Bài giảng Môn Vật lý lớp 7 - Tuần 14 - Tiết 14 - Bài 13 - Môi trường truyền âm (tiếp theo)

1. Kiến thức : + Kể tên được một số môi trường truyền âm và không truyền âm được.

+ Nêu được một số ví dụ về sự truyền âm trong các môi trường khác nhau: rắn, lỏng, khí.

2. Kỹ năng : + Làm thí nghiệm để chứng minh âm truyền qua các môi trường nào?

 + Tìm ra phương án thí nghiệm để chứng minh được càng xa nguồn âm biên độ dao động âm càng nhỏ thì âm càng nhỏ.

 

doc3 trang | Chia sẻ: haianhco | Lượt xem: 941 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Bài giảng Môn Vật lý lớp 7 - Tuần 14 - Tiết 14 - Bài 13 - Môi trường truyền âm (tiếp theo), để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 14 Ngày soạn 03/11/2012 Tiết 14 Ngày dạy Bài 13 . MÔI TRƯỜNG TRUYỀN ÂM I MỤC TIÊU : Kiến thức : + Kể tên được một số môi trường truyền âm và không truyền âm được. + Nêu được một số ví dụ về sự truyền âm trong các môi trường khác nhau: rắn, lỏng, khí. Kỹ năng : + Làm thí nghiệm để chứng minh âm truyền qua các môi trường nào? + Tìm ra phương án thí nghiệm để chứng minh được càng xa nguồn âm biên độ dao động âm càng nhỏ thì âm càng nhỏ. Thái độ : Yêu thích môn học, tìm tòi các hiện tượng vật lí trong tự nhiên. II. CHUẨN BỊ : 2 trống; 2 quả cầu bấc; 1 nguồn phát âm dùng vi mạch kèm pin; 1 nguồn nước có thể cho lọt nguồn phát âm vào bình. Tranh phóng to hình 13.4. III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC. Ổn định lớp. Kiểm tra + Hãy nêu độ to của âm phụ thuộc vào nguồn âm như thế nào? Đơn vị độ to của âm ? + Yêu cầu HS chữa bài tập 12.1 và12.2 trong SBT. 3. Bài mới Hoạt động 1: Tổ chức tình huống học tập. (5 phút) Hoạt động của giáo viên. Hoạt động của học sinh. GV: Đặt vấn đề : Ngày xưa để phát hiện tiếng vó ngựa người ta thường áp tai xuống đất để nghe. Vậy âm đã truyền từ nguồn âm đến tai nghe như thế nào? Và qua những môi trường nào? Để trả lời câu hỏi này được thì chúng ta cùng nghiên cứu bài học hôm nay. Hoạt động 2: Nghiên cứu môi trường truyền âm (23 phút) GV: Yêu cầu HS nghiên cứu thí nghiệm 1 trong SGK. GV: Yêu cầu HS hoạt động theo nhóm tiến hành TN1 như trong SGK. GV: Quan sát HS tiến hành TN và sửa chữa khi HS tiến hành không đúng yêu cầu. GV: Hướng dẫn HS thảo luận kết quả TN để trả lời câu C1, C2 GV: Chốt lại câu trả lời đúng. GV: Yêu cầu HS tiến hành TN2 SGK theo nhóm. Yêu cầu HS quan sát hiện tượng và nghe thấy được gì của nhóm mình. GV: Yêu cầu các thành viên trong nhóm đổi vị trí cho nhau để tất cả đều thấy được hiện tượng. GV: Qua TN yêu cầu HS trả lời câu C3. GV: Yêu cầu HS đọc TN3 và trả lời câu hỏi: + Thí nghiệm cần những dụng cụ gì? + Tiến hành TN như thế nào? + Âm truyền đến tai qua môi trường nào? + Âm có thể truyền đến tai môi trường nước (chất lỏng) được không? GV: Qua TN yêu cầu HS trả lời câu C4. GV: Đặt vấn đề trong chân không, âm có thể truyền qua được không? GV: Treo hình 13.4 phóng to lên bảng giới thiệu dụng cụ thí nghiệm và cách tiến hành thí nghiệm. + Â m có thể truyền qua môi trường chân không hay không? GV: Qua các thí nghiệm trên em rút ra được kết luận