1.Kiến thức Ôn lại những kiến thức của chương
2.Kĩ năng : Biết vận dụng những kiến thức đã học để giải thích các hiện tượng liên quan
3.Thái độ : Học sinh tập trung , tích cực ôn lại những kiến thức đã học
II. Chuẩn bị :
11 trang |
Chia sẻ: haianhco | Lượt xem: 1807 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Bài giảng Môn Vật lý lớp 7 - Bài 9 - Tổng kết chương I: Quang học, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn: 13/10/2012
Ngày dạy: 16/10/2012
Bài 9. TỔNG KẾT CHƯƠNGI: QUANG HỌC
TUẦN 9
TIẾT 9
I. Mục tiêu :
1.Kiến thức Ôn lại những kiến thức của chương
2.Kĩ năng : Biết vận dụng những kiến thức đã học để giải thích các hiện tượng liên quan
3.Thái độ : Học sinh tập trung , tích cực ôn lại những kiến thức đã học
II. Chuẩn bị :
Giáo viên và học sinh nghiên cứu kĩ những bài đã học ở sgk
III. Phương pháp
Vận dụng,vấn đáp,gợi mở,hoạt động nhóm
VI. Tiến trình dạy học
1 .Ổn định lớp :
2. Kiểm tra bài cũ :
GV: Hãy nêu phần “ghi nhớ” bài gương cầu lõm ?
HS: Trả lời
GV: Nhận xét , ghi điểm
3. Tình huống bài mới : Chúng ta vừa học xong chương1 . Để hệ thống lại những kiến thức của chương này , hôm nay ta vào bài mới :
4.Bài mới :
Hoạt động của GV và HS
Nội dung
Hoạt động 1: Ôn lại những kiến thức cơ bản
GV: Cho hs đọc câu 1 sgk
HS: Thực hiện
GV: Khi nào ta nhìn thấy một vật ?
HS: Khi có ánh sáng từ vật đó truyền vào mắt ta
GV: Cho hs thảo luận C2
HS: Thực hiện trong 2 phút
GV: Vậy câu trả lời nào đúng ?
HS: B đúng
GV: Hãy phát biểu định luâït truyền thẳng ánh sáng ?
HS: Phát biểu
GV: Tính chất của ảnh tạo bởi gương phẳng là gì?
HS: Ảnh ảo , bằng vật
GV: Nêu tính chất của ảnh tạo bởi gương cầu lồi ?
HS: Ảnh ảo , nhỏ hơn vật
GV: Nêu tính chất của ảnh tạo bởi gương cầu lõm ?
HS: Có 1gương phẳng và 1 gương cầu cùng kích thước . Hãy so sánh vùng nhìn thấy nếu đặt mắt cùng vị trí ?
HS: Vùng nhìn thấy gương cầu khác gương phẳng
Hoạt động 2: Tìm hiểu bước vận dụng :
GV: Cho hs thảo luận C1
HS: Thảo luận trong 2 phút
GV: Em hãy lên bảng vẽ điểm sáng tạo bởi gương ?
HS: Vẽ tia phản xạ của nó
GV: Ta đặt mắt ở vị trí nào thì thấy 2 ảnh này ?
HS: Đặt trong khoảng 2 tia phản xạ
GV: Hướng dẫn các em giải các câu C2,C3
Hoạt động 3: Hướng dẫn học sinh giải ô chữ :
GV: Cho hs thảo luận và giải lần lược 7 hàng chữ ở phần này
HS: thực hiện
I/ Phần tự kiểm tra:
