Bài giảng Môn Vật lý lớp 7 - Nhận biết ánh sáng – sự truyền ánh sáng, ứng dụng định luật truyền thẳng của ánh sáng (tiết 1)

. MỤC TIÊU

 - Ôn lại các kiến thức về định luật truyền thẳng của ánh sáng và phản xạ ánh sáng.

 - Rèn luyện kỹ năng quan sát và diễn đạt bằng lời, kỹ năng vẽ hình, đo độ.

 - Rèn luyện tính cẩn thận, yêu thích môn học.

II. PHƯƠNG PHÁP:

- Nêu và giải quyết vấn đề.

 

doc24 trang | Chia sẻ: haianhco | Lượt xem: 2711 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Bài giảng Môn Vật lý lớp 7 - Nhận biết ánh sáng – sự truyền ánh sáng, ứng dụng định luật truyền thẳng của ánh sáng (tiết 1), để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Chương trình ôn tập môn vật lý 7 Năm học 2013 - 2014 Chủ đề 1 NHẬN BIẾT ÁNH SÁNG – SỰ TRUYỀN ÁNH SÁNG ỨNG DỤNG ĐỊNH LUẬT TRUYỀN THẲNG CỦA ÁNH SÁNG Chủ đề 2 ĐỊNH LUẬT PHẢN XẠ ÁNH SÁNG ẢNH CỦA MỘT VẬT TẠO BỞI GƯƠNG PHẲNG Chủ đề 3 GƯƠNG CẦU LỒI – GƯƠNG CẦU LÕM Chủ đề 4: NGUỒN ÂM - ĐỘ CAO - ĐỘ TO CỦA ÂM Chủ đề 5: MÔI TRƯỜNG TRUYỀN ÂM - PHẢN XẠ ÂM CHỐNG Ô NHIỄM TIẾNG ỒN Chủ đề 6 : SỰ NHIỄM ĐIỆN DO CỌ SÁT – HAI LOẠI ĐIỆN TÍCH ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP HỌC KỲ 1 Môn Vật lý 7 Chủ đề 7: DÒNG ĐIỆN – NGUỒN ĐIỆN CHẤT DẪN ĐIỆN – CHẤT CÁCH ĐIỆN Chủ đề 8: SƠ ĐỒ MẠCH ĐIỆN - CHIỀU DÒNG ĐIỆN CÁC TÁC DỤNG CỦA DÒNG ĐIỆN Chủ đề 9: CƯỜNG ĐỘ DÒNG ĐIỆN VÀ HIỆU ĐIỆN THẾ ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP HỌC KỲ 2 Môn Vật lý 7 Ngµy:........................................ Líp:..................................... CHỦ ĐỀ 1 : NHẬN BIẾT ÁNH SÁNG – SỰ TRUYỀN ÁNH SÁNG ỨNG DỤNG ĐỊNH LUẬT TRUYỀN THẲNG CỦA ÁNH SÁNG I. MỤC TIÊU - Ôn lại các kiến thức về định luật truyền thẳng của ánh sáng và phản xạ ánh sáng. - Rèn luyện kỹ năng quan sát và diễn đạt bằng lời, kỹ năng vẽ hình, đo độ. - Rèn luyện tính cẩn thận, yêu thích môn học. II. PHƯƠNG PHÁP: - Nêu và giải quyết vấn đề. III. CHUẨN BỊ: Các kiến thức cơ bản của hai định luật IV.TIẾN TRÌNH LÊN LỚP 1.Ổn định 2. Bài mới Hoạt động của GV Hoạt động của HS I. Một số kiến thức cơ bản 1. Nhận biết ánh sáng – Nguồn sáng – Vật sáng - Ta nhận biết được ánh sáng khi có ánh sáng truyền vào mắt ta. - Ta nhìn thấy một vật khi có ánh sáng truyền từ vật đó vào mắt ta. - Nguồn sáng là vật tự nó phát ra ánh sáng. Vật sáng gồm nguồn sáng và những vật hắt lại ánh sáng chiếu vào nó. 2. Sự truyền ánh sáng - Định luật truyền thẳng của ánh sáng: Trong môi trường trong suốt và đồng tính, ánh sáng truyền đi theo đường thẳng. - Đường truyền của tia sáng được biểu diễn bằng một đường thẳng có hướng gọi là tia sáng. (Hình vẽ 1.1) - Chùm sáng: Gồm rất nhiều tia sáng hợp thành. Hình 1.1 Ba loại chùm sáng: + Chùm sáng song song ( Hình vẽ 1.2a) + Chùm sáng hội tụ ( Hình vẽ 1.2b) + Chùm sáng phân kì ( Hình vẽ 1.2c) Hình 1.2a Hình 1.2b Hình 1.2c 3. Ứng dụng định luật truyền thẳng của ánh sáng . a) Bóng tối nằm ở phía sau vật cản không nhận được ánh sáng từ nguồn sáng truyền tới. b) Bóng nửa tối nằm ở phía sau vật cản, nhận được ánh sáng từ một phần của nguồn sáng truyền tới. c) Nhật thực toàn phần (hay một phần) quan sát được ở chỗ có bóng tối (hay bóng nửa tối) của