Bài giảng Môn Vật lý lớp 7 - Tiết 1 - 2: Sự nhiễm điện do cọ xát

Có thể làm vật nhiễm điện bằng cách cọ xát.

+ Có 2 loại điện tích; sơ lược về cấu tạo nguyên tử.

 + Dòng điện là dòng các điện tích dịch chuyển có hướng.

+ Cấu tạo và tác dụng của nguồn điện.

+ Chất dẫn điện, chất cách điện; dòng điện trong kim loại.

2. Hiểu:

 

doc5 trang | Chia sẻ: haianhco | Lượt xem: 2682 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Bài giảng Môn Vật lý lớp 7 - Tiết 1 - 2: Sự nhiễm điện do cọ xát, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn : 12/01/2008 SỰ NHIỄM ĐIỆN. CÁC LOẠI ĐIỆN TÍCH. Tiết 1 - 2: I. Sự nhiễm điện do cọ xát. I/. MỤC TIÊU: 1. Biết: + Có thể làm vật nhiễm điện bằng cách cọ xát. + Có 2 loại điện tích; sơ lược về cấu tạo nguyên tử. + Dòng điện là dòng các điện tích dịch chuyển có hướng. + Cấu tạo và tác dụng của nguồn điện. + Chất dẫn điện, chất cách điện; dòng điện trong kim loại. 2. Hiểu: + Vật bị nhiễm điện có khả năng hút các vật khác. + Khi nào 2 vật nhiễm điện đẩy nhau, hút nhau; vật nhiễm điện (+), vật nhiễm điện (-). 3. Có kĩ năng vận dụng: + Vận dụng kiến thức để giải thích các hiện tượng có liên quan. II/. CÁC TÀI LIỆU HỖ TRỢ: 1. Sách giáo khoa Vật Lý 7: Trang 48 ® 57: Bài 17 ® 20 2. Sách bài tập Vật Lý 7: (Trang 18 ® 21): Bài 17 ® 20 3. Các bài tập khác: Sách hướng dẫn làm bài tập và ôn tập vật lý 7, Sách bài tập chọn lọc vật lý 7 , Bài tập trắc nghiệm vật lý 7… III/. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC: Tiết 1: TG Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh Nội dung 17ph Hoạt động 1: Hướng dẫn học sinh ôn tập kiến thức về sự nhiễm điện do cọ xát : H? Khi cọ xát một thước nhựa vào mảnh vải khô rồi đưa lại gần các vụn giấy. Hiện tượng xảy ra là gì? ->Thông báo: Tương tự đưa thanh thủy tinh cọ xát với mảnh lụa, mảnh nilông hay mảnh phim nhựa cọ xát vào mảnh len lại gần các vụn giấy ta cũng quan sát được hiện tượng trên. Ngoài ra chúng còn có khả năng làm sáng bóng đèn bút thử điện . H?: Những vật sau khi cọ xát có tính chất trên gọi là các vật nhiễm điện. Vậy ta có thể làm vật nhiễm điện bằng cách nào? H? Vật bị nhiễm điện có khả năng gì? -> Nhận xét, kết luận. -> Lưu ý: Có thể gọi là vật bị nhiễm điện hay vật nhiễm điện hoặc vật manh điện tích đều được. H? Trong khi cọ xát ta thấy vật bị nóng lên. Vậy ta có thể nói vật nóng có khả năng hút các vật khác được không? - Yêu cầu học sinh nêu ví dụ chứng tỏ điều đó? Hoạt động 1: Ôn tập kiến thức về sự nhiễm điện do cọ xát : 1. Kiến thức: - Có thể làm nhiễm điện nhiều vật bằng cách cọ xát. - Vật bị nhiễm điện (vật mang điện tích) có khả năng hút các vật khác. HSTB: Thước nhựa hút các vụn giấy. - Cá nhân chú ý lắng nghe HSTB-Y: Cọ xát. HSTB-K: Hút các vật khác. - Cá nhân lắng nghe và ghi bài. - Cá nhân chú ý lắng nghe và ghi nhớ. HSTB-K: Không thể được. HSK: Đưa 1 cốc nước nóng lại gần các vụn giấy ta thấy cốc nước nóng không hút các vụn giấy. 28ph Hoạt động 2: Hướng dẫn học sinh giải bài tập 17.1; 