1. C.
2. B.
3. Trong môi trường trong suốt và đồng tính ánh sáng truyền đi theo đường thẳng
4. a. Tia phản xạ nằm trong cùng mặt phẳng với tia tới và đường pháp tuyến tại điểm tới
b. Góc phản xạ bằng góc tới
5. Là ảnh ảo không hứng được trên màn chắn. Độ lớn của ảnh bằng độ lớn của vật và khoảng cách ảnh đến gương bằng khoảng cách từ vật đến gương
6. - Giống nhau: Đều là ảnh ảo
- Khác nhau: Ảnh tạo bởi gương cầu lồi nhỏ hơn vật còn ảnh tạo bởi gương phẳng bằng vật
7. - Khi vật đặt gần gương cầu lõm thì cho ảnh là ảnh ảo
- Ảnh này lớn hơn vật
8. - Ảnh tạo bởi gương cầu lõm là ảnh ảo không hứng được trên màn chắn và lớn hơn vật
- Ảnh tạo bởi gương phẳng là ảnh ảo không hứng được trên màn chắn và bằng vật
- Ảnh tạo bởi gương cầu lồi là ảnh ảo nhỏ hơn vật không hứng được trên màn chắn
9. - Vùng nhìn thấy của gương cầu lồi lớn hơn vùng nhìn thấy của gương phẳng
S1
S2
S1’
S2’
II/ Vận dụng
+ C1
+ C2 Giống nhau: Ảnh tạo bởi ba gương đều là ảnh ảo
Khác nhau: + Ảnh tạo bởi gương phẳng bằng vật
+ Ảnh tạo bởi gương cầu lồi nhỏ hơn vật
+ Ảnh tạo bởi gương lõm lớn hơn vật
+ C3
An
Thanh
Hải
Hà
An
X
X
Thanh
X
X
Hải
X
X
X
Hà
X
III/ Trò chơi ô chữ :
Vật sáng
Nguồn sáng
Ảnh ảo
Ngôi sao
Pháp tuyến
Bóng tối
Gương phẳng
5.Củng cố : Hướng dẫn hs giải thêm 2 bài tập ở phần này
6.Hướng dẫn tự học :
a. Bài vừa học :Xem kĩ nội dung ôn tập hôm nay
b. Bài sắp học “ Kiểm tra 1 tiết’
V. Rút kinh nghiệm, bổ sung
TUẦN 10
Ngày soạn: 09/10/2012
Ngày dạy:19/10/2012
Tiết 10 KIỂM TRA MỘT TIẾT
I/ Mục tiêu:
1.Kiến thức: Kiểm tra những kiến thức mà học sinh đã học ở lớp 7
2. Kĩ năng : Kiểm tra viết , suy luận , vận dụng các kiến thức để giải thích các hiện tượng
3.Thái độ : Trung thực, tập trung trong kiểm tra
II. Ma trận đề kiểm tra 1 tiết
Nội dung kiến thức
Cấp độ nhận thức
Tổng
Nhận biết
Thông hiểu
Vận dụng
Nguồn sáng
Vật sáng
1 câu KQ (0.25đ)
0,25đ
Thế nào là nguồn sáng?
Định luật phản xạ ánh sáng
1 câu tự luận (3 đ)
3 đ
Vẽ hình, xác định góc tới, góc phản xạ
Ảnh của một vật tạo bởi gương phẳng
Gương cầu lồi
Gương cầu lõm
2 câu KQ (0.5đ)
1 câu KQ (0.25đ)
1 câu tự luận (2đ)
2,75đ
Tính chất ảnh của vật tạo bởi gương cầu lồi, gương phẳng
Vùng nhìn thấy của gương cầu lồi, gương phẳng
So sánh ảnh tạo bởi gương cầu lồi và gương cầu lõm
Sự truyền ánh sáng
1 câu KQ (0,25 đ)
1 câu KQ (0,25 đ)
0,5 đ
Nhận biết các loại chùm sáng
Đường truyền của ánh sáng trong môi trường xác định
Ứng dụng định luật truyền thẳng của ánh sáng
2 câu KQ (0,5đ)
1 câu tự luận (3 đ)
3,5đ
Xác định góc
Xác định khoảng cách từ ảnh và vật tới gương
Vẽ hình, xác định góc tới, góc phản xạ
III/ Đề kiểm tra :
A.Khoanh tròn vào câu trả lời đúng (Mỗi câu trả lời đúng được 0,25đ)
1.Hãy chỉ ra vật nào dưới đây không phải là nguồn sáng:
A.Mặt Trời B.Bóng đèn đang sáng
C.Bếp lửa đang cháy D.Mặt Trăng
2.Vùng nhìn thấy của gương cầu lồi lớn hơn vùng nhìn thấy của gương phẳng với điều kiện nào:
A.Kích thước của gương cầu lồi nhỏ hơn gương phẳng
B.Kích thước của gương phẳng lớn hơn gương cầu lồi
C.Kích thước cả hai gương bằng nhau
D.Cả 3 câu trên đều sai
3. Ảnh của vật qua gương phẳng:
A.Luôn nhỏ hơn vật B.Luôn lớn hơn vật
C.Luôn bằng vật D.Có thể nhỏ hơn hoặc lớn hơn
a
b
c
4.Cho hình vẽ:Nếu góc a = 450 thì:
A. Góc b = 450 B.Góc c=450
C. Góc a + b = 450 D. Cả A và B đều đúng
B. Điền từ thích hợp vào chỗ trống (Mỗi câu trả lời đúng được 0,25đ)
1.Có các loại chùm sáng là:………………………………………………………………..
