- Nêu được trọng lực là lực hút của Trái Đất tác dụng lên vật và độ lớn của nó được gọi là trọng lượng.
- Nêu được đơn vị lực.
2. Kĩ năng:
- Rèn luyện kỹ năng thực nghiệm, kỹ năng quan sát và phân tích.
II. Phương pháp đánh giá:
- Giám sát hoạt động của nhóm, thảo luận chung.
8 trang |
Chia sẻ: haianhco | Lượt xem: 1244 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Bài giảng Môn Vật lý lớp 7 - Bài 8 - Trọng lực. Đơn vị lực, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần: 08 Ngày soạn: 11 /10/2010
Tiết: 08 Ngày dạy: 16/10/2010
Bài 8. TRỌNG LỰC. ĐƠN VỊ LỰC.
I. Mục tiêu:
1. Kiến thức:
- Nêu được trọng lực là lực hút của Trái Đất tác dụng lên vật và độ lớn của nó được gọi là trọng lượng.
- Nêu được đơn vị lực.
2. Kĩ năng:
- Rèn luyện kỹ năng thực nghiệm, kỹ năng quan sát và phân tích.
II. Phương pháp đánh giá:
- Giám sát hoạt động của nhóm, thảo luận chung.
- Thực nghiệm.
- Tài liệu của người học.
- Nghiêm túc trong hiện tượng vật lí, xử lí thông tin thu thập được.
III. Chuẩn bị:
- Chuẩn bị của giáo viên: PPCT (Tuần, tiết), SGK, SGV, chuẩn kiến thức kĩ năng,...
- Dụng cụ: + Một giá treo
+ Một lò xo
+ Một quả nặng 100g có móc treo
+ Một dây dội
+ Một khai nước
+ Một chiếc êke
- Chuẩn bị của học sinh: Vở ghi, SGK, SBT,...
Xem và soạn trước bài.
IV. Hoạt động dạy – học:
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
Nội dung
* Hoạt động 1: Ổn định lớp, kiểm tra bài cũ, đặt vấn đề vào bài mới: 5’
- Ổn định lớp
- Kiểm tra sỉ số
- Kiểm tra bài cũ:
? Khi có lực tác dụng lên một vật thì có hiện tượng gì xảy ra? Nêu ví dụ?
? Cho biết những sự biến đổi của chuyển động? Nêu ví dụ chứng tỏ lực tác dụng lên vật vừa làm vật bị biến đổi chuyển động vừa làm vật bị biến dạng?
- Gọi HS - Nhận xét, kết luận điểm.
- Đặt vấn đề vào bài mới:
? Các em có biết trái đất hình gì và cỏc em có đoán được vị trí người trên trái đất như thế nào không ?
- Yêu cầu HS đọc lời thoại phần mở bài.
- GV: Vấn đề là chúng ta phải làm thí nghiệm để kiểm tra có đúng là trái đất hút tất cả mọi vật hay không? Và lực hút đó có tên gọi là gì? Chúng ta cùng tìm hiểu:
Bài 8: TRỌNG LỰC. ĐƠN VỊ LỰC.
- Lớp trưởng báo cáo sỉ số
- HS trả lời:
- Lực tác dụng lên một vật có thể làm biến đổi chuyển động của vật đó hoặc làm vật đó biến dạng.
+ Kéo cờ, lực thắng xe làm xe dừng lại,…
+ Dùng 2 tay kéo lò xo, kéo dây cao su, bẽ cong một sợi dây kẽm,…
Những sự biến đổi của chuyển động:
- Vật đang chuyển động bị dừng lại.
- Vật đang đứng yên, bắt đầu chuyển động.
- Vật chuyển động nhanh lên.
- Vật chuyển động chậm lại.
- Vật đang chuyển động theo hướng này bỗng chuyển động theo hướng khác.
Đá quả bóng,…
- Nhận xét, bổ sung.
- HS lắng nghe.
- HS ghi tựa bài
Bài 8: TRỌNG LỰC. ĐƠN VỊ LỰC.
Bài 8: TRỌNG LỰC. ĐƠN VỊ LỰC.
* Hoạt động 2: Tìm hiểu sự tồn tại của trọng lực:15’.
- Yêu cầu HS nêu phương án thí nghiệm .
- Bố trí thí nghiệm H8.1
- Yêu cầu học sinh quan sát và trả lời câu hỏi C1 .