mặt trăng trên mặt đất. d) Nguyệt thực xảy ra khi mặt trăng bị trái đất che khuất không được mặt trời chiếu sáng. HD Bài tập 1: a) Các trường hợp mắt nhận biết được ánh sáng: + Ban ngày, mở mắt nhưng không thấy mặt trời.Chú ý rằng không nhìn thấy mặt trời không có nghĩa là không có ánh sáng. + Ban đêm, trong phòng có ngọn nến đang cháy, mắt mở. b) Các trường hợp mắt không nhận biết được ánh sáng. + Ban đêm, trong phòng kín, mở mắt và không bật đèn. + Ban ngày, trời nắng không mở mắt. HD Bài tập 2: a) Những vật được xem là nguồn sáng : Mặt trời, bóng đèn điện đang sáng, ngọn lửa, con đom đóm. b) Những vật được chiếu sáng: Mặt trăng, bóng đèn điện đang tắt, quyển sách, bông hoa. HD Bài tập 3:Sở dĩ ta nhìn thấy một vật là do ánh sáng từ vật đó chiếu vào mắt. Theo quan niệm về “tia nhìn” thì lẽ ra trong đêm tối, không có ánh sáng ta vẫn có thể nhìn thấy các vật,vì lúc đó vẫn tồn tại tia nhìn. Tuy nhiên thực tế không cho thấy điều đó. Khi bật điện ta mới có thể nhìn thấy mọi vật, như vậy khái niệm về “tia nhìn” là một khái niệm sai lầm. HD Bài tập 4 Việc nâng thước lên để ngắm mục đích là để kiểm tra xem thước có thẳng hay không. Nguyên tắc của cách làm này dựa trên định luật truyền thẳng của ánh sáng. HD Bài tập 5 : Bàn tay chắn giữa ngọn dền và bức tường đóng vai trò là vật chắn sáng, trên tường (đóng vai trò là màn) sẽ xuất hiện bóng tối và bóng nửa tối. Hình dạng của bóng tối và bóng nửa tối giống bàn tay là do các tia sáng truyền theo đường thẳng. HD Bài tập 6 Khi có hiện tượng nhật thực và hiện tượng nguyệt thực: Trái đất, mặt trời và mặt trăng nằm trên cùng một đường thẳng. Trong hiện tượng nhật thực: Mặt trăng nằm trong khoảng giữa trái đất và mặt trời. Trong hiện tượng nguyệt thực: trái đất nằm trong khoảng giữa mặt trăng và mặt trời II. Bài tập Bài tập 1: Trong những trường hợp sau đây, trường hợp nào mắt ta nhận biết được có ánh sáng? a) Ban ngày, mở mắt nhưng không thấy mặt trời. b) Ban đêm, trong phòng kín, mở mắt và không bật đèn. c) Ban đêm, trong phòng có ngọn nến đang cháy, mắt mở. d) Ban ngày, trời nắng không mở mắt. Bài tập 2: Trong những vật sau đây, những vật nào được xem là nguồn sáng và những vật nào là vật được chiếu sáng: Mặt trời, mặt trăng, bóng đèn điện đang sáng, bóng đèn điện đang tắt, ngọn lửa, quyển sách, bông hoa, con đom đóm. Bài tập 3: Từ nhiều thế kỉ trước, có người quan niệm rằng: Sở dĩ mắt nhìn thấy mọi vật vì mắt có thể phát ra một loại tia đặc biệt là “tia nhìn”, khi tia này đi đến đâu, gặp vật nào thì ta có thể nhìn thấy vật đó. Tất nhiên ngày nay, người ta đã xác nhận quan niệm như vậy là sai lầm. Em hãy lấy một ví dụ minh hoạ để khẳng định sự sai lầm đó. Bài tập 4: Khi mua thước thẳng bằng gỗ, người ta thường đưa thước lên ngang tầm mắt để ngắm. Làm như vậy có tác dụng gì? Nguyên tắc của cách làm này đã dựa trên kiến thức vật lí nào mà em đã học? Bài tập 5: Ban đêm, trong phòng chỉ có một ngọn đèn. Giơ bàn tay chắn giữa ngọn đèn và bức tường, quan sát thấy trên bức tường xuất hiện một vùng tối hình bàn tay, xung quanh có viền mờ hơn. Hãy giải thích hiện tượng đó? Bài tập 6: Khi có hiện tượng nhật thực và hiện tượng