2. Điểm sáng và ……. của nó tạo bởi gương phẳng cách gương một khoảng ……… nhau
3.Trong nước nguyên chất, ánh sáng truyền theo đường……….
4.Gương cầu lồi cho ảnh…..………và………………….vật.
C.BÀI TẬP TỰ LUẬN
B
A
Bài 1(3đ)
a) Hãy nêu tính chất của ảnh tạo bởi gương phẳng
b) Áp dụng: Cho gương phẳng và vật AB như hình vẽ. Vẽ ảnh của vật sáng AB tạo bởi gương bằng cách vận dụng tính chất của ảnh. Và nêu cách vẽ
Bài 2 (2đ) .Dùng lập luận chứng tỏ ảnh ảo tạo bởi gương lõm lớn hơn ảnh ảo tạo bởi gương lồi có cùng kích thước
S
I
500
Bài 3 (3đ) Chiếu 1 tia sáng SI đến gặp gương phẳng như hình vẽ
a) Hãy trình bày cách vẽ tia phản xạ và tính góc phản xạ
b) Giữ nguyên tia tới SI, để thu được tia phản xạ có hướng thẳng đứng từ dưới lên trên thì phải đặt gương như thế nào? Vẽ hình?
IV. ĐÁP ÁN
A. Khoanh tròn vào câu trả lời đúng (Mỗi câu trả lời đúng được 0,25đ)
1
2
3
4
D
C
C
D
B. Điền từ thích hợp vào chỗ trống (Mỗi câu trả lời đúng được 0,25đ)
B
Điểm
1
………chùm sáng song song, chùm sáng hội tụ, chùm sáng phân kì
0,25đ
2
……ảnh …………bằng………………………………………………
0,25đ
3
…………….thẳng…………………………………………………….
0,25đ
4
………………ảo………………nhỏ hơn…………………..
0,25đ
C.BÀI TẬP TỰ LUẬN
Bài 1
a) Tính chất
1,5đ
-Ảnh là ảnh ảo, không hứng được trên màn chắn
-Độ lớn của ảnh bằng độ lớn của vật
-Khoảng cách từ vật đến gương bằng khoảng cách từ anh đến gương
b) Áp dụng
1,5đ
B
A
A’
B’
Hạ AH vuông góc với G tại H
Đo AH vẽ A’H = AH Ảnh A’
Hạ BK vuông góc với G tại K
Đo BK, vẽ B’K = BK Ảnh B’
Nối A’ và B’ Ảnh A’B’
Bài 2
* Gương phẳng: Ảnh bằng vật
Gương cầu lồi: Ảnh nhỏ hơn vật
Vậy ảnh ảo tạo bởi gương phẳng lớn hơn ảnh ảo tạo bởi gương cầu lồi
1đ
* Gương phẳng: Ảnh bằng vật
Gương cầu lõm: Ảnh lớn hơn vật
Vậy ảnh ảo tạo bởi gương phẳng nhỏ hơn ảnh ảo tạo bởi gương cầu lồi
1đ
Bài 3
S
I
500
R
N
a) Vẽ IN vuông góc với G tại J
Tính = 900 – 500 = 400
Vẽ IR sao cho = 400
Góc phản xạ = 400
1,5đ
R
N
S
I
b) Vẽ SI, IR theo đề cho
Vẽ IN chia đôi
Vẽ G vuông góc với IN
1,5đ
Ngày soạn: 23/10/2012
Ngày dạy: 30/10/2012
Bài 10. NGUỒN ÂM
TUẦN 11
TIẾT 11
I/ Mục tiêu :
1. Kiến thức : Nêu được đặc điểm chung của tất cả các nguồn âm
Nhận biết được một số nguồn âm thường gặp trong cuộc sống
2. Kĩ năng : Quan sát TN để rút ra đặc điểm của nguồn âm
3. Thái độ : Ổn định , yêu thích bài học
II/ Chuẩn bị :
1 sợi dây cao su mảnh,1 dùi trống, 1cái trống, một âm thoa và một búa cao su.