? Nêu trạng thái của lò xo khi treo quả nặng vào?
? Lò xo có tác dụng vào quả nặng không?
? Lực này có phương và chiều như thế nào?
? Tại sao quả nặng vẫn đứng yên?
- Làm thí nghiệm đối với viên phấn.
- GV : Cầm viên phấn trên tay rồi buông tay ra .
- Yêu cầu HS quan sát và trả lời C2.
- Nhận xét.
- Yêu cầu HS thảo luận 3’ trả lời C3.
- Nhận xét.
? Vậy trái đất tác dụng lên mọi vật 1 lực như thế nào ? gọi là gì ?
? Người ta thường gọi trọng lực là gì?
- Kết luận
- HS nêu.
- Quan sát và trả lời.
- Khi treo quả nặng vào lò xo lò xo dãn dài ra.
- Lò xo tác dụng vào quả nặng một lực nhưng quả nặng vẫn đứng yên.
- Hai lực này cùng phương (thẳng đứng) nhưng ngược chiều nhau.
- Vật đứng yên do chịu tác dụng của 2 lực cân bằng.
- C2: Quan sát nhận xét và giải thích: Viên phấn rơi chứng tỏ có lực hút viên phấn về trái đất. Có phương thẳng đứng chiều từ trên xuống
- HS thảo luận.
C3: (1) cân bằng
(2) Trái đất
(3) Biến đổi
(4) Lực hút
(5) Trái đất
- HS đọc kết luận.
- Ghi nhận.
I. TRỌNG LỰC LÀ GÌ?:
1. Thí nghiệm:
.
2. Kết luận:
- Trái đất tác dụng lực hút lên mọi vật. Lực này gọi là trọng lực.
- Người ta còn gọi cường độ (độ lớn) của trọng lực tác dụng lên một vật là trọng lượng của vật đó.
* Hoạt động 3: Tìm hiểu phương và chiều của trọng lực: 10’.
- Cho HS đọc phần thông tin ở SGK.
? Người thợ xây dựng dùng dây dọi để làm gì?
? Dây dọi có cấu tạo như thế nào?
? Dây dọi có phương như thế nào?
- Yêu cầu HS trả lời C4?
- Yêu cầu HS trả C5?
- Nhận xét.
- Đọc.
- Dùng để xác định phương thẳng đứng.
- Cấu tạo gồm 1 quả nặng treo vào đầu sợi dây.
- Dây dọi có phương thẳng đứng.
- C4:(1) cân bằng
(2) dây dội
(3) thẳng đứng
(4) từ trên xuống
- C5: (1) thẳng đứng
(2) từ trên xuống
- Ghi nhận.
II. PHƯƠNG VÀ CHIỀU CỦA TRỌNG LỰC:
1. Phương và chiều của trọng lực:
2. Kết luận:
Trọng lực có phương thẳng đứng và có chiều hướng về phía Trái Đất.
* Hoạt động 4: Tìm hiểu đơn vị lực:5’
- Cho HS đọc thông tin về đơn vị lực.
- GV: Thông báo đơn vị lực
? Hãy điền vào chỗ trống trong các câu sau:
m = 1kg à p = ? N
m = 50kg à p = ? N
p = 10 N à m = ? kg
- GV: Nêu chú ý
2 kg = 20 N
- Đọc
- Lắng nghe.
- HS trả lời.
p = 10 N
p = 500 N
m = 1 kg
III. ĐƠN VỊ LỰC:
Đơn vị lực là Niutơn
Kí hiệu : N
Trọng lượng của quả cân 100g tương đương 1N: 1kg à10 N
* Hoạt động 5: Vận dụng ,củng cố, dặn dò: 10’
- Yêu cầu HS làm câu C6.
- Về nhà học bài.
- Làm các bài tập 8.1, 8.2, 8.3 SBT.
- Đọc mục “có thể em chưa biết”.
- Ôn lại bài để chuẩn bị ôn tập kiểm tra 1 tiết.
- Nhận xét tiết học.
- C6: Phương dây dọi hợp với phương của mặt nước tạo thành một góc vuông.
IV. VẬN DỤNG:
Tiết: 09 Ngày dạy: 23/10/2010
ÔN TẬP.