nguyệt thực, vị trí tương đối của trái đất, mặt trời và mặt trăng như thế nào? 3. Bài tập tự luận Bài tập 1**: Khi ánh sáng chiếu vào các vật, hầu hết ta thấy các vật đó sáng lên, nhưng với một số vật ta không nhìn thấy chúng sáng lên mà lại có màu đen. Hãy giải thích vì sao vậy? Bài tập 2: Ban đêm, nhìn lên bầu trời ta thấy nhiều vì sao lấp lánh. Có phải tất cả chúng đều là nguồn sáng (vật tự phát ra ánh sáng) không? Tại sao? Bài tập 3**: Mắt có thể nhìn rõ những vật đặt phía sau tấm kính mỏng, nhưng nếu tấm kính càng dày thì càng khó nhìn. Khi tấm kính dày đến một mức nào đó thì mắt không thể nhìn được những vật đặt phía sau. Hãy giải thích vì sao như vậy? chú ý rằng tấm kính vẫn là vật trong suốt. Bài tập 4*: Trên mái nhà lợp bằng tôn, nếu có một lỗ thủng nhỏ thì vào buổi trưa, ta thấy rất rõ những chùm tia sáng hẹp xuyên qua lỗ tôn chiếu xuống nền nhà. Nhờ đâu ta có thể thấy rõ như vậy? Bài tập 5**: Một học sinh cho rằng, khi xảy ra hiện tượng nhật thực, thì tất cả mọi người đứng trên trái đất đều có thể quan sát được. Theo em nói như thế có đúng không, tại sao? 3: Củng cố - Dặn dò - Nhắc lai kiến thức cơ bản - Học bài và làm bài tập ------------------------------------------------------------------------------------ Ngµy:........................................ Líp:..................................... CHỦ ĐỀ 2: ĐỊNH LUẬT PHẢN XẠ ÁNH SÁNG ẢNH CỦA MỘT VẬT TẠO BỞI GƯƠNG PHẲNG I. MỤC TIÊU - Ôn lại các kiến thức về định luật truyền thẳng của ánh sáng và phản xạ ánh sáng. - Rèn luyện kỹ năng quan sát và diễn đạt bằng lời, kỹ năng vẽ hình, đo độ. - Rèn luyện tính cẩn thận, yêu thích môn học. II. PHƯƠNG PHÁP: - Nêu và giải quyết vấn đề. III. CHUẨN BỊ: Các kiến thức cơ bản của hai định luật IV.TIẾN TRÌNH LÊN LỚP 1.Ổn định 2. Bài mới Hoạt động của GV Hoạt động của HS I. Một số kiến thức cơ bản 1. Gương phẳng - Gương phẳng là một phần của mặt phẳng, nhẵn bóng có thể soi ảnh của các vật. - Hình ảnh cuả một vật soi được trong gương gọi là ảnh của vật tạo bởi gương. 2. Sự phản xạ ánh sáng trên gương phẳng - Khi tia sáng truyền tới gương bị hắt lại theo một hướng xác định. Hiện tượng đó gọi là hiện tượng phản xạ ánh sáng. - Tia sáng truyền tới gương gọi là tia tới. - Tia sáng bị gương hắt lại gọi là tia phản xạ. 3. Định luật phản xạ ánh sáng. - Tia phản xạ nằm trong mặt phẳng chứa tia tới và đường pháp tuyến với gương tại điểm tới. - Góc phản xạ bằng góc tới (i’ = i) S N R I Hình 2.1 4. Ảnh của mộtvật qua gương phẳng. - Ảnh ảo tạo bởi gương phẳng không hứng được trên màn chắn và lớn bằng vật . - Khoảng cách từ một điểm của vật đến gương phẳng bằng khoảng cách từ ảnh của điểm đó đến gương. - Các tia sáng từ điểm sáng S tới gương phẳng cho tia phản xạ có đường kéo dài đi qua ảnh ảo S’. N I S R i i’ Hướng dẫn Gọi i là góc tới, i’ là góc phản xạ. Vì tia tới và tia phản xạ vuông góc với nhau tức là i + i’ = 900 nên góc tới bằng góc phản xạ và bằng 450. Hướng dẫn Bài tập 2: Trong hình vẽ (2.3a), tia phản xạ bật ngược trở lại Trong hình (2.3b), vì góc phản xạ bằng góc tới nên tia phản xạ đối xứng với tia tới qua pháp tuyến ở điểm tới .Cách vẽ như sau: Chọn một điểm M