gì ? Hãy điền vào chỗ trống kết luận . GV: Hướng dẫn HS thảo luận và ghi kết luận đúng vào vở I. MÔI TRƯỜNG TRUYỀN ÂM. 1. Thí nghiệm 1: Sự truyền âm trong chất khí HS : Hoạt động cá nhân nghiên cứu TN1 trong SGK. HS: Tiến hành TN 1 theo nhóm dưới sự hướng dẫn của GV. Quan sát TN và thảo luận chung kết quả để trả lời câu C1, C2. C1: Quả cầu bấc treo gần tróng 2 : rung động và lệch ra khỏi vị trí ban đầu. Hiện tượng đó chứng tỏ âm đã được không khí truyền từ mặt trống thứ nhất đến mặt trống thứ hai. C2: Biên độ dao động của quả cầu 2 nhỏ hơn biên độ dao động của quả cầu 1. Chứng tỏ càng xa nguồn âm, âm càng nhỏ. 2. Thí nghiệm2: Sự truyền âm trong chất rắn HS: Tiến hành TN theo nhóm, quan sát hiện tượng và lắng nghe để trả lời câu hỏi C3. C3: Âm truyền đến tai bạn C qua môi trường chất rắn (gỗ). 3. Thí nghiệm 3: Sự truyền âm trong chất lỏng. HS: Hoạt động cá nhân đọc SGK, trả lời câu hỏi của GV. HS: Tiến hành TN theo nhóm quan sát và lắng tai nghe âm phát ra. HS: Hoạt động cá nhân trả lời câu C4. C4: Âm truyền đến tai ta qua những môi trường khí, rắn, lỏng. 4. Âm có thể truyền qua môi trường chân không hay không? HS: Quan sát hình 13.4 và lắng nghe giới thiệu của GV để trả lời câu C5. C5: Âm không thể truyền qua môi trường chân không. HS: Hoạt động cá nhân điền vào chỗ trống trong kết luận: * Kết luận: + Âm có thể truyền qua những môi trường như rắn, lỏng , khí và không thể truyền qua chân không. + Ở các vị trí càng xa (gần) nguồn âm thì âm nghe càng nhỏ (to). Hoạt động 3: Tìm hiểu vận tốc truyền âm (5 phút) GV: Yêu cầu HS đọc mục 5 trong SGK và trả lời câu hỏi? + Âm truyền nhanh nhưng có cần thời gian không? + Trong môi trường vật chất nào âm truyền nhanh nhất? GV: Yêu cầu HS hoạt động cá nhân trả lời câu C6. 5. Vận tốc truyền âm. HS: Hoạt động cá nhân đọc mục 5 trong SGK. + Âm truyền dù nhanh nhưng vẫn cần có thời gian. + Thép truyền âm nhanh nhất. Không khí truyền âm kém nhất. C6: Vận tốc truyền âm trong nước nhỏ hơn trong thép và lớn hơn trong không khí. Hoạt động 4: Vận dụng ( 8 phút) GV: Yêu cầu HS hoạt động cá nhân lần lượt trả lời các câu C7, C8, C9, C10. GV: Hướng dẫn HS trả lời từng câu, và chỉnh sửa nếu có sai sót. II. VẬN DỤNG. HS: Hoạt động cá nhân trả lời C7, C8, C9, C10. C7: Âm thanh xung quanh truyền đến tai ta nhờ môi trường không khí. C8. Khi lặn dưới nước ta có thể nghe tiếng sùng sục của bong bóng nước,… C9: Vì mặt đắt truyền âm nhanh hơn không khí nên ta nghe được tiếng vó ngựa khi ghé tai sát mặt đất. C10: Các nhà du hành vũ trụ không thể nói chuyện bình thường được vì giữa họ bị ngăn cách bởi chân không bên ngoài bộ áo, mũ bảo vệ. 4. Củng Cố : (3 phút) + Môi trường nào truyền âm? Môi trường nào không truyền âm? Môi trường nào truyền âm tốt nhất.? + GV: yêu cầu HS đọc phần ghi nhớ và “Có thể em chưa biết.) 5. Dặn dò. (1 phút) + Về nhà học bài theo vở ghi + SGK. Trả lời lại các câu từ C1 đến C10 vào vở học. + Làm bài tập trong SBT. Đọc trước bài 14 chuẩn bị cho tiết học sau. Duyệt của tổ chuyên môn Nguyễn Hoàng Khải IV. Rút kinh nghiệm.

File đính kèm:

  • docKIEU_LI7_TUAN 14.doc