I. Mục tiêu:
1. Kiến thức:
- Củng cố và khắc sâu kiến thức đã học: Đo độ dài; đo thể tích chất lỏng; đo thể tích vật rắn không thấm nước; khối lượng – đo khối lượng; lực – hai lực cân bằng; tìm hiểu kết quả tác dụng của lực; trọng lực - đơn vị lực.
2. Kĩ năng:
- Rèn kỹ năng vận dụng kiến thức đã học vào làm được một số bài tập.
II. Phương pháp đánh giá:
- Giám sát hoạt động của nhóm, thảo luận chung.
- Thực nghiệm.
- Tài liệu của người học.
- Nghiêm túc trong hiện tượng vật lí, xử lí thông tin thu thập được.
III. Chuẩn bị:
- Chuẩn bị của giáo viên: PPCT (Tuần, tiết), SGK, SGV, chuẩn kiến thức kĩ năng,...
- Dụng cụ:
- Chuẩn bị của học sinh: Vở ghi, SGK, SBT,...
Ôn lại bài.
IV. Hoạt động dạy – học:
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
Nội dung
* Hoạt động 1: Ổn định lớp, kiểm tra bài cũ, đặt vấn đề vào bài mới: 5’
- Ổn định lớp
- Kiểm tra sỉ số
- Kiểm tra bài cũ:
? Trọng lực là gì? Trọng lượng là gì?
? Trọng lực có phương và chiều như thế nào? Đơn vị lực là gì?
- Nhận xét, kết luận điểm.
- Đặt vấn đề vào bài mới:
Để củng cố và khắc sâu kiến thức các bài đã học từ đầu năm đến giờ, hôm nay chúng ta cùng thực hiện bài “ÔN TẬP” để chuẩn bị kiểm tra 1 tiết.
- Lớp trưởng báo cáo sỉ số
- Trọng lực là lực hút của Trái Đất. Trọng lượng là cường độ của trọng lực.
- Trọng lực có phương thẳng đứng và có chiều hướng về phía Trái Đất. Đơn vị lực là Niuton (N).
- HS lắng nghe.
- Ghi tựa bài.
ÔN TẬP
ÔN TẬP
* Hoạt động 2: Lý thuyết:7’
? Đơn vị hợp pháp của đo độ dài, thể tích chất lỏng và khối lượng là gì?
? Khối lượng của một vật là gì?
? Để đo khối lượng người ta dùng gì?
? Hai lực cân bằng là gì? Cho ví dụ?
? Cho ví dụ về sự biến đổi chuyển động và biến dạng?
- Nhận xét, kết luận.
- m; m3 và lít; kg
- HS trả lời.
I. LÝ THUYẾT:
* Hoạt động 3: Bài tập trắc nghiệm:15’.
1. Khi đo độ dài người ta chọn thước đo:
A. Có GHĐ nhỏ hơn chiều dài cần đo.
B. Có GHĐ lớn hơn chiều dài cần đo và có ĐCNN thích hợp.
C. Có GHĐ lớn hơn chiều dài cần đo và không cần quan tâm đến ĐCNN của thước.
D. Thước đo nào cũng được.
2. Một bạn dùng thước đo độ dài có ĐCNN là 2cm để đo độ dài cuốn sách giáo khoa Vật lý 6. trong các cách ghi kết quả dưới đây, cách ghi nào đúng?
A. 240mm
B. 23cm
C. 24cm
D. 24,0cm
3. Hãy chọn bình chia độ phù hợp nhất trong các bình chia độ dưới đây để đo thể tích của một lượng chất lỏng gần đầy chai 0,5l:
A. Bình 1000ml có vạch chia tới 10 ml.
B. Bình 500ml có vạch chia tới 2 ml.
C. Bình 100ml có vạch chia tới 1 ml.
D. Bình 500ml có vạch chia tới 5 ml.
4. Người ta đã đo thể tích chất lỏng bằng bình chia độ có ĐCNN 0,5cm3. Hãy chỉ ra cách ghi kết quả đúng trong những trường hợp dưới đây:
A. V1=20,2
B. V2=20,50
C. V3=20,5
D. V4=20
5. Người ta dùng một bình chia độ ghi tới chứa 55 nước để đo thể tích một hòn đá. Khi thả hòn đá vào bình, mực nước trong bình dâng lên tới vạgh 86 . Hỏi các kết quả ghi dưới kết quả nào l đúng?
