Bài giảng Môn Vật lý lớp 7 - Sự nhiễm điện. Các loại điện tích

Có thể làm vật nhiễm điện bằng cách cọ xát.

 + Có 2 loại điện tích; sơ lược về cấu tạo nguyên tử.

 + Dòng điện là dòng các điện tích dịch chuyển có hướng.

 + Cấu tạo và tác dụng của nguồn điện.

 + Chất dẫn điện, chất cách điện; dòng điện trong kim loại.

 

doc4 trang | Chia sẻ: haianhco | Lượt xem: 1900 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Bài giảng Môn Vật lý lớp 7 - Sự nhiễm điện. Các loại điện tích, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn : 12/03/2008 SỰ NHIỄM ĐIỆN. CÁC LOẠI ĐIỆN TÍCH I/. MỤC TIÊU: 1. Biết: + Có thể làm vật nhiễm điện bằng cách cọ xát. + Có 2 loại điện tích; sơ lược về cấu tạo nguyên tử. + Dòng điện là dòng các điện tích dịch chuyển có hướng. + Cấu tạo và tác dụng của nguồn điện. + Chất dẫn điện, chất cách điện; dòng điện trong kim loại. 2. Hiểu: + Vật bị nhiễm điện có khả năng hút các vật khác. + Khi nào 2 vật nhiễm điện đẩy nhau, hút nhau; vật nhiễm điện (+), vật nhiễm điện (-). 3. Có kĩ năng vận dụng: + Vận dụng kiến thức để giải thích các hiện tượng có liên quan. II/. CÁC TÀI LIỆU HỖ TRỢ: 1. Sách giáo khoa Vật Lý 7: (Trang 48 à 57): Bài 17 à 20 2. Sách bài tập Vật Lý 7: (Trang 18 à 21): Bài 17 à 20 3. Các bài tập khác: Sách hướng dẫn làm bài tập và ôn tập vật lý 7, Sách bài tập chọn lọc vật lý 7 , Bài tập trắc nghiệm vật lý 7… III/. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC : Tiết 9 - 10: Ôn tập TG Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh Nội dung 35ph Hoạt động 1: Hướng dẫn học sinh ôn tập kiến thức chủ đề 1: - Treo bảng phụ các câu hỏi, yêu cầu học sinh đọc và trả lời: H? Có thể làm vật nhiễm điện bằng cách nào? H? Vật bị nhiễm điện có khả năng gì? H? Có mấy loại điện tích? Các điện tích loại nào thì hút nhau, đẩy nhau? H? Khi nào vật nhiễm điện dương, nhiễm điện âm? - Treo bảng phụ ® yêu cầu học sinh quan sát và hoàn thành . * Điền từ, cụm từ thích hợp vào chỗ trống trong các câu sau: a. Dòng điện là dòng …………… có hướng. b. Dòng điện trong kim loại là dòng ………………………… có hướng. H? Chất dẫn điện là gì? H? Chất cách điện là gì? ® Tổ chức cho lớp nhận xét, thống nhất câu trả lời đúng. - Treo bảng phụ ® yêu cầu học sinh quan sát và thảo luận nhóm hoàn thành . * Các vật hay vật liệu nào sau đây là dẫn điện ở điều kiện bình thường: a. Mảnh tôn ; b. Đoạn dây nhựa; c. Không khí ; d. Đoạn dây đồng; e. Mảnh sứ ; f. Mảnh pôliêtilen. H?: Kể tên 3 chất dẫn điện thường dùng? Ba chất cách điện thường sử dụng? ® Tổ chức cho lớp nhận xét, thống nhất câu trả lời đúng. Hoạt động 1: Ôn tập kiến thức chủ đề 1: - Cá nhân nhớ lại các kiến thức đã học để trả lời các câu hỏi. HSY: Cọ xát. HSY: Hút các vật khác. HSTB: Có 2 loại điện tích: Điện tích dương và điện tích âm. Các điện tích cùng loại thì hút nhau, khác loại thì đẩy nhau. HSTB-K: Một vật nhiễm điện dương nếu mất bớt electron, nhiễm điện âm nếu nhận thêm electron. - Cá nhân quan sát, suy nghĩ trả lời: 2HSTB-Y: Đứng tại chỗ lần lượt trả lời. a. ………… các điện tích