghe to hơn.
- HS trả lời:
a. Trong cả 2 phòng đều có âm phản xạ. Vì ở trong phòng nhỏ âm phản xạ từ tường của phòng và âm nói ra đến tai em gần như cùng lúc.
b. Khoảng cách giữa người nói và bức tường :
S = v.t = 340 m/s . 1/30s = 11,3m
- Có tiếng vang khi ta nghe thấy âm phản xạ cách âm phát ra một khoảng thời gian ít nhất là 1/15 giây.
I. Âm phản xạ - Tiếng vang.
- Âm dội lại khi gặp một mặt chắn là âm phản xạ.
- Tiếng vang là âm phản xạ nghe được cách âm trực tiếp ít nhất 1/15 giây.
Hoạt động 3: Tìm hiểu vật phản xạ âm tốt và vật phản xạ âm kém: (10 phút)
- Yêu cầu HS mô tả lại thí nghiệm - SGK.
- Vật như thế nào thì phản xạ âm tốt ?
- Vật như thế nào thì phản xạ âm kém ?
- Yêu cầu HS trả lời C4.
- Lưu ý với HS vật phản xạ âm tốt thì hấp thụ âm kém, nhưng vật phản xạ âm kém thì chưa hẳn hấp thụ âm kém. Ví dụ : Vải treo cửa phản xạ âm kém nhưng khả năng hấp thụ âm cũng rất ít.
- Kết luận chung.
- HS dựa vào SGK mô tả thí nghiệm
-Vật cứng có bề mặt nhẵn.
- Vật mềm, xốp có bề mặt gồ ghề
-HS: Vật phản xạ âm tốt : Mặt gương, mặt đá hoa, tấm kim loại, tường gạch.
- HS: Vật phản xạ âm kém : Miếng xốp, áo len, ghế nệm mút, cao su xốp.
- Lắng nghe.
- Ghi nhận
II. Vật phản xạ âm tốt và vật phản xạ âm kém.
Những vật cứng có bề mặt nhẵn thì phản xạ âm tốt (hấp thụ âm kém).
Ví dụ: Mặt gương, mặt đá hoa, tấm kim loại, tường gạch.
- Những vật mềm, xốp có bề mặt gồ ghề thì phản xạ âm kém.
- Ví dụ: Miếng xốp, áo len, ghế nệm mút, cao su xốp.
Hoạt động 4: Vận dụng, củng cố, dặn dò: (10 phút).
1.Vận dụng:
- Yêu cầu HS đọc C5.
- Gọi HS trả lời C5.
- Yêu cầu HS đọc C6.
- Gọi HS trả lời C6.
- Yêu cầu HS đọc C7.
- Gọi HS trả lời C7.
- Yêu cầu HS đọc C8.
- Gọi HS trả lời C8.
- Giải quyết vấn đề đặt ra ở đầu bài?
- Yêu cầu HS đọc phần “Có thể em chưa biết.”
2.Củng cố:
- Khi gặp vật chắn thì âm như thế nào?
- Khi nào vật phản xạ âm tốt? Khi nào vật phản xạ âm kém?
- Cho một số ví dụ về ứng dụng phản xạ âm?
3. Dặn dò:
- Về nhà học bài.
- Nghiên cứu trước bài 15: Chống ô nhiễm tiếng ồn.
- HS đọc C5 -SGK
- HS trả lời.
- HS đọc C6 -SGK
- HS trả lời
- Đọc C7- SGK
- HS trả lời
- HS đọc C8- SGK
- HS trả lời
- Lắng nghe.
- HS đọc SGK
- HS trả lời
- HS trả lời
-HS trả lời.
- Chú ý nghe giáo viên dặn dò về nhà.
III.Vận dụng:
C5:
- Làm tường sần sùi, treo rèm nhung để hấp thụ âm tốt hơn nên giảm tiếng vang. Âm nghe được rõ hơn.
C6:
- Mỗi khi khó nghe, người ta thường làm như vậy để hướng âm phản xạ từ tay đến tai ta giúp ta nghe được rõ âm hơn.
C7:
- Âm truyền từ tàu tới đáy biển trong 1/2 giây. Độ sâu của biển là 1500 x 1/2 = 750m
C8: a,b,d
Ngày soạn: 1/12/2012 Ngày dạy: Tuần 17 Tiết PPCT: 17
Bài 15. CHỐNG Ô NHIỄM TIẾNG ỒN
I. Mục tiêu:
Kiến thức:
- Phân biệt được tiếng ồn và ô nhiểm tiếng ồn.
- Đề ra được một số biện pháp chống ô nhiễm do tiếng ồn trong những trường hợp cụ thể.
- Kể tên được một số vật liệu cách âm thường dùng để chống ô nhiễm do tiếng ồn.
Kĩ năng:
- Nêu được một số ví dụ về ô nhiễm tiếng ồn.
3. Thái độ:
- Cẩn thận, trung thực, yêu thích môn học.
II. Phương pháp: Thuyết trình, vấn đáp, thảo luận nhóm.
III. Chuẩn bị:
1. Giáo viên:
- Giáo án.
2.Học sinh:
- Nghiên cứu trước nội dung sách giáo khoa. Bài 15: CHỐNG Ô NHIỄM TIẾNG ỒN
IV. Hoạt động dạy – học:
HOẠT ĐỘNG CỦA GV
HOẠT ĐỘNG CỦA HS
NỘI DUNG
Hoạt động 1:Ổn định lớp, kiểm tra bài cũ, đặt vấn đề vào bài: (07 phút)
1. Ổn định lớp: Kiểm tra sĩ số
2. Kiểm tra bài cũ:
- Âm khi gặp mặt chắn thì như thế nào?