A.V1 =86
B. V2=55
C. V3=31
D. V4=141
6. Khi sử dụng bình tràn và bình chứa để đo thể tích vật rắn không thấm nước thì thể tích của vật bằng:
A. Thể tích bình tràn
B. Thể tích bình chứa
C. Thể tích phần nước tràn ra từ bình tràn sang bình chứa
D.Thể tích nước còn lại trong bình
7. Để đo khối lượng, người ta dùng :
A. thước
B. bình chia độ
C. bình tràn
D. cân
8. Trên một hộp mứt Tết có ghi 250g. Số đó chỉ:
A. Sức nặng của hộp mứt
B.Thể tích của hộp mứt
C. Khối lượng của hộp mứt
D. Sức nặng và khối lượng của hộp mứt
9. Lấy ngón tay cái và ngón tay trỏ ép hai đầu một lò xo bút bi lại. Nhận xét về tác dụng của các ngón tay lên lò xo và của lò xo lên các ngón tay.
A. Lực mà ngón cái tác dụng lên lò xo và lực mà lò xo tác dụng lên ngón cái là hai lực cân bằng
B. Lực mà ngón trỏ tác dụng lên lò xo và lực mà lò xo tác dụng lên ngón trỏ là hai lực cân bằng
C. Hai lực mà hai ngón tay tác dụng lên lò xo là hai lực cân bằng
D. Các câu trả lời A, B, C đều đúng.
10. Khi quả bóng đập vào một bức tường thì lực mà bức tường tác dụng lên quả bóng sẽ gây ra những kết quả gì?
A. Chỉ làm biến đổi chuyển động của quả bóng
B. Chỉ làm biến dạng của quả bóng
C. Không làm biến dạng và cũng không làm biến đổi chuyển động của quả bóng
D. Vừa làm biến dạng và vừa làm biến đổi chuyển động của quả bóng.
11. Đơn vị lực là gì?
A. Niutơn (N)
B. Mét (m)
C. Kílôgam (kg)
D. Lít (l)
12. Dùng các từ thích hợp như: lực đẩy, lực kéo, lực hút, lực nén, lực nâng để điền vào chỗ trống trong câu sau đây:
A. Gió tác dụng vào buồm một…………
B. Đầu tàu tác dụng vào toa tàu một……………
C. Trong khi cày con trâu đã tác dụng vào cái cày một……………..
D. Để nâng một tấm bêtông nặng từ mặt đất lên, cần cẩu đã phải tác dụng vào tấm bêtông một………..
1. B
2. C
3. B
4. C
5. C
6. C
7. C
8. C
9. C
10. D
11. A
12. A lực đẩy
B. lực kéo
C. lực kéo
D. lực nâng
II. BÀI TẬP TRẮC NGHIỆM:
1. Khi đo độ dài người ta chọn thước đo:
A. Có GHĐ nhỏ hơn chiều dài cần đo.
B. Có GHĐ lớn hơn chiều dài cần đo và có ĐCNN thích hợp.
C. Có GHĐ lớn hơn chiều dài cần đo và không cần quan tâm đến ĐCNN của thước.
D. Thước đo nào cũng được.
2. Một bạn dùng thước đo độ dài có ĐCNN là 2cm để đo độ dài cuốn sách giáo khoa Vật lý 6. trong các cách ghi kết quả dưới đây, cách ghi nào đúng?
A. 240mm
B. 23cm
C. 24cm
D. 24,0cm
3. Hãy chọn bình chia độ phù hợp nhất trong các bình chia độ dưới đây để đo thể tích của một lượng chất lỏng gần đầy chai 0,5l:
A. Bình 1000ml có vạch chia tới 10 ml.
B. Bình 500ml có vạch chia tới 2 ml.
C. Bình 100ml có vạch chia tới 1 ml.
D. Bình 500ml có vạch chia tới 5 ml.
4. Người ta đã đo thể tích chất lỏng bằng bình chia độ có ĐCNN 0,5cm3. Hãy chỉ ra cách ghi kết quả đúng trong những trường hợp dưới đây:
A. V1=20,2
B. V2=20,50
C. V3=20,5
D. V4=20
5. Người ta dùng một bình chia độ ghi tới chứa 55 nước để đo thể tích một hòn đá. Khi thả hòn đá vào bình, mực nước trong bình dâng lên tới vạgh 86 . Hỏi các kết quả ghi dưới kết quả nào l đúng?