III. Phương pháp:
-Vấn đáp, thực nghiệm, tổ chức nhóm
IV. Tiến trình dạy học
1. Ổn định lớp :
2.Kiểm tra sự chuẩn bị của học sinh cho bài mới
3.Tình huống bài mới : Hằng ngày chúng ta thường nghe tiếng cười , tiếng đàn … Vậy em có biết âm thanh được phát ra như thế nào không ?
4.Bài mới :
Hoạt động của GV và HS
Nội dung
Hoạt động 1:Tìm hiểu nhận biết nguồn âm :
GV: Em hãy yên lặng và lắng nghe. Hãy cho biêt âm nghe được phát ra từ đâu ?
HS: Trả lời
GV: Vậy nguồn âm là gì ?
HS: Là vật phát ra âm
GV: Hãy kể một số nguồn âm mà em biết ?
HS: Tiếng trống , tiếng đàn …
Hoạt động 2: Các nguồn âm có chung đặc điểm gì ?
GV: Làm TN như hình 10.1 SGK
HS : Quan sát TN
GV: Em có nghe âm thanh phát ra không ?
HS: Dây dao động phát ra âm thanh
GV: Làm tiếp TN hình 10.2 sgk
HS: Quan sát
GV: Trong trường hợp này vật nào phát ra âm ?
HS: Cốc thuỷ tinh
GV:Vật đó có rung động không ?
HS : Thành cốc rung động
GV: Ta nhận biết điều đó bằng cách nào ?
HS: Trả lời
GV: Làm TN như hình 10.3 sgk
HS: Quan sát
GV: Âm thoa có dao động không ?
HS: Có
GV: Ta kiểm tra bằng cách nào ?
HS: Đặt con lắc bấc sát một nhánh của âm thoa khi âm thoa phát ra âm
Hoạt động 3: Tìm hiểu bước vận dụng :
GV: Em có thể làm cho một vật như tờ giấy ,lá chuối phát ra âm có được không?
HS: Được
GV: Hãy tìm hiểu xem bộ phận nào phát ra âm trong 2 loại nhạc cụ mà em biết ?
HS: Trả lời
GV: Cho HS làm TN như hình 10.4 sgk
HS: Thực hiện và giải thích hiện tượng
** Câu C9 không bắt buộc HS thực hiện (giảm chuẩn)
I/ Nhận biết nguồnn âm :
+C1:
Nguồn âm là vật phát ra âm
+C2. Tiếng trống, tiếng đàn……..
II/ Các nguồn âm có chung đặc điểm gì ?
+ C3: Dây cao su dao động phát ra âm thanh
+ C4: Cốc thuỷ tinh phát ra âm . THành cốc dao động
+C5: Âm thoa có dao động
Kiểm tra bằng cách: Đặt con lắc bấc sát một nhánh của âm thoa khi âm thoa phát ra âm
Kết luận : Khi phát ra âm các vật đều dao động
III/ Vận dụng :
+ C6: Có thể làm được
+ C7: Đàn ghi ta: Dây đàn dao động phát ra âm
+ C8:Dán vài tua giấy ở miệng lọ khi thổi cột không khí dao động sẽ thấy tua giấy rung rung
5. Củng cố :
Hệ thống lại cho hs những kíên thức của bài
Hướng dẫn hs làm BT 10.1 ; 10.2 sbt
6. Hướng dẫn tự học :
a.Bài vừa học :Học thuộc bài .Làm BT 10.3;10.4;10.5 SBT
b.Bài sắp học: Độ cao của âm
*Câu hỏi soạn bài : - Tần số là gì ? Đơi vị ?
- Thế nào là âm cao ? Thế nào là âm thấp ?
V. Rút kinh nghiệm, bổ sung
Ngày soạn: 30/10/2012
Ngày dạy: 06/11/2012
Bài 11. ĐỘ CAO CỦA ÂM
TUẦN 12
TIẾT 12
I. Mục tiêu
1.Kiến thức : HS hiểu được thế naò là tần số dao động , đơn vị tần số .Thế nào là âm cao? thế nào là âm thấp?
2.Kĩ năng : Làm được các TN ở sgk
3.Thái độ : Ổn định , tập trung phát biểu xây dựng bài
II. Chuẩn bị
Các đồ dùng TN như hình 11.1;11.2;11.3;11.4;
III. Phương pháp:
-Vấn đáp, thực nghiệm, tổ chức nhóm
IV. Tiến trình dạy học
Ổn định lớp:
Kiểm tra bài cũ :
H?Nguồn âm là gì ?