nằm trên tia tới, xác định điểm M’ đối xứng với M qua pháp tuyến IN rồi vẽ tia IM’ chính là tia phản xạ. Hướng dẫn Có thể thực hiện một cách dễ dàng nhờ gương phẳng. Đặt gương phẳng hợp vớí phương nằm ngang một góc 450. Khi đó tia sáng nằm ngang đóng vai trò là tia tới với góc tới 450, Tia này phản xạ trên gương phẳng cho tia phản xạ với góc phản xạ cũng bằng 450 ( Hình 2.5). khi đó tia tới và tia phản xạ vuông góc với nhau, tia phản xạ sẽ hướng thẳng đứng xuống dưới. Bµi 4**: Mét tia s¸ng mÆt trêi nghiªng mét gãc =300 so víi ph­¬ng n»m ngang. Dïng mét g­¬ng ph¼ng høng tia s¸ng ®ã ®Ó soi s¸ng ®¸y mét èng trô th¼ng ®øng. Hái gãc nghiªng B cña mÆt g­¬ng so víi ph­¬ng n»m ngang lµ bao nhiªu? GV: Tia phản xạ có phương, chiều như thế nào? HS: Trả lời, học sinh khác nhận xét. Yêu cầu 1 học sinh lên vẽ tia phản xạ. HS: Lên vẽ hình. GV: Yêu cầu 1 học sinh tính SIR GV: Đường pháp tuyến có tính chất gì? HS: Lên vẽ đường pháp tuyến IN lµ ®­êng ph¸p tuyÕn còng lµ ®­êng ph©n gi¸c cña gãc SIR => SIN = 600 Từ đó yêu cầu học sinh tính góc SIX Hướng dẫn: Vì các tia sáng tới gương đều cho tia phản xạ có đường kéo dài đi qua ảnh của nó nên ta có cách vẽ như sau: a) Lấy điểm M’ đối xứng với M qua gương phẳng. b) Nối M’ với N cắt gương tại I, khi đó I là điểm tới . Tia MI chính là tia tới và tia IN là tia phản xạ cần vẽ Bµi 6** Mét tia s¸ng mÆt trêi nghiªng mét gãc =600 so víi ph­¬ng n»m ngang. Hái ph¶i ®Æt g­¬ng hîp víi ph­¬ng n»m ngang mét gãc bao nhiªu ®Ó thu ®­îc tia ph¶n x¹ cã ph­¬ng n»m ngang? GV: Chiếu bài tập lên bảng HS: Đọc đề, tóm tắt bài toán. GV: Yêu cầu 1 học sinh lên bảng vẽ hình tóm tắt. GV: Tia phản xạ có phương,chiều như thế nào? HS: Trả lời, học sinh khác nhận xét. Yêu cầu 1 học sinh lên vẽ tia phản xạ. HS: Lên vẽ hình trường hợp 1: Chiều từ phải sang trái. Yêu cầu 1 học sinh lên vẽ đường pháp tuyến. Gäi IN lµ ®­êng ph¸p tuyÕn cña g­¬ng th× IN còng lµ ®­êng ph©n gi¸c cña gãc SIR GV: yêu cầu học sinh tính NIR RIG2 Trường hợp 2: Yêu cầu 1 học sinh lên vẽ tia phản xạ. HS: Lên vẽ hình trường hợp 1: Chiều từ trái sang phải. Yêu cầu 1 học sinh lên vẽ đường pháp tuyến. Yêu cầu học sinh tính góc SIR từ đó suy ra góc RIG2 . II. Bài tập Bài tập 1: Trên hình vẽ 2.2, SI là tia tới, IR là tia phản xạ. Hình 2.2 Biết rằng hai tia SI và IR vuông góc với nhau. Hãy cho biết góc giữa tia tới và pháp tuyến tại điểm tới là bao nhiêu? Bài tập 2: Trên hình vẽ 2.3a,b là các tia tới và gương phẳng. Hãy vẽ tiếp các tia phản xạ. a) Hình 2.3 b) Bài tập 3: Một tia sáng chiếu theo phương nằm ngang. Một HS muốn “bẻ” tia sáng này chiếu thẳng đứng xuống dưới. Hãy tìm một phương án đơn giản để thực hiện việc đó Bµi 4**: S G Ph­¬ng ph¸p gi¶i: I 300 X N R Tia SI cho tia ph¶n x¹ IR. Ta cã: SIR =300 +900 = 1200 IN lµ ®­êng ph¸p tuyÕn còng lµ ®­êng ph©n gi¸c cña gãc SIR => SIN = 600 => GIS= 900 – SIN M N M N Hình 2.7 M’ Hình 2.8 I => GIS = 900- 600 =300 =>GIX= GIS + SIX = 600 vËy g­¬ng nghiªng víi ph­¬ng n»m ngang mét gãc 600. Bài tập 5: Trên hình vẽ 2.7 là một gương phẳng và hai điểm M,N. Hãy tìm cách vẽ tia tới và tia phản xạ của nó sao cho tia ló. Đi qua điểm M còn tia phản xạ đi qua điểm N. Bµi 