17.2; 17.3 SBT: - Yêu cầu học sinh đọc và trả lời bài 17.1 SBT. - Tổ chức cho lớp nhận xét, thống nhất câu trả lời đúng. - Yêu cầu cá nhân học sinh đọc và trả lời nhanh bài 17.2 SBT. - Thống nhất câu trả lời. - Gọi 1 học sinh đọc đề bài 17.3. - Yêu cầu học sinh suy nghĩ trả lời 17.3SBT. ® Hướng dẫn học sinh nhận xét, uốn nắn, sửa sai (nếu có), thống nhất câu trả lời. Hoạt động 2: Giải bài tập 17.1; 17.2; 17.3 SBT: 2. Bài tập SBT: 17.1. Bút bi vỏ nhựa, lược nhựa. 17.2. Chọn D. 17.3. a. Khi chưa cọ xát thước nhựa: Tia nước chảy thẳng. Khi đã cọ xát thước nhựa: tia nước lệch về phía thước nhựa. b. Sau khi cọ xát, thước nhựa bị nhiễm điện. - Cá nhân tự đọc đề, suy nghĩ, ® thảo luận nhóm làm thí nghiệm trả lời bài 17.1. - Lớp tham gia nhận xét, thống nhất câu trả lời. - Cá nhân đọc đề, suy nghĩ trả lời câu 17.2: Chọn D. - Cá nhân lắng nghe và ghi vở . HSY: Đọc đề. ® Thảo luận nhóm và cử đại diện nhóm trả lời, nhóm khác nhận xét. - Làm bài 17.3 Tiết 2: TG Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh Nội dung 16ph Hoạt động 1: Hướng dẫn học sinh giải bài tập 17.4 SBT: - Gọi 1 học sinh đọc đề bài 17.4 SBT. - Yêu cầu học sinh suy nghĩ, thảo luận nhóm bài 17.4 SBT. -> Hướng dẫn:giải thích hiện tượng này kết hợp với hiện tượng sấm sét trong tự nhiên. - Gọi đại diện 1 nhóm trình bày, nhóm khác nhận xét. - Nhận xét, thống nhất câu trả lời đúng. Hoạt động 1: Hướng dẫn học sinh giải bài tập 17.4 SBT: 17.4. Khi cử động cũng như khi cởi áo, do áo len bị cọ xát nên đã bị nhiễm điện. Khi đó giữa các phần bị nhiễm điện trên áo len hay giữa áo len với áo trong xuất hiện tia lửa điện là các chớp sáng li ti; không khí gần đó bị giãn nở phát ra những tiếng lách tách. HSY: Đọc đề. - Thảo luận nhóm bài 17.4 SBT. - Cá nhân lắng nghe hướng dẫn của giáo viên . - Đại diện nhóm trả lời, nhóm khác nhận xét. - Cá nhân lắng nghe và hoàn thành bài 17.4 SBT vào vở. 19ph Hoạt động 2: Hướng dẫn học sinh giải một số bài tập thêm : - Treo bảng phụ bài tập và yêu cầu học sinh đọc và trả lời bài tập 17.2 trang 50 Sách bài tập chọn lọc vật lí 7 . - Hướng dẫn cả lớp nhận xét để chọn câu trả lời đúng. - Yêu cầu cá nhân học sinh đọc và trả lời bài 17.10 trang 52 sách bài tập chọn lọc vật lí 7 . - Yêu cầu học sinh thảo luận, thống nhất câu trả lời. - Treo bảng phụ bài tập và yêu cầu học sinh đọc và trả lời bài tập 17.4 trang 70 Sách bài tập trắc nghiệm vật lí 7 . - Hướng dẫn cả lớp nhận xét để chọn câu trả lời đúng. Hoạt động 2: Giải một số bài tập thêm : 3. Bài tập bổ sung: Bài 17.2 trang 50: Vật (hoặc chất ) nào sau đây có thể bị nhiễm điện do cọ xát. D. Cả A, B, C đều đúng . Bài 17.10 trang 52: Hiện tượng nhiễm điện do cọ xát có thể xảy ra ở nhiệt độ nào? D. Bất kỳ nhiệt độ nào. Bài 17.4 trang 70: Trong các kết luận sau, kết luận nào sai? B. Trái đất hút được các vật nên nó luôn luôn bị nhiễm điện . - Cá nhân đọc đề, suy nghĩ bài tập 17.2 trang 50. - Cá nhân đọc đề, suy nghĩ trả lời: Chọn D. -> Lớp tham gia nhận xét, thống nhất . - Cá nhân đọc đề, suy nghĩ và trả lời. - Thảo luận nhóm, đại diện nhóm trả lời, nhóm khác nhận xét. - Cá nhân đọc đề, suy nghĩ bài tập 17.4 trang 70. - Cá nhân đọc đề, suy nghĩ trả lời: Chọn B. -> Lớp tham gia nhận xét, thống nhất . 