- Vật nào phản xạ âm tốt? Vật nào phản xạ âm kém?
3.Đặt vấn đề vào bài:
- Hãy tưởng tượng nếu thiếu âm thanh thì cuộc sống của chúng ta sẽ tẻ nhạt và khó khăn như thế nào? Tuy nhiên tiếng động lớn và kéo dài gây tác hại rất xấu đến con người.Ta phải làm thế nào để hạn chế được tiếng ồn?
- Lớp trưởng báo cáo sĩ số
HS trả lời câu hỏi của GV.
Các HS khác chú ý lắng nghe và nhận xét
- Chú ý lắng nghe.
BÀI15: CHỐNG Ô NHIỄM TIẾNG ỒN
Hoạt động 2: Nhận biết ô nhiễm tiếng ồn (15 phút).
- Gọi HS đọc C1_ SGK
- Cho HS hoạt động nhóm hoàn thành C1 (3 phút).
- Thông qua câu C1 các em hãy hoàn thành kết luận.
- Gọi HS đọc C2_ SGK.
- Yêu cầu cá nhân HS trả lời C2
- Đọc C1_ SGK
- Chia nhóm hoạt động, cử đại diện nhóm trả lời.
- Hình 15.2. Vì tiếng ồn máy khoan to, gây ảnh hưởng đến việc gọi điên thoại và gây điếc tai người thợ khoan.
- Hình 15.3. Vì tiếng ồn to, kéo dài từ chợ, gây ảnh hưởng đến việc học tập của HS
- HS trả lời: To – kéo dài – sức khoẻ và sinh hoạt.
- Đọc C2_ SGK
- C2. Chọn câu b, chọn câu d
I. Nhận biết ô nhiễm tiếng ồn.
Tiếng ồn to, kéo dài sẽ ảnh hưởng đến sức khỏe và sinh hoạt của con người
Hoạt động 3: Tìm hiểu biện pháp chống ô nhiễm tiếng ồn. (13 phút)
- Yêu cầu HS đọc SGK
- Từ những thông tin về các biện pháp chống ô nhiễm tiếng ồn nêu trên, hãy đưa ra các biện pháp cụ thể làm giảm tiếng ồn trong bảng sau? Cho HS hoạt động nhóm hoàn thành bảng ( 3 phút)
- Vậy các biện pháp nào dùng để chống ô nhiễm tiếng ồn?
- Gọi HS đọc C4_SGK.
- Yêu cầu HS trả lời C4
- Đọc SGK.
- Chia nhóm thảo luận hoàn thành C3, cử đại diện nhóm trả lời.
- Các nhóm khác nghe, nhận xét.
- Để chống ô nhiễm tiếng ồn cần làm giãm độ to của tiếng ồn phát ra, ngăn chặn đường truyền âm, làm cho âm truyền theo hướng khác.
- Đọc C4_SGK
- a. Gạch, bê tông, gỗ,. . .
- b. Kính, lá cây, . . .
II. Tìm hiểu biện pháp chống ô nhiễm tiếng ồn.
- Để chống ô nhiễm tiếng ồn cần làm giãm độ to của tiếng ồn phát ra, ngăn chặn đường truyền âm, làm cho âm truyền theo hướng khác.
- Những vật liệu được dùng làm giãm tiếng ồn truyền đến tai gọi là vật liệu các âm.
Hoạt động 3: Vận dụng, củng cố, dặn dò:( 10 phút)
1. Vận dụng:
- Yêu cầu HS đọc C5_ SGK
- Yêu cầu hoạt động nhóm hoàn thành C5 (3 phút)
- Gọi HS đọc C6_ SGK
- Yêu cầu cá nhân HS hoàn thành.
2. Củng cố:
- Cách nhận biết ô nhiễm tiếng ồn?
- Các biện pháp chống ô nhiễm tiếng ồn?
- Thế nào là vật liệu cách âm? Ví dụ?
- Đọc phần “ Có thể em chưa biết”.
3.Dặn dò:
- Về nhà học bài.
- Ôn tập các nội dung kiến thức của chương: Âm học
- Trả lời phần tự kiểm tra trong tổng kết chương 2: Âm học
- Đọc C5_SGK
- Chia nhóm hoạt động hoàn thành C5, cử đại diện nhóm trả lời.
- Đọc C6_SGK
- Tùy HS.
- HS trả lời
- HS trả lời
- HS trả lời
- Đọc Có thể em chưa biết.
- Chú ý nghe giáo viên dặn dò về nhà.
IV.Vận dụng:
C5: Các biện pháp chống ô nhiễm tiếng ồn
- Hình 15.2: Yêu cầu trong giờ làm việc tiếng ồn máy khoan phát ra không quá 80 dB, người thợ khoan cần dùng bông nút kín tai lại hoặc đeo cái bịt tai lúc làm việc.
+ Hình 15.3: Ngăn cách giữa lớp học và chợ bằng cách đóng các cửa phòng học, xây tường chắn, trồng cây xung quanh; chuyển lớp học hoặc chợ đi nơi khác.
C6:
- Tiếng lợn kêu vào lúc gần sáng hàng ngày tại lò mổ.
Biện pháp: Xây tường chắn xung quanh, trồng nhiều cây xanh. Đề nghị chuyển lò mổ xa vùng đông dân cư,..
- Tiếng karaoke kéo dài suốt ngày, đêm làm ảnh hưởng nhà bên.
Biện pháp: Đề nghị vặn nhỏ tiếng, che rèm, đóng cửa,..
Ngày soạn: 7/12/2012 Ngày dạy: Tuần 18 Tiết PPCT: 18
Bài 16: TỔNG KẾT CHƯƠNG V
File đính kèm:
- ga_vat_ly_7_bai_11.doc