6 ** S 600 Ph­¬ng ph¸p gi¶i Ta nhËn thÊy cã hai vÞ trÝ ®Æt g­¬ng ph¼ng ®Ó thu ®­îc tia ph¶n x¹ cã ph­¬ng n»m ngang. Tr­êng hîp 1: S N G1 R I G2 Gäi IN lµ ®­êng ph¸p tuyÕn cña g­¬ng th× IN còng lµ ®­êng ph©n gi¸c cña gãc SIR => NIR = 600/ 2 = 300 => RIG2 = 900 – 300 = 600. VËy g­¬ng hîp víi mÆt ph¼ng n»m ngang mét gãc 600 Tr­êng hîp 2: S N G1 I R G2 SIR = 1800 - 600 = 1200 => NIR = 600 => RIG2 = 900 - 600 = 300. VËy g­¬ng hîp víi mÆt ph¼ng n»m ngang mét gãc 300. 3. Bài tập tự luận Bài tập 1: Trong các tiệm cắt tóc người ta thường bố trí hai cái gương: Một cái treo trước mặt người cắt tóc và một các treo hơi cao ở phía sau lưng ghế ngồi. Hai gương này có tác dụng gì? Hãy giải thích. Bài tập 2**: Một người cao 1,6m mắt cách đỉnh đầu 0,15m muốn mua một cái gương để có thể soi được toàn bộ cơ thể mình. Theo em chỉ cần mua một cái gương cao khoảng bao nhiêu? Đặt như thế nào? 3: Củng cố - Dặn dò - Nhắc lai kiến thức cơ bản - Học bài và làm bài tập Ngµy:........................................ Líp:..................................... CHỦ ĐỀ 3 GƯƠNG CẦU LỒI – GƯƠNG CẦU LÕM I. MỤC TIÊU - Ôn lại các kiến thức về gương cầu lõm, gương cầu lồi và phản xạ ánh sáng. - Rèn luyện kỹ năng quan sát và diễn đạt bằng lời, kỹ năng vẽ hình, đo độ. - Rèn luyện tính cẩn thận, yêu thích môn học. II. PHƯƠNG PHÁP: - Nêu và giải quyết vấn đề. III. CHUẨN BỊ: Các kiến thức cơ bản của hai định luật IV.TIẾN TRÌNH LÊN LỚP 1.Ổn định 2. Bài mới Hoạt động của GV Hoạt động của HS I. Một số kiến thức cơ bản. 1. Gương cầu lồi: - Gương có mặt phản xạ là mặt ngoài của một phần mặt cầu gọi là gương cầu lồi - Ảnh của một vật tạo bởi gương cầu lồi là ảnh ảo, không hứng được trên màn chắn, luôn nhỏ hơn vật. -Vùng nhìn thấy của gương cầu lồi rộng hơn vùng nhìn thấy của gương phẳng có cùng kích thước. 2. Gương cầu lõm: - Gương có mặt phản xạ là mặt trong của một phần mặt cầu gọi là gương cầu lõm. - Ảnh của vật tạo bởi gương cầu lõm là ảnh ảo, không hứng được trên màn chắn, luôn lớn hơn vật. - Gương cầu lõm có tác dụng biến đổi một chùm tia tới song song thành một chùm tia phản xạ hội tụ vào một điểm và ngược lại, biến đổi một chùm tia tới phân kì thích hợp thành một chùm tia phản xạ song song. * Mở rộng (HSG) : + Đối với gương cầu nói chung, người ta đưa ra những qui ước sau: - Đường thẳng nối tâm C của gương với đỉnh O của gương gọi là trục chính. - Đường nối từ tâm C tới điểm tới gọi là pháp tuyến. - Điểm F (trung điểm của đoạn OC) gọi là tiêu điểm của gương. + Dựa vào kết quả thực nghiệm người ta rút ra được những kết luận sau về tia tới và tia phản xạ: - Tia tới song song với trục chính cho tia phản xạ đi qua (hoặc có đường kéo dài đi qua) tiêu điểm F của gương. - Tia tới đi qua (hoặc có đường kéo dài đi qua) tiêu điểm F cho tia phản xạ song song với trục chính. - Tia tới đi qua tâm C của gương cho tia phản xạ bật ngược trở lại. Hướng dẫn: Cách vẽ : Từ tâm O kẻ đường thẳng OI1 và nối dài ta được pháp tuyến I1N (tại điểm tới I1). Góc i1 hợp bởi SI1 và pháp tuyến I1N gọi là góc tới. Tia phản xạ I1R1 hợp với pháp tuyến I1N một góc i’1 bằng góc i. Vì tia SI2 vuông góc với mặt gương nên tia phản xạ I2R2 