8ph Hoạt động 3: Hướng dẫn học sinh củng cố: - Lần lượt nêu các câu hỏi và yêu cầu học sinh trả lời: H?: Có thể làm vật nhiễm điện bằng cách nào? H?: Vật bị nhiễm điện có khả năng gì? H?: Phân biệt vật nhiễm điện với vật mang điện tích ? -> Chốt lại các kiến thức Hoạt động 3: Củng cố : - Cá nhân lắng nghe các câu hỏi của giáo viên ® suy nghĩ và trả lời: HSTB-Y: Cọ xát. HSY: Hút các vật khác. HSTB-K: Giống nhau. - Cá nhân chú ý lắng nghe và ghi nhớ. 4 – Dặn dò học sinh chuẩn bị cho tiết học tiếp theo: (2 phút) Về nhà : + Học bài, xem lại các bài tập đã giải. + Xem trước bài 17 -> 20 SGK vật lí 7 . IV – RÚT KINH NGHIỆM, BỔ SUNG: Bổ sung bài tập cho học sinh lớp 7A3: Bài 1: Cánh quạt điện mặt dù gió thổi bay nhưng sau một thời gian lại có nhiều bụi bám vào , đặc biệt ở mép cánh quạt vì: Gió cuốn bụi làm cho bụi bám vào . Điện vào cánh quạt làm cho nó nhiễm điện nên hút được bụi . Khi quay cánh quạt bị nhiễm điện do cọ xác với không khí nên nó hút bụi , làm bụi bám vào . Cánh quạt quay liên tục va chạm càng nhiều với cát bụi. Bài 2: Những ngày hanh khô , khi chải tóc bằng lược nhựa thì nhiều sợi tóc bị lược nhựa hút kéo thẳng ra vì: Lược nhựa chuyển động thẳng kéo sợi tóc thẳng ra. Các sợi tóc thẳng hơn và bị cuốn thẳng ra . Tóc đang rối , bị chải thì thẳng ra . Cọ xác với tóc , lược nhựa bị nhiễm điện nên nó hút và kéo làm cho sợi tóc thẳng ra . Bài 3: Trong một số ngành sản xuất , nhiều khi người ta thấy có các tia lửa phóng ra giữa dây kéo và ròng rọc . Giải thích vì sao ? Ròng rọc và dây kéo bị nhiễm điện do cọ xát . Ròng rọc và dây kéo bị nóng lên do cọ xát . Nhiệt độ trong phòng khi đó nóng lên . Do cọ xát mạnh . Bài 4: Vào những ngày như thế nào thì các thí nghiệm về sự nhiễm điện do cọ xát thực hiện dễ thành công Trời nắng. Hanh khô, rất ít hơi nước trong không khí. Gió mạnh. Không mưa, không nắng . Bài 5: Tại sao trong các nhà máy sản xuất đồ bông vải sợi, người ta thường đặt trên tường những tấm kim loại lớn đã được nhiễm điện ? ( Trong các nhà máy đó có các bụi bông , vải sợi bay trong không khí . Để làm sạch không khí người ta đặt trên tường những tấm kim loại lớn được nhiễm điện vì vật bị nhiễm điện có khả năng hút vật khác , đặc biệt là các vật nhẹ như bông, vải, sợi … ) Bài 6: Vì sao người ta hay dùng giấy vụn , lông chim, qủa cầu bấc … để làm vật thử nhằm biết một vật khác có nhiễm điện hay không? ( Vì các vật đó có đặc điểm là nhẹ , dễ nhận thấy tác dụng của lực hút ) -------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------- -------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------- -------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------- --------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------

File đính kèm:

  • doctiet 1-2.doc