dịch chuyển ……… b. ………… các electron tự do dịch chuyển có hướng ……… HSTB-Y: Chất dẫn điện là chất cho dòng điện đi qua. HSY: Chất cách điện là chất không cho dòng điện đi qua. ® Lớp tham gia nhận xét, thống nhất . - Cá nhân quan sát, thảo luận nhóm và cử đại diện trả lời: a. Mảnh tôn; d. Đoạn dây đồng; HSTB-K: 4 3 chất dẫn điện thường dùng: Đồng, nhôm, chì. 4 3 chất cách điện thường dùng: Sứ, thủy tinh, nhựa. ® Lớp tham gia nhận xét, thống nhất . I. Tự kiểm tra: 45ph Hoạt động 2: Hướng dẫn học sinh giải bài tập: - Yêu cầu học sinh đọc và trả lời bài II.1 trang 86 SGK. ® Tổ chức cho lớp nhận xét, thống nhất câu trả lời đúng. - Treo bảng phụ bài tập II.2 trang 86 SGK. Yêu cầu học sinh hoạt động nhóm làm bài tập II.2. ® Tổ chức cho lớp nhận xét, thống nhất câu trả lời đúng. - Gọi 1 học sinh đọc đề bài II.3 trang 86 SGK. - Yêu cầu học sinh suy nghĩ trả lời II.3. ® Hướng dẫn học sinh nhận xét, uốn nắn, sửa sai (nếu có), thống nhất câu trả lời. - Treo bảng phụ bài tập II. 4 trang 86 SGK, yêu cầu học sinh thảo luận nhóm trả lời. ® Hướng dẫn học sinh nhận xét, uốn nắn, sửa sai (nếu có), thống nhất câu trả lời. - Treo bảng phụ bài tập II. 5 trang 86 SGK, yêu cầu học sinh thảo luận nhóm trả lời. ® Tổ chức cho lớp nhận xét, thống nhất câu trả lời đúng. - Lần lượt treo bảng phụ các bài tập 30.7 trang 86 sách bài tập chọn lọc vật lý 7 , bài 30.1 trang 118 sách bài tập trắc nghiệm vật lý 7 ® Yêu cầu học sinh đọc đề và trả lời. ® Tổ chức cho lớp nhận xét thống nhất câu trả lời. Hoạt động 2: Giải bài tập: HSY: Đọc đề. ® Cá nhân tự đọc suy nghĩ ® thảo luận nhóm và cử đại diện trả lời bài II.1. ® Lớp tham gia nhận xét, thống nhất . HSY: Đọc đề. ® Cá nhân tự đọc suy nghĩ ® thảo luận nhóm và cử đại diện trả lời bài II.2. ® Lớp tham gia nhận xét, thống nhất . HSY: Đọc đề II.3. - Hoạt động nhóm thảo luận trả lời bài tập II.3. Đại diện nhóm báo cáo kết quả. ® Lớp tham gia nhận xét, thống nhất . - Hoạt động nhóm bài II.4 trang 86 SGK. Đại diện nhóm trả lời. ® Lớp tham gia nhận xét, thống nhất . - Hoạt động nhóm bài II.5 trang 86 SGK. Đại diện nhóm trả lời . ® Lớp tham gia nhận xét thống nhất kết qủa . - Cá nhân đọc đề suy nghĩ và trả lời . HSTB-K: Trả lời bài 30.7 trang 86 (có giải thích cách chọn ) HSTB-Y: Trả lời bài 30.1 trang 118 (có giải thích cách chọn ) ® Lớp tham gia nhận xét thống nhất kết qủa . 2. Bài tập Vận dụng: II.1 trang 86 SGK. D. Cọ xát thước nhựa vào miếng vải khô. II.2 trang 86SGK. a. B mang điện tích (-). b. A mang điện tích (-). c. B mang điện tích (+). d. A mang điện tích (+). II.3 trang 86 SGK. Mảnh nilông bị nhiễm điện âm, nhận thêm electron. Mảnh len mất bớt electron nên nhiễm điện dương. II.4/86 SGK. Sơ đồ c. II.5/86 SGK. Thí nghiệm c. Bài 30.7 trang 86: Có thể làm nhiễm điện bằng cách cọ xát chúng như thế nào? D. Cả A, B, C đề đúng . Bài 30.1 trang 118: Phát biểu nào dưới đây là sai? C. Trong kim loại không có electron tự do . 