A.V1 =86
B. V2=55
C. V3=31
D. V4=141
6. Khi sử dụng bình tràn và bình chứa để đo thể tích vật rắn không thấm nước thì thể tích của vật bằng:
A. Thể tích bình tràn
B. Thể tích bình chứa
C. Thể tích phần nước tràn ra từ bình tràn sang bình chứa
D.Thể tích nước còn lại trong bình
7. Để đo khối lượng, người ta dùng :
A. thước
B. bình chia độ
C. bình tràn
D. cân
8. Trên một hộp mứt Tết có ghi 250g. Số đó chỉ:
A. Sức nặng của hộp mứt
B.Thể tích của hộp mứt
C. Khối lượng của hộp mứt
D. Sức nặng và khối lượng của hộp mứt
9. Lấy ngón tay cái và ngón tay trỏ ép hai đầu một lò xo bút bi lại. Nhận xét về tác dụng của các ngón tay lên lò xo và của lò xo lên các ngón tay.
A. Lực mà ngón cái tác dụng lên lò xo và lực mà lò xo tác dụng lên ngón cái là hai lực cân bằng
B. Lực mà ngón trỏ tác dụng lên lò xo và lực mà lò xo tác dụng lên ngón trỏ là hai lực cân bằng
C. Hai lực mà hai ngón tay tác dụng lên lò xo là hai lực cân bằng
D. Các câu trả lời A, B, C đều đúng .
10. Khi quả bóng đập vào một bức tường thì lực mà bức tường tác dụng lên quả bóng sẽ gây ra những kết quả gì?
A. Chỉ làm biến đổi chuyển động của quả bóng
B. Chỉ làm biến dạng của quả bóng
C. Không làm biến dạng và cũng không làm biến đổi chuyển động của quả bóng
D. Vừa làm biến dạng và vừa làm biến đổi chuyển động của quả bóng
11. Đơn vị lực là gì?
A. Niutơn (N)
B. Mét (m)
C. Kílôgam (kg)
D. Lít ( l)
12. Dùng các từ thích hợp như: lực đẩy, lực kéo, lực hút, lực nén, lực nâng để điền vào chỗ trống trong câu sau đây:
A. Gió tác dụng vào buồm một…………
B. Đầu tàu tác dụng vào toa tàu một……………
C. Trong khi cày con trâu đã tác dụng vào cái cày một……………..
D. Để nâng một tấm bêtông nặng từ mặt đất lên, cần cẩu đã phải tác dụng vào tấm bêtông một………..
* Hoạt động 4: Bài tập tự luận: 15’.
Bài 1:
Hãy kể tên những dụng cụ đo thể tích chất lỏng mà em biết. Những dụng cụ đó thường được dùng ở đâu?
Bài 2:
Hãy nêu một thí dụ chứng tỏ lực tác dụng lên một vật làm biến đổi chuyển động của vật đó và một thí dụ chứng tỏ lực tác dụng lên một vật làm biến dạng vật đó.
Bài 3:
Cho ví dụ về hai lực cân bằng?
Bài 1
- Các loại ca đong, chai lọ có ghi sẳn dung tích. dùng để đong xăng ,dầu, nước mắm,…
- Các loại bình chia độ. Thường được dùng đo thể tích chất lỏng trong các phòng thí nghiệm.
- Xilanh, bơm tiêm. Thường được dùng để đo thể tích nhỏ như thuốc tiêm,...
Bài 2
Tùy học sinh
Bài 3:
Tùy học sinh
III. BÀI TẬP TỰ LUẬN:
Bài 1:
Hãy kể tên những dụng cụ đo thể tích chất lỏng mà em biết. Những dụng cụ đó thường được dùng ở đâu?
Bài 2:
Hãy nêu một thí dụ chứng tỏ lực tác dụng lên một vật làm biến đổi chuyển động của vật đó và một thí dụ chứng tỏ lực tác dụng lên một vật làm biến dạng vật đó.
Bài 3:
Cho ví dụ về hai lực cân bằng?
* Hoạt động 5: Dặn dò: 3’
- Về ôn lại bài và học bài (bài 5, bài 6).
- Chuẩn bị làm bài kiểm tra
- Nhận xét tiết ôn tập.
File đính kèm:
- Bai 8 TRONG LUC DON VI LUC.doc