bật ngược trở lại. Tia phản xạ I1R1 và I2R2 được biểu diễn trên Hướng dẫn Hình 3.3 Gọi F là trung điểm của đoạn OC. - Tia tới (1) có đường kéo dài đi qua tâm C của gương cho tia phản xạ bật ngược trở lại, khi đó tia phản xạ trùng với tia tới. - Tia tới (2) đến đỉnh O của gương cho tia phản xạ đối xứng với tia tới qua trục chính của gương (tức góc phản xạ và góc tới bằng nhau). - Tia tới (3) song song với trục chính của gương cho tia phản xạ có đường kéo dài đi qua tiêu điểm F. Trên hình 3.3 là đường đi của các tia sáng. Hướng dẫn : Có thể coi phần nhỏ gương cầu tại điểm tới I như một gương phẳng. Đường nối tâm C và điểm tới I là pháp tuyến tại điểm tới, góc giữa SI và IC là góc tới. Vẽ tia phản xạ IR hợp với pháp tuyến IC một góc đúng bằng góc tới. Hướng dẫn: Gương cầu lõm có tác dụng biến một chùm tia song song thành một chùm tia hội tụ nhưng nó không thể biến chùm tia hội tụ thành chùm tia song song được. Để tạo chùm tia song song thì chùm tia tới phải là chùm tia phân kì thích hợp như hình vẽ. II. Bài tập Bài tập 1: Một tia sáng khi đến gặp gương cầu sẽ bị phản xạ trở lại và tuân theo định luật phản xạ ánh sáng. Trên hình 3.1 qui ước: O là tâm của mặt cầu (gọi là tâm của gương), SI1 và SI2 là các tia tới, Hãy trình bày cách vẽ và vẽ các tia phản xạ? Bài tập 2: Vận dụng kiến thức về định luật phản xạ ánh sáng, tìm hiểu đặc điểm của các tia phản xạ khi các tia sáng sau đây đến gặp gương cầu lồi và vẽ các tia phản xạ đó: - Tia tới (1) có đường kéo dài đi qua tâm C của gương. - Tia tới (2) đến đỉnh O của gương. - Tia tới (3) song song với trục chính của gương. Bài tập 3: Trên hình 3.4 là một gương cầu lõm, C là tâm của phần mặt cầu, SI là một tia sáng tới gương. Hãy dùng định luật phản xạ của ánh sáng trình bày cách vẽ và vẽ tiếp tia phản xạ. Bài tập 4: Gương cầu lõm có tác dụng biến một chùm tia tới song song thành một chùm tia hội tụ (chùm tia phản xạ). Vậy nó có thể làm ngược lại: Biến chùm tia hội tụ thành chùm tia song song được không? 3. Bài tập tự luận Bài tập1*: Ở những chỗ đường gấp khúc có vật cản che khuất (như những đoạn đường ngoằn nghèo trên đèo chẳng hạn) người ta thường đặt những gương cầu lồi lớn. Hỏi gương này có tác dụng gì cho người lái xe? 3: Củng cố - Dặn dò - Nhắc lai kiến thức cơ bản - Học bài và làm bài tập ---------------------------------------------------------------- Ngµy:........................................ Líp:..................................... CHỦ ĐỀ 4: NGUỒN ÂM - ĐỘ CAO - ĐỘ TO CỦA ÂM I. MỤC TIÊU - Ôn lại các kiến thức về Nguồn âm, độ cao của âm.độ to của âm - Rèn luyện kỹ năng quan sát và diễn đạt bằng lời - Rèn luyện tính cẩn thận, yêu thích môn học. II. PHƯƠNG PHÁP: - Nêu và giải quyết vấn đề. III. CHUẨN BỊ: Các kiến thức cơ bản của hai định luật IV.TIẾN TRÌNH LÊN LỚP 1.Ổn định 2. Bài mới Hoạt động của GV Hoạt động của HS I . Một số kiến thức cơ bản 1. Nguồn âm: - Những vật phát ra âm gọi là nguồn âm. - Vật dao động phát ra âm thanh. 