H?Nguồn âm có đặc điểm gì ? Tại sao khi ta đánh trống , trống lại kêu ?
Tình huống bài mới : Giáo viên nêu tình huống như ghi ở sgk
Bài mới :
Hoạt động của GV và HS
Nội dung
Hoạt động 1:Tìm hiểu dao động nhanh , chậm – tần số :
GV: Làm TN như hình 11.1 sgk
HS: Quan sát
GV: Cho hs kẻ bảng như hình sgk
GV: Cho hs quan sát TN và điền vào bảng
HS: Thực hiện
GV: Như vậy số dao động trong 1 giây gọi là gì ?
HS: Tần số
GV: Đơn vị của tần số gọi là gì ?
HS: Hec(Hz)
GV: Quan sát TN và hãy cho biết con lắc nào có tần số dao động lớn hơn ?
HS: Con lắc b
GV: Cho hs ghi phần nhận xét vào vở
Hoạt động 2 : Tìm hiểu âm cao , âm thấp :
GV: Làm thí nghiệm như hình 11.2 sgk
HS; Quan sát
GV: Phần tự do của thước dài hơn phát ra âm gì ? Ngắn phát ra âm gì ?
HS: Trả lời
GV: Cho hs điền vào C3 cho thích hợp
GV: Làm TN như hình 1.3 sgk
HS: Quan sát và nghe âm
GV: Hãy điền từ thích hợp vào chỗ trống C4?
HS: Thực hiện
GV:Như vậy dao động càng nhanh, tần số dao động càng lớn , âm phát ra càng cao
GV; Cho hs ghi phần kết luận sgk vào vở
Hoạt động 3: Tìm hiểu bước vận dụng :
GV yêu cầu HS vận dụng trả lời C5
HS: -Vật có tần số 70Hz dao động nhanh hơn
- Vật có tần số 50Hz phát ra âm thấo hơn
GV: Khi vặn dây đàn căng nhiều thì âm phát ra như thế nào so với khi nó căng ít ?
HS: Khi văn dây đàn căng ít thì âm phát ra thấp, tần số nhỏ. Khi dây đàn căng nhiều thì âm phát ra cao , tần số dao động nhỏ .
GV: Làm TN như hình 11.4 và cho HS giải C7
HS: Thực hiện
I/ Dao động nhanh, chậm - tần số:
+C1: Con lắc a dao động nhanh hơn
Con lắc b dao động chậm hơn
* Số dao động trong 1 giây gọi là tần số. Đơn vị tần số là Héc, kí hiệu là Hz
+ C2: Con lắc b có tần số dao động lớn hơn
NX: Dao động càng nhanh ( hoặc chậm ), tần số dao động càng lớn (hoặc nhỏ )
II/ Âm cao (âm bổng) . Âm thấp (âm trầm )
Thí nhiệm 2
C3: ……… chậm………….thấp
…………nhanh……….Cao
Thí nhiệm 3
+C4: ….chậm…………thấp
…nhanh………..cao
Kết luận: Dao động càng nhanh (chậm), tần số dao động càng lớn (nhỏ), âm phát ra càng cao (thấp)
III/ Vận dụng :
+ C5:
- Vật có tần số 70Hz dao động nhanh hơn
- Vật có tần số 50Hz Phát ra âm thấp hơn
+ C6: Khi vặn dây đàn căng ít thì âm phát ra thấp, tần số nhỏ.
Khi vặn dây đàn căng nhiều thì âm phát ra cao, tần số dao động lớn
+C7: Chạm góc miếng bìa vào hàng lỗ ở gần vành đĩa thì âm phát ra cao hơn
5. Củng cố :
Hướng dẫn hs làm 2 BT 11.1và11.2 SBT
6. Hướng dẫn tự học :
Bài vùa học : Học thuộc “ghi nhớ” sgk
Làm BTVN trong SBT
Bài sắp học : “Độ to của âm”
* Câu hỏi soạn bài : Độ to của âm phụ thuộc vào gì ?