8ph Hoạt động 3: Hướng dẫn học sinh củng cố: - Gọi vài học sinh lần lượt nhắc lại toàn bộ những kiến thức cơ bản của chủ đề 1. - Cho lớp nhận xét, thống nhất các câu trả lời. -> Chốt lại các kiến thức . Hoạt động 3: Củng cố : - Cá nhân không nhìn tài liệu, một vài học sinh lần lượt nhắc lại các kiến thức cơ bản của chủ đề theo yêu cầu của giáo viên. - Lớp tham gia nhận xét, thống nhất từng câu trả lời. - Cá nhân chú ý lắng nghe và ghi nhớ. * Dặn dò học sinh chuẩn bị cho tiết học tiếp theo: (2 phút) Về nhà : + Học bài, xem lại các bài tập đã giải. + Ôn tập lại các nội dung đã học của chủ đề 1 , xem trước bài 21 SGK . IV – RÚT KINH NGHIỆM, BỔ SUNG: Bổ sung bài tập cho học sinh lớp 7A3: Bài 1: Vì sao trong kim loại electron tự do dễ dàng dịch chuyển ? Vì electron có kích thước nhỏ . Vì electron có khối lượng nhỏ. Vì electron ở lớp ngoài cùng của nguyên tử dễ dàng tách ra khỏi nguyên tử thành electron tự do. Vì cả 3 nguyên nhân trên . Bài 2: Chọn câu đúng: Điện tích của êlectron mang dấu dương . Điện tích của êlectron mang dấu âm . Điện tích của êlectron có trị số tuyệt đối bằng điện tích dương của hạt nhân. Cả A, B, C đều đúng . Bài 3: Điều kiện nào sau đây không cần thiết để có một điều kiện trong mạch ? Phải có mạch gồm vật, dây dẫn, nguồn nối với nhau thành một mạch kín . Phải có hiệu điện thế giữa hai điểm bất kì của một mạch kín. Phải có công tắc. Hai cực của nguồn phải nhiễm điện trái dấu hoặc cùng dấu nhưng trị số tuyệt đối của điện tích ở hai bản cực khác nhau . Bài 4: Chọn câu đúng: Các vật có khả năng hút các vật khác thì gọi là vật nhiễm điện . Có thể làm nhiễm điện cho nhiều vật bằng cách cọ xát với vật khác . Trong kim loại chỉ tồn tại một loại hạt mang điện tích âm là êlectron tự do. Trong nguyên tử chỉ có một êlectron . Bài 5: Về mùa mưa, vào lúc trước cơn dông, đã từng xảy ra trường hợp một người dùng chìa khoá để mở cửa , khi đưa tay lại gần ổ khoá thì thấy có tia lửa điện phóng ra từ ổ khoá và tay có cảm giác bị tê như bị điện giật. Hãy giải thích lí do đó ? ( Trước cơn mưa, trong không khí tồn tại nhiều điện tích dương và âm. Đồng thời không khí ẩm là môi trường truyền điện tích rất tốt . Bản thân người khi đi ngoài đường cũng có thể coi là vật nhiễm điện . Khi đưa tay lại gần ổ khoá thì xảy ra hiện tượng phóng điện giữa hai vật nhiễm điện là ổ khoá và tay người . Khi đó có dòng điện nhỏ chạy qua cơ thể người nên có cảm giác bị tê như bị điện giật) Bài 6: Tại sao người ta thường làm cột thu lôi bằng sắt, đồng mà không phải bằng gỗ? ( Người ta làm cột thu lôi bằng sắt hay bằng đồng vì sắt, đồng là chất dẫn điện tốt: khi các đám mây phóng điện tích qua không khí xuống mái nhà gặp cột thu lôi thì các điện tích xẽ truyền qua dây sắt hoặc đồng xuống đất, đảm bảo an toàn . Người ta không dùng gỗ vì gỗ là vật cáh điện ) . -------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------- -------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------- -------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------- --------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------

File đính kèm:

  • doctiet 9-10.doc
Giáo án liên quan