2. Độ cao của âm - Số dao động trong một dây gọi là tần số. Đơn vị tần số là Hec (Hz). - Âm phát ra càng cao (càng bổng) khi vật dao động càng nhanh tức là tần số dao động càng lớn. - Âm phát ra càng thấp (càng trầm) khi vật dao động càng chậm tức là tần số dao động càng nhỏ. - Thông thường tai người nghe được những âm có tần số trong khoảng từ 20Hz đến 20 000Hz. 3. Độ to của âm - Biên độ dao động càng lớn âm càng to. - Độ to của âm được đo bằng đơn vị đêxiben (dB). - Trong một giới hạn nhất định, khi độ to của âm càng lớn thì ta nghe âm càng rõ, tuy nhiên khi độ to của âm vào khoảng 70dB và thời gian kéo dài thì âm thanh ta nghe được không còn êm ái, dễ chịu nữa. Người ta gọi độ to của âm ở mức 70dB là giới hạn về ô nhiễm tiếng ồn. - Khi độ to của âm lên đến 130dB trở lên, âm thanh làm cho tai nhức nhối, khó chịu và thậm chí có thể làm điếc tai. người ta gọi độ to của âm ở mức 130dB là ngưỡng đau có thể làm điếc tai. HD Bài tập 1:: Thời gian dùi trống chạm vào mặt trống là rất ngắn, mặt trống có thể dao động ngay và tạo ra âm thanh. Nếu khi đánh trống mà để dùi trống tiếp xúc lâu với mặt trống thì mặt trống không dao động được, khi đó ta chỉ nghe thấy một tiếng “bụp” khi dùi trống chạm mặt trống chứ không thể nghe được âm vang của tiếng trống. HD Bài tập 2: : Nguyên nhân chính là khi bay, các côn trùng đã vẫy những đôi cánh nhỏ của chúng rất nhanh (hàng mấy trăm lần trong một giây), những đôi cánh nhỏ đó đóng vai trò là màng dao động và phát ra âm thanh. HD Bài tập 3: : Ta biết tần số là số dao động mà vật thực hiện được trong một giây. Tần số dao động của vật là : n = Hướng dẫn: Tai ta nghe được âm thanh vì âm phát ra từ các vật dao động xung quanh đã truyền qua không khí, đến tai ta làm màng nhĩ dao động. Dao động này được truyền và khuếch đại (tức là làm cho nó lớn lên) ở bộ phận bên trong tai, tạo nên tín hiệu truyền lên não, giúp ta cảm nhận được âm thanh. - Khi màng nhĩ rung động yếu, ta nghe thấy âm nhỏ. - Khi màng nhĩ rung động mạnh, ta nghe thấy âm to. Hướng dẫn: Câu nói “thùng rỗng kêu to” thường dùng để châm biếm những người làm việc thì chẳng ra gì, nhưng nói khoe khoang thành tích thì giỏi. Tuy nhiên, câu nói trên về mặt vật lí lại rất đúng: Khi gõ vào chiếc thùng rỗng bên trong, phần thùng bị gõ có khả năng dao động mạnh tạo ra âm thanh lớn. II. Bài tập. Bài tập 1: Khi đánh trống, người ta thường gõ dùi trống vào mặt trống một cách dứt khoát sao cho thời gian dùi trống chạm vào mặt trống là rất ngắn. Dựa vào kiến thức vật lí đã học, hãy giải thích tại sao? Bài tập 2: Các nhà khoa học cho biết, phần lớn các loại côn trùng không có các cơ quan đặc biệt để phát ra loại âm, nhưng khi bay, một số loài côn trùng như ruồi, muỗi, ong … tạo ra những tiếng vo ve. Hãy giải thích tại sao? Bài tập 3: Một vật thực hiện dao động, quan sát thấy cứ trong 12giây, nó thực hiện được 96 dao động. Hỏi tần số dao động của vật ấy là bao nhiêu? Bài tập 4: Tìm hiểu và giải thích vì sao tai con người có thể nghe được những âm thanh to nhỏ khác nhau? Bài tập 5: Dân gian có câu: “thùng rỗng kêu to”. Điều này có đúng về mặt kiến thức vật lí không? Hãy cho biết ý kiến của em. 3. Bài tập tự luận Bài tập 1*: Các trọng tài bóng đá thường dùng loại còi bên trong có một viên bi nhỏ, khi thổi tiếng còi phát ra rất to. Hãy giải thích vì sao có thể tạo ra