Đơi vị độ to của âm
V. Rút kinh nghiệm, bổ sung
Ngày soạn: 25/10/2012
Ngày dạy: 26/10/2012
Bài 12. ĐỘ TO CỦA ÂM
TUẦN 13
TIẾT 13
I. Mục tiêu :
1.Kiến thức: Nêu được mối liên hệ giữa biên độ dao động và độ to của âm. ốo sánh được âm to âm nhỏ
2.Kĩ năng: Quan sát đựoc thí nghiệm và rút ra được kết luận về biên độ dao động , độ to nhỏ phụ thuộc vào biên độ
3..Thái độ : Học sinh ổn định trong học tập
II. Chuẩn bị :
Một trống, một con lắc bấc một là thép mỏng
Nghiên cứa kĩ sgk
III. Phương pháp:
-Vấn đáp, thực nghiệm, tổ chức nhóm
IV. Tiến trình dạy học
1. Ổn định lớp :
2. Kiểm tra Bài cũ :
GV: Hãy nêu phần “ghi nhớ” của bài độ cao của âm ? Làm bài tập 11.3 SBT
HS: Trả lời
GV: Nhận xét, ghi điểm
3. Tình huống bài mới : GV đưa ra tình huống như ở sgk
4. Bài mới :
Hoạt động của GV và HS
Nội dung
Hoạt động 1: Tìm hiểu âm to âm nhỏ - biên độ dao động
GV: Hướng dẫn học sinh làm thí nghiệm như hình 12.1 a và b
HS: Quan sát
GV: Đầu thước nào dao động nhanh hơn ?
HS: Đầu thứơc lệch nhiều dao động chậm hơn
GV: Như vậy âm phát ra như thế nào ?
HS: Đầu thứơc dài hơn âm phát ra nhỏ hơn
GV:Đầu thứơc nào có biên độ dao động lớn hơn?
HS: Thước lệnh nhiều
GV: Vậy biên độ dao động là gì ?
HS: Trả lời như sgk
GV: Em hãy chọn từ hoặc cụm từ thích hợp điền vào chỗ trống câu C2?
HS: Thực hiện
GV: Hướng dẫn HS làm TN như H12.2 sgk
HS: Quan sát
GV: Khi gõ nhẹ thì âm phát ra như thế nào?
HS: nhỏ
GV :Treo bảng đã kẽ sẵn câu C3 lên bảng
GV: Em nào hãy lên bảng điền vào những chỗ trống này ?
HS:Lên bảng thực hiện
Hoạt động 2: Độ to của âm :
GV: Đơn vị độ to của âm là gì ?
HS: Đexiben(dB)
GV: Cho HS tham khảo bảng độ to của âm sgk
HS: Tham khảo trong 2 phút
Hoạt động 3:Tìm hiểu phần vận dụng :
GV: Khi gãy mạnh dây đàn thì âm phất ra to hay nhỏ ?
HS: to
GV: Khi máy thu thanh phát ra âm to , nhỏ thì biên độ dao động của màn loa như thế nào?
HS: Nhiều , ít
** Câu C5, C7 Tr36 không yêu cầu HS trả lời (giảm chuẩn)
I/ Âm to, âm nhỏ - Biên độ dao động
+ C1:
a.Đầu thước dao động mạnh âm phát ra to
b.Đầu thước dao động nhỏ , âm phát ra nhỏ
* Độ lệch lớn nhất của vật dao động so với vị trí cân bằng của nó được gọi là biên độ dao động
+ C2: ..nhiều (ít)………lớn (nhỏ)…..to (nhỏ)
+ C3:…nhiều (ít)…..lớn (nhỏ)…….to ( nhỏ)
II/ Độ to của một số âm :
Độ to của âm được đo bằng đơn vị Đexiben(dB)
III/ Vận dụng :
+ C4: To vì lúc dó dây lệch nhiều , biên độ dao động lớn , âm phát ra to
+ C6: Khi máy phát âm to thì biên độ dao đọng của loa càng lớn âm càng to
5.Củng cố :
GV hệ thống lại kiến thức của bài
Hướng dẫn học sinh làm BT 12.1 sgk
6. Hướng dẫn tự học
a. Bài vừa học :Học thuộc “ghi nhớ” sgk . Làm BT VN trong SBT
b.Bài sắp học : “Môi trường truyền âm”
*Câu hỏi soạn bài : Âm truyền được trong những môi trường nào ?
Vận tốc âm trong các môi trường ?
V. Rút kinh nghiệm, bổ sung
File đính kèm:
- GA Vat ly 7 tuan 0913.doc