Bài giảng Môn Vật lý lớp 7 - Chuyên đề II : Âm học

- Khác phục những kiến thức mà học sinh còn nắm chưa vững cũng như chưa nắm được trong chương trình âm học lớp 7 đã được học .

- Học sinh phải nắm bắt được một cách cơ bản những kiến thức lí thuyết chính của chương .

- Học hiểu được các câu hỏi và câu trả lời , một phần có thể vận dụng được để làm bài tập .

- Phân biệt được nguồn âm , độ to,cao của âm, môi trường truyền âm,vận tốc truyền âm , cách trống ô nhiễm tiếng ồn.

 

doc3 trang | Chia sẻ: haianhco | Lượt xem: 2034 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Bài giảng Môn Vật lý lớp 7 - Chuyên đề II : Âm học, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn : Ngày giảng : Chuyên đề II : âm học A/ Mục tiêu : Khác phục những kiến thức mà học sinh còn nắm chưa vững cũng như chưa nắm được trong chương trình âm học lớp 7 đã được học . Học sinh phải nắm bắt được một cách cơ bản những kiến thức lí thuyết chính của chương . Học hiểu được các câu hỏi và câu trả lời , một phần có thể vận dụng được để làm bài tập . Phân biệt được nguồn âm , độ to,cao của âm, môi trường truyền âm,vận tốc truyền âm , cách trống ô nhiễm tiếng ồn. B/ Đồ dùng dạy – học : G/v : SGK – SBT - Đồ dùng của chương H/s : SGk – SBT – vở nghi C/ Các hoạt động trên lớp ; I / ổn định lớp : II/ Bài mới : Hoạt động của thầy và trò Nội dung Hoạt động 1 Nguồn âm là gì ? Em hãy kể tên một số nguồn âm .Các nnguồn âm có chung những đặc điểm gì ? Số lần dao động trong một giây được gọi là gì ? Tần số có liên quan gì đến âm bổng , âm trầm không ? Tần số được kí hiệu như thế nào? Tai người có thể nghe được âm có tần số từ bao nhiêu đến bao nhiêu ? Âm được truyền qua những môi trường nào ? Môi trường nào truyền âm tốt nhất ? Âm phản xạ là gì ? Khi nào ta có thể nghe thấy âm phản xạ ? Tiết 2 : Khi nào có ô nhiễm tiếng ồn ? Nơi gia đình em sống có bị ô nhiễm tiếng ồn không ? Biện pháp nào để chông ô nhiễm tiếng ồn ? Hoạt động 2 . H/s vận dụng các kiến thức vừa được củng cố vận dụng làm các bài tập và ttrả lời câu hỏi . 1/ Nguồn âm. Vật phát ra âm gọi là nguồn âm. Các vật phát ra âm đều dao động 2/ Độ cao của âm Số dao động trong một giây gọi là tần số . Đơn vị tần số là héc ( Hz). Am phát ra càng cao ( càng bổng ) khi tần số dao động càng lớn và ngược lại . 3/ Độ to của âm Biên độ dao động càng lớn , âm càng to. Độ to của âm được đo bằng đơn vị đêxiben (dB). 4/ Môi trường truyền âm . Chất rắn,chất lỏng, chất khí là những môi trường có thể truyền được âm. Chân không không thể truyền được âm. Nói chung vận tốc truyền âm trong chất rắn lớn hơn trong chất lỏng , trong chất lỏng lớn hơn trong chất khí . 5/ Phản xạ âm – tiếng vang . âm gặp mặt chắn đều bị phản xạ nhiều hay ít . Tiếng vang là âm phản xạ nghe được cách âm trực tiếp ít nhất là 1/15 giây . Các vật mềm , có bề mặt gồ ghề phản xạ âm kém. Các vật cứng , có bề mặt nhẵn , phản xạ âm tốt ( hấp thụ âm kém) . 6/ Chống ô nhiễm tiếng ồn. ô nhiễm tiếng ồn xảy ra khi tiếng ồn to , kéo dài, gây ảnh hưởng xấu đến sức khoẻ và hoạt động bình thường của con người. Để chống ô nhiễm tiếng ồn cần làm giảm độ to của tiếng ồn phát ra , ngăn chặn đường truyền âm , làm cho âm trtuyền theo hướng khác. Nhưỡng vật liêu được dùng để làm giảm tiếng ồn truyền đếưn tai gọi là những vật liệu cách âm. 7/ Vận dụng : 7.1 Viết đầy đủ các câu sau đây: a/ Các nguồn phát âm đều … b/ Số dao động trong một giây là …đơn vị tần số là … c/ Độ to của âm được đo bănngf đơn vị ….( dB). d/ Vận tốc truyền âm trong không khí là … e/ Giới hạn ô nhiễm tiếng ồn là …dB. 7.2 Hãy cho biết âm có thể truyền qua những môi trường nào sau đây ? a/ Không khí; b/ Chân không; c/ Rắn; d/ Lỏng. 7.3 Âm phản xạ là gì ? 7.4 Hãy liệt kê một số vật liệu cách âm tốt. 7.5 Vì sao trong đêm yên tĩnh khi đi bộ ở ngõ hẹp giữa hai bên tường cao , ngoài tiênngs chân ra còn nghe thấy một âm thanh khác giống như có người đang theo sát ?

File đính kèm:

  • docchuong II am hoc.doc