được âm thanh như thế? Bài tập 2: Trong 20 giây, một lá thép thực hiện được 6 000 dao động. Hỏi dao động của lá thép có phát ra âm thanh hay không? Tai con người có thể cảm nhận được âm thanh do lá thép đó phát ra không? Tại sao? Bài tập 3: Một học sinh cho rằng khi gảy đàn ghi ta, dây đàn rung và phát ra âm thanh. Âm thanh do dây đàn phát ra sẽ trầm hơn nếu người ta làm cho dây đàn càng căng. Theo em ý kiến như vậy có đúng không? Tại sao? Bài tập 4**: Vì sao trên chiếc đàn ghi ta và một số loại đàn khác, khi bấm ở những vị trí khác nhau ta có thể nghe được những âm trầm hoặc bổng khác nhau? 3: Củng cố - Dặn dò - Nhắc lai kiến thức cơ bản - Học bài và làm bài tập ------------------------------------------------------------- Ngµy:........................................ Líp:..................................... CHỦ ĐỀ 5: MÔI TRƯỜNG TRUYỀN ÂM - PHẢN XẠ ÂM CHỐNG Ô NHIỄM TIẾNG ỒN I. MỤC TIÊU - Ôn lại các kiến thức về môi trường truyền âm, phản xạ âm, và cách chống ô nhiễm tiếng ồn - Rèn luyện kỹ năng quan sát và diễn đạt bằng lời - Rèn luyện tính cẩn thận, yêu thích môn học. II. PHƯƠNG PHÁP: - Nêu và giải quyết vấn đề. III. CHUẨN BỊ: Các kiến thức cơ bản IV.TIẾN TRÌNH LÊN LỚP 1.Ổn định 2. Bài mới Hoạt động của GV Hoạt động của HS I. Một số kiến thức cơ bản 1. Môi trường truyền âm. - Chất rắn, lỏng, khí là những môi trường có thể truyền được âm. - Chân không không thể truyền được âm. - Nói chung vận tốc truyền âm trong chất rắn lớn hơn trong chất lỏng, trong chất lỏng lớn hơn trong chất khí. - Khi truyền trong các môi trường âm bị hấp thụ dần, nên càng xa nguồn phát âm thì âm càng nhỏ rồi tắt hẳn. - Vận tốc truyền âm trong các môi trường khác nhau là khác nhau. 2. Phản xạ âm - tiếng vang - Âm gặp mặt chắn đều bị phản xạ nhiều hay ít. Tiếng vang là âm phản xạ nghe được cách âm trực tiếp ít nhất là 1/15 giây. - Các vật mềm có bề mặt gồ ghề phản xạ âm kém (hấp thụ âm tốt). Các vật cứng có bề mặt nhẵn, phản xạ âm tốt (hấp thụ âm kém). 3. Chống ô nhiễm tiếng ồn. - Ô nhiễm tiếng ồn xảy ra khi tiếng ồn to, kéo dài, gây ảnh hưởng sấu đến sức khoẻ và hoạt động bình thường của con người. - Để chống ô nhiễm tiếng ồn cần làm giảm độ to của tiếng ồn phát ra, ngăn chặn đường truyền âm, làm cho âm truyền theo hướng khác. - Những vật liệu được dùng để làm giảm tiếng ồn truyền đến tai gọi là những vật liệu cách âm. HD Bài tập 1:: Ở trên mặt trăng không có khí quyển, nghĩa là không có môi trường truyền âm, do đó các nhà du hành vũ trụ không thể nói chuyện được với nhau như khi họ đứng trên bề mặt trái đất. HD Bài tập 2:: a) Thời gian âm truyền trong đường ray: t1 = (giây) b) Thời gian âm truyền trong không khí: t2 = (giây) HD Bài tập 3: Với cùng một độ to của âm như nhau, trong phòng họp kín ta sẽ nghe âm to hơn. Vì khi nói trong phòng kín, âm thanh bị phản xạ trên các bức tường xung quanh tạo ra các âm vang, các âm vang này đến tai gần như cùng một lúc so với âm phát ra (vì phòng họp thường không quá rộng) làm cho ta có cảm giác như âm phát ra lớn hơn. Khi nói ngoài trời, âm phát ra hầu như không có phản xạ, hơn nữa lại bị n

File đính kèm:

  • docGIAO AN ON TAP LY 7 CA NAM.doc